Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10

 Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết TW 2 khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.

 Do mục tiêu dạy học thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Mặt khác nội dung dạy học cũng không thể cố định cho mọi giai đoạn phát triển của đất nước mà cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mục tiêu. Phương pháp dạy học là cách thức, con đường để tác động vào nội dung nhằm đạt mục tiêu. Do đó tất yếu phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bộ môn công nghệ kĩ thuật nông nghiệp nói riêng cũng luôn thay đổi.

Một phương pháp dạy học nào đó được sử dụng do nhiều yếu tố quy định như: trình độ sư phạm của giáo viên, trình độ phát triển tâm sinh lí của học sinh, do tiến bộ kĩ thuật công nghệ thông tin, dẫn đến phải cải tiến hoàn thiện để có phương pháp dạy học tương đối hợp lí với từng nội dung và trong từng thời điểm.

Phần kỹ thuật nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong chương trình phổ thông và là phần chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình công nghệ lớp 10. Nó không chỉ quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có giá trị lớn về mặt thực tiễn đời sống và sản xuất. Nước ta có tới 70% dân số làm nông nghiệp. Vì vậy cần phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về nông nghiệp để các em học sinh có thể vận dụng và phát huy những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học bộ môn công nghệ nói chung phần công nghệ kỹ thuật nông nghiệp nói riêng ở trường phổ thông chưa được chú trọng. Giáo viên và học sinh đều coi đó là môn phụ, không thi tốt nghiệp, nên việc dạy-học chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên chưa chú trọng đến việc giảng dạy và soạn giáo án, nên không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trong giờ học sinh còn mất trật tự hoặc làm việc riêng. Vì vậy nên kết quả học tập môn học của học sinh chưa cao.

 

doc30 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7716 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dẫn đối với học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn có cơ hội làm quen với nhiều kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung và hình thức trình diễn trên máy vi tính phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.
2.4. Đặc điểm trí tuệ của học sinh phổ thông
 Thời kì này các chức năng của não đã phát triển đầy đủ, học sinh phổ thông có khả năng thực hiện các thao tác tư duy lí luận trìu tượng và phức tạp; đồng thời óc nhận xét và phê phán cũng phát triển.
Do đó, học sinh THPT có đủ khả năng trong việc tiếp cận và sử dụng máy vi tính như một phương tiện học tập hữu hiệu nhằm khai thác, mở rộng và tìm hiểu sâu hơn về kiến thức môn công nghệ cũng như các môn học khác.
Tuy nhiên năng lực tư duy của học sinh THPT chưa đạt đến mức hoàn thiện như người trưởng thành, vì vậy vai trò định hướng của người GV là rất quan trọng.
3. Chương trình công nghệ lớp 10 trong hệ thống chương trình công nghệ phổ thông
Công nghệ là môn khoa học ứng dụng. Nghiên cứu việc vận dụng những quy luận tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Công nghệ 10 sẽ giúp các em học sinh là quen với một số ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học, kinh tế học trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản chế biến sau thu hoạch và trong tạo lập doanh nghiệp.Chương trình công nghệ 10 được chia ra làm 2 phần: 
- Phần 1. Nông, lâm, ngư, nghiệp. Phần này là nội dung chủ yếu của môn học. Được chia làm 3 chương, 48 bài,. Tuy nhiên theo phân phối chương trình của tỉnh Vĩnh Phúc các em được giảm tải chương 1. 
- Phần 2. Tạo lập doanh nghệp. Phần này gồm 2 chương.
 Đề tài dược tiến hành nghiên cứu ở chương 2, bài 34.
4. Sử dụng những đoạn phim về khuyến nông vào dạy học bài 34. “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản” – Công nghệ 10.
