Sáng kiến kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao hiệu quả quản lí thư viện trong trường Trung học Phổ thông
1. Cơ sở lý luận
1.1. Định nghĩa về thư viện:
Thư viện là nơi bảo quản, tàng trữ kho sách.
Theo UNESCO: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu
tập có tổ chức nào của thư viện sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ
họa, nghe nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn sử dụng các tài
liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”.
Thư viện là trung tâm của hoạt động kết nối giáo dục, là không gian học tập chung
của nhà trường, là nơi giúp cho giáo viên và học sinh học tập, bổ sung và cập nhật kiến
thức, là trung tâm của các hoạt động kết nối và làm việc nhóm của học sinh; nơi diễn
ra các hoạt động sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng của học trò, nhằm xây dựng và
phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ và sáng tạo của người
học, hình thành và nuôi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm
cho học
1.2. Chức năng của thư viện
Chức năng của thư viện: Thư viện có 4 chức năng cơ bản sau:
- Giáo dục
+ Thư viện là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Chức năng này được thể hiển ở
những điểm sau:
* Tham gia vào việc xóa nạn mù chữ cho nhân dân;
* Nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn cho mọi tầng lớp nhân dân.
+ Trong nhà trường, các tài liệu có trong thư viện góp phần bổ sung, mở rộng thêm
cho các em các kiến thức đã được học ở trường.
- Thông tin
Ngoài chức năng giáo dục, thư viện còn có một chức năng hết sức cơ bản nữa đó là
thông tin. Các thông tin được lưu giữ trong sách báo. Ngày nay, khi mà khoa học ngày
càng phát triển thì các dạng tài liệu được lưu giữ trong thư viện không chỉ đơn thuần
là những sách in truyền thống mà còn có tác dụng hiện đại khác như băng đĩa hình, đĩa
tiếng, các dạng tài liệu điện tử đã khiến cho lượng lưu thông tin lưu giữ trong các thư
viện ngày càng được mở rộng; đồng thời với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động thư viện đã đưa chức năng thông tin của thư viện đang trở thành một chức
năng hết sức cơ bản.7
- Văn hóa
Chức năng này thể hiện : Thu thập và bảo quản di sản văn hóa chữ viết của nhân loại
cũng như của đất nước. Thư viện đã trở thành một trong những trung tâm sinh hoạt văn
hóa, tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về các loại hình nghệ thuật được lưu giữ
trong sách báo, từ đó lôi cuốn quần chúng tham gia vào các hoạt động sáng tạo.
- Mặt khác trong Điều 1, chương 1 của Pháp lệnh Thư viện có nêu rõ: “Thư viện có
chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc
khai thác và sử dụng vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông
tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của tầng lớp nhân dân;
góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.”
- Giải trí
Bạn đọc đến thư viện đọc và mượn sách báo không chỉ phục vụ cho nhu cầu học
tập, nghiên cứu, công tác mà còn giải trí trong thời gian rãnh rỗi.
mà đầu năm học một số em trong danh sách có hoàn cảnh khó khăn, đã làm bản cam kết mượn sách thư viện miễn phí trong suốt khóa học, phần nào giúp các em an tâm tới trường và tiết kiệm được một phần chi phí cho đầu tư học tập. Qua bảng thống kê kho sách tháng 3/2021 ta thấy tổng số sách được thay đổi tăng lên từ 8145 cuốn lên 15164 cuốn . ĐẦU TƯ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN TT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG GIÁ TRỊ 1 Kinh phí bổ sung mua sách 1700 bản 20.000.000 2 Giá đựng sách 02 10.000.000 3 Bàn đọc cho bạn đọc 02 30.000.000 4 Băng rôn, maket tuyên truyền 04 600.000 CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN NHÀ TRƯỜNG TĂNG LÊN Năm học Về học lực (%) Về hạnh kiểm (%) HSG cấp tỉnh xếp thứ G K TB Y K T K TB Y 2018– 2019 24,10% 51,39% 21,85% 1,06% 0% 74,10% 19,65% 4,05% 0,60% 35 2019– 2020 28,12% 49,22% 21,68% 0,96% 0% 76,25% 20,65% 2,70% 0,39% Không thi HK1 2020– 2021 30,41% 50,34% 18,53% 0,72% 0% 77,58% 20,13% 1,75% 0,54% 19 - Từ bảng số liệu thống kê kết quả về chất lượng toàn diện của Trường THPT Diễn Châu 2, từ năm học 2018- 2019 đến học kỳ I năm học 2020 – 2021 sau gần ba năm học là những minh chứng cho ta thấy: + Chất lượng văn hóa: Tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi tăng lên từ 75,49 % (năm 2018-2019) tăng lên: 77,34% (năm học 2019 -2020) và tiếp tục tăng lên đến 80% (cuối HKI năm học 2020-2021); Tỷ lệ học lực yếu giảm đi từ 1,06% đên 0,72% (HKI 2020- 2021) + Chất lượng giáo dục đức dục cũng tăng lên: Tỷ lệ học sinh có hạnh khá và tốt cũng tăng lên 89,75% (2018 – 2019) lên 96,90% (2019-2020) và tiếp tục tăn lên 97,71% (HKI năm học 2020-2021). Tỷ lệ HS có hạnh kiểm yếu giảm đi từ 0,68% (2018-2019) giảm xuống 0,39% (2019-2020) và tiếp tục giảm xuống 0,54% (HKI năm học 2020- 2021). + Số học sinh lớp 12 đậu TN THPT cũng tăng dần: 465/477 = 97,48% (năm học 2018 - 2019), 458/459 = 99,78%. Nhờ đó tỷ lệ HS đỗ vào các trường ĐH và CĐ cũng tăng lên. 44 + Kết quả của cuộc thi học sinh giỏi Tỉnh năm học vừa qua cũng phần nào chứng minh được hiệu quả của thư viện trường. Ngay từ khi các em được lựa chọn trong đội tuyển Tỉnh, Thư viện đã thông báo giáo viên lập danh sách và cho học sinh đăng kí mượn sách trong cả quá trình thầy,cô và trò ôn tập, giải đề, nghiên cứu. Năm học 2018 – 2019 trường THPT xếp thứ 35 trong toàn tỉnh, năm học 2018 - 2019 Sở GD không tổ chức thi HSG, năm học 2020-2021 trường THPT Diễn Châu 2 đứng thứ 19 trong toàn tỉnh. Với đà này thì trong các năm học tới hi vọng các em sẽ tiến hơn nữa, đem vinh quang về cho trường lớp, thầy cô, bạn bè, gia đình và chính bản thân mình. Từ những số liệu minh chứng ở trên nó khẳng định vai trò của việc phát triển văn hóa đọc, thu hút bạn đọc đến thư viện cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện sẽ góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường ở các bậc học. Thư viện luôn chào đón các em đến học tập, tham khảo ở các khung giờ lịch trực. Bên cạnh đó, luôn rà soát ý kiến của các tổ có yêu cầu bổ sung sách mới, sách hay và thiết thực để giúp các em học tố hơn, giáo viên có thêm tài liệu để nâng cao chất lượng dạy và học Luân chuyển số lượng sách từ 10 đến 20 cuốn sách, tài liệu, truyện,của thư viện lên cho học sinh từng lớp mượn, có kí sổ theo dõi trả mượn đầy đủ và đúng quy trình, sau khi đọc xong các cuốn sách đó lại quay lại mượn thư viện những cuốn khác, cứ như thế các em trả rồi lại mượn Hình 20: Sổ theo dõi mượn trả sách thư viện 45 Sau một thời gian thực hiện những giải pháp, những tính mới của đề tài trên thư viện nhà trường đã thấy rõ được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của học sinh cũng như giáo viên đối với việc đọc. Bởi nó tạo cho giáo viên, học sinh có thói quen đọc sách một cách tự nhiên, biết cách tìm sách, chọn sách theo nhu cầu của mình. Góp phần giúp bạn đọc tự nghiên cứu tìm tòi, tự học hỏi ở sách vở áp dụng vào cuộc sống trí tuệ. Ngoài ra còn nhằm phát triển Văn hóa đọc ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả. Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung, cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào rong cuộc sống của chính người đọc. Vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản V. I. Lênin đã từng có câu nói nổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Chữ “nghệ thuật” ở đây có thể hiểu là kỹ năng đọc và sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Hình 21: Sổ quản lí mượn sách theo lớp Đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của thư viện. Giúp cho giáo viên - học sinh có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và gây được hứng thú để văn hóa đọc phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. 46 PHẦN III - KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa đề tài: Đối với cán bộ thư viện: Qua đề tài này cán bộ thư viện nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn, tạo được hứng thú say mê nghề nghiệp, giao lưu hợp tác trong công việc, học hỏi được kinh nghiệm từ bạn đọc Đối với bạn đọc: + Về phía giáo viên: CBGV dễ dàng trong thao tác mượn trả, CBGV tin tưởng vào cán bộ thủ thư nhờ thủ thư tìm tài liệu theo chủ đề của giáo viên trên cơ sở đó năng lực chuyên môn của cán bộ giáo viên (CBGV) được nâng cao, đồng thời tạo được mối quan hệ giữa CBGV và thủ thư thân thiện, cởi mở chia sẽ mọi vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống + Về phía học sinh: khơi dậy được niềm hứng thú, say mê đọc sách. Các em học sinh coi thư viện là nơi mà các em luôn được chào đón, là địa chỉ mà mọi độc giả luôn tìm đến. Tạo được mối quan hệ thủ thư và học sinh thân thiện, gần gũi gắn kết yêu thương và quý trọng. Đối với thư viện trường học: Nhờ vào quá trình đổi mới hoạt động của thư viện mà số lượng học sinh, giáo viên, tham gia đọc sách, mượn sach được tăng lên đáng kể, tri thức từ sách báo và cách hành xử của thủ thư đã làm thay đổi nề nếp của nhà trường theo chiêu hướng tốt, ví dụ như: học sinh biết niềm nở, hòa đồng, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, gọn gàng về mặt trang phục, thể hiện nếp sống có văn hóa, có tri thức Qua quá trình tổ chức thực hiện đề tài, đã thu hút được số lượng đông đảo HS đến với thư viện, không chỉ trong các ngày hội sách mà mang tính chất thường xuyên tạo thành một thói quen tốt, góp phần nâng cao ý thức, kĩ năng trong học tập và trong đời sống hằng ngày, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trường, cũng như góp phần làm tăng thêm chất lượng toàn diện của nhà trường. 2. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển. + Bài học kinh nghiệm: Công tác thư viện ở trường THPT Diễn châu 2 ban đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Có được những kết quả đó là nhờ sự quan chỉ đạo của Sở GD & ĐT Nghệ An, sư quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, Ban Thường vụ đoàn trường, Công Đoàn nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, Tập thể giáo viên, Học sinh đã nhiệt tình ủng hộ và sự nỗ lực cố gắng của cán bộ thư viện. Để công tác thư viện nói chung và Văn hóa đọc ở trường THPT Diễn Châu 2 nói riêng, trong các nhà trường nói nói chung được phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, nhất thiết cần có sự hỗ trợ đắc lực về kinh phí, nguồn tài liệu và sự chỉ đạo, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Do vậy cán bộ thư viên luôn phải nêu cao tinh thần, say mê 47 nghề nghiệp, trách nhiệm với bạn đọc, không ngừng nổ lực tự học hỏi, năng động, sáng tạo và linh hoạt trong công việc dựa trên kế hoạch cụ thể đã xây dựng từ trước, cụ thể: Phải đề xuất tham mưu với BGH tất cả các kế hoạch, phong trào hoạt động của thư viện để từ đó có có sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của BGH, sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. Khi thực hiện kế hoạch đề ra, phải đôn đốc, nhắc nhờ tận tình và kiểm tra đánh giá nghiêm túc. Thường xuyên báo cáo kết quả về cho BGH để có sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt. Cán bộ thư viện phải thực sự tâm huyết với công việc, thực sự yêu mến, trân trọng bạn đọc, luôn hòa nhã nhẹ nhàng để phối hợp tốt với bạn đọc tạo môi trường thân thiện, thắp lửa đam mê đọc sách, tích lũy tri thức của giáo viên và học sinh trong nhà trường, phối hợp tốt với các tập thể, tổ chức và cá nhân để hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã vạch ra. Thực hiện tốt và có hiệu quả văn hóa đọc làm cho chất lượng toàn diện nhà trường được tăng lên (từ chất lượng HGS, chất lượng văn hóa, chất lượng đức dục đều tăng lên) + Hướng phát triển: kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng mở rộng vào công tác thư viện tại nhiều trường học trên địa bàn từ cấp tiểu hoc, cấp THCS đến cấp THPT tùy vào đối tượng đọc sách, có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. 