Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm

Chúng ta biết rằng, mục tiêu của môn Toán là hình thành và phát triển các nhóm năng lực chung và năng lực đặc thù. Trong đó nhóm năng lực chung gồm có năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề; nhóm năng lực đặc thù gồm cónăng lựctư duy và lập luận, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học; các phẩm chất tự học, kỉ luật, chăm chỉ, kiên trì,. cho học sinh .Chính vì vậy mà môn Toán có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Trong chương trình môn toán lớp 5 sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm, các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đã là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nộidung kiến thức khác. Nộidung bao gồm các kiến thức sau đây:

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.

- Đọc viếttỉ số phần trăm.

- Cộng,trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số.

- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.

- Giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ các tỉ số phần trăm cótrong bài toán. Cần xác định rõ đơn vị so sánh( hay đơn vị gốc) để coi là 100 phần bằng nhau hay 100%.
- Trong bài toán có nhiều đại lượng, có những đại lượng cóthể vừa là đơn vị so sánh, vừa là đối tượng so sánh.
2.3.Dạng 3. Bài toántìmmột số khi biết giá trị phần trăm của số đó
- Với dạng bài này giáo viên cũng có thể khai thác nó như một bài toán về 
quan hệ tỉ lệ mà hai cách ghi phép tính tương ứng với hai cách giải của bài toán về quan hệ tỉ lệ hoặc bài toán về tìm một số khi biết phân số của nó.
a..Các bước cơ bản về phương pháp giải:
- Biết cách tìm một số khi biết m% của số đó là n .
Theo hai cách tính như sau: Số cần tìm là n : m x 100 hoặc n x 100 : m
- Biết vận dụng cách tính trên khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Biết giải các bài toán có sự kết hợp cả ba dạng toán cơ bản. Biết phân biệt sự khác nhau giữa dạng 2 và dạng 3 để tránh nhầm lẫn khi vận dụng.
b. Ví dụ:
*Bài toán 1:( Bài tập 2 trang 78 sách Toán 5 )
Số học sinh khá giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em,chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏitrường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh?
 Nhầm lẫn học sinh hay gặp trong bài toán này là các em xác định sai tỉ số phần trăm ứng với 552 học sinh. Hoặc không xác định được 552 học sinh ứng với tỉ số phần trăm nào.
*Phân tích:
+ Hiểu tỉ số 92% như thế nào?
 Số HS khágiỏi 92
 = = 92% 
 Số HS cả trường 100
Cách giải:
Bài giải
Coi số học sinhtoàn trường là 100 phần bằng nhau (hay 100%) thì số học sinh khá giỏi là 92 phần như thế(hay 92%).
Như vậy: 552 em ứng với 92 phần hoặc 552 em ứng với 92%. Vậy 100 phần .em? ứng với100%
Giá trị 1 phần hay 1% số học sinh toàn trường là:
552 : 92 = 6(em)
Số học sinh toàn trường là :
6 x 100 = 600(em)
Đáp số: 600 em
 Như vậy đối với những bài toán dạng này ta cóthể cho các em quy về số phần bằng nhau, hoặc các em cóthể giải bài toán với các tỉ số phần trăm.
c.Một số lưu ý:
- Khi giải các bài toán dạng 3 này học sinh rất hay bị nhầm lẫn với các bài toán dạng 2 nên trong quátrình giảng dạy giáo viên cần cho học sinh nắm chắc và sử dụng thành thạo cách tìm một số khi biếtmột giátrị phần trăm của số đó. Cho học sinh phân biệt sự khác nhau của hai dạng bài này.
- Khi giải các bài toán về tính tiền lãi,tiền vốn, giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ:
Tiền lãi = Tiền bán - Tiền vốn (nếu bán có lãi)
Tiền lỗ = Tiền vốn - Tiền bán (nếu bán bị lỗ)
- Cóthể sử dụng các sơ đồ hay các mô hình để phân tích nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra đường lối để giải bài toán, tránh những sai sót không đáng có.
- Khi giải các dạng bài toán về tính lượng hạt khô, hạttươi, giáo viên cần cungcấpchohọc sinh hiểu khi phơi hạttươi thành hạtkhôthì lượng hạt nguyên chất (nói tắt là lượng hạt) không thay đổi mà chỉ có lượng nướctrong hạttươi bị giảm đi.
- Sau khi học sinh đó nắm được ba dạng cơ bản của bài toán về tỉ số phần trăm giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tổng hợp cả ba dạng để củng cố cách giải, rèn kĩ năng và phân biệt sự khác nhau của ba dạng bài đó.
 Ngoài việc giúp các em nắm chắc kiến thức về tỉ số phần trăm qua ba dạng bài tập trên. Đối với những em có năng khiếu về toán tôi còn cung cấp cho các em những dạng không cơ bản về tỉ số phần trăm như sau:
3.Hướng dẫn học sinh giải các dạng toán không cơ bản về tỉ số phần trăm ở lớp 5:
Các dạng toán này thường có tính chất tổng hợp kiến thức liên quan đến nhiều dạng toán khác nhau đặc biệt là các bài toán điển hình không khái quát hóa thành các bước giải cụ thể như các dạng toán cơ bản, điển hình. Để giải được các bài tập dạng nàyhọc sinh không những phải nắm vững phương pháp giải 3 dạng bài cơ bản đã trình bày ở phần 2mà còn phải có kiến thức tổng hợp, khả năng tư duy, suy luận linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy, trong qua trình hướng dẫn tôi đã chú trọng đến việc củng cố các kiến thức cơ bản cho học sinhtạo tiền đề vững chắc để các em có thể giải được các dạng toán mở rộng, nâng cao phù hợp với quy luật nhận thức, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học.Sau đây là một số dạng toán phổ biến có liên quan đến tỉ số phần trăm trong quá trình dạy học tôi đã hướng dẫn học sinh ( đặc biệt là đối tượng học sinh có năng khiếu môn Toán).
3.1.Dạng 1: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến dạng toán tìm hai số khi biếttổng và hiệu của hai số.
Ví dụ:( Bài tập trong sách tham khảo 500 Bài toán lớp 5)
Hai đội công nhân trồng rừng nhận kế hoạch trong tháng 1 phảitrồng xong 872 cây lấy gỗ. Sau khi mỗi đội hoàn thành xong 75% kế hoạch của mình thì số cây còn lại của độimột hơn số cây còn lại của đội hai là 54 cây. Hỏi mỗi độiđó nhận kế hoạch trồng bao nhiêu cây?
*Phân tích:
Biếttổng số cây hai đội nhận trồng là 872 cây. Muốn tìm được số cây mỗi độiđã nhận kế hoạchtrồng là bao nhiêu cây ta sẽ xác định thêm hiệu số cây mà hai độiđã nhận trồng theo kế hoạch bằng cách vận dụng bài toán tìm một số khi biếtmột giátrị phần trăm của số đó. Đưa bài toán về dạng tìm hai số khi biếttổng và hiệu của hai số đó.
Bài giải
Số cây còn lại của mỗi đội chiếm số phần trăm là:
100% - 75% = 25%( số cây của mỗi đội)
Ta có: 25% hiệu số cây của hai đội là 54 cây nên hiệu số cây của hai đội là:
54 :25 x100 = 216(cây)
Mà tổng số cây hai đội nhận trồng là 872 cây.
Số cây đội 1 nhận trồnglà: 
(872 + 216) : 2 = 544(cây)
Số cây đội 2 nhận trồng là:
872 – 544 = 328(cây)
Đáp số : Đội 1: 544 cây
	Đội 2: 328cây
3.2.Dạng 2: Bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến dạng toán tìm hai số khi biếttổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
Ví dụ: ( Bài tập trong sách tham khảo 500 Bài toán lớp 5)
Khối 4 và khối 5 của mộttrườngthu nhặt được 450 kg giấy vụn. Biết 25% số giấy vụn của khối 4 bằng 20% số giấy vụn của khối 5. Tính số giấy vụn mỗi khối đãthu nhặt được.
* Phân tích: 
Biếttổng số giấy vụ hai khối thu nhặt được là 450 kg. Chuyển các tỉ số phần trăm về phân số. Ta đưa bài toán về dạng tìm hai số khi biếttổng và tỉ số của hai số để tìm số giấy vụn mà mỗi khối đãthu nhặt được.
Đổi: 25% = ; 20% =
Ta có số giấy vụn của khối 4 bằng số giấy vụn của khối 5.
Ta có sơ đồ:	
Khối 4
 450 kg
Khối 5: 	
Bài giải
Giátrị một phần là:
	450 : (4 +5) =50(kg)
Số giấy vụn khối 4 thu nhặt được là:
50 x 4 = 200(kg)
Số giấy vụn khối 5 thu nhặt là:
450 – 200 = 250(kg)
Đáp số: Khối 4: 200kg
Khối 5: 250kg
3.3.Dạng 3: Bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến dạng toán về hai tỉ số
Ví dụ: ( Bài tập trong Tạp chí Toán Tuổi Thơ )
 Học sinh lớp 5A tham quan bảo tàng lịch sử dự định số em nam bằng 25% số em nữ nhưng khi chuẩn bị áo có 1 em nam phải nghỉ nên 1 em nữ đi thay do đó số em nam chỉ bằng 20% số em nữ. Hỏicó bao nhiêu em nữ và bao nhiêu em nam đi tham quan ?
* Phân tích: Trong bài toán ta thấy khi thay một bạn nam bằng một bạn nữ thìtổng số bạn trong lớp 5A không thay đổi. Số bạn nam lúc đầu và số bạn nam sau khi cómột bạn nghỉ hơn nhau 1 bạn. Ta đưa bài toán về dạng toán hai tỉ số bằng cách đi tìm tỉ số giữa số bạn nam lúc đầu và số bạn nam lúc sau so với đại lượng không đổi là số bạn của lớp 5A.
Bài giải
	Đổi:	25% =; 	20 % = 
Coi số bạn nữ trong lớp 5A ban đầu là 4 phần bằng nhau thì số bạn nam lúc đó là 1 phần như thế.
Do đó, tỉ số giữa số bạn nam ban đầu và số bạn nam cả lớp 5A là :
1 : ( 1+ 4) = (số bạn cả lớp)
Coi số bạn nữ trong lớp 5A sau khi thêm một bạn là 5 phần bằng nhau thì số bạn nam sau khi bớt đi một bạn là 1 phần như thế .
Do đó, tỉ số giữa số bạn nam và số bạn cả đội lúc đó là:
1 : ( 1 + 5) = (số bạn cả lớp)
Phân số chỉ 1 bạn là :
– = (số bạn cả lớp)
Số bạn học sinh của lớp 5A là:
1 : = 30 ( bạn)
Số bạn nam của lớp 5Ađi tham quan là :
	30 = 5(bạn)
Số bạn nữ của lớp 5A đi tham quan là:
30 – 5 = 25 (bạn)
Đáp số: Nam 5 bạn
 Nữ 25 bạn
3.4.Dạng 4: Các bài toán về tỉ số phần trăm có chứa các yếu tố hình học
Ví dụ: ( Bài tập trong sách tham khảo 500 Bài toán lớp 5)
Một hình chữ nhật được tăng chiều dài lên 25% và giảm chiều rộng đi 25% thì diện tích của hình chữ nhậtsẻtăng hay giảm bao nhiêu phần trăm ?
*Phân tích: Muốn biết diện tích của hình chữ nhậttăng hay giảm bao nhiêu phần trăm ta sẽ đi so sánh diện tích của hình chữ nhật ban đầu với diện tích của hình chữ nhậtmới. Bằng cách đi tìm tỉ số phần trăm giữa diện tích của hình chữ nhậtmớivới diện tích của hình chữ nhật ban đầu, từ đóta sẽ biết được diện tích của hình chữ nhật sẽ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.
Bài giải
Coi chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là 100%, chiều rộng của hình chữnhật ban đầu là 100% và coi diện tích của hình chữ nhật ban đầu là 100%.
Thì chiều dài hình chữ nhậtsau khi tăng thêm 25% là :
100% + 25% = 125% (chiều dài ban đầu)
Chiều rộng của hình chữ nhật sau khi giảm đi 25% là:
100% - 25% = 75%( chiều rộng ban đầu)
Diện tích của hình chữ nhật khi đó là :
125% 75% = 93,75% (diện tích ban đầu)
Vì 100% >93,75% nên diện tích của hình chữ nhậtđó giảm và giảm đi là:
100% - 93,75% = 6,25%(diện tích ban đầu)
Đáp số: 6,25%
3.5.Dạng 5: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến năng suất và sức laođộng.
Ví dụ:( Bài tập trong sách tham khảo 500 Bài toán lớp 5)
 Khối lượng công việc tăng thêm 50%, năng suất lao động của mỗi công nhân tăng thêm 25%. Hỏi số công nhân phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm so với ban đầu để hoàn thành công việc đúng thời gian?
* Phân tích:
 Để hoàn thànhcông việcđúng thời gian thì số công nhân phải tăng thêm. Muốn biết số công nhân phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm, ta phải tìm được số công nhân lúc sau chiếm bao nhiêu phần trăm so với ban đầu. Để tìm số công nhân ta lấy khối lượng công việc chia cho năng suất lao động.
Cách giải:
Bài giải
Coi khối lượng công việc ban đầu là 100%; năng suất lao động của mỗi công nhân ban đầu là 100% và số công nhân ban đầu là 100%.
Khối lượng công việc sau khi tăng là:
100% + 50% = 150% (khối lượng công việc ban đầu)
Năng suất lao động của mỗi công nhân sau khi tăng là:
100% + 25% = 125% (năng suất lao động ban đầu)
Số công nhân sau khi tăng thêm để đảm bảo hoàn thành công việcđúng thời gian là:
150% : 125% = 120% (số công nhân ban đầu)
Số công nhân cần tăng thêm là:
120% - 100% = 20% (số công nhân ban đầu)
	Đáp số: 20%
3.6.Dạng 6: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến toán suy luận lô gíc.
Ví dụ:( Bài tập trong Tạp chí Toán Tuổi Thơ )
Mộttrườngtiểu học có 72% số học sinh biếttiếng Pháp; 65% số học sinh biếttiếng Anh; 10% số học sinh không biết cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Hỏicó bao nhiêu % số học sinh biết cả 2 thứ tiếng Pháp và tiếng Anh?
* Phân tích:	
Coi số học sinh toàn trường là 100%, giáo viên dùng sơ đồ Ven để học sinh tự nhận xétthấy số học sinh biết cả hai thứ tiếng Pháp và tiếng Anh vừa được tính ở số học sinh biếttiếng Pháp, vừa được tính ở số học sinh biếttiếng Anh. Từ đó các em dễ dàng tìm ra cách giải bài toán
* Cách giải: 
Bài giải
Coi số học sinh toàn trường là 100%
Số học sinh biếtít nhất 1 thứ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp chiếm là:
100% - 10% = 90% ( số học sinh toàn trường)
Tổng số học sinh biếtít nhấtmộtthứ tiếng là:
72% + 65% = 137%( số học sinh toàn trường)
Số học sinh biết cả hai thứ tiếng là:
137% - 90% = 47% ( số học sinh toàn trường)
Đáp số: 47 %
* Một số lưu ý:
Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng không cơ bản giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Để giải được các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng biến đổi bài toánđó để đưa về các dạng toán điển hình đã học. Biết làm thành thạo các phép tính với các tỉ số phần trăm và các phép đổi tỉ số phần trăm ra phân số và ngược lại. Khi thực hiện phép nhân và phép chia hai tỉ số phần trăm học sinh phải biết cách đổi các tỉ số phần trăm đó ra phân số sau đóthực hiện phép nhân, chia các phân số.
- Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng hai tỉ số học sinh thường hay mắc phải sai lầm là thiết lập các phép tính không cùng đơn vị,để khắc phục tồn tại này, khi hướng dẫn học sinh giải giáo viên cần cho các em thảo luận để tìm ra đại lượng không đổi trong bài toánđó. Lấy đại lượng không đổi đó làm đơn vị so sánh để thiết lập tỉ số giữa các đại lượng liên quan với đại lượng không đổi đó.
- Giáo viên cần cho các em nắm chắc lại một số tính chất của phép cộng và phép trừ hai số như: tổng hai số không đổi nếu ta thêm vào số này đồng thời bớt ở số kia đi cùng một số như nhau. Hiệu hai số không đổi nếu ta cùng thêm hoặc cùng bớt ở hai số đi một số như nhau.
- Để giải được các bài toán phần trăm có chứa các yếu tố hình học nắm chắc các công thức liên quan đến tính chu vi, diện tích và các yếu tố cạnh của các hình đó.
IV.Hiệu quả mang lại
Với những kinh nghiệm trên, qua giảng dạy, nghiên cứutôi nhận thấy mức độ tiếp thu bài của các em đã đạt được những ưu điểm nổi bật sau đây:
- So với những năm trước đây khi chưa triển khai kinh nghiệmthì mức độ tiếp thu bài của học sinh nhanh hơn, các em có khả năng phân loại và giải tốt các bài toán về tỉ số phần trăm. Biết vận dụng sáng tạo các kiến thức vào các bài tập cụ thể.
- Đứng trước mỗi bài toán về tỉ số phần trăm các em không còn bở ngỡ, có khả năng định hướng được cách giải. Có kĩ năng biến đổi bài toán phần trăm phức tạp để đưa về các dạng cơ bản, quen thuộc như toántổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ, hai tỉ số ,
- Các kiến thức cơ bản về giải toán phần trăm của các em không ngừng được củng cố, mở rộng và pháttriển. Những vướng mắc, tồn tại khi học phần nội dung kiến thức giải toán về tỉ số phần trăm hầu như đã được khắc phục, nhiều kỹ năng mới được hình thành.
- Các em được trang bị thêm nhiều phương pháp giải toán mới, biết cách khai thác và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.
- Nhiều học sinh có kỹ năng tìm tòi và không chỉ dừng lại ở một cách giải trước mỗi bài toán khó mà đã tìm được nhiều cách giải khác nhau. Khả năng tư duy và năng khiếu của học sinh được pháttriển.
 Một điều quan trọng khẳng định việc triển khai đề tài đã đạt kết quả đáng kể đó là kết quả khảo sát cho học sinh khối 5, trong năm học 2018 - 2019 (cùng đề khảo sát của năm 2017- 2018) phần kiến thức giải toán về tỉ số phần trăm sau khi áp dụng kinh nghiệm thu được như sau:
Tổng số học sinh được khảo sát
Kết quả
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
20
5
25 %
14
70%
1
5 %
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy sau khi áp dụng kinh nghiệm,tỉ lệ học sinh hoàn thành trở lêntăng lên rất nhiều. Sau khi các em được học và vận dụng phương pháp giải toán về tỉ số phần trăm, các em đã nắm kiến thức một cách vững chắc, vận dụng kiến thức vào giải các dạng toán một cách linh hoạt, sáng tạo, đó là những thành công bước đầu mà bản kinh nghiệm của tôi sau khi áp dụng vào thực tế dạy học môn Toán tại đơn vị tôi đang công tác mang lại.
V. Khả năng ứng dụng và triển khai
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh giúp các em học tập tự giác, tích cực, giờ học nhẹ nhàng có hiệu quả. Đây là yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nói chung và cấp Tiểu học nói riêng. Thực hiện yêu cầu này người gi¸o viªn phải không ngừng nâng cao học tập, nghiên cứu, tìm tòi ra những phương pháp, biện pháp, hình thức dạy học đa dạng để giúp viÖc truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả nhất. Các biện pháphướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trămtrên đây được tôi nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018 và vận dụng vào năm học 2018 - 2019 với đối tượng là học sinh lớp 5 đã đạt kết quả tốt, khẳng định tính khả thi của sáng kiến. Kinh nghiệm này có thể áp dụng đối với học sinh lớp 5Trường Tiểu học tôi đang công tác và có thể nhân rộng trên địa bàn thành phố. 