- Tiết 15 – Bài 34: tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản (tiết 1)
 Nội dung phần I- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi
Sử dụng đoạn phim “ Xây dựng bioga ở trang trại chăn nuôi”
Tiết 16- Bài 34: tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản (tiết 2)
Nội dung phần II- Chuẩn bị ao nuôi cá
Sử dụng đoạn phim “ Kĩ thuật chuẩn bị ao, làm ao, ương nuôi cá giống, thủy sản, bệnh thủy sản”
GIÁO ÁN
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 15 - Bài 34:Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản(tiết1)
I. Mục tiêu
	Sau khi học xong bài này HS cần phải
1. Kiến thức:
- Nêu được một số yêu cầu kĩ thuật khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
- Nêu được tầm quan trọng và phương pháp xử lí chất thải chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi..
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
- Rèn luyện kĩ năng trình bày
3. Thái độ:
- Say mê hứng thú với môn học
- Xây dựng ý thức biết bảo vệ môi trường sống tốt cho vật nuôi và thủy sản cũng như của con người để có cuộc sống an toàn và bền vững
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nội dung: - Đọc kĩ nội dung Sgk và SGV
	 - Tham khảo thêm các tài liệu có nội dung liên quan
	 - Bài giảng powerpoint 
- Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu, loa máy tính.
	2. HS:
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học
- Sưu tầm một số tranh ảnh về chuồng trại chăn nuôi ở địa phương
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp
- Sử dụng đồ dùng trực quan
- Thuyết trình giảng giải
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sĩ số: Phát vấn lớp trưởng
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 
1. Trình bày cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi?
2. Trình bày nguyên lí của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn cho vật nuôi? Trình bày quy trình và cho biết tác dụng của việc lên men thức ăn?
3. Trình bày quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn cho vật nuôi? Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn cho vật nuôi?
3. Bài mới:
Hđ1: Tìm hiểu một số yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi
Hđ của GV và HS
Nội dung bài học
- Y/cầu HS quan sát h 34.1 - Sgk và hỏi:
1. Khi xdựng chuồng trại chăn nuôi cần qtâm đến những ytố nào?
- HS suy nghĩ trả lời
2. Để xây dựng chuồng nuôi gia súc, gia cầm việc đầu tiên cần phải làm là gì?
- HS suy nghĩ trả lời 
3. Hướng chuồng thế nào là thuận lợi nhất?
4. Tại sao nền chuồng phải làm dốc?
5. Trong kiến trúc xây dựng phải chú ý những khâu kĩ thuật nào?
- Yêu cầu HS quan sát các kiểu chuồng nuôi trong Sgk và đặt câu hỏi
6. Các yêu cầu kĩ thuật nào của chuồng trại chăn nuôi đã được thể hiện trong hình và những yêu cầu nào chưa được thể hiện?
- HS suy nghĩ trả lời
- GVKL
I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi:
1. Một số yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi:
- Địa điểm xây dựng:
 + Không gây ô nhiễm môi trường
 + Thuận lợi về giao thông
 + Hạn chế tác động có hại cho vật nuôi (tiếng ồn, dịch bệnh...)
- Hướng chuồng:
 + Mặt quay về hướng Đông Nam để tận dụng ánh sáng và gió mát
 + Lưng quay về hướng Tây Bắc để tránh gió Bắc và ánh nắng hướng Tây.
- Nền chuồng:
 + Có độ dốc vừa phải, không đọng nước
 + Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp
- Kiến trúc xây dựng:
 + Thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lí
 + Phù hợp với vật nuôi
 + Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh
Hđ 2: Tìm hiểu việc xử lí chất thải chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
- GV yêu cầu HS đọc mục I.2 - Sgk 
1. Tại sao phải xử lí chất thải chăn nuôi? Ở gia đình em chất thải chăn nuôi được xử lí như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV: cho HS xem đoạn phim :“ Xây dựng bioga ở trang trại chăn nuôi” yêu cầu HS thảo luân câu hỏi:
+ Công nghệ bioga là gì?
+ Tại sao nói xử lí chất thải bằng công nghệ bioga là phương pháp tối ưu hiện nay?
+. Nguyên lí của công nghệ biôgas là gì? 
+ Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng bioga?
- GV giải thích thêm: Nếu gia đình chỉ chăn nuôi số lượng ít vật nuôi như lợn, trâu bò thì xử lí ủ phân để bón ruộng, còn nuôi công nghiệp có hàng chục, hàng nghìn gia súc gia cầm thì xử lí như thế nào có lợi nhất?
- GV KL
2. Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
a. Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải: 
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
- Tận dụng sản phẩm từ các chất thải là khí ga để phục vụ đun nấu ở gia đình
b. Phương pháp xử lí chất thải:
Sử dụng bể lên men vi sinh vật yếm khí sinh ga (công nghệ biôgas). Hệ thống gồm:
1. Bể nạp chất thải: là một hố ga để lứng đọng chất thải
2. Bể chứa chất thải: liên hệ trực tiếp với bể nạp chất thải
3. Bể chứa khí do phân huỷ chất thải đưa từ bể phân huỷ sang gọi là bể điều áp
4. Hệ thống ống dẫn khí đến nơi sử dụng
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Tạo nguồn nguyên liệu cho nhu cầu sinh hoạt
- Tăng hiệu quả nguồn phân bón ch trồng trọt
4. Củng cố:
- GV cho học sinh chơi trò chơi ô chữ đã thiết kế ở bài giảng poworpoint
- GV dùng sơ đồ câm hình 34.1 và 34.4 kết hợp với câu hỏi cuối Sgk để củng cố
5. Dặn dò:
- Dặn dò: Đọc trước bài 34 trong Sgk và trả lời câu hỏi cuối bài.
IV: Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-------------------------**********------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 16 - Bài 34:Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản (tiết 2)
I. Mục tiêu
	Sau khi học xong bài này HS cần phải
1. Kiến thức:
- Hiểu đước các tiêu chuẩn của ao nuôi cá.
- Hiểu và giải thích được các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
- Rèn luyện kĩ năng trình bày
3. Thái độ:
- Say mê hứng thú với môn học
- Xây dựng ý thức biết bảo vệ môi trường sống tốt cho vật nuôi và thủy sản cũng như của con người để có cuộc sống an toàn và bền vững.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nội dung: - Đọc kĩ nội dung Sgk và SGV
	 - Tham khảo thêm các tài liệu có nội dung liên quan
	 - Bài giảng powerpoint 
- Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu, máy tính, loa máy tính.
	2. HS:
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ao nuôi cá ở địa phương
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp
- Sử dụng đồ dùng trực quan
- Thuyết trình giảng giải
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sĩ số: Phát vấn lớp trưởng
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 
1. Trình bày yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi?
2. Vì sao phải xử lí chất thải chăn nuôi? Xử lí chất thải bằng công nghệ biôgas có lợi ích gì?
3. Bài mới:
Hđ1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ao nuôi cá
Hđ của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS đọc mục II - Sgk và hỏi:
- HS suy nghĩ trả lời
1. Mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi cá là gì?
2.Tại sao diện tích càng rộng cá càng chóng lớn?
3.Tại sao độ sâu tốt nhất của nước là 1,8-2m nước?
4.Lớp bùn dưới đáy ao có tác dụng gì?
5. Trong các tiêu chuẩn của ao nuôi cá, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất?
- HS suy nghĩ trả lời
- GVKL
I. Chuẩn bị ao nuôi cá:
1. Tiêu chuẩn ao nuôi cá:
- Diện tích: 0,5 - 1 ha
- Độ sâu và chất đáy
 + Sâu 1,8 - 2 m nước
 + Đáy bằng phẳng, lớp bùn dày từ 20 - 30 cm
- Nguồn nước và chất lượng nước
 + Nguồn nước: có thể chủ động bổ sung và thay nước khi cần
 + Nước không nhiễm bẩn, không có độc tố
 + Có pH thích hợp, có nồng độ oxi hoà tan phù hợp
Hđ 2: Tìm hiểu quy trình chuẩn bị ao nuôi cá
- GV cho HS xem đoạn phim “ Kĩ thuật chuẩn bị ao, làm ao, ương nuôi cá giống, thủy sản, bệnh thủy sản”
Yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi:
+ Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá gồm những bước nào?
