Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám” trong giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại

Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT Tấm Cám theo đặc trưng thi pháp thể loại

7.2.1.1. Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách định nghĩa quan niệm khác nhau. Theo từ điển tiếng việt phổ thông: kỹ năng hiểu một cách chung nhất là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

Có quan niệm cho rằng: kỹ năng đồng nghĩa với việc nắm vững các cách thức của hành động, quan niệm khác lại cho là: kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của con người. Nguyễn Thanh Hùng quan niệm kỹ năng là kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiểu biết - năng lực và những thao tác tri giác của chủ thể hoạt động trong một lĩnh vực.

Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng. Tóm lại có thể hiểu, kỹ năng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức và kỹ thuật hành động, là sự thực hiện có kết quả một hành động theo một yêu cầu, mục đích nhất định.

* Kỹ năng tiếp nhận văn học

Theo từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo.

Trong thực tiễn nghiên cứu và dạy học có một số khái niệm được sử dụng với nội hàm tương đương tiếp nhận, chẳng hạn “lĩnh hội” hay “cảm thụ”. Khái niệm lĩnh hội dễ gợi hàm ý thụ động. Khái niệm “cảm thụ” thường gắn với việc thưởng thức các tác phẩm văn chương hình tượng bởi nó yêu cầu có sự tham gia của nhiều yếu tố, năng lực đọc văn đặc thù như cảm xúc, tưởng tưởng, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể hiểu, kỹ năng tiếp nhận tác phẩm văn học nhà trường là sự thực hiện linh hoạt, sáng tạo, có kết qủa các thao tác theo một trình tự hợp lí để tiếp cận, khám phá thưởng thức giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học trong nhà trường trên cơ sở các tri thức về tác giả, tác phẩm và các tri thức khác có liên quan.

Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một trong ba mục tiêu của dạy học nói chung, dạy văn nói riêng. Để hoạt động tiếp nhận văn chương của học sinh mang tính tích cực, chủ động, linh hoạt và hiệu quả.

* Kỹ năng đọc hiểu

Từ trước đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem là một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của người học. Đó là một trong những công cụ quan trọng để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng. Chương trình Ngữ văn những năm gần đây được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản không đơn giản chỉ là hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức về nội dung của văn bản mà còn phải hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu cho người học. Đọc là tiến trình tạo nghĩa từ văn bản viết. Trong quá trình tạo nghĩa từ văn bản, người đọc kết hợp những gì họ biết về thế giới, về đề tài của văn bản, về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, và cái cách mà ngôn ngữ nói có liên quan đến những ký tự, từ ngữ, yếu tố hình ảnh và những kí hiệu trên trang sách. Để người học có thể phát huy tối đa vai trò của mình thì các nhà giáo dục phải xây dựng được một môi trường giáo dục giúp học sinh có thể sử dụng năng lực tư duy ở mức tối đa. Môi trường ấy sẽ được xây dựng bằng các hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống câu hỏi là công cụ quan trọng để “kích hoạt” và dẫn dắt những hoạt động tương tác đó. Việc sử dụng câu hỏi trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, phán đoán, suy luận, đánh giá và giải quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng vừa rèn luyện tư duy

 

doc41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám” trong giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống VH của dân tộc qua di sản văn học.
	- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian. 
	- Nhận thức được lẽ sống của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng
	-Tình yêu đất nước, tinh thần cảnh giác trong bảo vệ tổ quốc. xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
	- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, gia đình là động lực để vượt qua mọi khó khăn.
	- Bồi dưỡng ý thức trọng danh dự, tâm hồn giàu tình yêu thương, đức hi sinh.
-Giáo dục tâm hồn nhân đạo, lạc quan: Yêu cái thiện, căm ghét cái ác, có niềm tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa.
4. Năng lực
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện dân gian. Nhận biết một số đặc điểm cơ bản.
- Biết cách đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự có các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận và chuyển đổi ngôi kể.
- Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Biết tóm tắt các văn bản tự sự theo nhân vật chính.
-Trình bày thuyết trình kết hợp với giới thiệu, trao đổi thảo luận, đóng kịch trước tập thể.
-Nghe được nội dung trình bày.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: tranh ảnh minh họa
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Ổn định lớp: 
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Kiểm diện
10C
15,16,17
20/10/2017
Vắng 0
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động khởi động
- GV Cho học sinh nghe / xem video Bống bống bang bang..
HS: Xem video, trả lời câu hỏi
GV: Đặt câu hỏi: 
+ Bài hát trên gợi cho em nhớ tới câu chuyện cổ tích nào?
+ Qua bài hát trên, em hiểu gì về nhân vật Tấm?
- GV dẫn vào bài mới: Vậy con đường đến với hạnh phúc của Tấm đã trải qua những khó khăn gì, chúng ta sẽ tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám
 - HS nhận ra được bài hát trên gợi nhớ tới câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
- Bài hát trên nói về con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
– Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích, bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám. 
– Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. 
– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. 
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
– Các bước thực hiện: 
* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện cổ tích 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS trả lời câu hỏi, tóm lại những ‎ nét chính về truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kì.
HS  khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại truyện cổ tích 
a. Khái niệm:
- TCT là tác phẩm tự sự dân gian, cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
b. Phân loại: truyện cổ tích được chia thành ba loại:
- Truyện cổ tích về loài vật: 
- Truyện cổ tích sinh hoạt: 
- Truyện cổ tích thần kì: Có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Nội dung: phản ánh mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn xã hội dưới dạng xung đột thiện ><xấu
- Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
GV: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? 
Em hãy tóm tắt khái quát và nêu bố cục của truyện cổ tích này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS trả lời câu hỏi, tóm tắt truyện Tấm Cám và trình bày bố cục.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức
2. Truyện cổ tích Tấm Cám
- Thuộc loại cổ tích thần kì.
- Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Ví dụ như Cô Lọ Lem (Pháp), Chiếc hài cườm pha lê (Đức), Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc). Dù tên gọi khác nhau nhưng chúng có điểm chung về nội dung là: 
+ Phản ánh số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh. 
+ Thể hiện ước mơ về sự công bằng, dân chủ, hạnh phúc.
- Đọc
 - Tóm tắt: bằng sơ đồ tư duy
- Bố cục:
Truyện Tấm Cám có hai phần, ứng với hai đoạn đời của nhân vật Tấm cũng là hai giai đoạn của cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám
+ Phần 1: Thân phận của Tấm – cô gái mồ côi và con đường đến với hạnh phúc của cô
+ Phần 2: Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm để giành lại sự sống và hạnh phúc.
Hai phần của truyện đều thể hiện quan niệm sống của nhân dân: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” 
GV Đặt câu hỏi: tìm những chi tiết quan trọng nói về hoàn cảnh và thân phận của Tấm?
- HS đọc và tìm trong SGK.
- HS trả lời.
- Nhận xét về thân phận của Tấm?
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số nhân vật có thân phận tương đồng với Tấm.
- HS trả lời.
(HẾT TIÊT 1)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh và thân phận Tấm
- Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ.
- Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm còn bé, sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết => cô gái mồ côi đáng thương.
- Tấm phải ở với dì ghẻ (là mẹ của Cám). Dì ghẻ là người rất cay nghiệt => Tấm phải khổ sở.
- Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả , hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa, giã gạo mà không hết việc.
- Cám thì được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng
-> sự đối xử bất công của dì ghẻ đối với Tấm.
=> Tấm là cô gái mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi.→ Thân phận hẩm hiu, nhỏ bé, bất hạnh. 
→ Tấm thuộc kiểu nhân vật mồ côi và con riêng (tương đồng với thân phận của các nhân vật anh Khoai trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt, người em trong truyện Cây khế)
TIẾT 2
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
Người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như bụt cũng tan nát lòng.
Truyện cổ tích “Tấm Cám” đã phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong XH xưa. Vậy cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác diễn ra ntn? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Tìm hiểu mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
- Chia lớp thành 4 nhóm. 
- Giao nhiệm vụ: Những sự việc tiêu biểu thể hiện mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám?
- Phát phiếu và yêu cầu các nhóm: 
+ Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí.
+ Trao đổi theo nhóm
+ Hoàn thiện phiếu học tập 
Sự việc
Hành động của Tấm
Hành động của mẹ con Cám
Đi bắt tép để được thưởng yếm đào
Nuôi cá bống
Đi dự hội
Thử giày
Nhận xét
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức 
- GV nêu câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về cách phản ứng của Tấm trước những thủ đoạn của mẹ con Cám?
? Nhờ đâu Tấm tìm được hạnh phúc cho mình?
- HS trả lời
- GV giao nhiệm vụ tìm hiểu về yếu tố thần kì:
+ Gồm những yếu tố nào?
+ Xuất hiện vào khi nào, để làm gì?
+ Vai trò?
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá
(HẾT TIẾT 2)
II. Đọc hiểu văn bản
2. Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm với mẹ con Cám
a. Chặng 1: Khi Tấm còn ở nhà:
- Đó là mâu thuẫn giữa:
+ Tấm >< dì ghẻ (con chồng – dì ghẻ)
+ Tấm >< Cám (Chị em cùng cha khác mẹ)
=> Mâu thuẫn gia đình. Mâu thuẫn thể hiện qua những sự việc, chi tiết sau:
Sự việc
Hành động của Tấm
Hành động của mẹ con Cám
Đi bắt tép để được thưởng yếm đào
Chăm chỉ bắt tép, bắt được đầy 1 giỏ
Lừa Tấm để lấy giỏ tép
Nuôi cá bống
Chăm chút, bầu bạn cùng cá bống
Lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, giết bống.
Đi dự hội
Nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo.
Trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt
Thử giày
Hồn nhiên
Tham vọng, hợm hĩnh.
Nhận xét
Hiền lành, chăm chỉ, thật thà.
Gian ngoan, xảo quyệt, luôn tìm cách triệt tiêu mọi niềm vui, niềm hi vọng của Tấm.
độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm.
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn trong gia đình, xoay quanh quyền lợi vật chất, tinh thẫn trong cuộc sống thường ngày
- Tấm phản ứng yếu ớt, cực thân, chỉ biết khóc.
- Mâu thuẫn này được giải quyết bằng sự giúp đỡ của lực lượng thần kì đối với Tấm, Bụt lại hiện lên an ủi, giúp đỡ.
- Cách giải quyết mâu thuẫn đó thể hiện triết lí: ở hiền gặp lành 
-> Tấm hiền lành, chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ: từ cô gái nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường đến với hạnh phúc của Tấm thể hiện triết lí ở hiền gặp lành
* Vai trò của yếu tố thần kì
- Yếu tố thần kì: Bụt, con gà biết nói, con chim sẻ biết nhặt thóc:
+ Luôn xuất hiện đúng lúc.
+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ.
- Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất hạnh trong xã hội.
+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành.
TIẾT 3
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám ở chặng 2 (sau khi Tấm trở thành hoàng hậu)
 GV: Mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển như thế nào ở chặng này ?
 GV: Tấm trải qua những hình thức hóa thân nào?
GV: Thái độ, hành động của Tấm ntn khi ở trong những hình thức hóa thân? So sánh với các phản ứng của cô trong chặng 1?
? Sau mỗi lần Tấm bị giết, em có thấy tác giả dân gian miêu tả tiếng khóc của Tấm như trước ko? Bốn lần hóa thân của Tấm nói lên điều biến đổi gì trong tính cách, sức sống của nhân vật
 Vai trò của các yếu tố thần kì (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị) trong quá trình biến hóa của Tấm?
 ? Trước những hành động độc ác của Cám, vua đều không nói gì. Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh và thân phận Tấm
2. Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm
b. Chặng 2: Sau khi Tấm thành hoàng hậu (Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc)
- Mâu thuẫn: Tấm- Cám và dì ghẻ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, phát triển thành mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, mâu thuãn một mất một còn giữa thiện >< ác.
+ Mẹ con Cám: Tìm đủ mọi cách độc ác hòng tiêu diệt Tấm, chiếm ngôi hoàng hậu, hưởng vinh hoa phú quý.
- Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc: Tấm: 4 lần bị giết " 4 lần hóa thân.
Tấm
Mẹ con Cám
- Tấm trèo cau.
- Tấm biến thành chim vàng anh.
- Tấm thành cây xoan đào.
- Tấm thành khung cửi
-Tấm thành cây thị - quả thị.
- Tấm trở lại thành người, sống hạnh phúc.
- Chặt cây giết Tấm
- Giết vàng anh
- Chặt xoan đào
- Đốt khung cửi
- Bị trừng trị đích đáng.
- Từ một cô gái yếu đuối, thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, bị đày đọa (ở chặng 1)Tấm đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, luôn tìm cách báo hiệu sự có mặt của mình trong các hình thức hóa thân, tuyên chiến với kẻ thù, không chịu chết một cách oan ức trong im lặng.
- Sau mỗi lần Tấm bị giết, người đọc không còn nghe thấy cô khóc nữa. Bốn lần bị giết, Tấm đều tìm cách hoá thân sang kiếp khác và đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, tìm cách rủa mắng, tố cáo tội ác giết chị, cướp chồng của Cám.
 àTấm có một sức sống mãnh liệt.
- Vai trò của yếu tố thần kì:
+ Làm cho cốt truyện phát triển sinh động.
+ Là những vật Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt, triệt để với cái ác giành lại hạnh phúc.
+ Sức sống mãnh liệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật.
+ Thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật nhào nặn qua lí tưởng, thể hiện ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của cái thiện của nhân dân lao động.
- Nhân vật nhà vua: Trước những hành động độc ác của Cám, vua đều ko nói gì => hoàn toàn như người ngoài cuộc, xa vời.
Gv nêu vấn đề để HS tranh luận: Đánh giá hành động của Tấm với mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến: 
- Đồng tình với cách trừng phạt của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng.
- Không đồng tình, cho rằng hành động như thế là trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn.
- Ý kiến của em ?
* Nhận xét hành động của Tấm trừng phạt mẹ con Cám ở cuối truyện 
- Phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật: từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình.
- Thể hiện quan niệm về thiện - ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện của nhân dân.
GV: Truyện Tấm Cám được kể bằng văn xuôi, nhưng có xen lẫn những đoạn văn vần, em hãy liệt kê và nêu tác dụng những đoạn văn vần ấy?
HS thảo luận
GV chốt kiến thức
* Một số đoạn văn vần trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Kể một số đoạn: 
-Tác dụng: giúp người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. Không những vậy, chúng còn góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của người kể với các nhân vật tham gia trong truyện
GV hướng dẫn hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám?
 Yêu cầu HS đọc và học phần ghi nhớ (sgk)
III. Tổng kết
Nội dung
- Bản chất của các mâu thuẫn và xung đột => Giá trị hiện thực-
- Cảm thông trước số phận của người dân lao động.
- Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập, tấn công của cái ác.
- Ước mơ đổi đời -> niềm lạc quan trong cuộc sống => Tinh thần nhân đạo
2. Nghệ thuật
- Cốt truyện ly kì hấp dẫn, khắc hoạ tính cách nhân vật.
- Yếu tố kì ảo: tạo sức hấp dẫn và kết thúc có hậu. 
- Các câu văn vần: giàu chất thơ, khắc sâu cốt truyện. 
Hoạt động luyện tập
GV đặt câu hỏi: 
Câu 1: Theo em, triết lý nào tác giả dân gian gửi gắm vào trong văn bản Tấm Cám?
Câu 2: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
- HS thảo luận nhóm.
- Trình bày, trao đổi, phản biện giữa các nhóm
- Triết lý Ở hiền gặp lành
Gợi ý:
- Thiện là những người có cái tâm trong sáng, đạo đức không làm hại ai cả và luôn luôn giúp đỡ người khác
- Ngược lại với thiện là ác. 
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay:
+ Trong xã hội xưa:
+ Trong xã hội ngày nay:
- Liên hệ bản thân rút ra bài học:
 D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
1. GV hướng dẫn học sinh phân vai diễn kịch trước lớp
2. GV đặt câu hỏi: Nếu ở hoàn cảnh của Tấm, em sẽ có hành động như thế nào trước sự đối xử bất công của dì ghẻ?
- HS đưa ra cách ứng xử của mình.
3. Các phiếu học tập.
1
TẤM CÁM 
Phiếu học tập số 
Hoàn thành sơ đồ theo gợi ý sau: 1a5a ghi vắn tắt chi tiết thể hiện hành động của mẹ con Cám; 1b5b ghi vắn tắt chi tiết thể hiện hành động của Tấm 
Kết truyện: (Ghi lại kết cục của mỗi nhân vật trong truyện : 
Tấm
Mẹ con Cám: 
1a. Lười biếng, lừa trút hết giỏ tôm tép của Tấm 
Cái yếm đỏ
1b. Chăm chỉ bắt đầy giỏ tôm tép bị Cám lừa trút hết 
2a. 
Con cá bống
2b.
3a.
Đi xem hội
3b.
4a.
Tấm thành hoàng hậu
4b.
5a.
Tấm hồi cung
5b.
Phiếu học tập
2
Dựa vào phiếu học tập số 1 và các gợi dẫn dưới đây để phân tích mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám
2
Mâu thuẫn 
Tác giả dân gian đã giải quyết mâu thuẫn của truyện theo hướng nào và bằng cách gì? Qua đó thể hiện điều gì? Những truyện cổ tích mà em biết có cách giải quyết giống như vậy không
Truyện thể hiện mâu thuẫn của nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó được thể hiện qua những sự việc chính gì?
Em thấy mức độ của mâu thuẫn đó như thế nào? 
1
3
Từ mâu thuẫn trong gđ, tg dân gian muốn phản ánh mâu thuẫn gì trong đời sống xã hội 
4
Tìm hiểu chặng đời thứ nhất của Tấm theo các gợi dẫn sau: 
Phiếu học tập
3
2. Tấm phản ứng như thế nào trước mỗi lần bị mẹ con Cám hãm hại? 
4. Qua chặng đời đầu của nhân vật, em đọc được thông điệp gì của tác giả? dân gian? 
3. Ai đã giúp Tấm? Giúp như thế nào? 
1. Tấm phải chịu một số phận như thế nào? 
Phiếu học tập
4
Tìm hiểu chặng đời thứ hai của Tấm theo các gợi dẫn sau: 
Tấm đã gặp phải những trở ngại /thử thách gì? 
Tấm đã vượt qua những trở ngại /thử thách đó ra sao? 
Hành trình vượt qua những trở ngại /thử thách cho thấy phẩm chất đáng quý gì ở nhân vật? 
Tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì từ chặng đời thứ hai của Tấm? 
Em có suy nghĩ gì về kết thúc tác phẩm ? 
Phiếu học tập
5
Nếu không có những chi tiết thần kì, câu chuyện sẽ như thế nào? Như vậy yếu tố thần kì có vị trí vai trò ra sao trong truyện Tấm Cám . Em thích nhất chi tiết thần kì nào? Vì sao? 
6
Phiếu học tập
Đặt câu hỏi, hướng dẫn HS nhìn từ các khía cạnh (lĩnh vực khoa học) để rút ra bài học 
Câu hỏi
Lĩnh vực khoa học
hỏi
Định hướng trả lời
Bài học/
Ý nghĩa giáo dục
1
Giáo dục đạo đức
Vì sao Cám không được Hoàng tử đoái hoài?
2
Xã hội
Giáo dục
Vì sao Tấm bị mẹ con con Cám giết?
3
Giáo dục pháp luật
Đạo đức
Nếu là mẹ của Cám, em có lập mưu giết Tấm không?
4
Tâm lý
Logic học
Mụ dì ghẻ có phải là người mẹ xấu không?
5
Tâm lý
Vì sao Tấm được hóa kiếp nhiều lần?
6
Đạo đức
Vì sao Tấm chọn bà cụ bán nước chè?
7
Đạo đức
Vì sao Hoàng tử tìm được Tấm?
8
Tâm lý
Pháp luật
Đạo đức
Vì sao Tấm phản kháng ngày càng mạnh: Dọa khoét mắt Giết Cám; Trả thù mẹ Cám?
 E. Hoạt động củng cố, dặn dò
 Củng cố:
- Mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Quan niệm của nhân dân về lẽ công bằng, sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa.
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”.
 Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành các bài tập.
- Vẽ đồ tư duy TCT Tấm Cám
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được. 
Trong quá trình xây dựng, thực hiện đề tài, do sự hạn chế về năng lực, tư liệu và kinh nghiệm, dù tác giả đã đầu tư, tìm tòi song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế ; tác giả hi vọng đề tài này sẽ góp phần làm thay đổi không khí lớp học, làm cho học sinh của mình ngày càng yêu mến và hứng thú học tập môn Ngữ văn hơn. Đồng thời, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài có tính thực tiễn, có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn.
* Đề xuất, kiến nghị
- Đối với nhà trường: cần có sự đầu tư kinh phí trang bị các thiết bị dạy học như máy chiếu, phòng máy Hỗ trợ phần công nghệ thông tin cho giáo viên. Mua một số tài liệu về phương pháp đổi mới trong giảng dạy và các tài liệu tham khảo khác cho giáo viên và học sinh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2010.
2. Sách bài tập Ngữ Văn tập 1, NXB Giáo dục.
3. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về phương pháp đổi mới dạy học, kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá.
4. Kĩ năng đọc hiểu Ngữ văn 10, Nguyễn Kim Phong củ biên, NXB Giáo dục.
5. Thi pháp văn học dân gian, Lê Trường Phát, NXB Giáo dục năm 2000.
6. Chinh phục năng lực đọc hiểu và làm văn, Trịnh Văn Quỳnh, NXB Phụ nữ.
7. Thuvienhoclieu.com
8. Thư viện bài giảng điện tử.
9. Một số hình ảnh trên internet.
Ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
Ngày.....tháng......năm......
Chủ tịch HĐSK cấp cơ sở
Ngày 25 tháng 02 năm 2021
Tác giả sáng kiến
Phạm Thị Thùy Giang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_ki_nang_doc_hieu_truyen_co_tic.doc
Sáng Kiến Liên Quan