Sáng kiến kinh nghiệm Dạy ngữ âm qua hình ảnh và các trò chơi
Tiếng Anh là một trong những môn học khó hiện nay ở trường phổ thông, nó càng khó hơn đối với hầu hết học sinh của chúng ta (trong tỉnh Quảng Nam) bởi chúng chưa có điều kiện tốt nhất để học tập, thiếu cơ hội thực hành, các tình huống gây hứng thú trong học tập và khắc ghi kiến thức để nhớ lâu từ các tiết học trên lớp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình và SGK phân ban với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, đặc biệt việc tăng cường sử dụng kênh hình và sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong dạy học đã phần nào cải thiện được chất lượng bộ môn.
Qua nhiều năm giảng dạy với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, song học sinh vẫn còn thụ động, chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ động, sáng tạo, chưa khắc sâu kiến thức và trong một số trường hợp giáo viên vẫn chưa tạo ra ấn tượng sâu sắc, cũng như những “cái riêng” trong dạy học môn ngoại ngữ nhằm giúp học sinh học tập tích cực hơn. Giờ học thật buồn chán bởi sự chuẩn bị sơ sài của giáo viên, sự quá thiếu thốn đồ dùng và các thiết bị hỗ trợ dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh đã từ lâu được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất làm cho giờ học sinh động và đem lại hiệu quả cao. Ngày nay vai trò của việc tổ chức dạy học qua các trò chơi trong dạy học ngoại ngữ càng được phát huy hơn nhiều nhờ sự linh hoạt năng động của giáo viên và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là dạy học bằng giáo án điện tử (máy chiếu Projector). Trước đây, trong các giờ học tiếng Anh nhiều thầy cô thường xuyên làm việc nhiều và không biết làm thế nào để tổ chức cho học sinh thực hành kỷ năng nói và khó tạo sự tự tin cho học sinh trong các giờ học. Lúc này các trò chơi vui nhộn, ngộ nghĩnh, mang tính tập thể cao sẽ tạo cơ hộ cho các em thể hiện và giúp các em tự tin vui để học và học mà vui. Tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các trò chơi trong dạy học ngữ âm là vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: DẠY NGỮ ÂM QUA HÌNH ẢNH VÀ CÁC TRÒ CHƠI Đặt vấn đề: Tiếng Anh là một trong những môn học khó hiện nay ở trường phổ thông, nó càng khó hơn đối với hầu hết học sinh của chúng ta (trong tỉnh Quảng Nam) bởi chúng chưa có điều kiện tốt nhất để học tập, thiếu cơ hội thực hành, các tình huống gây hứng thú trong học tập và khắc ghi kiến thức để nhớ lâu từ các tiết học trên lớp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình và SGK phân ban với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, đặc biệt việc tăng cường sử dụng kênh hình và sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong dạy học đã phần nào cải thiện được chất lượng bộ môn. Qua nhiều năm giảng dạy với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, song học sinh vẫn còn thụ động, chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ động, sáng tạo, chưa khắc sâu kiến thức và trong một số trường hợp giáo viên vẫn chưa tạo ra ấn tượng sâu sắc, cũng như những “cái riêng” trong dạy học môn ngoại ngữ nhằm giúp học sinh học tập tích cực hơn. Giờ học thật buồn chán bởi sự chuẩn bị sơ sài của giáo viên, sự quá thiếu thốn đồ dùng và các thiết bị hỗ trợ dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh đã từ lâu được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất làm cho giờ học sinh động và đem lại hiệu quả cao. Ngày nay vai trò của việc tổ chức dạy học qua các trò chơi trong dạy học ngoại ngữ càng được phát huy hơn nhiều nhờ sự linh hoạt năng động của giáo viên và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là dạy học bằng giáo án điện tử (máy chiếu Projector). Trước đây, trong các giờ học tiếng Anh nhiều thầy cô thường xuyên làm việc nhiều và không biết làm thế nào để tổ chức cho học sinh thực hành kỷ năng nói và khó tạo sự tự tin cho học sinh trong các giờ học. Lúc này các trò chơi vui nhộn, ngộ nghĩnh, mang tính tập thể cao sẽ tạo cơ hộ cho các em thể hiện và giúp các em tự tin vui để học và học mà vui. Tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các trò chơi trong dạy học ngữ âm là vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Trong thực tế, có nhiều cách để chuyển tải thông tin và nội dung kiến thức đến với các em học sinh (phụ thuộc vào khả năng, sự chuẩn bị và sự linh hoạt vận dụng phương pháp của giáo viên) song theo PPDH mới hiện nay (theo đường hướng giao tiếp) việc sử dụng hình ảnh và các trò chơi vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất (trong dạy học cũng như kiểm tra khả năng giao tiếp và tổ chức học sinh làm việc nhóm). Hiện nay với phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp thì kiến thức ngữ âm vô cùng quan trọng phục vụ cho kỹ năng nói. Trong tình hình dạy học mới, với bộ SGK mới, còn thiếu nhiều đồ dùng và thiết bị hỗ trợ dạy học, chắc chắn giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tiết dạy trên lớp. Vì vậy đây sẽ là những biện pháp thiết thực, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao nhất trong phần dạy ngữ âm. Xuất phát từ những yêu cầu trên, từ thực trạng dạy - học tiếng Anh hiện nay ở hầu hết các trường THPT. Tôi đã tìm ra giải pháp phù hợp để phần nào khắc phục những tồn tại trước đó và nâng cao hiệu quả giờ học, giúp các thầy cô thực hiện tốt phần dạy ngữ âm theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay đó là: “DẠY NGỮ ÂM QUA HÌNH ẢNH VÀ CÁC TRÒ CHƠI”. Cơ sử lý luận: - Căn cứ Hướng dẫn số 9893/ BGD - ĐT GDTrH ngày 06/9/2006 của Bộ GD - ĐT về việc Hướng dẫn dạy học ngoại ngữ. Căc cứ Công văn số 2909/ CV- SGD -ĐT, ngày 09/11/2007 của Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường biện pháp giúp đỡ HS THPT, học viên BT THPT có học lực yếu kém từng bước khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Thực hiện Nhiệm vụ, Kế hoạch năm học số 33/ KHNV-THPT ngày 29/9/2008 và Nghị quyết số 38/ NQ-HN ngày 02/10/2008 của trường THPT Khâm Đức về việc tăng cường làm đồ dùng, áp dụng CNTT trong dạy học. Tiêu chí đánh giá chất lượng các giờ dạy và các quy định về sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng cần thiết tối thiểu cho việc dạy học bộ môn này. Cơ sở thực tiễn: Trước đây, để có hình ảnh minh họa, giáo viên phải vẽ hình, thuê người vẽ, cắt trên sách báo hoặc photo... Việc làm này tốn nhiều thời gian và hình ảnh lại không phong phú, không phù hợp với yêu cầu, ít gây sự chú ý. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học, người giáo viên có nhiều sự lựa chọn và vân dụng vào tiết dạy. Đặc biệt máy vi tính, phần mềm Powerpoint, mạng Internet, máy chiếu Projector là những dụng cụ hỗ trợ đắc lực và đem lại hiệu quả cao trong dạy học bộ môn này. Dạy - Học môn ngoại ngữ là bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải có những “cái riêng” mà giáo viên các bộ môn khác không có. Không thể đánh giá đó là giờ dạy hay, có chất lượng mà giáo viên không có đồ dùng dạy học, thiếu sự chuẩn bị, không có tranh minh họa, không tổ chức cho học sinh học tập tích cực, không tổ chức hoạt động nhóm (trò chơi là cách tốt nhất để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm và làm việc tích cực hơn) và lên lớp chỉ bằng cuốn sách giáo khoa. Tại trường THPT Khâm Đức chúng tôi, đối tượng học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, hầu hết các em chưa tiếp cận với nền khoa học, các văn hoá tiên tiến trên thế giới, chưa biết nhiều về các sự kiện thể thao, chính trị,..Các em rất rụt rè, thiếu tự tin, sáng tạo và rất thụ động. Vì vậy khi giáo viên nêu vấn đề, kèm theo hình ảnh và tổ chức các trò chơi đã giúp các em sát với thực tiễn, chủ động, tích cực học tập và yêu thích môn học hơn. Mặc dù hiện nay với sự phát triển vượt bậc và phổ biến của CNTT nhưng đa số giáo viên không phải lúc nào củng có đủ thời gian và điều kiện để thiết kế các trò chơi và có đủ các hình ảnh để phục vụ cho tiết dạy của mình. Vì vậy bộ sưu tập này sẽ là nguồn tư liệu hỗ trợ đắc lực cho đa số các Thầy cô. Nội dung nghiên cứu: 1. Giới thiệu sơ lược: Bộ sưu tập gồm 2 phần (2 Folder): Phần trình bày sáng kiến (Folder 1) và phần các minh họa các trò chơi (Folder 2), với tất cả các chủ điểm và đảm bảo các yêu cầu của phần dạy ngữ âm của tất cả 16 bài (16 units) trong chương trình Tiếng Anh 12 - Ban cơ bản của Bộ GD - ĐT. Tổng cộng có 13 phần minh họa và hướng dẫn tổ chức trò chơi, gồm phần Microsoft Word và một số phần Power Point minh họa rất phong phú, gây sự chú ý cao và rất dễ thực hiện. Với mỗi trò chơi được chuấn bị trên Microsoft Word hoặc trên Power Point hoặc cả hai bằng sự chỉ dẫn rõ ràng của từng bài (Unit) cụ thể. Ví dụ 1: Trong folder 2 - Unit 1 yêu cầu của bài này là học sinh phải biết được các cách phát âm của –S/ES thì trò chơi ở đây là MEMORY và được chuẩn bị theo như gợi ý của SGK trang 18. (xem hình trong Folder 2). * Giáo viên tổ chức trò chơi theo cặp hoặc cá nhân. Sau khi ghi lại các từ theo tranh gợi ý, giáo viên yêu cầu các em đọc cá nhân từng từ trước lớp, nhận xét, dẫn vào bài và nêu lên nội dung chính của phần ngữ âm cần học hôm nay. Ngoài ra GV có thể mở rộng cho các em bằng các chú ý S không tuân theo quy luật này: sugar /'∫ugə/, desert /'dezət/, rise /raiz/, pleasure /'pleʒə/,.. Keys to answers: Ví dụ 2: Odd One Out - Unit 2 Procedure: Divide the class into small groups of three or four. Give each group worksheet below (but not the answer key). Ss work together to decide which word from each set is different and why. There may be several possible answers. It is important for Ss to be able to give a valid reason for her or his choice. Do an example with them. Worksheet: Find the Odd One Out in the following examples. Say why it is different. Note: The difference is in the ending of each word. walked jumped wounded watched mended started decided gained rained helped involved robbed roots looks loops moons brushes mists glasses judges arrived phoned missed advised explained laughed knocked danced goes knows notes throws Keys to answers: wounded (ends in / id /, the others end in / t /) gained (ends in / d /, the others end in / id /) helped (ends in / t /, the others end in / d /) moons (ends in / z /, the others end in / s /) mists (ends in / s /, the others end in / z /) missed (ends in / t /, the others end in / d /) explained (ends in / d /, the others end in / t /) notes (ends in / s /, the others end in / z / ) Ví dụ 3: Word Stress Bingo (xem Folder 2 Unit 4) Ví dụ 4: Word Stress Matching (xem Folder 2 Unit 5) Procedure: Organize Ss in small groups Write the following words in the box on the blackboard/ poster and ask Ss to copy down. Ss have to mark the stressed syllable using a clear symbol. Encourage discussion about the words. Emphasize the important of getting the stress right. If word stress is wrong, it can sound very strange or even be incomprehensible. Ask Ss to put the words into the correct stress - pattern columns (as below). Do an example with the class first. Ask Ss to come the bb with their answers. Note: In the following activity, stressed syllables are either in bold e.g. waterfall or an ‘O’ is used. Unstressed syllables may have an ‘o’ economics philosophy sociology geographical psychology engineering mathematics archeology proficiency university requirements geography Worksheet: Oooo oOoo ooOo Variation: Another way of stress matching is to use cards. Put words on some cards and the stress pattern on the others. Then use the cocktail arrangement to get Ss to find their match. Ví dụ 5: Seen and Heard (xem Folder 2 Unit 13) Keys to answers: Ví dụ 6: What’s Missing? (xem Folder 2 Unit 8) 2. Biện pháp thực hiện và cách tiến hành : 2. 1 Đối với giáo viên: - Trên cơ sở nội dung chương trình quy định về kiến thức ngữ âm trong phần Language Focus (Tiếng Anh 12- Chuẩn), giáo viên thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH và các quy định về dạy học môn Tiếng Anh (theo tập huấn thay sách) kèm theo nội dung bài dạy là các hình ảnh liên quan được thiết kế kết hợp các trò chơi (xem Folder 2). Giáo viên có thể dùng USB, đĩa mềm cóp, in trên giấy A4 (đối với giáo viên ở những trường chưa có điều kiện hoặc chưa áp dụng giáo án điện tử), hoặc soạn giáo án điện tử để dạy trên lớp bởi có hình ảnh minh họa và các trò chơi sẽ giúp giáo viên dễ dàng tổ chức tiết dạy theo PPDH mới thành công và học sinh chủ động, sáng tạo, sôi nổi trong học tập và khắc ghi kiến thức sâu hơn. - Sưu tầm tranh ảnh, soạn giáo án phù hợp với các trò chơi nêu trên và phải thường tổ chức thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Tổ, BGH, 2. 2 Đối với Tổ chuyên môn: -Tổ chức tập huấn phương pháp tiến hành các trò chơi trên, cung cấp tài liệu, dạy mẫu, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm. - Xây dựng kế hoạch và phân phối chi tiết về hướng dẫn giảng dạy kỹ năng ngữ âm phù hợp với tình hình thực tế học sinh của nhà trường. - Tham mưu BGH để chỉ đạo về kế hoạch, biện pháp thực hiện, xin kinh phí và các điều kiện khác. 2.3 Đối với học sinh: Được nhìn thấy những hình ảnh đẹp, sát thực tiễn, các trò chơi đầy sinh động đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh có nhiều ý kiến nhận xét, sáng tạo và chủ động tư duy trong thảo luận, sinh hoạt nhóm. Thay vì những lời giải thích khó hiểu, khô khan thì việc sử dụng những hình ảnh này sẽ gây ấn tượng cho học sinh nhớ kỹ hơn. 2.4 Cách tiến hành: Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong việc sử dụng và mang lại hiệu quả giờ dạy (phụ thuộc vào sự sáng tạo và khả năng vận dụng của từng giáo viên). Trong điều kiện cho phép chúng tôi xin trình bày một số trò chơi được vận dụng trong quá trình dạy học kỹ năng ngữ âm bộ môn Tiếng Anh 12: Xem Folder 2 Kết quả nghiên cứu: Đây là kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện đề tài này bởi bộ sách giáo khoa Tiếng Anh 12 - Chuẩn mới được áp dụng đại trà trên toàn quốc vào năm học 2008-2009. Nhưng chắc chắn nó sẽ là PPDH dạy ngữ âm thiết thực và hiệu quả nhất trong dạy học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông. Sau khi vận dụng ý tưởng này vào hầu hết các tiết dạy trong chương trình đã có những chuyển biến tốt. Thực tiễn: Qua thực tế hai lớp dạy 12/1, 12/4 chúng tôi nhận thấy: Với lớp 12/4: Theo cách dạy nghiêng về diễn giải, thiếu tranh minh họa, ít sử dụng giáo án điện tử, không tiến hành các tiết dạy bằng các trò chơi, giáo viên thiếu sự chuẩn bị chu đáo, Thầy và trò chỉ bám vào sách giáo khoa, sử dụng kỹ thuật thuyết giảng, giải thích, .. biểu hiện của lớp học: trầm, thụ động, giờ học buồn tẻ, học sinh thiếu sáng tạo và ít có những ý kiến hay, độc đáo. Với lớp 12/1: Có sự chuẩn bị kỹ của giáo viên và học sinh. Bài dạy được thiết kế theo kênh hình rõ ràng, khoa học, sử dụng phương pháp và kỹ thuật như trình bày ở trên; biểu hiện của lớp học khác hẳn: Học sinh thảo luận tích cực, hứng thú trong học tập, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Qua bức tranh học sinh học được nhiều điều: thấy rõ thực tế, có ấn tượng nhớ lâu và khắc sâu khiến thức,.. Kết quả thực hành và kiến thức ngôn ngữ: - Với lớp 12/1: Đa số học sinh có khả năng thực hành tốt, khoảng 85%, cụ thể: + Hoc sinh hứng thú trong học tập, phát biểu xây dựng bài một cách sôi nổi, tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học, đặc biệt là hoạt động nhóm. + Khả năng tư duy của học sinh được thể hiện nhiều(qua phần cho ý kiến về bức tranh:What do you think about this picture?; tham gia vào ác trò chơi ) , đã có nhiều ý kiến hay, sáng tạo về một vấn đề nào đó qua các trò chơi được tiến hành. + Khả năng nói của học sinh lưu loát hơn, phát âm chính xác hơn và có kiến thức ngữ âm tốt hơn, có nhiều cơ hội cho học sinh làm việc nên học sinh tự tin trong học tập,.. + Khắc sâu kiến thức và làm giàu vốn từ vựng cho học sinh. + Học sinh không những có thêm kiến thức ngôn ngữ mà còn nhìn thấy thực tế các hành động, các sự kiện trên thế giới liên quan và rèn luyên các kỹ năng ngôn ngữ,.. - Với lớp 12/4: Đa số học sinh tỏ ra thụ động, thiếu tự tin, khoảng 40% thể hiện khả năng thực hành 3. Kết quả các bài kiểm tra: Lớp 12/1: Giỏi: 14% ; Khá: 36% ; Trung bình: 45% ; Yếu: 5% Lớp 11/4: Giỏi: 0% ; Khá: 6% ; trung bình: 37%; Yếu: 57% VII. Kết luận: Trên đây là ý tưởng nhưng đồng thời là kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình dạy bộ môn này. Tôi thiết nghĩ, đây là PPDH hỗ trợ dạy học không thể thiếu bởi lẽ nó không những làm cho giờ học sinh động, sôi nổi, học sinh học tập tích cực mà còn giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh, rút ngắn thời gian phần thuyết giảng để dành cho thực hành.(Theo PPDH mới - đường hướng giao tiếp). Đây là PPDH đơn giản song nó sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao nếu người giáo viên biết linh hoạt vận dụng, khoa học trong thiết kế và dẫn dắt học sinh trong suốt quá trình dạy và học. Trên cơ sở thực tế việc dạy học môn Tiếng Anh trong trường phổ thông hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo đường hương giao tiếp thì việc “DẠY NGỮ ÂM QUA HÌNH ẢNH VÀ CÁC TRÒ CHƠI” thật sự là bài toán giải quyết khó khăn cho các Thầy cô dạy học môn ngoại ngữ. Trong quá trình thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để ý tưởng trên đi vào thực tế hơn. Xin chân thành cảm ơn. * Những điểm lưu ý: - Phương pháp này đem lại hiệu quả nhất nếu được áp dụng thường xuyên, linh hoạt và sáng tạo của giáo viên trên giáo án điện tử. - Nếu không soạn được giáo án điện tử giáo viên có thể in trên giấy A4 để thực hiện. Điều này có thể hơi tốn kém do vậy có thể huy động đóng góp từ học sinh hoặc sự hỗ trợ của nhà trường. (tuy nhiên không nhiều lắm). VIII. Đề nghị: Như đã nói ở trên các trò chơi này được thực hiện trong một năm học (2008-2009) nên sẽ được tiếp tục bổ sung trong thời gian đến nhằm làm phong phú hơn về số lượng và phương pháp vận dụng. Nếu được hội đồng các cấp công nhận tôi sẽ chịu trách nhiệm bổ sung và ghi đĩa CD để phổ biến đến đồng nghiệp trong dịp thuận lợi nhất. Tài liệu tham khảo: Để thực hiện bộ sưu tập này tôi đã sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau: Từ Encarta Premium DVD 2008. Trang Web: giaoanđientu.com.vn Trang Web:www.google.com.vn,www.home.com,www.123 greetings. com, www.echip.com.vn. Một số sách phương pháp về dạy học bộ môn Tiếng anh. Một số được rút ra trong thực tế dạy học và quá trình nghiên cứu phương pháp. Mục lục: Tất cả nội dung của sáng kiến được ghi trên đĩa CD, Gồm 2 phần (2 folder): Phần I (folder 1): Phần trình bày sáng kiến gồm 12 trang (thực hiện trên Microsoft Word) Phần II (folder 2): những trò chơi được thiết kế sẵn theo chương trình chuẩn Tiếng anh 12 bằng các giáo án điện tử và Microsoft Word. Phụ lục của Phần II (folder 2) TT Units (Bài) Games (trò chơi) Ghi chú Unit 1 Memory Unit 2 Odd One Out Unit 4 Word Stress Bingo Unit 5 Word Stress Matching Unit 8 What’s mising? Unit 9 Minimal pairs Unit 11 Matching Unit 13 Seen and Heard Unit 14 “Rung Chuong Vang” Unit 15 Chain Drill Phước Sơn, ngày 08 tháng 6 năm 2009 Người thực hiện NGUYỄN THANH LIÊM Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT KHÂM ĐỨC: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM:
File đính kèm:
- SKKN.doc