Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5

Như chúng ta đã biết kiến thức lịch sử ở tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân môn Lịch sử.

Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn Lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ thích hợp nhất định.

Phân môn Lịch sử ở lớp 5 cũng không nằm ngoài cơ sở trên gồm 35 tiết (trong đó có 2 tiết dành cho địa phương và 2 tiết ôn tập, kiểm tra cuối mỗi kì) với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau:

Nhân vật lịch sử: Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước, Phan Bội Châu và phong trào Đông Du, Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

 Sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945); Xô Viết Nghệ Tĩnh; Các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(3/2/1930); Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945) và tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945); Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Các chiến dịch quân sự lớn như: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947; Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950; Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam; Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975); Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (năm 1975 đến nay).

Với nội dung kiến thức như vậy là vừa tầm với học sinh ở lứa tuổi lớp 5. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh học phân môn Lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do đa số giáo viên chỉ dùng một phương pháp đã cũ là thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy.

 Trên đây là một số cơ sở lí luận và tình hình thực tế dạy môn Lịch sử lớp 5 mà tôi đã gặp phải trong những năm học trước. Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và học sinh. Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức phân môn Lịch sử như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh là một điều mà tôi và đồng nghiệp trong trường rất quan tâm.

 

doc42 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào việc dạy và học tại trường. Nhờ có công nghệ thông tin mà thầy và trò chúng tôi đã tự tin, mạnh dạn hơn trong việc giao lưu , giao tiếp với các trường bạn trong huyện, giám tự khẳng định năng lực của mình. Hơn nữa trường Tiểu học Đông Xuân đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia ở mức độ I thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí, công tác dạy và học là một trong những tiêu chí bắt buộc. Hiểu rõ được điều đó mà trong mấy năm gần đây trường Tiểu học Đông Xuân đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học.Qua một vài năm thực hiện, đến nay trường Tiểu học Đông Xuân là một trong những trường có nhiều thành công, kết quả đó đã được thể hiện qua một số phong trào, một số hoạt động mà trường đã tham dự.
2.Đối tượng và thời gian:
- Đối tượng: Cán bộ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Đông Xuân.
- Thời gian: Năm học 2011-2012.
- Nội dung: ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường- trường Tiểu học Đông Xuân.
B.Nội dung
1.Một số vấn đề lí luận về việc “ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường”
