Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh đọc diễn cảm Lớp 5

Cơ sở thực tiễn:

+ Qua nhiều năm nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau trong đồng nghiệp và được hội giảng cấp trường. Còn bộc lộ nhiều tồn tại như sau:

+ Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ chưa đúng, nhấn giọng văn bản còn tùy tiện. Các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, chưa nắm vửng kĩ nội dung bài chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc.

+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ đia phương nên học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhằm lẫn ch/tr ; s/x ; d/gi/v ; dấu hỏi dấu ngã. Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi học sinh phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giớ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh đọc trong lớp còn ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấm giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua giờ dạy chưa đạt được mục tiêu tiết học.

Trước tình hình như vậy bản thân tôi suy nghĩ rất nhiều là người giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh. Qua tìm hiểu cách đọc của học sinh sau đó nghiên cứu kĩ tính chất và nhiệm vụ của phân môn tập đọc, tôi thấy rằng mỗi bài đều có cách đọc riêng, một cách đọc diễn cảm khác nhau cần khai thác triệt để , để từ đó giúp các em từng bước kịp thời sửa chữa và đi đến đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm đồng thời cảm thụ tốt bài tập đọc .

Muốn vậy trước tiên với bản thân tôi phải cố gắng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn ở các bạn đồng nghiệp dự giờ, thao giảng, nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo về phạm vi môn Tiếng Việt và sự chỉ đạo của cấp trên tạo cho bản thân nhiều phương pháp dạy tốt

 

doc26 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh đọc diễn cảm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3.4. Luyện đọc có ý thức: ( đọc hiểu )
 Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản thì trong dạy Tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đây là vấn đề cần thiết quan trọng đối với học sinh lớp 5. Có hiểu được nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng , đọc hay và diễn cảm được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng vì nhanh hơn 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản vừa đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả dọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Tức là toàn bộ những gì đọc được.
 § Biện pháp: Trong dạy Tập đọc, tôi kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với luyện đọc. Một giờ tập đọc tôi cho học sinh đọc thầm nhiều lần. Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Nghĩa thầy trò ”
+ Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài, 1 học sinh trên chuẩn đọc bài, cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm nội dung bài .
+ Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), cả lớp cũng đọc thầm theo (3 lượt) để luyện phát âm và hiểu thêm về các từ ngữ trong bài.
+ Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 1(hoặc nội dung đoạn 1) cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
+ Đọc thầm lần 4: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 2 (hoặc nội dung đoạn 2) cho học sinh đọc thầm đoạn 2.
+ Đọc thầm lần 5: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 3 (hoặc nội dung đoạn 3) cho học sinh đọc thầm đoạn 3.
+ Đọc thầm lần 6: Trước khi luyện đọc diễn cảm bài, cho học sinh đọc thầm để tìm ra giọng đọc của bài.
 Như vậy, học sinh đã được đọc thầm nhiều lần trước khi phân tích nội dung bài kết hợp với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm đươc nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Việc đọc thành tiếng và đọc thầm đã được kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, tôi còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài, chú ý các câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa của từ, tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa,
Ví dụ: Tìm hiểu phần II của bài “Người công dân số Một” ( SGK Tiếng Việt 5 tập Hai trang 10, 11) có câu hỏi 3: 
- Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai ?
- Tôi đặt câu hỏi để giải nghĩa từ “ công dân ”
- Em hiểu “công dân” nghĩa là gì ? ( Công dân là người sống trong một đất nước có chủ quyền, là người có nghĩa vụ, quyền lợi đối với đất nước. ) 
- Đặt câu với từ “ công dân ”. ( Mỗi chúng ta là một công dân nước Việt.) 
- Sau đó, tôi cho học sinh tìm hiểu cách đọc đoạn này sau khi đã tìm hiểu nội dung bài, giúp các em thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc diễn đạt nội dung. Tất cả những việc như: yêu cầu học sinh tìm dàn ý bài , nắm ý chính của đoạn, bài, hiểu được nội dung, nghệ thuật bài đều nhằm giúp cho học sinh có cách đọc đúng, đọc diễn cảm. 