VI. Ý nghĩa của sáng kiến
Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo dục Tiểu học đào tạo con người mới phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thÈm mĩ. Ngành giáo dục nói chung và cấp Tiểu học nói riêng phải đổi mới tư duy, nhận thức về tầm quan trọng của m«n To¸n để giúp học sinh phát triển toàn diện đáp ứng mục tiêu giáo dục cấp Tiểu học.
	Với việc vận dụng“Các biện pháphướng dẫn học sinh lớp 5 giải to¸n về tỉ số phần trămnhư trên, tôi tự đánh giá đã đạt được kết quả như sau:
- Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy Toán nói chung và trong bồi dưỡng học sinh cã n¨ng khiÕu nói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề. Thực hiện bồi dưỡng học sinh cã n¨ng khiÕu đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhà trường cũng như của ngành giáo dục.
- Các em học sinh: Đã nắm chắc được kiến thức cơ bản, các dạng toán cơ bản, nội dung nâng cao. Hình thành ở học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, tích cực, tự giác và say mê giải toán. Vì thế nên kết quả học toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học Toán đã trở nên sôi nổi hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
I.Bài học kinh nghiệm
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm mà tôi đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học. Thành công lớn nhất mà kinh nghiệm này mang lại sau khi áp dụng là học sinh đã biết vận dụng những kiến thức đã học vào giả các dạng toán có liên quan đến tỉ số phần trăm đặc biệt là các bài toán mở rộng, nâng cao một cách linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao, tạo được hứng thú học tập cho các em học sinh, được các đồng nghiệp tại đơn vi tôi đang công tác đánh giá cao. Do đó để đạt hiệu quả trong dạy học, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm:
 - Trước hết giáo viên phải vững vàng kiến thức và có kĩ năng thực hành giải toán tốt.
          - Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài một cách khoa học.
          - Giáo viên phải biết cách khơi dậy niềm say mê, hứng thú học toán của học sinh; luôn phối hợp với gia đình học sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập.
- Khi dạy toán nói chung, dạy häc sinh cã n¨ng khiÕu gi¶i to¸nnói riêng, giáo viên cần dạy kiến thức cơ bản trước rồi nâng cao dần mức độ khó để học sinh dễ tiếp nhận hơn ( đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh). Giáo viên phải dạy cho học sinh nắm vững bản chất của vấn đề, sau đó hướng dẫn học sinh tìm nhiều cách giải khác nhau cho bài toán, thông qua mỗi bài toán đó giáo viên có thể củng cố cho học sinh rất nhiều các phương pháp giải toán đã học. Cần dạy học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo.
          - Nên khuyến khích học sinh học tập hợp tác, phối kết hợp giữa cá nhân với tập thể, khơi gợi tính tự giác trong khi học bài và làm bài. Trân trọng sự cố gắng của học sinh, khuyến khích học sinh học tập. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bạn, của mình một cách khách quan, trung thực.
II. Kiến nghị, đề xuất
Trên đây mới chỉ là một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm có thể đây chưa phải là biện pháp tối ưu nhất để giúp học sinh học tốt phần kiến thức này. Vì vậy,tôi rất mong các cấp quản lí, các cụm chuyên môn liên trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phương pháp giải toán tiểu học để cán bộ quản lí, giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các bạn đồng nghiệp có những tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi về vấn đề này một cách sâu rộng hơn, hoàn thiện hơn để kinh nghiệm được áp dụng vào dạy học đạt hiệu quả cao hơn
Mặc dù Bộ GD - ĐT đã có các văn bản quy định không tổ chức thi học sinh giỏi cấp Tiểu học nhưng chúng tôi vẫn mong muốn Phòng GD & ĐT thành phố nên tổ chức các cuộc giao lưu cho học sinh lớp 4, lớp 5 về kiến thức khoa học nói chung, trong đó chú trọng đến môn Toán nói riêng.
          Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều song sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Tôi luôn kính mong nhận được nhiều sự giúp đỡ , góp ý của các cấp lãnh đạo, quản lí các bạn đồng nghiệp để bản kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện và áp dụng vào dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
( đã kí)
Phan Thị Thanh Nga
 TP Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2020
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Trần Huy Bảo

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_giai_toan_ve.docx
Sáng Kiến Liên Quan