Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
1. Nội dung sáng kiến.
1.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
Đề xuất những giải pháp mới trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi một cách toàn diện ở các khâu: tự biên soạn và liên kết để biên soạn tài liệu theo chuyên đề, tuyển chọn đội tuyển, bồi dưỡng, khảo sát chất lượng đội tuyển, việc tổ chức chuyên đề, hội thảo về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để thực sự nâng cao chất lượng "mũi nhọn" của nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi của toàn huyện, tỉnh.
3.2 Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến mang tính khoa học và thực tiễn cao. Do vậy có thể áp dụng sáng kiến trong tất cả các trường THCS. Tuy nhiên để sáng kiến đi vào thực tiễn đòi hỏi người quản lí phải tâm huyết, có trí tuệ và nhân cách tốt, có bản lĩnh đổi mới và có khả năng thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Không áp dụng đơn lẻ mà phải áp dụng đồng bộ các giải pháp trong sáng kiến để chúng hỗ trợ nhau đảm bảo tính toàn diện
mong đợi. Đối với số ít giáo viên tuổi cao, năng lực hạn chế thì cũng phải linh hoạt trong khâu chỉ đạo. 3.2. Giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.2.1. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. - Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn thảo luận xây dựng dự thảo kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học tiến hành sớm. Do đặc thù đội tuyển HSG lớp 9 hàng năm thi chọn đội tuyển tỉnh rất sớm, nếu lập kế hoạch muộn sẽ bị động trong việc bồi dưỡng. Vì thế sau khi kết thúc năm học trước, phải dự thảo kế hoạch BDHSG lớp 9, động viên giáo viên có giải pháp bồi dưỡng gián tiếp trong hè để học sinh xác định mục đích nghiên cứu chuyên sâu bộ môn, phát huy khả năng tự học thông qua tài liệu tham khảo do giáo viên định hướng. - Bước vào năm học, việc lập kế hoạch và triển khai BDHSG được quan tâm hàng đầu và triển khai sớm với đội tuyển lớp 9. Cùng với kế hoạch BDHSG cấp trường, cấp tổ thì bản thân giáo viên BDHSG có kế hoạch riêng cho từng đội tuyển. Trong kế hoạch cần giáo viên tập trung đánh giá thực trạng và triển vọng chất lượng đội tuyển, đăng kí chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp thực hiện. Đặc biệt giáo viên phải thống kê số học sinh giỏi đã đạt qua các năm học, đánh giá kết quả đó đã cân bằng với năng lực và trình độ đào tạo của bản thân chưa, đã xứng đáng với thực lực của em học sinh đó chưa....? Chỉ tiêu phấn đấu tập trung các tiêu chí: Các môn bồi dưỡng phải có học sinh giỏi, đạt nhiều giải và chất lượng giải cao, giải cấp cao. Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên làm kế hoạch theo mẫu. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC............................ Môn ..Lớp . 1. Đặc điểm tình hình 1.1. Giáo viên dạy: - Họ và tên: - Trình độ đào tạo - Danh hiệu cao nhất đã đạt được - Sổ học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên trong 3 năm học gần đây 1.2 - Đội tuyển - Số lượng - Họ tên học sinh, thành tích đã đạt ( đạt giải gì, cấp nào năm trước của môn bồi dưỡng) 1.3 - Những thuận lợi, khó khăn (Nêu những thuận lợi, khó khăn chính liên quan đến việc bồi dưỡngHSG) 2. Chỉ tiêu phấn đấu ( Số lượng học sinh đạt giải các cấp, cụ thể cho từng học sinh trong đội tuyển) 3.Những giải pháp chính 4. Kế hoạch cụ thể. STT Chủ đề Các dạng bài tập theo chủ đề. Thời lượng (Số tiết) Dự kiến thời gian và hình thức dạy - Tổ chức cho các nhóm chuyên môn thảo luận kế hoạch, bổ sung cho nhau trước khi thực hiện. - Có chiến lược trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Phải luôn nhận thức sâu sắc rằng công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thành học sinh giỏi phải tiến hành liên tục ở các lớp học, cấp học. Khó có thể có học sinh giỏi mà chỉ trông chờ vào kiến thức của nửa đầu năm học lớp 9. Do vậy nhà trường chỉ đạo giáo viên thống nhất, định hướng tuyển chọn để có kế hoạch bồi dưỡng từ lớp 6 với tất cả 8 môn văn hóa. Riêng hai môn Toán, Văn cần thời gian bồi dưỡng nhiều hơn do lượng kiến thức bộ môn lớn và yêu cầu khả năng tổng hợp kiến thức cao. - Đặc biệt coi trong kế hoạch bồi dưỡng tăng cường trong thời điểm chuẩn bị thi tạo “phong độ” tốt cho học sinh cả về kiến thức và tâm lí. 3.2.2. Quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. Quản lý mà không kiểm tra đánh giá thì hiệu quả quản lí không cao: “Kiểm tra đánh giá là đặt lại con tàu trên đường ray của nó”. Chính vì vậy kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng. Do vậy, cùng với việc chỉ đạo, tôi chú trọng kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là: - Tổ chức cho giáo viên cốt cán các bộ môn kiểm tra thường xuyên giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi - Chỉ đạo soạn nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi theo chuyên đề đảm bảo vừa rộng và sâu về mặt kiến thức và phương pháp, không soạn theo buổi dạy. Nếu chất lượng giáo án tốt cho phép bảo lưu và bổ sung qua các năm học. - Cùng cốt cán các bộ môn dự giờ đột xuất để giúp giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời phương pháp ôn luyện học sinh. 3.2.3. Chỉ đạo tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.2.3.1. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn Có thể khẳng định phát hiện, tuyển chọn có tính chất quyết định chất lượng HSG. Việc phát hiện và thi tuyển chọn học sinh giỏi tiến hành hàng năm sẽ củng cố, bổ sung số học sinh trong đội tuyển hoặc loại những học sinh có những biểu hiện hạn chế về năng lực Khi lựa chọn cần quan tâm tìm hiểu 3 yếu tố: Di truyền , môi trường và tự thân . Từ đó lựa chọn được những học sinh có triển vọng về năng khiếu bộ môn để bồi dưỡng. Cần chú ý đến những đặc điểm của học sinh như: Thái độ và động cơ học tập; Những chủ định chính kiến của học sinh; Khả năng tư duy cụ thể , tư duy logic và trừu tượng; Những biểu hiện tâm lý tình cảm của học sinh * Các tiêu chuẩn để tuyển chọn : 1. Thông minh, trí tuệ : Có năng lực tư duy tốt, có hiểu biết và khá thông tuệ mọi vấn đề, có khả năng nhớ lâu, khả năng suy diễn , giải quyết xử lý tình huống linh hoạt hiệu quả cao . 2. Khả năng sáng tạo: Luôn có phát hiện mới mẻ độc đáo, luôn chủ động độc lập trong tư duy, có khả năng tự học và tự tìm tòi 3. Tinh thần say mê ham học: Là những học sinh có chính kiến , biết bảo vệ chính kiến, trung thực , điềm đạm, nhạy cảm, khiêm tốn học hỏi; say mê và yêu thích môn học. Trên đây là điều kiện rất cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý phát hiện những học sinh có lòng say mê, yêu thích bộ môn. Kết quả bồi dưỡng sẽ không thể cao nếu học sinh không thực sự say mê, tìm tòi và chủ động khám phá kiến thức để vươn lên. Nếu bị gò ép dẫn đến học sinh thụ động, mệt mỏi. Một căn cứ nữa để phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi là dư luận “di truyền” gen thông minh của cha mẹ, dòng tộc. Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi nên theo các bước sau: * Các bước để chọn đội tuyển; - Căn cứ vào điểm và kết quả của năm học trước, nhất là điểm qua các kỳ thi mà nhà trường tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực . - Xem xét kết quả của quá trình học tập ở nhà trường : Thông tin từ giáo viên đã từng giảng dạy ở các lớp hoặc dựa vào thực tế quá trình học tập bồi dưỡng . - Tuyển chọn bằng cách trực tiếp phỏng vấn trao đổi đối với từng cá nhân học sinh. Qua thực tế thì cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì người dạy sẽ phát hiện được những học trò thích và ham mê bộ môn. - Kiểm tra đánh giá sau thời gian bồi dưỡng và tổ chức điều chỉnh thành lập đội tuyển. Bước này được coi là bước cuối cùng trong khâu tuyển chọn 3.2.3.2. Công tác bồi dưỡng . * Bồi dưỡng động cơ, niềm say mê học tập, khát vọng vươn lên trở thành người tài giỏi. Học tập có mục đích chắc chắn sẽ có niềm say mê và hiệu quả sẽ cao. Vì động cơ tác động tích cực đến hành vi. Tôi chỉ đạo giáo viên dạy đội tuyển cần chú trọng giáo dục động cơ học tập cho học sinh. Sẽ chẳng có được những học sinh giỏi nếu các em không có lòng đam mê môn học, nếu người giáo viên không biết cách “truyền lửa”. Vì thế, giáo viên cố gắng truyền tình yêu bộ môn của mình tới từng học sinh, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em, để các em học tập trong sự thoải mái về tinh thần, không chịu bất kỳ một áp lực nào. - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. - Khi học sinh đã có hứng thú học tập bộ môn thì dạy cho học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu - Chú ý không gây áp lực hay quá tải cho học sinh. Để học sinh yên tâm dồn hết sức cho ôn thi đội tuyển trong thời gian chuẩn bị thi, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy đội tuyển phối hợp với các giáo viên bộ môn phải tận tình hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian học các bộ môn khác để khi tập trung đội tuyển để các em yên tâm tập trung cho môn chuyên, khi đó kết quả đạt được mới khả thi. - Tổ chức cho học sinh học tập kinh nghiệm bồi dưỡng, mời những học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm cho các bạn tham khảo. * Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, tư duy sáng tạo - Tôi chỉ đạo phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi thống nhất theo hướng gợi mở, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo chứ không phải “nạp” quá nhiều kiến thức. - Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu phải dựa trên nền tảng vững chắc của chất lượng đại trà. Dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước , loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Tránh nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc kiến thức cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. - Phải luyện tập cao hơn yêu cầu thì học sinh khi đi thi mới tự tin và chắc chắn đạt kết quả tốt. - Chú trọng dạy phương pháp giải và con đường tư duy ở từng dạng . Có một câu đánh giá trình độ dạy học sinh giỏi hóm hỉnh và chí lý: “Dạy trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tồi, dạy trúng đề mà học sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt mới là dạy giỏi” 3.2.4. Chỉ đạo khảo sát học sinh giỏi. Việc khảo sát chất thường xuyên là hình thức quản lí hiệu quả nhất. Từ đó tác động tích cực đến việc điều chỉnh nội dung phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh. Tôi tổ chức khảo sát chất lượng HSG định kì và đột xuất, bình quân 1 lần/ tháng để đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng và có định hướng tuyển chọn đội tuyển chính thức . Tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường về thời gian và các hoạt động khác mà tổ chức riêng lẻ từng đội hay tập trung theo trường. Trong các đợt khảo sát chất lượng đại trà, kiểm tra học kì của nhà trường, từ việc ra đề, chấm bài đến việc thống kê chất lượng, tôi đều chú trọng đến chất lượng học sinh giỏi và kết quả môn học của các em trong đội tuyển. Kết quả khảo sát các đợt phải được lưu giữ để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh. Tuy nhiên muốn việc khảo sát chất lượng thực sự hiệu quả, ban giám hiệu phải làm tốt khâu ra đề và chấm bài. Tránh phản tác dụng nếu chất lượng không thực chất. Kết quả khảo sát được công bố công khai, có tuyên dương khen thưởng kịp thời theo từng đợt khảo sát. 3.3. Thi đua, khen thưởng đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Công tác thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy chất lượng các hoạt động. Do vậy để thúc đẩy được phong trào thi đua thầy dạy giỏi, trò học tốt thì công tác thi đua khen thưởng phải làm tốt; đồng thời phải khách quan, công tâm và đầy trách nhiệm. Quan điểm quản lí bằng hiệu quả công việc là chính, do vậy nhà trường có mức thưởng xứng đáng cho học sinh giỏi và giáo viên có học sinh giỏi, mức thưởng tính theo số lượng học sinh và tăng theo chất lượng giải. Trao thưởng đặc biệt giá trị cao cho những giải học sinh giỏi cấp cao. - Có sổ vàng truyền thống để ghi tên những học sinh đạt thành tích cao. Hàng năm, tổ chức hội nghị tổng kết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo sự phấn chấn và khích lệ niềm tự hào cho giáo viên và học sinh. - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục về công tác BDHSG. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các nhà tài trợ, UBND xã nhằm huy động nguồn kinh phí khen thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi để động viên phong trào. 4. Kết quả đạt được. Sáng kiến “ Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia” là một đề tài có tính lí luận cao song cũng mang đậm nét thực tiễn. Sau ba năm áp dụng từ việc áp dụng thử nghiệm lần đầu, khảo sát, đánh giá ưu nhược điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.. đến áp dụng trong năm học tiếp theo trên cơ sở cải tiến các giải pháp cho phù hợp thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm. Tôi thấy sang kiến mang lại hiệu quả cao ở đơn vị. Có lẽ với góc độ của một cán bộ quản lí trẻ, thành công lớn nhất mà tôi nhận ra là đang dần thay đổi nhận thức của GV về quan điểm làm việc: Chỉ có thể khẳng định mình bằng chất lượng giảng dạy và sự tin yêu của HS. Và thành tích học sinh giỏi đã trở thành "nhu cầu không thể thiếu" của mỗi giáo viên. Họ lấy đó là cơ hội để khẳng định mình, để họ khẳng định mình trước lãnh đạo, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội. Họ tự giác, tích cực, chủ động và lấy đó là niềm vui, niềm say mê góp phần tạo ra một phong cách nhà trường làm việc mang đậm nét “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Chất lượng học sinh giỏi của nhà trường từng bước nâng lên. Từ một trường học chất lượng đại trà, học sinh giỏi còn "mờ nhạt" trong nhận thức của lãnh đạo PGD và các trường trong huyện. Trong ba năm gần đây, sau khi áp dụng kết quả học sinh giỏi của nhà trường không ngừng được nâng cao. Hàng năm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từ 10% -14%. Học sinh giỏi cấp huyện: Năm học 2012 - 2013, đạt 24 giải; xếp thứ 5 đối với lớp 9; có 01 học sinh giỏi cấp Tỉnh. Năm học 2013 – 2014 đạt 45 giải, trong đó có 1 nhất, ba nhì, 19 giải ba. Hàng năm nhà trường đều có nguồn học sinh giỏi giỏi tỉnh và kết quả học sinh giỏi tỉnh từng bước được nâng cao. Năm học này, nhà trường đã làm tốt công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi và đang tăng tiến độ bồi dưỡng đội tuyển 6,7,8; nhiều giáo viên trẻ mặc dù nhà xa trường nhưng khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian, thậm chí cả tối để bồi dưỡng tăng cường; hứa hẹn một mùa giải cao để tạo điểm nhấn làm cơ sở đón nhận danh hiệu trường chuẩn gia trong năm học. Nhà trường có nhiều sáng kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp Tỉnh, cấp huyện. Kết quả thi THPT của xã nhà ba năm qua đều năm xếp thứ 2, 6, 9 của huyện. Một thành công lớn nhất trong công tác quản lí là nhà trường đã khẳng định được thương hiệu về chất lượng, nâng cao vị thế của nhà trường và uy tín của cán bộ quản lí, được lãnh đạo huyện, Phòng GD&ĐT và lãnh đạo địa phương đánh giá cao. 5. Điều kiện để áp dụng sáng kiến được nhân rộng. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong công tác quản lí ở tất cả các trường THCS. Đặc biệt nó có lợi ích thiết thực với những cơ sở còn nhiều khó khăn bế tắc vầ chất lượng nói chung, chất lượng học sinh giỏi nói riêng. Để sáng kiến được nhân rộng và có hiệu quả đòi hỏi các nhà trường phải đảm tối thiểu các điều kiện cần thiết như đội ngũ đủ về số lượng và cơ cấu, trình độ chuyên môn đồng đều, mỗi cá nhân đều có triển vọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt cán bộ quản lí phải nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực quản lí tốt, có bản lĩnh đổi mới giáo dục, có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận. Trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị, đúc rút những kinh nghiệm của bản thân tôi đã đề xuất những giải pháp thực sự có hiệu quả trong công tác quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả được thể hiện trên nhiều mặt, không chỉ đơn lẻ ở kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo ra phong cách làm việc mới của cán bộ, giáo viên, nhân viên và chính những kết quả đó tạo lên mô hình quản lí mới của nhà trường theo định hướng trường chuẩn quốc gia. Đồng thời kết quả đó cùng khẳng định kết quả của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết TW 8 khóa XI. Sáng kiến còn giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm sau trong công tác quản lí chuyên môn: - Chất lượng học sinh giỏi nâng cao có tác động ngược đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng đại trà, kết quả thi THPT sẽ nâng cao và ổn định. Do vậy ban giám hiệu các nhà trường cần có quan điểm nhận thức mang tầm nhìn chiến lược này. - Cần phải phát huy trí tuệ tập thể để nâng cao năng lực và trách nhiệm của cá nhân, kết hợp phương pháp nhân điển hình tiên tiến để tạo phong trào thi đua cho tập thể. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải huy động tất cả lực lượng trong nhà trường cùng tham gia. Muốn vậy, trước tiên phải xây dưng khối đoàn kết nội bộ, nhất trí cao giữa lãnh đạo với lãnh đạo, GV với GV, giữa GV với HS trên cơ sở xây dựng những tình cảm trong sáng, lành mạnh, cùng nhau phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục. - Cần phải xây dựng tốt các nền nếp hành chính, chuyên môn, sinh hoạt tập thể. Hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua “Dạy tốt , học tốt”, “ Tất cả vì HS thân yêu”, ‘ Dân chủ, kỉ cương , tình thương và trách nhiệm” " Mỗi thầy giáo cô giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo..." - Người quản lý phải biết lắng nghe ý kiến của GV và HS để điều chỉnh quan điểm chỉ đạo cho phù hợp thực tế của nhà trường. Bởi lẽ chúng ta rất ít có cơ hội tiếp cận phương pháp giáo dục HS. - Luôn sáng tạo, mạnh dạn song cũng rất cần sự kiên trì trong việc áp dụng phương pháp quản lý mới; đôi khi phải chấp nhận rủi ro. Bởi lẽ bản thân đội ngũ GV, phần lớn họ rất ngại tiếp cận “cái mới, cái khó’. Do vậy có thể bước đầu chúng ta gặp không ít khó khăn trong việc chỉ đạo. Nhưng thời gian sẽ giúp họ hiểu rằng: Tất cả những gì chúng ta làm không những chỉ vì HS thân yêu, vì sự nghiệp chung của đất nước mà còn vì chính chúng ta bởi nếu không đến một lúc chúng ta sẽ bị tụt hậu. Khuyến nghị. Qua việc nghiên cứu và áp dụng, tôi đã tìm ra những giải pháp để áp dụng có hiệu quả sáng kiến này vào thực tiễn. Tuy nhiên, để sự phối hợp giữa nhà trường với công tác chuyên môn có hiệu quả cao hơn nữa tôi xin đề nghị với các cấp lãnh đạo, với những người làm công tác giáo dục một số vấn đề sau: * Đối với cấp trên. - Đề nghị trang bị cho các nhà trường khung bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và ra đề đảm bảo cấu trúc phù hợp với mức độ tư duy của học sinh cần đạt và bám sát chỉ đạo để giáo viên có định hướng ôn luyện và đạt kết quả bước đầu tạo niềm tin cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp cao hơn. - Chỉ đạo và có biện pháp cụ thể quản lý và nâng cao chất lượng đồng bộ từ Mầm non, Tiểu học trở lên để tạo "chất lượng đầu vào’’cho THCS tốt hơn. - Tạo nguồn kinh phí nhiều hơn cho công tác chuyên môn, đặc biệt bồi dưỡng học sinh giỏi để động viên hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. - Sau khi có kết quả sáng kiến hàng năm, cấp trên phổ biến rộng rãi những sáng kiến đạt giải cao để các nhà trường áp dụng đồng thời học hỏi nâng cao sự hiểu biết về việc viết sáng kiến cho bản thân. * Đối với các nhà trường: - Tiếp tục huy động các nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá giáo dục để thúc đẩy phong trào dạy giỏi, học giỏi trong nhà trường. - Đội ngũ các thầy, cô giáo cần năng động và nhiệt tình, tâm huyết và phải có tinh thần cầu tiến cao hơn để không ngừng tự rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân và đặc biệt nêu cao tình thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp đối với thế hệ trẻ và lớn hơn là vận mệnh của đất nước. Tóm lại, qua một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm, tôi mạnh dạn đưa ra "Giải pháp mới nhằm thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS”. Đề tài tôi nghiên cứu có tính chất tổng kết về những nguyên nhân, biện pháp chỉ đạo, những kết quả đã đạt được và bài học kinh nghiệm được rút ra qua quá trình thực hiện. Tuy nhiên những vấn đề tôi nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ để tăng cường chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.2. Giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 3.2.1. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch 3.2.2. Quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên 3.2.3. Chỉ đạo tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng 3.2.4. Chỉ đạo khảo sát học sinh giỏi. 3.3. Thi đua, khen thưởng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 4. Kết quả đạt được 5. Điều kiện để sang kiến được nhân rộng. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận 2. Khuyến nghị MỤC LỤC 2 3 6 6 6 8 8 10 10 12 13 14 15 15 16 18 18 19 20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cong_tac_quan_li_chi_dao_boi_d.doc