Ví dụ: Bài “Cửa sông" ( SGK Tiếng Việt 5 tập Hai, trang 74 )
Từ “Cửa” được dùng theo nghĩa mới, không dùng để chỉ mọi cái cửa bình thường mà bằng biện pháp nghệ thuật chơi chữ độc đáo, tác gia nói “Cửa sông” giống như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn. 
Nếu không chỉ ra được biện pháp nhân hóa ở khổ thơ cuối bài giúp tác giả nói lên được “ tấm lòng ” của cửa sông là không quên cội nguồn mà chỉ khai thác về địa điểm đặc biệt của cửa sông như thế nào thì chưa làm nổi bật sắc vẻ riêng của “cửa sông” theo đúng ý đồ của tác giả. Yêu cầu học sinh nắm ý chính của đoạn, của bài, hiểu được giá trị nghệ thuật của bài thơ . Tất cả việc phân tích trên nhằm giúp cho học sinh hiểu được nội dung nghệ thụât của bài thơ để có cách đọc đúng, đọc diễn cảm.
3.5. Luyện đọc diễn cảm: 
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng đọc,để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở mức độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu loát. 
* Tìm đúng và đọc đúng giọng
 - Trong bài thì đoạn nào thể hiện sự vui, buồn, giận, nghiêm trangphù hợp với nội dung bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao.
 § Biện pháp: Nội dung của bài đọc qui định ngữ điệu của bài đọc nên tôi không bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc bài mà để học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên cơ sở đã hiểu từ, hiểu nghĩa. Tôi chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh. Tôi cũng luôn kích thích, động viên học sinh cố gắng đọc diễn cảm. 
* Với bài tập đọc thể loại miêu tả: tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở các từ ngữ biểu cảm, gợi cảm tính chất có tác dụng làm nổi bậc ý nghĩa của đoạn văn.
Ví dụ: Bài “Phong cảnh đền Hùng”. Tiếng Việt 5 tập 2.
Lăng các vua Hùng nằm kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải / là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo son Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng sửng trấn ngang bên trái / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp vua Hùng Vương đánh thắng giặc xâm lược. Trước mặt / là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn / tháng năm mãi miết đắp bồi phù xa cho đồng bằng xanh mát.
* Với bài tập đọc thể loại truyện kể:
- Với thể loại này tôi hướng dẫn các em đọc đúng lời nhân vật, lời người dẫn truyện và chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng nhân vật để làm rõ tính cách của nhân vật đó.
Ví dụ:
- Bài “ Lập làng giữ biển ” được đọc với giọng kể chuyện, thể hiện giọng đọc lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi của bố Nhụ kiên quyết rời xa mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng mới ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới.
- Đoạn 1: Nhấn mạnh ở các câu nói thể hiện thái độ điềm tĩnh, dứt khoát của bố Nhụ như: “Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra” 
 “ Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy”.
- Đoạn 2: Nhấn mạnh ở các từ ngữ giải thích của bố Nhụ: Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
- Để rèn kĩ năng đọc đúng giọng các nhân vật, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm, thi đua, bình chọn bạn,nhóm đọc hay nhất.
* Nhấn giọng vào điệp ngữ
 VD: Bài ca về trái đất (Tếng Việt 5 Tập 1)
- Trên cơ sở học sinh đã hiểu những câu thơ ở phần kết thúc bài (khổ 3): khẳng định hành tinh mãi mãi của thiếu nhi trên thế giới là miền tự hào của các bạn nhò năm châu nói đến một truyền thống đoàn kết của các dân tộc.Tôi hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng vào điệp ngữ “là của chúng ta”.
 Hành tinh này/ là của chúng ta !
 Hành tinh này/ là của chúng ta !
* Nhấn giọng vào hình ảnh so sánh:
Ví dụ: Bài “ Cao Bằng” Tiếng việt 5 tập 1.