+ Công việc cụ thể trong từng bước là gì?
+ Mục đích các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá?
2. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá:
- Bước 1: Tu bổ ao
 + Tu sửa hệ thống lấy và thoát nước
 +Tu sửa bờ ao: Lấp hang hốc quanh bờ ao
- Bước 2: Diệt tạp, khử chua
 + Cải tạo đáy ao: vét bớt bùn, rắc vôi bột, phơi đáy ao
 + Diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt dịch hại, cá tạp.
- Bước 3: Bón phân, gây màu nước
 + Rải đều phân chuồng khắp đáy ao
 + Đặt từng bó phân xanh rải rác trong ao
- Bước 4: Lấy nước vào ao (nước phải lọc qua đăng, lưới để loại cá tạp)
 + Lần 1: mực nước 30 - 40 cm, ngâm từ 5 - 7 ngày
 + Lần 2: mực nước từ 1,5 - đến 2 m
- Bước 5: Kiểm tra nước và thả cá
 + Nước có màu xanh nõn chuối thì thả cá vào
 + Nếu nước chưa có màu xanh nõn chuối thì bón thêm phân vô cơ rồi mới thả cá.
4. Củng cố:
- GV dùng sơ đồ câm hình 34.5 và 34.6 kết hợp với câu hỏi cuối Sgk để củng cố
5. Dặn dò:
- Dặn dò: Ôn tập toàn bộ nội dung chương 2 (từ bài 22 đến bài 34)
IV: Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------**********-------------------------
5.Kết quả thực nghiệm
 Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã sử dụng các đoạn phim về khuyến nông vào dạy tiết 15, 16 bài 34 “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản – Công nghệ 10”. 
Bài này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án:
- Giáo án thực nghiệm có sử dụng bài giảng powerpoint chèn các đoạn phim về khuyến nông.
- Giáo án đối chứng không sử dụng bài giảng powerpoint chèn các đoạn phim về khuyến nông.
Sau khi dạy xong bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng hệ thống câu hỏi (đề kiểm tra 15 phút).
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
5.1. Kết quả định lượng
- Lớp đối chứng (ĐC): 10A2, 10A3
- Lớp thực nghiệm (TN): 10A1, 10A5
Lớp
Số HS
Số học sinh đạt điểm xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp ĐC
10A2
35
0
0
1
2
9
10
6
4
3
0
10A3
36
0
1
2
3
6
9
7
5
3
0
Lớp TN
10A1
37
0
0
0
0
4
7
10
8
6
2
10A5
36
0
0
0
3
3
6
9
10
5
0
Bảng 1. Bảng tần suất
Lớp
Số HS
Số học sinh đạt điểm xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp ĐC
10A2,3
71
0
1
3
5
15
19
13
9
6
0
Lớp TN
101,5
73
0
0
0
3
7
13
19
18
11
2
Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suất
xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp ĐC (%)
0
1,41
4,22
7,04
21,12
26,76
18,31
12,67
8,45
0
Lớp TN (%)
0
0
0
4,11
9,59
17,80
26,03
24,65
12,33
2,73
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất
Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ phân phối tần suất giữa thực nghiệm và đối chứng
 Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh 2 lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn. 
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống như thông báo, giải thích nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo viên.
5.2. Kết quả định tính
Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:
- Ở 2 lớp đối chứng: 
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính độc lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK hoặc vở ghi của giáo viên.
+ Nhiều khái niệm các em chưa hiểu sâu nên trình bày chưa chính xác, thiếu chặt chẽ.
+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng khái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng chưa nhiệt tình.
Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lô gic, chặt chẽ.
- Ở 2 lớp thực nghiệm:
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ
+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ
+ Độc lập nhận thức
+ Đa số các em có khả năng vận dụng những kiến thức từ những đoạn phim vào nội dung của bài đã học.
+ Các em tham gia thảo luận rất nhiệt tình, với tinh thần say mê, hào hứng, không khí giờ học thoải mái.
+ Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài họ, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt.
5.3. Kết luận chung về thực nghiệm
Với kết quả thực nghiệm này, tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào khả năng ứng dụng CNTT đặc biệt sử dụng các đoạn phim về khuyến nông vào giảng dạy công nghệ 10.
Qua thực nghiệm dạy học có ứng dụng CNTT, chúng tôi nhận thấy:
 - Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và hiệu quả cao hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt hơn.
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua việc dạy học có ứng dụng CNTT, HS trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho nhau tạo không khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của HS.
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với thực tiễn nhiều hơn.
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên tôi chưa thực hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực nghiệm chắc chắn chưa phải là tốt nhất.
Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, việc ứng dụng CNTT đặc biệt là sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong giảng Công nghệ 10 là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận chính sau:
- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ƯDCNTT và sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong dạy học Bài 34. “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản - Công nghệ 10”. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm và một số lưu ý khi ƯDCNTT và sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong dạy học Bài 34. “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản - Công nghệ 10”. 
 - Thiết kế và sử dụng bài giảng powerpoint có chèn các đoạn phim về khuyến nông trong dạy học Bài 34. “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản - Công nghệ 10”.
- Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 10A1, 10A5. Những kết quả bước đầu đã đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong dạy học công nghệ 10 . Từ đó kết luận việc sử dụng các đoạn phim về khuyến nông đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Công nghệ 10.
- Trong dạy học hiện nay việc sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong dạy học Công nghệ 10 theo hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng rộng rãi.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần phát huy tối đa vai trò của CNTT trong dạy học.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ƯDCNTT trong giảng dạy môn công nghệ giữa các trường THPT.
- Cần nghiên cứu sử dụng các đoạn phim về khuyến nông để phù hợp đối với nội dung của từng bài.
- Do trình độ HS nơi nghiên cứu đề tài thấp nên hiệu quả còn hạn chế vì vậy cần nghiên cứu thêm ở những nơi có trình độ HS khá, giỏi để so sánh hiệu quả.
.- Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các đoạn phim về khuyến nông trong dạy học Công nghệ 10, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thiết kế bài giảng để tạo cho học sinh hứng thú và học tập tốt hơn.
- Ngoài ra có thể nghiên cứu áp dụng việc sử dụng các đoạn phim về khuyến nông để thiết kế bài giảng trong các bài khác thuộc chương 2 “chăn nuôi thủy sản đại cương”. Do thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó tôi kính mong nhận được sự góp ý của quý vị để đề tài dần hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Vĩnh Tường, ngày 20 tháng12 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Đào Thái Lai, 2006 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam)
2. Nguyễn Việt Dũng (chủ biên)- Nguyễn Trường Sinh-Hoàng Đức Hảỉ (2000);"thực hành thiết kế trang web microsoft Front page 2000,NXB giáo dục.
Nguyễn Phúc Chỉnh, 2007; "Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học ", NXB giáo dục.
Trương Ngọc Châu, 2005, "Thiết kế giáo án trên máy tính" NXB giáo dục.
Trần Trung, "Web và dạy học toán các trường THPT dân tộc nội chú dự bị đại học. Tạp chí khoa học tập XXXIV, số 2A-2005, bộ GD-ĐT trường ĐH Vinh.
SỞ GD $ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG: THPT VĨNH TƯỜNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: 
	Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng những đoạn phim về khuyến nông trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
Môn/nhóm môn:Công nghệ
Tổ bộ môn: Hóa- Sinh- Thể dục- KTNN
Mã: 62
Người thực hiện: Chu Thị Thanh Nhàn
Điện thoại: 0987600234 Email: thanhnhan198x@gmail.com
Tháng 12 năm 2014

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan