Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp ở một số đơn vị bài học trong bộ môn Tiếng Anh 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong cuộc sống hiện đại, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, nhưng làm sao để sử dụng ngôn ngữ ấy vào thực tiễn cuộc sống? Vì sao phải học tiếng Anh mà không phải là ngôn ngữ khác? Vì tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất được sử dụng vào hầu hết các mục đích giao tiếp, giao lưu văn hóa, thương mại giữa các nước trên thế giới. Khoảng 80% các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết học thuật trên toàn cầu được soạn thảo và lưu trữ bằng tiếng Anh.

Trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta, bộ môn Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phô thông. Bộ sách giáo khoa Tiếng Anh được biên soạn theo từng chủ đề (Themes) gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Qua một thời gian làm công tác giảng dạy ở trường trung học cơ sở với bộ sách Tiếng Anh hiện hành, tôi nhận thấy rằng có những vấn đề xã hội hoặc những nội dung mới cần áp dụng chưa được cập nhật kịp thời để nâng cao nhận thức cho học sinh. Bên cạnh đó, việc tự tìm hiểu, cập nhật để nâng cao nhận thức, kiến thức của học sinh còn hạn chế nên tôi đã thử nghiệm thực hiện đề tài “Dạy học tích hợp ở một số đơn vị bài học trong bộ môn Tiếng Anh 7” nhằm bổ sung thêm kiến thức, nâng cao ý thức và tính hấp dẫn của bộ môn mình giảng dạy cho học sinh khối 7 trường THCS Đại Ân 2.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 7009 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp ở một số đơn vị bài học trong bộ môn Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hiện đại, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, nhưng làm sao để sử dụng ngôn ngữ ấy vào thực tiễn cuộc sống? Vì sao phải học tiếng Anh mà không phải là ngôn ngữ khác? Vì tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất được sử dụng vào hầu hết các mục đích giao tiếp, giao lưu văn hóa, thương mại giữa các nước trên thế giới. Khoảng 80% các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết học thuật trên toàn cầu được soạn thảo và lưu trữ bằng tiếng Anh. 
Trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta, bộ môn Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phô thông. Bộ sách giáo khoa Tiếng Anh được biên soạn theo từng chủ đề (Themes) gần gũi với cuộc sống hàng ngày. 
Qua một thời gian làm công tác giảng dạy ở trường trung học cơ sở với bộ sách Tiếng Anh hiện hành, tôi nhận thấy rằng có những vấn đề xã hội hoặc những nội dung mới cần áp dụng chưa được cập nhật kịp thời để nâng cao nhận thức cho học sinh. Bên cạnh đó, việc tự tìm hiểu, cập nhật để nâng cao nhận thức, kiến thức của học sinh còn hạn chế nên tôi đã thử nghiệm thực hiện đề tài “Dạy học tích hợp ở một số đơn vị bài học trong bộ môn Tiếng Anh 7” nhằm bổ sung thêm kiến thức, nâng cao ý thức và tính hấp dẫn của bộ môn mình giảng dạy cho học sinh khối 7 trường THCS Đại Ân 2.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu.
Nâng cao kiến thức và nhận thức cho học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức đã học giữa các khối lớp trong bộ môn, giáo dục kỹ năng sống và liên hệ với kiến thức ở các bộ môn khác.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cập nhật, mở rộng những kiến thức cũ trong cùng bộ môn để nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh. 
- Cập nhật, tìm hiểu thêm kiến thức về kỹ năng sống để giáo dục học sinh.
- Tìm hiểu nội dung kiến thức của các bộ môn có liên quan để đưa vào giảng dạy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Những vấn đề về dạy học tích hợp trong bộ môn Tiếng Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Lớp 72,3,4 trường THCS Đại Ân 2 năm học 2014 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu, cập nhật thông tin, kiến thức qua internet, sách báo.
- Quan sát, tìm hiểu tình hình học tập của học sinh.
- Trao đổi, học tập ở bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp.
5. Tính mới của đề tài.
Áp dụng quan điểm dạy học tích hợp các kiến thức cơ bản và kiến thức liên môn vào bộ môn để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp có nghĩa là sự kết hợp các bộ phận, thành phần riêng rẽ thành một khối thống nhất chung hoàn thiện. Trong giáo dục, tích hợp mang nghĩa cơ bản là sự phối hợp giữa các phần, các phân môn trong nội tại một môn học hoặc giữa các môn học khác nhau nhằm mục đích cung cấp kiến thức một cách đầy đủ và mở rộng cho người học tiếp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tích hợp trong dạy học còn nhằm mục tiêu giáo dục ý thức để người học có nhận thức đúng đắn và vận dụng vào các vấn đề trong thực tế của xã hội hiện đại. Để đạt được mục tiêu giáo dục nâng cao kiến thức và ý thức của học sinh thông qua việc dạy tích hợp, giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình một số kiến thức cơ bản về những vấn đề đang được xã hội quan tâm và cả những kiến thức nền của các bộ môn có liên quan để có thể áp dụng tốt nhất vào quá trình dạy học và giáo dục của mình.
2. Cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trường THCS Đại Ân 2 là một trường ở xã thuộc vùng kinh tế khó khăn, tình hình dân trí chưa cao và ý thức về bảo vệ môi trường, kỹ năng sống của học sinh còn hạn chế. Thêm vào đó, xã hội luôn phát triển và nội dung kiến thức trong sách giáo khoa sau nhiều năm xuất bản chưa được cập nhật kịp thời nên việc dạy học theo nội dung mặc định sẵn có sẽ không đáp ứng đủ theo sự thay đổi hàng ngày của xã hội. Hơn nữa, do điều kiện kinh tế của đa số gia đình còn khó khăn, nhiều phụ huynh đi làm xa không có thời gian chăm sóc, trang bị cho con em mình những điều kiện để học tập như máy tính, sách tham khảo nên việc tự nghiên cứu tìm hiểu và cập nhật thông tin, kiến thức mới của học sinh còn hạn chế. Trước tình hình đó, giáo viên phải áp dụng những giải pháp cần thiết nhất để cung cấp thêm kiến thức để nâng cao chất luợng học tập và giúp học sinh hoàn thiện nhân cách thông qua các nội dung kiến thức mà mình hiểu biết.
3. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
Để một tiết dạy tích hợp đạt kết quả như mong muốn, giáo viên cần phải chọn lọc những nội dung phù hợp để đưa vào nội dung bài dạy. Qua thời gian tìm hiểu và áp dụng quan điểm dạy tích hợp, tôi thấy có nhiều hướng tích hợp khi xây dựng nội dung bài như sau:
3.1. Tích hợp trong cùng bộ môn.
3.1.1. Tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ.
Dạy và học ngôn ngữ là quá trình rèn luyện cả bốn kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc và viết. Đối với bốn kỹ năng đó được chia ra thành hai nhóm tạm gọi là nhóm thu và nhóm phát, nhóm thu bao gồm kỹ năng đọc và nghe, nhóm phát bao gồm kỹ năng nói và viết. Trong thực tế, khi dạy học không thể chỉ rèn luyện một kỹ năng riêng rẽ nào mà cần phải kết hợp các kỹ năng lại với nhau.
Ví dụ: khi dạy phần B6 ở Unit 2. PERSONAL INFORMATION, sau khi giới thiệu nội dung và cho học sinh luyện đọc đoạn văn về Lan, giáo viên đặt thêm một số câu hỏi về bạn Lan để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng việc kết hợp kỹ năng nghe – nói – đọc hiểu:
What is the girl’s name?
How old is she?
When is her birthday?
Where does she live?
Sau khi kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài điền từ trong sách. 
Ví dụ 2: khi dạy Phần A6, Read ở Unit 4. AT SCHOOL, sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc và làm bài tập “True or False” trong sách giáo khoa. Tôi đặt thêm những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học thông qua các kỹ năng ngôn ngữ nghe – nói – đọc hiểu:
Do American students wear school uniform? 
What time do classes start at school in the USA?
How many breaks at school each day in American school?
Đặt thêm những câu hỏi để học sinh trả lời về các em:
What time do your classes start?
What time do they finish?
Do you have lesson on Saturday?
3.1.2. Tích hợp nội dung kiến thức giữa các khối.
Trong chương trình Tiếng Anh THCS, các cấu trúc câu được phân chia đều ra các khối lớp nhằm giúp học sinh nắm vững và áp dụng tốt hơn, cấu trúc được dạy dần dần và có sự chồng lấn lên nhau. Mỗi khối có những cấu trúc mới và cả những cấu trúc cũ nên việc tích hợp kiến thức trong cùng bộ môn là rất cần thiết. Để học sinh thực hành tốt kỹ năng ngôn ngữ, giáo viên cần nhắc lại những cấu trúc các em đã học và giới thiệu cấu trúc mới đồng thời để phân biệt phạm vi sử dụng cấu trúc đó.
Ví dụ 1: khi dạy phần A2, Unit 1. FRIENDS, giáo viên ôn lại thì hiện tại đơn mà các em đã được học ở lớp 6:
The simple present tense:
Form:
* Be (am/ is/ are)
I + am
He/she/it / singular noun + is
We/ You/ They/ plural noun + are
Ex: I am Minh
 I’m a student.
 He is Nam.
 She is a student.
 Lan is a new student in my class.