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
* Nhấn giọng những từ ngữ mà tác giả dùng biện pháp nhân hóa:
VD: Bài: Cửa sông ( Tiếng Việt 5-Tập 2).
- Nhà thơ đã nhân hóa cửa sông một cách trìu mếm đầy tình cảm như gọi 1 con người. Nên chúng ta nhấn giọng từ “tiễn”.
“ Cửa sông tiễn người ra biển”
- Tình cảm cửa sông chẳng khác nào tình cảm của người ở lại nhớ nhung người ra đi. Vì vậy khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
- Sau đó tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm, cá nhân,từng đoạn mình thích hoặc cả bài. Ngoài ra, tôi tổ chức cho học sinh tham gia các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch,Vì vậy, trong giờ tập đọc các em rất thích tham gia đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài học. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, phân biệt được lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng ( kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm ), làm chủ được tốc độ đọc ( độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ đọc ( đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không ) và làm chủ ngữ điệu ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng ). Để đọc diễn cảm hay, tôi luôn đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ của tác giả , thảo luận vì sao lại đọc như vậy ? Ngoài ra, khi học sinh luyện đọc, giáo viên phải tạo được một không khí lớp học thoải mái để học sinh dễ cảm xúc với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước gíáo viên.
+ Trong khi rèn đọc diễn cảm, tôi thường xuyên chú ý đến :
+ Những học sinh rụt rè, nhút nhát tôi thường xuyên động viên. Khuyến khích, không làm cho các em luống cuống.
+ Đối với những học sinh nghịch ngợm, không tập trung, hay phân tán tư tưởng, tôi thường chú ý để chỉ định các em đọc tiếp.
+ Đối với những em đọc diễn cảm chưa tốt, tổ chức cho các em luyện đọc diễn cảm theo nhóm để các em kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Sau mỗi giờ tập đọc, tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông qua đọc thành tiếng ( ở cả 3 đối tượng ) xem các em đã đọc diễn cảm chưa.
 3.6. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngoài giờ lên lớp.
 Ngoài biện pháp “ gây sự hứng thú, tích cực học tập” cho học sinh thì rèn kĩ năng “ đọc” cũng không kém phần quan trọng đối với học sinh lớp 5 nhất là đối với học sinh chưa đạt chuẩn.
 Theo quan điểm của tôi thì muốn đọc tốt phải thường xuyên luyện đọc và đọc thật nhiều.
 - Vì vậy vào các giờ ra chơi, tôi thường xuyên động viên và khuyến khích học sinh dành thời gian khoảng 5 đến 10 phút đễ ngồi lại lớp đọc sách, báo (nhất là đối với học sinh chưa đạt chuẩn). Nhưng để đảm bảo mỗi học sinh đều đọc sách, không lười thì tôi cũng phải ngồi lại quan sát và nhắc nhỡ các em. Đến giờ vào học giáo viên dành lại 5 phút kiểm tra các em bằng hệ thống câu hỏi như:
+ Em đọc chuyện gì ? Nội dung như thế nào ? Trong câu chuyện em vừa đọc em thích nhất nhan vật nào ? Vì sao?....
- Còn ở các giờ sinh hoạt tập thể, tôi thường biểu dương những học sinh đọc nhiều sách, báo nhất trong tuần hoặc tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập (dù là tiến bộ nhỏ). Việc này tôi thực hiện thường xuyên ở lớp và nhân rộng ra ở các giờ sinh hoạt lớp.
 3.7. Đọc mẫu của giáo viên:
 Việc đọc mẫu của giáo viên cũng góp phần không nhỏ trong việc luyện đọc cho học sinh. Vì vậy, trước mỗi giờ dạy, tôi phải nghiên cứu nội dung bài dạy, tìm cách đọc hay nhất và tập đọc nhiều lần. Trên lớp, tôi chú ý đọc mẫu thật tốt để học sinh cảm thụ được bài học hiệu quả nhất. Có nhiều cách đọc mẫu như:
+ Đọc mẫu ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết học.
+ Đọc mẫu toàn bài .
+ Đọc mẫu từ , cụm từ, câu, đoạn.
Vì vậy, tùy theo từng bài, từng nội dung mà giáo viên lựa chọn cách đọc mẫu phù hợp.
Ví dụ 1: 
Với các bài tập đọc có độ khó không cao lắm như : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Tiếng rao đêm, Luật tục xưa của người Ê- đê,. giáo viên đọc mẫu toàn bài trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài sau khi cho học sinh luyện đọc đúng.
Với các bài như: Người công dân số Một ( kịch ); Thái sư Trần Thủ Độ, .giáo viên cần đọc mẫu sau khi giới thiệu bài rồi mới hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
Ví dụ 2: Bài “ Hộp thư mật ” 
Câu đầu – giọng đọc náo nức, thể hiện sự sốt sắng của Hai Long.
Đoạn từ “ Người đặt hộp thư . đã đáp lại” – đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, trải dài thiết tha, trìu mến ở hai câ: Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Đoạn từ “ Anh dừng xe. trả hộp thuốc về chỗ cũ.” – đọc nhịp nhanh hơn, phù hợp với việc diễn tả các tình tiết bất ngờ, thú vị nhưng vẫn thể hiện phong thái bình tĩnh, tự tin, đĩnh đạc của nhân vật.
Đoạn cuối – giọng chậm rãi, vui tươi.
 “ Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ / hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm / mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc, Hai Long đã đáp lại.”
(đoạn 1 , bài Hộp thư mật ) 
 Ví dụ 3: Với bài thơ “Đất nước” toàn bài đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.Giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở từng khổ thơ .
Khổ thơ 1 và 2: Giọng tha thiết bâng khuâng.
Khổ thơ 3 và 4: Nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào.
Khổ thơ 5: Đọc giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
 “ Mùa thu nay / khác rồi
 Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre / phấp phới
 Trời thu / thay áo mới
 Trong biếc / nói cười thiết tha 
 Trời xanh đây / là của chúng ta
 Núi rừng đây / là của chúng ta
 Những cánh đồng / thơm mát
 Những ngả đường / bát ngát
 Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.” 
 ( khổ thơ 3 và 4 bài Đất nước )
Ví dụ 4 :Với vở kịch “Lòng dân ” khi đọc chú ý đọc phân biệt tên nhân vật với lời nói của các nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. 
 Cai: ( xẵng giọng ) // Chồng chị à ?
Dì Năm: - Dạ, chồng tui.
Cai: - Để coi. ( Quay sang lính) // Trói nó lại cho tao // ( chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà // ( lính trói dì Năm lại)
 Với hầu hết các bài tập đọc trong chương trình, giáo viên chọn ra đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm, rồi đọc mẫu sau khi cho học sinh trao đổi tìm ra giọng đọc thích hợp nhất của bài.
 C.KẾT LUẬN
 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Trong thời gian từ đầu năm học 2017-2018 này, nhờ kiên trì thực hiện các giải pháp rèn đọc nêu trên mà chất lượng đọc của học sinh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau :
Tổng số học sinh : 18/12 em.
TSHS dự KT
19/9
Trên chuẩn
Đạt chuẩn
Chưa đạt chuẩn
SL
%
SL
%
SL
%
13
72,22
5
27,77
 Qua kết quả khảo sát trên và qua thực tế lớp, tôi nhận thấy trong các giờ Tập đọc học sinh rất say mê học tập làm cho không khí lớp trở nên sôi nổi, kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh được nâng lên rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc còn nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy nhưng đến gần cuối năm đã đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn, nhiều em đã biết đọc diễn cảm theo yêu cầu và rất thích đọc diễn cảm hơn. 