 Quán triệt và thực hiện tinh thần chỉ đạo của phòng giáo dục nói riêng và của Bộ giáo dục đào tạo nói chung về việc: tiếp tục đổi mới phương pháp quản lí, khuyến khích và động viên đội ngũ giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách soạn giáo án, góp phần đem lại cho học sinh những giờ dạy thật sự bổ ích và sinh động. Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong các tiết dạy, đó là một vấn đề mà bất cứ một môn học nào cúng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.Do vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường người giáo viên chúng ta phải đổi mới phương pháp quản lí, phương pháp dạy – học theo hướng sử dụng các phương pháp tích cực kết hợp với thành tựu của công nghệ thông tin , phấn đấu trong một tiết dạy tốt học sinh dược hoạt động, thực hành nhiều hơn, thảo luận suy nghĩ nhiều hơn .Việc sử dụng máy tính làm phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm . Đây là một vấn đề cần phải đưa vào thực tiễn giảng dạy và các hoạt động của nhà trường. Có thể nói việc vận dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ trong quá trình quản lí và giảng dạy, học tập tại trường Tiểu học Đông Xuân trong năm học 2011-2012.
2.Những yêu cầu cần thiết của việc “ ứng dụng công nghệ thông tin”
 Trước đây việc dùng giáo án điện tử chưa được các trường đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến, nhưng bước đầu nó đã tạo ra không khí học tập và làm việc khác hẳn cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả.
	Trong một vài năm gần đây giáo án điện tử đã được người giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó đã thực sự tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự được làm chủ tiết học. Mặt khác, khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn, thay bằng các rhao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột là có.Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng bị cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng.
	Ví dụ khi dạy bài: “Kì diệu rừng xanh” đến phần giải nghĩa từ: con vượn bạc má, con chồn. Thì giáo viên chỉ cần lên mạng tìm là có ngay hình ảnh của hai con vật đó rồi cho học sinh quan sát để nắm được đặc điểm của chúng một cách dễ dàng và chính xác, không mất hiều thời gian .Còn dạy theo cách truyền thống thì giáo viên lại phải mất nhiều công sưu tầm tranh, khi cần giáo viên phải giơ tranh(ảnh) chụp chúng ra rồi dán lên bảng cho học sinh quan sát, có khi tranh( ảnh) chụp nhỏ quá học sinh nhìn không rõ lại gây nhốn nháo trong tiết học.
	Không chỉ người dạy và người học thấy việc sử dụng công nghệ thông tin là tiện ích và hiệu quả mà cả những người làm công tác quản lí, kế toán, hành chính cũng thấy tiện lợi và nhanh chóng hơn khi họ cần lấy một thông tin hay dữ liệu, báo cáo nào có liên quan đến công việc của họ.
	Ví dụ: Khi hiệu trưởng nhà trường cần thông tin cá nhân nào đó của một giáo viên A trong trường thì chỉ cần mở máy là có ngay không cần mất công tìm gặp giáo viên đó. Hay kế toán muốn tính bảng lương cho giáo viên chỉ cần dựa vào công thức tính là được cho cả trường , không bị nhầm lẫn hoặc sai sót.
	Nói tóm lại khi giảng dạy bằng giáo án điện tử không những giúp cho người cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên đỡ vất vả hơn, làm cho học sinh hứng thú, tự chủ hơn trong giờ học mà nó còn là tiêu chí là mục đích để giúp cho người dạy, người học vươn tới một thời đại văn minh và hiện đại hơn.
3.Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường
a. Thuận lợi
 - Cơ sở vật chất của trường được trang bị khá đầy đủ, thuận lợi nhất là có phòng máy vi tính riêng phục vụ cho việc học tập của học sinh và giáo viên, có máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy.
 - Bản thân mỗi giáo viên đều được tham gia lớp tập huấn tin học tại trường.
 - Giáo viên đều tích lũy được một số vốn vi tính nhất định giúp cho việc thiết kế bài giảng điện tử được thuận lợi và không phải tốn quá nhiều thời gian.
 - Bên cạnh đó, giáo viên luôn nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ Ban giám hiệu, từ các đồng chí đồng nghiệp trong trường.
 - Việc sử sụng công nghệ thông tin trong tiết dạy phong phú, có nhiều tư liệu , dẫn chứng minh họa.
 - Tiết dạy bằng công nghệ thông tin gây sự hứng thú, mới mẻ cho học sinh khi học.
 - Bài giảng công nghệ thông tin có thể lưu giữ được cho những năm sau dùng tham khảo.
 - Các cấp quản lí, nhân viên hành chính - kế toán có thể lưu giữu thông tin, tài liệu; gửi, nhận công văn một cách nhanh chóng.
 - Học sinh được học môn tin học ngay từ lớp 3
b. Khó khăn
 - Là lớp học 2 buổi nên giáo viên ít có thời gian cho việc soạn giáo án, hơn thế nữa để thiết kế được một bài dạy điện tử phải mất nhiều thời gian nghiên cứu.
 - Do trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế ( có thể do giáo viên này tiếp thu nhanh và hiểu nhanh còn giáo viên kia tiếp thu chậm hơn và lâu hiểu hơn. Những giáo viên tiếp thu chậm thường hay mặc cảm, ngại ngùng khi tiếp xúc với máy tính.)
 	- Điều kiện kinh tế của giáo viên còn eo hẹp, chỉ trông vào đồng lương hàng tháng nên việc mua sắm máy tính phục vụ cho bản thân còn chưa đầy đủ và đồng đều ( một số giáo viên còn đến nhà nhau làm chung)
	- Một số giáo viên trong trường do tuổi đã cao nên độ chính xác và nhanh nhạy khi sử dụng vi tính có khó khăn
	- Niềm đam mê vi tính ở một số giáo viên chưa được cao.
 	- Nhà trường chưa có điều kiện lắp mỗi lớp một màn chiếu cố định nên còn khó khăn mỗi khi có giáo viên nào giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin thì phải khuân vác, lắp máy mất nhiều thời gian.
 	- Do đội ngũ giáo viên trong trường đa số là nữ nên phần hiểu biết về lắp đặt, kết nối, trục trặc về điện còn hạn chế.
C.Các giải pháp 
tổ chức thực hiện
1.Xây dựng các văn bản nghị quyết trong trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh
	Năm học 2011-2012 này trường Tiểu học Đông Xuân tiếp tục triển khai đưa tin học vào nhà trường bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường với các công việc cụ thể là: 100% giáo viên đăng kí soạn giáo án, thao giảng bằng giáo án điện tử. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên mạng. Thực hiện bào cáo giữa cá nhân với nhà trường, trường với phòng Giáo dục bằng thư điện tử qua các địa chỉ điện tử từ Email, khai thác phần mềm quản lí thư viện, phần mềm quản lí cán bộ, phần mềm kế toán, kết nối mạng, mạng Intemet cho tất cả các máy tính của trường; xây dựng Websil riêng cho trường để thông báo kết quả học tập, công tác của giáo viên- học sinh trong trường .Xây dựng ngân hàng giáo án điện tử, ngân hàng đề thi, 
2.Trang bị kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ giáo viên - nhân viên
	- Tổ chức lớp học : Ngay từ đầu năm học( tháng 8) nhà trường đã mở lớp tập huấn về tin học cho tất cả cán bộ giáo viên- nhân viên trong trường bằng phòng máy vi tính của nhà trường do hai đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn và đồng chí giáo viên dạy tin học giảng dạy. Giáo viên trong trường hồ hởi tích cực tham gia, trong đó có những đồng chí giáo viên tuổi đã cao phải đeo kính mới nhìn thấy chữ nhưng vẫn miệt mài theo học như đồng chí Ngô Thị Thoa và đồng chí Ngô Thị Thủy.
	- Động viên tự học, tự bồi dưỡng: Tuy đã có kiến thức về công nghệ thông tin phục vụ cho việc sọan giảng, thiết kế một bài giảng trình chiếu của bản thân mỗi 
giáo viên nhưng vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên vẫn là vô cùng quan trọng. Nhận rõ được điều đó mà Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực động viên các thành viên tham gia tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin, không chỉ thế các cá nhân còn có kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong kế hoạch phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.( Chẳng hạn như đồng chí Nguyễn Thị Qúi chồng mất, một mình phải nuôi hai con hay đồng chí Hoàng Thị Hiển gia đình rất khó khăn nhưng các đồng chí đó vẫn sắp xếp thời gian để tham gia lớp học tin học ở ngoài nhằm nâng cao hơn kiến thức tin học. ) Đây quả là những tấm gương để cho giáo viên chúng tôi học tập.
3. Về cơ sở vật chất- trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học
	Trong một vài năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo phòng, sở mà trường Tiểu học Đông Xuân đã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất. Trong đó phải nói đến hệ thống công nghệ thông tin, trong năm học này nhà trường đã được cung cấp đầy đủ trang bị cho phòng máy gồm 24 máy vi tính phục vụ cho việc học của học sinh và giáo viên, có 3 máy chiếu phục vụ cho giảng dạy và 3 máy tính xách tay.
	Phòng máy vi tính của trường đã phát huy hiệu quả rõ rệt .Cụ thể trong năm học 2011-2012 nhà trường đã tổ chức được lớp thi giải toán trên mạng cho học sinh và đã thu hút sự tham gia của các em rất nhiều . Ngoài việc có phòng máy để cho học sinh học môn tin học, phòng máy còn giúp cho cán bộ giáo viên củng cố các kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác của mỗi người. Chẳng hạn khi có giáo viên nào có vướng mắc hoặc không hiểu vấn đề gì có liên quan đến việc soạn giáo án hay thiết kế bài dạy thì có thể hỏi phụ trách chuyên môn hoặc trao đổi với đồng nghiệp ( những người có hiểu biết sâu, chắc về vi tính) thì tranh thủ vào giờ ra chơi xuống phòng máy mở máy để cùng học hỏi và trao đổi. 
4. Vấn đề kết nối mạng liên lạc
	Nói đến ứng dụng công nghệ thông tin thì không thể thiếu mạng Internet. Một điều thuận lợi cho nhà trường là trong năm học 2011-2012 này , nhà trường đã liên hệ với ngành bưu điện lắp đặt kết nối mạng để có thể tạo được một mạng liên lạc trong trường. Hiện nay nhà trường đã kết nối mạng được với 24 máy vi tính trong phòng máy và 3 máy tính của Ban giám hiệu.
5. Chương trình quản lí trong nhà trường
	Trước đây khi chưa có công nghệ thông tin thì mọi văn bản, dữ liệu của nhà trường khi cần đến thì phải mất nhiều thời gian tìm kiếm và chuẩn bị .Ví dụ khi họp ban thi đua các tổ phải ghi biên bản, lúc đó nhà trường phải phát giấy, hướng dẫn cách ghi nội dung biên bản, cách sắp xếp tiêu chí sao cho hợp lí. Hay khi họp phụ huynh lại mất công đi đến hiệu phô tô làm giấy mời, có khi đếm số giấy mời đủ rồi về thấy thiếu lại tất tưởi đi làm thêm, 
	Nhưng nay, nhờ có công nghệ thông tin thì mọi việc trên lại rất đơn giản, không chỉ rút ngắn được thời gian mà còn tiết kiệm được nguồn nhân lực và kinh phí rất đáng kể. Cụ thể là biên bản họp thi đua có mẫu sẵn chỉ việc in ra và phát đến cho các tổ rồi điền thông tin vào vừa nhanh gọn lại có tính thẩm mĩ cao. Hay khi nhà trường cần đến một thông tin của giáo viên A về ngày  tháng năm sinh , dân tộc  thì chỉ cần “ mở máy” là có ngay. 
6. Ngân hàng dữ liệu
	Nhà trường đã triển khai mỗi giáo viên phải có ít nhất 2 tiết dạy trình chiếu trở lên trong một năm học để đóng góp vào ngân hàng giáo án diện tử của nhà 
trường. Điều này giáo viên trong trường Tiểu học Đông Xuân đã làm rất tốt và trong năm học 2011-2012 này bình quân mỗi giáo viên có khoảng 3 tiết dạy trình chiếu. Hiện nay ngân hàng dữ liệu dùng chung của nhà trường gồm có ngân hàng giáo án điện tử có tới 
100 bài giảng điện tử, ngoài ra còn có ngân hàng đề kiểm tra, ngân hàng bài toán hay và khó, ngân hàng bài văn hay, 
7. Vận dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học trong nhà trường
	Trong mỗi nhà trường, hoạt động dạy và học luôn là mảng hoạt động lớn nó có vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà thầy và trò trường Tiểu học Đông Xuân luôn đề cao ý thức dạy và học của mình trong từng tiết học, từng buổi lên lớp. Nhưng làm thế nào để có một giờ dạy hay, một tiết học tốt, đó là điều mà mỗi giáo viên chúng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ .Nhưng một vài năm gần đây, nhất là trong năm học 2011-2012 này , thời đại của công nghệ thông tin bùng nổ mạnh, tiếp cận nhanh chóng đến việc dạy và học trong mỗi nhà trường và “ nó ” đã được thầy trò trường Tiểu học Đông Xuân đón nhận một cách tích cực và hiệu quả. Cụ thể là ngay từ đầu năm học nhà trường quán triệt tất cả giáo viên phải đăng kí soạn giáo án vi tính và mỗi giáo viên phải có ít nhất 2 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nếu không sẽ đánh giá vào thi đua cuối năm. Đây chính là tiêu chí mà Ban giám hiệu đưa ra nhằm giúp chúng tôi đổi mới cách dạy của mình theo phương pháp mới và hiện đại hơn. Điều này cũng gây không ít lo ngại cho một số đồng chí chưa một lần làm quen với bài giảng điện tử như các đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đinh Thị Tình, Phùng Thị Hoa,  . Nhưng được sự động viên, giúp đỡ từ tổ chuyên môn, từ đồng chí đồng nghiệp mà không chỉ các đồng chí này mà tất cả giáo viên trong trường chúng tôi ai nấy đều mạnh dạn, tự tin trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng của mình. Hầu như 100% giáo viên phụ trách và giáo viên bộ môn có giáo án soạn vi tính , những tiết dự giờ, kiểm ra, thanh tra của trường đều ứng dụng theo công nghệ thông tin.
	Ngoài việc dạy của giáo viên ra thì không thể không nói đến viêc học của học sinh. Hầu hết các em đều đón nhận một tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin một cách đam mê, sôi nổi và thoải mái. Các em tự tin và hứng thú trong giờ học thì chắc chắn các em sẽ tiếp thu bài được tốt hơn.
	 Ví dụ thực tế nhận thấy việc nhận xét của hiệu phó chuyên môn về hai lớp 5b và 5c khi cùng học bài khoa học lớp 5 “ Phòng bệnh sốt xuất huyết” như sau: 
	+ Lớp 5b do đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Chất dạy theo phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin thì lớp học sôi nổi, học sinh nhận biết được các dấu hiệu của bệnh rồi triệu chứng của bệnh một cách đầy đủ và chính xác. Hơn nữa các em còn biết liên hệ vào thực tế ở gia đình , ở địa phương mình để đưa ra các cách phòng bệnh một cách thiết thực và có hiệu quả. Không chỉ thế mà các em còn tự tin , mạnh dạn hơn trong việc trình bày trước lớp.
	+ Lớp 5c do đồng chí Hoàng Thị Hiển dạy theo phương pháp truyền thống thì thấy lớp học trầm hơn. Mặc dù các em cũng nhận biết được dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rồi đến cách đề phòng nhưng không cụ thể mà nêu chung chung, rồi phần trình bày của các em thì không rõ ràng , nói nhỏ, cô gọi mãi mới đứng dậy trả lời và nhừng như không được tự tin cho lắm. Khi đó giáo viên lại mất thêm thời gian bổ sung, giải thích.
	Nói tóm lại việc dạy và học có ứng dụng công nghệ thông tin luôn dem lại hiệu quả cao và thiết thực cho cả người dạy và người học.Vấn đề này đã được thầy và trò trường Tiểu học Đông Xuân áp dụng và làm rất tốt trong năm học 2011-2012 này. Đây có thể nói là một bước ngoặt rất lớn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 
 ở trường Tiểu học Đông Xuân ngày một vươn xa hơn để tiến tới một trường chuẩn quốc gia trong tương lai.
d.kết quả
	Trong năm học 2011-2012 này bằng sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ giáo viên- nhân viên và các em học sinh trong trường đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường thấy đem lại kết quả như sau:
 	- 100% giáo viên trong nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học.
	- Mở lớp tập huấn về tin học cho giáo viên tại phòng máy vi tính của trường và 100% giáo viên đều tham gia. Đến nay 100% cán bộ- giáo viên trong trường đã thành thạo vi tính và có khoảng 30% cán bộ- giáo viên có chứng chỉ B về vi tính.
 	- Mọi công văn, giấy tờ, dữ liệu thống kê, báo cáo của nhà trường đều nhận và gửi theo địa chỉ Email.
	- 100% giáo viên soạn giáo án cả hai buổi bằng vi tính.
	- Tất cả các tiết dự giờ, thanh tra, thẩm định , thao giảng ở trường giáo viên đều đổi mới phương pháp bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin.
	- Đến hết năm học mỗi giáo viên ( đứng lớp và bộ môn) có trung bình khoảng 3 tiết dạy điện tử đóng góp vào ngân hàng giáo án điện tử của nhà trường. Tổng cộng có khoảng 100 tiết dạy bằng điện tử ở tất các khối lớp . Cụ thể:
	+ Khối 1: Tổng số 10 giáo viên có 30 tiết dạy có UDCNTT.
	+ Khối 2;3: Tổng số 12 giáo viên có 38 tiết dạy có UDCNTT.
	+ Khối 4; 5: Tổng số 8 giáo viên có 30 tiết dạy có UDCNTT.
	- Tham gia ngày hội công nghệ thông tin hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3 đạt giải nhì cấp huyện và được dự thi cấp thành phố.
	- 100% học sinh khối lớp	 3 ; 4 ; 5 tham gia học môn tin học đầy đủ. 
 - Mở được lớp giải toán trên mạng cho học sinh ở cấp trường thu hút nhiều em tham dự ( các em từ khối 1 đến khối 5) trong đó tham dự cấp huyện có 17 em và cấp thành phố là 3 em.
E.Kết luận và đề xuất
1.Kết luận:
	Muốn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đạt kết quả và ngày một cao hơn. Bản thân tôi nhận thấy chúng ta cần:
	- Phải thật sự tâm huyết với nghề , tích cực học hỏi và trau dồi vốn kiến thức cho mình.
	- Nhận rõ được vai trò của công nghệ thông tin trong việc dạy và học.
	- Phải có vốn hiểu biết về tin học, về công nghệ thông tin , tích cực đón nhận và mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của mình.
	- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về tin học khi ở trường hay phòng giáo dục tổ chức . 
	- Học hỏi ở đồng chí, đồng nghiệp trong trường những vấn đề có liên quan đến tin học mà mình chưa hiểu hoặc chưa thành thạo.
	- Đầu tư để nâng cao kiến thức tin học cho mình bằng cách có thể học thêm ở các lớp mở dịch vụ dạy tin học ở ngoài.
	- Ban giám hiệu nhà trường cần nhiệt tình giúp đỡ về cơ sở vật chất cũng như về tinh thần, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi giáo viên cần nhằm phục vụ cho công việc dạy và học.
	- Đối với học sinh phải yêu thích môn tin học và phải tham gia đầy đủ các buổi học tin học ở trường.
2.Đề xuất:
	- Đề nghị cấp trên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn bối dưỡng kiến thức về tin học cho giáo viên . Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động có gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin.
	- Tổ chức giao lưu tin học cho học sinh.
	- Đầu tư thêm cho trường mỗi lớp có một máy chiếu riêng giúp cho việc giảng dạy của giáo viên được thuận tiện.
	Trên đây là một số ý kiến nhận xét của cá nhân tôi trong thực tế mà tôi nhìn nhận thấy và được biết thông qua các hoạt đông, các phong trào mà trường đã tham gia và đạt được kết quả trong năm học này. Tuy nhiên với góc độ là một giáo viên , công việc chính là giảng dạy nên những điều mà tôi đã nêu và trình bày trong bản sáng kiến này chắc chắn sẽ không đầy đủ và phần nào đó còn hạn chế. Rất mong quý ban đọc, nhận xét, bổ sung và đóng góp ý kiến để bản sáng kiến này của tôi được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Tôi mong rằng khi nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các quý ban thì trường Tiểu học Đông Xuân không chỉ dừng lại ở những kết quả nêu trên mà chắc chắn sẽ bước tiến xa hơn để nhanh chóng đạt “ Trường chuẩn quốc gia.”
	Tôi xin trân thành cảm ơn !
	Tôi xin cam đoan sáng kiến trên là của chính bản thân tôi tự viết và đã được áp dụng ở trường Tiểu học Đông Xuân trong năm học này, không sao chép của ai.
 Đông Xuân ngày 15 tháng 5 năm 2012
 Người thực hiện
 Cao Thị Hiền
ý kiến đánh giá xếp loại 
của hội đồng khoa học nhà trường
..
ý kiến đánh giá xếp loại 
của hội đồng khoa học cấp trên.
.

File đính kèm:

  • docSkkn_LS5_AnTDa.doc
Sáng Kiến Liên Quan