3. Đề xuất và kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu dựa trên cơ sở ở các trường phổ thông nói chung và khảo sát thực tế tại trường THPT Diễn Châu 2 nói riêng. Tôi xin có một số đề xuất và kiến nghị như sau: 3.1. Về cơ sở vật chất: - Khâu trọng yếu nhất trong hoạt động của thư viện là đầu tư kinh phí bổ sung sách hàng năm, phải xây dựng vốn tài liệu đầy đủ theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi vốn tài liệu được các thư viện coi là tài sản quý giá nhất, là tiềm lực, là sức mạnh, là niềm tự hào của mỗi thư viện. Nội dung của vốn tài liệu càng phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng đáp ứng bạn đọc ngày càng lớn, có sức thu hút bạn đọc. Vốn tài liệu càng lớn thì thư viện càng có sức hút theo thị trường tin học hóa thư viện ở bình diện quốc tế, vốn tài liệu là di sản văn hóa của nhân loại trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc còn là thước đo trình độ phát triển của từng nước. - Phải có phần mềm thư viện để cập nhập dữ liệu - Cần xây dựng một phòng đọc thư viện điện tử dưới sự quản lý của cán bộ thư viện, đây cũng là hình thức thu hút đông đảo bạn đọc tham gia. - Cần có phần mền cập nhập sách báo tạp chí và quản lý thư viện. 3.2. Công tác bạn đọc: 48 Là một khâu vô cùng quan trọng, là khâu trung gian giúp cho tài liệu đến tay bạn đọc. Nó góp phần tích cực trong việc khai thác tối đa vốn tài liệu có trong thư viện và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động. Vì một khi thư viện không có bạn đọc thì thư viện trở thành nơi chứa sách. Chính vì vậy, rất cần lãnh đạo trường tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện có thể tuyên truyền, giới thiệu sách theo chuyên đề là khâu quan trọng giúp bạn đọc, giáo viên dễ dàng tiếp cận với tài liệu của thư viện. Nhằm lĩnh hội kiến thức mà bạn đọc cần để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu. Lãnh đạo các cấp phải đặt sự nghiệp thư viện ngang tầm với dạy và học, phải quan tâm động viên, khuyến khích trong công tác. Chấp hành và thực hiện tốt mọi chế độ của Nhà nước ban hành về chế độ phụ cấp cho cán bộ thư viện. BGH cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian để thủ thư hoạt động nhằm lôi cuốn bạn đọc đến thư viện ngày càng tăng thêm. 3.3. Về nghiệp vụ: - Chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện. Các cấp lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm, động viên tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, cũng như bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, chính trị, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục. - Ban giám hiệu của các trường phổ thông cần đánh giá đúng vị trí, vai trò, của người cán bộ thư viện. Phải quan tâm về vật chất và tinh thần đối cán bộ thư viện, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ thư viện yên tâm làm việc. Người cán bộ thư viện phải được đào tạo nghiệp vụ, bởi thư viện là một công việc đòi hỏi người cán bộ phải có sự hiểu biết rộng, không nên coi công việc của cán bộ thư viện là một công việc đơn thuần không cần bằng cấp, mà phải coi cán bộ thư viện như là một giáo viên không đứng trên bục bảng. - Khi có các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ thư viện, do sở, nghành tổ chức đề nghị BGH tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ thư viện được tham gia đầy đủ. Trên đây là một là một số giải pháp phát triển Văn hóa đọc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thư viện trong trường THPT mà tôi đã và đang thực hiện bước đầu đã đạt hiệu quả song với khả năng của bản thân còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong khi đã đề ra những giải pháp đó. Vì vậy với bài viết này tôi rất mong đón nhận những ý kiến góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Diễn Châu, ngày 22 tháng 03 năm 2021 Người viết sáng kiến Hoàng Thị Tuyết Trinh 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bảng phân loại: Dùng cho thư viện trường phổ thông/ Biên soạn: Đỗ Hữu Dư.- H.: Giáo dục, 1995. [2]. 365 câu danh ngôn về thư viện. [3]. Các đề cương của các đề tài SKKN năm 2020-2021. [4]. Cẩm nang nghề thư viện/ Ts. Lê Văn Viết.- H.: Văn hóa thông tin, 2000.- 630tr. [5]. Hướng dẫn kĩ năng quản lí nghiệp vụ công tác thư viện đạt hiệu quả cao/ Quý [6]. Lâm, Kim Phượng.- H.: Lao động Xã Hội, 2014.- 431tr; 28cm. [7]. Pháp lệnh thư viện/ Lê Văn Viết. [8]. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học/ Lê Thị Chinh.-H.: Giáo dục,2009 [9].Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện/ Nhiều tác giả.- H.: Giáo dục, 1995. [10].Tài liệu tập huấn nghiệp vụ chương trình cho mượn sách giáo khoa đối với học sinh thuộc diện thực hiện dự án 135: Nghệ an, 2004. [11].Tổ chức và bảo quản tài liệu/ Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt.- H.: Đại học Văn hóa, 2005.- 206tr. Thư góp ý xin được gửi về với địa chỉ: Tác giả: Hoàng Thị Tuyết Trinh (hoangthituyettrinh@gmail.com) GV: Trường THPT Diễn Châu 2 Điện thoại: 0976 542 899(0988 473 517) SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021 Tên đề tài: ............................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. Mã số:..........Môn/lĩnh vực:...........................Người đánh giá:.......................... NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Nội dung đánh giá Tiêu chí Đánh giá, nhận xét của Giám khảo Điểm tối đa Điểm của GK (I) Phần mở đầu (10.0 điểm) - Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài. 5.0 - Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 5.0 (II) Phần nội dung (75.0 điểm) - Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành. 10.0 - Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn vị, lĩnh vực, địa phương,) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 7.5 - Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập; 7.5 - Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức,) trong quá trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, chặt chẽ 20.0 - Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 20.0 - Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi thực hiện các giải pháp, các tác động, 10.0 (III) Phần Kết luận và kiến nghị (10.0 điểm) - Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, các tổ chức, cá nhân tham gia, ); 2.5 - Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa phương, với lĩnh vực, bộ môn,). 2.5 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến nghị đối với cấp liên quan.... 5.0 (IV) Hình thức (5.0 điểm) - Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu, 2.5 - SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa cẩn thận. 2.5 Tổng điểm 100.0 Diễn Châu, ngày 25 tháng 03 năm 2021. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI ĐÁNH GIÁ (Kí và ghi rõ họ tên) SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021 Tên đề tài: ............................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. Mã số:..........Môn/lĩnh vực:...........................Người đánh giá:.......................... NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Nội dung đánh giá Tiêu chí Đánh giá, nhận xét của Giám khảo Điểm tối đa Điểm của GK (I) Phần mở đầu (10.0 điểm) - Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài. 5.0 - Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 5.0 (II) Phần nội dung (75.0 điểm) - Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành. 10.0 - Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn vị, lĩnh vực, địa phương,) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 7.5 - Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập; 7.5 - Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức,) trong quá trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, chặt chẽ 20.0 - Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 20.0 - Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi thực hiện các giải pháp, các tác động, 10.0 (III) Phần Kết luận và kiến nghị (10.0 điểm) - Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, các tổ chức, cá nhân tham gia, ); 2.5 - Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa phương, với lĩnh vực, bộ môn,). 2.5 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến nghị đối với cấp liên quan.... 5.0 (IV) Hình thức (5.0 điểm) - Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu, 2.5 - SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa cẩn thận. 2.5 Tổng điểm 100.0 Diễn Châu, ngày 25 tháng 03 năm 2021. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI ĐÁNH GIÁ (Kí và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_de_xuat_mot_so_giai_phap_phat_trien_va.pdf