 Trong quá trình giảng dạy học sinh cũng như thông qua kết quả đã đạt được từ áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy để học sinh tiến bộ và khắc phục được những thiếu sót của bản thân người giáo viên không những phải nhiệt tình mà điều quan trọng là cần tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Từ đặc điểm của Tiếng Việt là nói sao đọc vậy, đọc sao viết vậy. Nói sai thì đọc sai và đọc sai sẽ viết sai. Vì vậy để kĩ năng đọc và kĩ năng viết của các em được hoàn thiện chúng ta cần điều chỉnh cách phát âm cho các em theo đúng chuẩn của Tiếng Việt. Tiếp đến là rèn kĩ năng đọc cho các em rồi rèn kĩ năng viết. Tuy vậy cả ba công việc này có sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau và cần được tiến hành đồng bộ.
 Mặt khác muốn việc khắc phục kĩ năng đọc của các em đạt hiệu quả cao bên cạnh các phương pháp và giải pháp chung trong chương trình giáo dục thì việc khắc phục kĩ năng đọc nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nổ lực của các em và sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh.
 2. Bài học kinh nghiệm:
 Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm trước hết giáo viên luôn cố gắng trau dồi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đọc mẫu phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi, lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy, thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn mực.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất phát huy hết tính tích cực của học sinh trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. 
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần phải chủ động, sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.	
Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác soạn giảng, hướng dẫn tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, đoạn văn, đoạn thơ, quan tâm ,theo dõi kịp thời phát hiện lỗi sai của học sinh, kiên trì uốn nắn, sữa chữa phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo. 
 Trong dạy học, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng bài triền miên, nói nhiều, nên dành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc.
Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ, rèn cho học sinh đọc trước đám đông, tổ chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia như: thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỉ niệm những ngày lễ lớn. 
Giáo viên cần yêu cầu mỗi học sinh cần phải có một quyển sổ ghi chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay. Cần tổ chức phối hợp nhịp nhàng phân môn Tập đọc với các phân môn khác như: Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả,
Nhà trường cần tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ, tổ chức các buổi hội thảo các chuyên đề, xây dựng các tiết dạy thao giảng, tổ chức trao đổi về các phương pháp thực hiện tốt nhất để giúp giáo viên dạy và học tốt các môn học trong đó có phân môn Tập đọc.
Từ những kinh nghiệm thực tế vận dụng trong năm học này cùng với việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giải pháp, tôi sẽ cố gắng khắc phục, sửa chữa cho giải pháp được hoàn thiện hơn, sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp cho các năm học tới.
Minh Diệu, ngày 28 tháng 12 năm 2018.
 Người viết
 Nguyễn Ngọc Nhu
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Mẫu 2
TRƯỜNG TH MINH DIỆU B
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
Kết quả chấm điểm......................../ 100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới ........................................../.30 điểm
- Tính hiệu quả...................................../35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn.................../20 điểm
- Tính khoa học:................................/10 điểm
b) Về hình thức:.............................../0,5 điểm
2. Xếp loại.................................................
 Minh Diệu, ngày tháng năm 2018
 CHỦ TỊCH HĐKH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Mẫu 2
PHÒNG GD – ĐT HÒA BÌNH
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
Kết quả chấm điểm......................../ 100 điểm
Về nội dung:
- Tính mới .........................................../.30 điểm
- Tính hiệu quả...................................../35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn..................../20 điểm
- Tính khoa học:................................./10 điểm
b) Về hình thức:.............................../0,5 điểm
2. Xếp loại.................................................
 Hòa Bình, ngày tháng năm 201
 CHỦ TỊCH HĐKH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Mẫu 2
SỞ GIÁO DỤC BẠC LIÊU
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
Kết quả chấm điểm..................../ 100 điểm
Về nội dung:
- Tính mới ....................................../.30 điểm
- Tính hiệu quả................................/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn.............../20 điểm
- Tính khoa học:............................/10 điểm
b) Về hình thức:.........................../0,5 điểm
2. Xếp loại.................................................
 Bạc Liêu, ngày tháng năm 201
 CHỦ TỊCH HĐKH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_doc_dien_cam_lop_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan