Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả
1. Cơ sở lí luận của nghiên cứu
Môn Lịch sử là một bộ môn có tầm quan trọng rất lớn trong việc đào tạo nhân cách, thế hệ trẻ Việt Nam có truyền thống yêu nước và có trách nhiệm xây dựng đất nước.
Khi phát hiện các em có vốn kiến thức về môn lịch sử, có tinh thần đam mê và thích môn sử. Song các em cần phải có phương pháp học tập thì mới có khả năng đạt thành tích cao. Do đó tôi đưa ra một số “Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả”.
2. Thực trạng học sinh
Trong năm học 2014-2015, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của môn lịch sử trường trung học phổ thông Võ Văn Kiệt xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần chăm lo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Phần lớn học sinh đã xác định đúng vai trò trách nhiệm của mình trong việc học bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nhiều học sinh đã nổ lực phấn đấu trong học tập và tham gia thi học sinh giỏi chất lượng và số lượng học sinh giỏi của bộ môn ngày càng được khẳng định.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những công tác mũi nhọn và quan trọng trong nhà trường phổ thông, nhằm bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực góp phần phục vụ cho những đơn vị nghiên cứu lịch sử, các nhà lãnh đạo, quản lí ở địa phương, đất nước. Bồi dưỡng học sinh giỏi được xem là một trong những hoạt động dạy và học mang tính đặc thù cao; đòi hỏi giáo viên phải đầu tư sâu về chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy; học sinh phải có năng khiếu, học phải giỏi về bộ môn. Trong những năm qua công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi được Ban Giám Hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ bộ môn trường THPT Võ Văn Kiệt quan tâm và tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy. Do đó góp phần cho bộ môn lịch sử đạt kết quả cao, nên tôi chọn đề tài này, một mặt đưa ra một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời áp dụng trong tổ để đạt nhiều thành tích cao hơn. Với thành tích đạt được trong thời gian qua. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn là giải pháp để kích thích học sinh yêu thích học tập môn lịch sử. 2. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi bậc trung học phổ thông của bộ môn lịch sử. Dùng cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp dạy học. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của nghiên cứu Môn Lịch sử là một bộ môn có tầm quan trọng rất lớn trong việc đào tạo nhân cách, thế hệ trẻ Việt Nam có truyền thống yêu nước và có trách nhiệm xây dựng đất nước. Khi phát hiện các em có vốn kiến thức về môn lịch sử, có tinh thần đam mê và thích môn sử. Song các em cần phải có phương pháp học tập thì mới có khả năng đạt thành tích cao. Do đó tôi đưa ra một số “Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả”. 2. Thực trạng học sinh Trong năm học 2014-2015, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của môn lịch sử trường trung học phổ thông Võ Văn Kiệt xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần chăm lo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phần lớn học sinh đã xác định đúng vai trò trách nhiệm của mình trong việc học bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều học sinh đã nổ lực phấn đấu trong học tập và tham gia thi học sinh giỏi chất lượng và số lượng học sinh giỏi của bộ môn ngày càng được khẳng định. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 3. 1. Công tác phát hiện. Việc phát hiện được theo dõi từ đầu lớp 10 là cở sở để tuyển chọn được đội tuyển học sinh giỏi. + Giáo viên nắm được kết quả điểm thi HSG của học sinh + Dựa vào bài kiểm tra đầu tiên để phát hiện kiến thức, kỹ năng làm bài của học sinh. + Chọn những học sinh phải đam mê, yêu thích bộ môn Lịch sử, tính cần cù, chăm chỉ trong học tập, có kiến thức lịch sử, sáng tạo trong học tập nên các em đầu tư nhiều. 3. 2. Về công tác bồi dưỡng: * Xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng: + Giáo viên phải là người biết cách truyền thụ cho học sinh lòng đam mê, yêu thích bộ môn, thấy được tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử đối với đất nước, ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”biết khơi nguồn sáng tạo và đặt biệt giáo viên phải giỏi chuyên môn, chịu khó đầu tư bồi dưỡng kiến thức, có cách dạy hay, biết dạy học sinh phát triển tư duy, sáng tạo trong học tập. + Chọn giáo viên có năng lực để tham gia bồi dưỡng, chú ý lực lượng kế thừa. + Mỗi giáo viên nên phụ trách từng mảng chuyên đề để dề nghiên cứu và dạy có chất lượng ( chẳng hạn như chuyên phần Lịch sử Việt Nam riêng, chuyên phần Lịch sử thế giới riêng). Chuyên đề Giáo viên bồi dưỡng - Chuyên đề 1: Lịch sử chống xâm lược phương Bắc Cô: Võ Thị Kim Loán - Chuyên đề 2: Lịch sử chống xâm lược phương Tây Thầy: Lê Trọng Khương - Chuyên đề 3: Lịch sử Việt Nam thời kì từ năm 1919 đến năm 1945 Thầy: Lê Văn Trào + Giáo viên giảng dạy được phân công bồi dưỡng theo suốt 3 năm để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp, hiểu được năng lực của học sinh và từ đó giáo viên sẽ đầu tư nghiên cứu kiến thức theo hệ thống, có kế hoạch bồi dưỡng, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm. + Giáo viên cần thường xuyên cập nhật tài liệu liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phải chủ động đi trước học sinh một bước, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, trả lời các câu hỏi với học sinh. * Dành thời gian cho hoạt động học tập: + Thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi đã vượt hơn với mức thời gian quy định của nhà trường, phải