Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt phân môn Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn từ"

Nâng cao vốn từ cho học sinh Tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ của nước ta. Việc giúp học sinh nâng cao vốn từ là giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ để làm phương tiện giao tiếp, nắm vững các từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung quanh công việc của học sinh ở trường, ở nhà, về tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước con người những từ ngữ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động Chúng làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy được vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người, dạy các em biết yêu cái tốt cái đẹp và ghét cái xấu, cái ác, .

Trường Tiểu học Kiến Bình nằm trên địa bàn xã Kiến Bình của huyện Tân Thạnh. Đa số học sinh là con em gia đình làm nghề nông nhưng nhìn chung phụ huynh ngày nay rất quan tâm và tạo điều kiện tốt cho con em trong quá trình học tập. Đây cũng là thuận lợi lớn trong công tác giảng dạy của bản thân.

Nhưng qua quá trình giảng dạy, điều khiến tôi quan tâm nhất là trong lớp còn nhiều em có vốn từ rất nghèo nàn, lời nói nhiều khi không rõ ý, các em đôi khi muốn diễn đạt điều gì đó nhưng không tìm được từ phù hợp hoặc dùng từ thiếu chính xác, . Điều đó đã làm ảnh hưởng đến quá trình học tập như không tìm được từ phù hợp theo yêu cầu bài học. Dùng từ đặt câu thì tương tự nhau, không có từ mới, thiếu sáng tạo từ, . Dẫn đến bị hạn chế nhiều khi làm văn như: lời văn khô, cứng, thiếu sự mềm mại, trau chuốt, câu văn lủng củng, lặp từ, không biết dùng từ thay thế để câu văn, lời văn bớt nhàm chán. Ngoài ra vốn từ ít, nghèo nàn cũng ảnh hưởng đến chất lượng giờ học, các em thường thụ động, ít phát biểu như: Thúy An, Thùy Trang, Nguyễn Minh Thuận, Dương Văn Tài, Minh Lợi, Từ đó làm cho sự giao tiếp giữa học sinh với thầy cô cũng có phần hạn chế. Các em thường chỉ trả lời các câu hỏi của thầy cô bằng một từ: “có” hoặc “không” hay đơn giản chỉ “gật đầu”, “lắc đầu” hoặc có em trình bày nửa chừng một vấn đề rồi “gãi đầu” đứng im.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt phân môn Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn từ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o học sinh. Nhờ vậy mà nâng cao chất lượng về dùng từ đặt câu cũng như tiến bộ rất rõ khi các em học phân môn Tập làm văn và không khí lớp học cũng sôi nổi hơn trước.
3) Giúp học sinh phát triển vốn từ xuất phát từ “từ gốc”
Trong Tiếng việt của ta, một số từ thường xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới hoặc là một số từ có chung nhóm nghĩa và thường là những từ Hán Việt. Để tìm được những từ như thế thì cũng là một thử thách lớn đối với học sinh, vì khi thực hành thì các em chỉ tìm được vài từ đơn giản. Để giúp các em phát hiện thêm một số từ mới theo yêu cầu bài học, tôi đã thực hiện như sau:
a. Phát triển vốn từ bằng phương pháp ghép từ.
Ví dụ 1: Bài tập 3-Tiếng Việt 5-tập 1-Trang 18:
-Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc. 
Nói chung các em chỉ tìm được một số từ đơn giản, gần gũi như: quốc ca, quốc tế, quốc kì. 
Nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cho mỗi học sinh, cũng như giúp các em nắm và biết thêm nghĩa một số từ, tôi đã gợi ý bằng cách dùng: “Câu hỏi dạng giải nghĩa”; sử dụng phiếu bài tập, trò chơi thi điền từ,cụ thể như sau: 
a) Dùng câu hỏi dạng giải nghĩa: 
Ví dụ: 
- Huy hiệu tượng trưng cho một nước được gọi là gì ? (quốc huy)
(Cho học sinh xem hình quốc huy của việt Nam: )
- Tiếng nói chung của cả nước được gọi là gì ? (quốc ngữ)
- Chính sách quan trọng của nhà nước được gọi là gì ? (quốc sách)
- Vua một nước được gọi là gì ? (quốc vương)
b) Sử dụng phiếu bài tập: 
*Điền và ghép từ có tiếng quốc vào chỗ trống cho đúng nghĩa:
-Ngày lễ chính thức, lớn nhất của một nước là ngày  (quốc khánh)
-Tang chung của một nước được gọi là (quốc tang)
-Những việc về giữ gìn chủ quyền, an ninh và phòng thủ đất nước gọi là (quốc phòng)
-Danh dự của một nước được gọi là (quốc thể) 
Với cách hướng dẫn như trên đã giúp học sinh biết và mở rộng thêm một số từ ngữ về chủ đề Tổ quốc. 
c) Trò chơi: Giải ô chữ 
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động.
Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi tham gia các trò chơi, học sinh thường tập trung hết khả năng sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Chính vì điều đó, tôi đã vận dụng tổ chức trò chơi trong một số bài tập như sau: 
Ví dụ 1: Bài tập 3b-Tiếng Việt 5-tập 1- Tuần 3: Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng) ở vị trí đầu mỗi câu và điền vào ô trống các câu sau: (Mỗi ô trống là một chữ cái)
.tiến bước trước sau nhịp nhàng. 
.tay nắm chặt tay.
 . sum họp bốn phương một nhà 
 quần áo quả là đẹp thay. 
.. hội tụ một nơi. 
 cộng khổ ngọt bùi sẻ chia.
 cộng tác cùng nghề.
.. thống nhất xin mời giơ tay. 
* Mục đích trò chơi
- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.
- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung gợi mở bằng các ô chữ cụ thể.
 * Chuẩn bị:
- Gv chuẩn bị kẻ sẵn các ô chữ và các câu gợi ý vào giấy.
 * Cách tổ chức:
- Chia lớp thành bốn đội chơi.
- Yêu cầu học sinh đọc, suy nghĩ, thảo luận, tìm từ phù hợp và điền vào các ô trống.
- Nhóm nào điền đúng và nhanh nhất sẽ được cô và các bạn tuyên dương.
* Cho học sinh bắt đầu trò chơi.
Kết quả như sau:
 .... tiến bước trước sau nhịp nhàng. 
Đ
Ồ
N
G
H
À
N
H
 . tay nắm chặt tay.
Đ
Ồ
N
G
C
H
Í
.bốn phương sum họp một nhà. 
Đ
Ồ
N
G
B
À
O
 quần áo quả là đẹp thay. 
Đ
Ồ
N
G
P
H
Ụ
C
.. hội tụ một nơi
Đ
Ồ
N
G
Q
U
I
  cộng khổ ngọt bùi sẻ chia.
Đ
Ồ
N
G
C
A
M
 cộng tác cùng nghề.
Đ
Ồ
N
G
N
G
H
I
Ệ
P
.. thống nhất xin mời giơ tay. 
Đ
Ồ
N
G
Ý
Trường hợp nếu có những từ nào mà các em chưa tìm được thì tôi sử dụng câu hỏi gợi ý để giúp các em phát hiện được từ cần tìm. 
Ví dụ 2: Bài “Mở rộng vốn từ: Truyền thống” - Tuần 27 
Để tạo điều kiện cho học sinh phát huy vốn từ về chủ đề “Truyền 
thống”, tôi cho các em thi đua làm bài tập sau:
Thi tìm từ và điền từ thích hợp vào chỗ chấm các câu sau:
Tận trung với .., tận hiếu với dân.
Dù ai đi ngược về .
Nhớ ngày . mồng mười tháng ba. 	
Hay làm thì , hay cầu thì nghèo.
Một miếng khi đói bằng một gói khi 
Khi tổ chức trò chơi như trên đã tạo điều kiện cho HS phối hợp tốt các 
hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động cũng như tăng cường kỹ năng 
học tập hợp tác và tiết học cũng nhờ đó mà đạt hiệu quả cao hơn. 
d) Chọn và nối từ với nghĩa phù hợp.
Vì là lớp cuối bậc Tiểu học, nên nội dung và chương trình các môn học của lớp Năm cũng như các bài tập thực hành được nâng lên một bậc về độ khó và mang tính khái quát, trừu tượng hơn so với các lớp dưới. Ở phân môn Luyện từ và câu lớp Năm, có những bài tập nếu yêu cầu các em giải thích hay nêu ý nghĩa khái quát của một từ ngữ, thành ngữ về một sự vật hay hiện tượng nào đó thì nhiều khi các em còn lúng túng, thiếu chính xác, Có một dạng bài tập mà khi thực hiện sẽ giúp các em nắm chắc hơn nghĩa của từ và giúp các em mở rộng thêm vốn từ, đó là dạng bài tập: “Chọn và nối từ với nghĩa phù hợp”.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Hòa bình (Tuần 5): 
Sau khi cho cả lớp tìm hiểu nghĩa của từ “hòa bình”, tìm những từ đồng nghĩa với “hòa bình”, tôi cho các em tìm thêm một số từ có chứa tiếng “hòa”. Nhìn chung các em tìm không được nhiều từ. Để khắc phục tình trạng đó, tôi cho các em làm thêm bài tập sau:
* Nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:
A
B
hòa giải
Có quan hệ ngoại giao hòa bình và thân thiện với nhau.
hòa hiếu
Thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột một cách ổn thỏa.
hòa hợp
Điều ước do hai hay nhiều nước kí kết để lập lại hòa bình, giải quyết những hậu quả của chiến tranh.
hòa khí
Hợp lại thành một khối do có sự hài hòa với nhau.
hòa ước
Không khí hòa thuận, không có mâu thuẫn.
Qua bài tập dạng như trên vừa giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ, vừa giúp các em hiểu chính xác hơn về nghĩa các từ đó và làm nền tảng để các em có thể học tốt hơn các môn học khác trong đó có môn Lịch sử.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc (Tuần 15): 
Bài 3. Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là “điều may mắn, tốt 
lành”. Tìm thêm những từ ngữ có chứa tiếng phúc. 
Số từ mà các em tìm thường ít, không phong phú. Tôi cho các em thực hiện bài tập để phát triển thêm vốn từ, như sau:
Nối nghĩa ở cốt A với cột B sao cho phù hợp: 
A
B
Phúc phận
Không được hưởng may mắn
Phúc tinh
Phần may mắn được hưởng do số phận
Phúc bất trùng lai
Không được hưởng may mắn
Vô phúc
Cứu tinh
Phúc ấm
Điều may mắn không đến liền nhau
Với các bài tập dạng nối từ với nghĩa thích hợp như trên, tôi cho học sinh thực hiện có thể là cá nhân hoặc nhóm (tùy theo mức độ bài tập). Nhờ đó đã phát huy tính tích cực, tư duy cũng như cung cấp thêm một số từ ngữ theo chủ đề để mở rộng vốn từ, nâng cao sự hiểu biết cho các em.
 4) Phát triển vốn từ bằng cách xác định từ theo nhóm nghĩa
Một dạng bài tập khác của phần Mở rộng vốn từ là yêu cầu học sinh xác định một số từ cho trước có chung nhóm nghĩa và xếp vào cùng một nhóm với nhau. Ở dạng bài tập này, các em thường gặp khó khăn như xác định từ cùng nhóm thiếu chính xác, tùy tiện, không cẩn thận hoặc do không hiểu rõ nghĩa của từ nên các em xếp đại cho xong. Để hỗ trợ học sinh hoàn thành tốt dạng bài tập “xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp” thì trước hết phải giúp các em hiểu được nghĩa, hiểu tính chất, bản chất của từng nhóm từ, từng từ riêng lẻ. Có làm được điều đó thì khi thực hành “xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp” không còn gây khó cho các em được nữa.
Ví dụ 1: Bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân(Tiếng Việt 5-tập 1-Tuần 3): 
Bài 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây: 
a) Công nhân d) Quân nhân
b) Nông dân e) Trí thức
c) Doanh nhân g) Học sinh 
(giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học 
sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm)
Bước 1: Giúp học sinh hiểu nghĩa từng nhóm từ.
- Theo em những ngành nghề như thế nào sẽ thuộc nhóm từ “Công 
nhân” ? (vài học sinh nêu ý kiến theo sự hiểu biết của các em)
 *Giáo viên chốt lại: Những người lao động chân tay làm việc ăn 
lương thuộc nhóm từ “Công nhân”. 
Tương tự: 
- Nhóm từ “Nông dân”: Người lao động sống bằng nghề làm ruộng.
- Nhóm từ “Doanh nhân”: Người lao động sống bằng nghề mua bán. 
- Nhóm từ “Quân nhân”: Người thuộc hàng ngũ quân đội. 
-Nhóm từ “Trí thức”: Người chuyên làm việc lao động trí óc và có 
chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình. 
- Nhóm từ “Học sinh”: Người theo học ở nhà trường. 
Bước 2: Cho học sinh đọc từng từ theo thứ tự trong bài tập (để các em không bỏ sót từ) rồi xác định từ đó thuộc nhóm từ nào trong các nhóm từ đã cho và điền vào phiếu – nhận xét, sửa chữa và tuyên dương những học sinh làm bài tốt. Kết quả các em đã làm được như sau: 
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí 
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày 
c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm 
d) Quân nhân: đại úy, trung sĩ (cấp bậc những người làm trong quân đội)
e) Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
 g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học 
Ví dụ 2. Bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác (Tiếng Việt 5- tập
1-Tuần 6): 
Bài 1.Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, 
bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng
a) Hữu có nghĩa là “ bạn bè”. M: hữu nghị
b) Hữu có nghĩa là “ có”. M: hữu ích
Ở bài tập này, tôi cho học sinh làm cá nhân, mục đích là để kiểm tra sự hiểu biết cũng như phát huy tính độc lập trong suy nghĩ của từng em. Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, tôi gọi học sinh trình bày và yêu cầu các em có thể giải nghĩa từng từ, nếu các em giải thích đúng, xếp đúng nhóm thì cả lớp tuyên dương, nếu chưa đúng thì mời học sinh khác hoặc giáo viên giải thích lại để các em nắm và có cơ sở để làm đúng yêu cầu bài tập. Khi giải quyết xong bài tập, tôi yêu cầu học sinh tìm thêm những từ ngữ có mang tiếng “hữu” để học sinh có cơ hội trình bày, phát triển thêm vốn từ cho từng cá nhân học sinh trong lớp. 
Ví dụ: hữu sự: có biến cố; hữu tài: có tài; hữu dũng vô mưu: chỉ có sức mạnh, không có mưu trí; hữu danh vô thực: chỉ có tiếng, thật ra không có gì;  
Những bài tập sau có dạng tương tự tôi cũng thực hiện như trên. Tôi nhận thấy khi học sinh đã hiểu nghĩa từng từ ngữ, thành ngữ cũng như số lượng từ tìm được càng nhiều thì các em càng thích học Luyện từ và câu hơn. Không những thế, khi sự hiểu biết cũng như vốn từ của các em được nâng lên đã giúp các em có cảm nhận tốt hơn trong học tập, khi đọc sách, nhờ đó mà chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi ngày càng tiến bộ.
5) Giúp học sinh phát triển vốn từ qua việc đọc sách.
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách làm trí tuệ con người sâu sắc và sáng sủa hơn. Đọc sách đem lại nhiều điều bổ ích cho tất cả mọi người. Đối với học sinh Tiểu học thì việc đọc sách lại càng quan trọng, nó bồi dưỡng cho tâm hồn các em tình yêu quê hương, làng xóm, thân thiện với bạn bè, Hơn thế nữa, việc đọc sách sẽ giúp các em phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ và phát triển kĩ năng viết. 
Để học sinh có điều kiện đọc sách, cứ mười ngày tôi đến Thư viện mượn và đổi sách một lần. Tôi chọn mượn những cuốn sách mà các em rất thích đọc: “Cô tiên xanh”, sách Kim đồng, những cuốn sách ca ngợi các tấm gương những người con hiếu thảo, ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ có công với nước, . Hàng tuần, nhắc các em lên thư viện đọc sách theo lịch sắp xếp của nhân viên thư viện. Đến giờ Kể chuyện, tôi yêu cầu học sinh kể lại những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc có nội dung phù hợp với đề bài. Nhờ đó mà nội dung các em kể rất phong phú, điều đáng nói là các em mạnh dạn hơn khi đứng trước lớp để kể, lời nói mạch lạc, rõ ràng, không còn rụt rè như em Đạt, Minh đức, Hoàng Thông, Hạ Vy, Nhớ, Hữu Tài,
Đọc sách nhiều đã làm cho vốn từ của các em tăng lên đồng thời cũng giúp các em phát triển tốt kĩ năng viết. Trong những tuần đầu của năm học này, khi đọc bài làm văn của lớp, tôi không nghĩ đó là bài văn mà giống như các em đang trả lời câu hỏi vậy. Nhưng đến thời điểm này thì lời văn các em viết có vẻ “trưởng thành, chững chạc” hơn, có em còn biết lồng cảm xúc của mình khi làm văn tả người, tả cảnh như: Mỹ Duyên, Ngọc Giàu, Hoàng Thông, Minh Lợi, Mặt khác, nhờ đọc sách mà thái độ, cách ứng xử của các em đối với mọi người xung quanh cũng thân thiện, lịch sự hơn.
6. Một số giải pháp hỗ trợ khác
Việc mở rộng vốn từ cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết, nó giúp các em rất nhiều trong quá trình học tập. Ngoài những giải pháp vừa trình bày ở trên, tôi còn kết hợp một số giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho giờ học Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt.
Để phát huy tính tích cực cho học sinh mỗi trong giờ học, tôi thường xuyên thay đổi các hình thức học tập như: cho các em học cá nhân; nhóm đôi; nhóm lớn; thi đua cá nhân với cá nhân; nhóm với nhóm; tổ chức trò chơi; 
Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp, vì qua hoạt động giao tiếp giúp các em mạnh dạn hơn khi trao đổi với bạn bè, thầy cô, giúp các em phát huy thêm vốn từ ngữ.
Các phân môn của môn Tiếng Việt trong cùng chủ điểm thường có nội dung gắn bó chặt chẽ nhau. Học tốt phân môn Tập đọc, chính tả sẽ giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu. Học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn, phân môn Kể chuyện. Do đó khi dạy các bài tập đọc, chính tả của chủ điểm nào thì tôi yêu cầu các em tìm một số từ thể hiện phù hợp với nội dung của bài học đó. Ví dụ: Ở chủ điểm “Con người với thiên nhiên” (Từ tuần 7 đến tuần 9), qua bài “Kì diệu rừng xanh”, tôi yêu cầu các em tìm và nêu một số từ ngữ nói về cảnh vật thiên nhiên. Các từ các em nêu được như sau: xanh tốt, huyền bí, rậm rạp, rừng xanh, núi cao, 
Ở chủ điểm “Nhớ nguồn” (Từ tuần 25 đến tuần 27), qua bài tập đọc “Nghĩa thầy trò”, tôi yêu cầu cả lớp tìm và nêu lên một vài từ thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi học sinh. Các em rất hào hứng, nêu lên rất nhiều từ như: Tôn trọng; kính trọng; lễ phép; ghi nhớ công ơn; khắc ghi trong lòng, nhớ mãi công ơn thầy cô; 
- 
Mặc dù những từ các em tìm còn đơn giản, mộc mạc, chưa thể hiện rõ những điều các em muốn trình bày, nhưng với cách làm đó đã kích thích các em tích cực tìm và sáng tạo từ, kích thích tư duy phát triển. Với những từ tự bản thân tìm được kết hợp những từ của các bạn đã góp phần làm giàu thêm vốn từ cho mỗi học sinh. Khi vốn từ được nâng lên thì khả năng học tập của các em cũng nhờ đó mà tiến bộ hơn nhất là phân môn Tập làm văn. Còn khi kể chuyện thì lời kể rõ ràng, nội dung mạch lạc làm thu hút người nghe hơn.
PHẦN III
KẾT QUẢ
Từ khi áp dụng những giải pháp trên vào việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu của lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy thái độ nhận thức cũng như khả năng học tập của các em được nâng lên rất nhiều:
-Các em không còn xem Luyện từ và câu là phân môn khô khan, chán ngắt, không còn ngán ngại khi học Luyện từ và câu. Mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Tích cực phát biểu hơn trong giờ học, khi phát biểu thì lời nói trôi chảy, suôn sẻ, ý rõ ràng. Điều đó chứng tỏ rằng vốn từ của các em đã được mở rộng, được các em tiếp thu, tích lũy và biết chọn lọc để biến thành vốn kiến thức riêng cho mình.
Đáng kể nhất là sự tiến bộ ở phân môn Tập làm văn: Lời văn không còn khô khan, diễn đạt ý rất rõ ràng, biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa để gây chú ý cho người đọc, người nghe. Tình trạng lặp từ đã được cải thiện. Số lượng câu văn cũng tăng lên nhiều so với thời điểm đầu năm. 
Để nắm được sự thay đổi về nhận thức cũng như sự tiến bộ trong học tập của học sinh trong lớp, tôi đã theo dõi xuyên suốt trong cả quá trình giảng dạy. Qua hai năm vận dụng những giải pháp trên, kết quả thu được như sau:
Năm học
Sĩ số
Thái độ học tập
Tập làm văn
Tập làm văn
Đầu năm
Cuối HKI
Cuối HKII
Cuối HKI
Cuối HKII
Tích cực
Thụ động
Tích cực
Thụ động
Tích cực
Thụ động
TB 
trở lên
 TB trở lên
2014-2015
26HS
15HS- 57,7%
11HS-42,3%
19HS- 73,1%
7 HS- 26,9%
24HS-92,3%
2 HS- 7,7%
23HS-88,5%
25HS 96,2%
2015-2016
25HS
16HS-64%
9HS- 36%
21HS-84%
4HS-16%
21HS-84%
KẾT LUẬN
*** 
Luyện từ và câu là một phân môn rèn luyện cho học sinh phát triển vốn từ. Học tốt phân môn Luyện từ và câu không những góp phần hoàn thiện bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của môn Tiếng Việt, mà còn giúp các em thấy được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Thông qua mỗi bài học, mỗi chủ điểm, các em được bồi dưỡng, mở rộng thêm kiến thức về từ, nghĩa của từ, về những điều hay lẽ phải chứa đựng trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, bồi dưỡng cho các em lòng thương người, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, . Đặc biệt, qua phân môn Luyện từ và câu, giáo dục các em biết cách sử dụng từ, thay thế từ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng như: khi nào thì sử dụng từ cho, tặng, biếu; khi nào sử dụng từ chết, qua đời, hi sinh, toi mạng; 
Để làm được tất cả những điều đó, khi dạy Luyện từ và câu, tôi đã thực hiện như sau:
 Chuẩn bị tốt cho giờ lên lớp: đồ dùng, tranh ảnh, phương pháp dạy; Xác định được nội dung chính cần cung cấp cho các em qua từng bài học, cần cung cấp thêm những từ nào (để lựa chọn bài tập, để giải nghĩa từ,).
Sử dụng linh hoạt các hình thức học tập (học cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn). Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, tôi còn sưu tầm thêm từ một đến hai bài tập có nội dung phù hợp với mỗi bài học để các em thực hành nhằm củng cố kiến thức, tăng cường vốn từ. 
Thực hiện bằng nhiều phương pháp để cung cấp, mở rộng vốn từ cho học sinh như: dùng câu hỏi dạng giải nghĩa; sử dụng phiếu bài tập; cho tìm từ qua giải ô chữ; chọn và nối từ với nghĩa thích hợp. Tôi còn giúp học sinh bổ sung, tích lũy vốn từ qua các bài tập đọc, chính tả ở từng chủ điểm của môn Tiếng Việt.
Ngoài ra, tôi còn cho các em thấy ích lợi của việc đọc sách (cung cấp vốn từ, giúp mở mang kiến thức,) nên tôi thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích các em đọc sách ở lớp, ở thư viện, ở nhà.
Với những kết quả đạt được từ việc áp dụng đề tài này, tôi nghĩ các bạn đồng nghiệp ở địa bàn huyện Tân Thạnh và các huyện lân cận có thể tham khảo, vận dụng để giúp học sinh lớp mình học tốt hơn phân môn Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn từ”. 
Trên đây là những giải pháp giúp học sinh lớp tôi học tốt Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn từ”. Những giải pháp đó có thể chưa thật hoàn thiện, nhưng đã góp phần nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt của lớp nói chung. Tôi vẫn luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi để ngày càng hoàn thiện hơn về phương pháp dạy của mình, đồng thời cũng nâng cao hơn chất lượng học của học sinh.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã để tâm đọc đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*** 
1- Lê A – Bồi dưỡng Tiếng việt cho học sinh lớp 5- Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam. 
2- Trần Mạnh Hưởng – Lê Hữu Tỉnh – “Bài tập Luyện từ và câu Tiếng Việt 5” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.
3- PGS.TS. Nguyễn Trí- “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” - Nhà xuất bản Giáo dục.
4-Sách Tiếng Việt 5- Tập một- Nhà xuất bản Giáo dục.
5-Sách Tiếng Việt 5- Tập hai- Nhà xuất bản Giáo dục.
6-Sách Giáo viên -Tiếng Việt 5- Tập một- Nhà xuất bản Giáo dục.
7-Sách Giáo viên- Tiếng Việt 5- Tập hai- Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_nam.doc
  • docBIA.doc
Sáng Kiến Liên Quan