bồi dưỡng liên tục, không nên dồn ở tháng cuối trước khi thi. * Cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần có những giải pháp sau: Dạy chắc kiến thức cơ bản và sau đó mới dạy kiến thức nâng cao. Do vậy học sinh sẽ nắm được kiến thức một cách vững chắc. Chẳng hạn như các em phải trình bày hoặc nêu lại được một sự kiện Lịch sử đã học. Ví dụ: Giáo viên cung cấp cho học sinh theo trình tự mảng kiến thức như sau: - Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc k.c chống xâm lược Tống (1075-1077). - Khi nắm được nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) và sau đó giáo viên cung cấp cho học sinh nắm được các chiến thắng Tốt Động- Chúc Động , chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang diễn ra trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nhiệm vụ đặt ra đối với phong trào Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đầu 1785, nghĩa quân đánh tan quân xâm lược Xiêm Rồi tiếp đó, tiến quân ra Đàng Ngoài tiêu diệt tập đoàn phong kiến “ Lê- Trịnh”, với chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh bại quân Thanh. - Những hoạt động trong buổi đầu tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 1911-1918; nghĩa hoạt động trên; nét mới trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. - Cải cách tiêu biểu nửa sau TK XIX: Hoàn cảnh; những đề nghị cải cách; các đề nghị không được thực hiện, vì sao không được thực hiện? * Cần chú trọng các dạng câu hỏi và kỹ năng làm bài cho học sinh Đối với học sinh giỏi sử phải có kiến thức tổng hợp, có năng lực xâu chuỗi vấn đề, một sự “uyên thâm” nhất định, phù hợp với trình độ và yêu cầu của học sinh. Chú ý đến câu hỏi tư duy. Thông thường câu hỏi tư duy hướng vào trọng tâm của từng sự kiện đã học. Chẳng hạn như các em phải phân tích, đánh giá, so sánh, nhận định, rút ra bài học kinh nghiệm của một sự kiện Lịch sử đã học. Ví dụ: - Câu hỏi tái hiện lại kiến thức đã học: Trình bày tình hình, nội dung và mục đích giáo dục ở nước ta TK X-XV (Lý-Trần-Lê sơ). - Câu hỏi phân tích: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV. - Câu hỏi đánh giá: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và Thanh. - Câu hỏi so sánh: So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý- Trần. - Câu hỏi rút ra bài học kinh nghiệm: Những cuộc kháng chiến chống xâm lược TK X-XV đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này. - Câu hỏi nhận định: Có ý kiến cho rằng: Việc nước ta rơi vào tay Pháp là không tất yếu, trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà nguyễn. Em có đồng ý không? Tại sao?. - Câu hỏi chứng minh: Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. - Câu hỏi liên hệ thực tế: Qua thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, em hãy cho biết cách mạn Việt Nam đã học tập được gì từ cách mạng Tháng Mười Nga. - Câu hỏi hệ thống lại sự kiện về quá trình xâm lược VN của thực dân Pháp Thời gian Hành động của Pháp Thái độ của triều đình Huế Hành động của nhân dân 1858 1859 1860 1873 1883 1884 - Câu hỏi nhân vật lịch sử gắn liền với địa danh diễn ra cuộc khởi nghĩa đó. Tên cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Địa bàn hoạt động Khởi nghĩa Trương Định Gia Định, Tân Hòa, Tân Phước Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực Vàm Cỏ Đông, Hòn Chông, Kiên Giang, Phú Quốc, Khởi nghĩa Trương Quyền Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân Tân An, Mỹ Tho Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên tổ chức giải một số bộ đề tham khảo để học sinh thấy những bước làm bài hay và rút ra bài học cho quá trình thi sau này. Lời khuyên của giáo viên, đôn đốc, động viên các em học tập, giúp các em củng cố niềm tin vào khả năng của mình, từ đó sẽ đi đến thành công. C. KẾT LUẬN: * Hiệu quả Với những nội dung được trình bày trong đề tài, đã được áp dụng nhiều năm trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi rất thành công ở lớp 10,11,12. Riêng bản thân tôi bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2014-2015: Năm học 2014-2015 Khối 10 Khối 11 Khối 12 1 Ba, 1 KK 3 KK 1 Nhì, 1 Ba, 1 KK * Bài học thực tế Trong năm học 2014-2015 môn lịch sử của Trường THPT Võ Văn kiệt và bản thân tôi đạt thành tích rất cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Do đó với những giải pháp trong chuyên đề này đã áp dụng thành công ở bộ môn, sẽ tiếp tục áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt thành tích cao về chất lượng ở cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia. * Kiến nghị Ban giám hiệu tạo điều kiện cho học sinh nếu được vào đội tuyển lớp 10 thì sẽ tiếp tục trong đội tuyển đến lớp 11,12. Phước Long, ngày 19 tháng 4 năm 2015 Người thực hiện LÊ VĂN TRÀO TÀI LIỆU THAM KHẢO -Tài liệu tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi năm 2010 của Sở Giáo dục và đào tạo Bạc Liêu. -Tuyển tập đề thi Olympic-NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 và năm 2014 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Kết quả chấm điểm:/ 100 điểm a) Về nội dung: - Tính mới:./ 30 điểm - Tính hiệu quả:../ 35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn:./ 20 điểm - Tính khoa học:../ 10điểm b) Về hình thức:./ 05 điểm 2. Xếp loại: . Phước Long , ngày 21 tháng 4 năm 2015 CHỦ TỊCH HĐKH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Kết quả chấm điểm:/ 100 điểm a) Về nội dung: - Tính mới:./ 30 điểm - Tính hiệu quả:../ 35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn:./ 20 điểm - Tính khoa học:../ 10điểm b) Về hình thức:./ 05 điểm 2. Xếp loại: . Phước Long , ngày 21 tháng 4 năm 2015 CHỦ TỊCH HĐKH
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_co_h.doc