 My parents are teachers.
 They are my friends.
* Verbs:
I / we / you / they/ plural noun + V0
He/ She/ It/ Singular noun + Vs/es 
Ex: They go to school by bus.
 I play soccer with my friends every afternoon.
 Minh lives with his mother and father.
Ví dụ 2: khi dạy phần A1, unit 4. AT SCHOOL, giáo viên ôn lại cách hỏi giờ và cách nói giờ cho học sinh nắm rõ:
What time is it?
It’ + time + o’clock
Ex: What time is it?
 It’s six o’clock
It’s + time + minutes = it’s + a quater + past + time
Ex: It’s ten fifteen = It’s a quater past ten
 It’s twelve fifty five
It’s + time + thirty = It’s + half past + time
Ex: It’s nine thirty = It’s half past nine
 It’s eight thirty = It’s half past eight
It’s + minute + to + time
Ex: It’s twenty to eight = It’s seven forty.
 It’s eleven forty five = It’s a quater to twelve.
Ví dụ 3: khi dạy phần A4, unit 4. AT SCHOOL, giáo viên ôn lại thì hiện tại tiếp diễn cho các em nắm rõ:
Present Progressive tense
Form: S + am/ is/ are + Ving
 Am/ is/ are + S + Ving?
Ex: What are you doing?
 I am reading book.
 They are playing voleyball now.
 My mother is cooking in the kitchen.
3.2. Tích hợp các kiến thức liên môn vào nội dung bài học.
3.2.1. Tích hợp kiến thức địa lý.
Trong quá trình học tiếng Anh trên lớp, có những nội dung bài học đề cập đến các địa danh, trên các thành phố trong và ngoài nước mà học sinh có thể chưa biết đến sẽ gây không ít khó khăn cho việc tiếp thu của các em. Vì vậy giáo viên cần giải thích cho các em rõ hơn qua việc cung cấp một số kiến thức về địa lý.
Ví dụ 1: khi dạy phần A2, Unit 8. PLACES, nội dung bài hội thoại có nhắc đến “Hang Bai street”, giáo viên nên giải thích cho học sinh ở Hà Nội xưa có 36 phố phường, mỗi phố bán một loại hàng hóa nên có các phố như Hàng Gà, Hàng Giấy, Hàng Tre, Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Đậu, Hàng Bài...và “Hang Bai street” là phố Hàng Bài. Giải thích cho học sinh hiểu từ “street” không mang nghĩa là “đường” một cách máy móc mà nó còn được hiểu với nghĩa là “phố”.
Ví dụ 2: khi dạy phần A5, unit 8. PLACES, sau khi cho học sinh thực hành hỏi đáp về khoảng cách địa lý từ Hà Nội đến các thành phố lớn trong nước như Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; giáo viên cho học sinh thực hành hỏi về khoảng cách ở các địa phương trong tỉnh như sau:
- How far is it from Dai An 2 to Soc trang?
- How far is it from Tran De to soc trang?
- How far is it from Soc Trang to Ho chi minh city?
Ví dụ 3: khi giới thiệu bài hội thoại trong phần A1, unit 9. AT HOME AND AWAY, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về Nha Trang:
Giới thiệu thêm một số tranh về tháp chàm (Cham Temples):
Giới thiệu sơ lược về Nha Trang cho học sinh rõ hơn: Nha Trang là một thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam.
Ví dụ 4: khi dạy phần A1,2, Unit 16. PEOPLE AND PLACES, giới thiệu các tranh ảnh và giới thiệu đây là các thành phố thủ đô của một số nước ở châu Á:
 Bangkok (Thailand)
Kuala Lumpur (Malaysia)	Hong Kong	
Phnom Penh (Cambodia) 	Vientiane (Laos)
Jakarta (Indonesia)	Yangon (Myanmar)
Singapore
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập phần A2, giáo viên kể tên 11 nước Đông Nam Á (ASEAN) cho học sinh nhớ rõ hơn: Indonesia, Myanmar, Thailand, Vietnam, Cambodia, Malaysia, Philippine, Laos, Brunei, East Timor, Singapore.
3.2.2. Tích hợp kiến thức lịch sử.
Hiện nay, đa số học sinh còn hạn chế kiến thức về bộ môn lịch sử, có những nội dung sách giáo khoa chỉ đề cập sơ lược nên giáo viên phải cung cấp thêm thông tin, kiến thức để giứp học sinh nâng cao sự hiểu biết của mình hơn.
Ví dụ 1: ở phần B1, unit 16. PEOPLE AND PLACES, khi giới thiệu bài hội thoại giữa Ba và Liz, giáo viên đặt một số câu hỏi cho học sinh:
Do you know some famous peole in Vietnamese History? 
Do you know the batle of Dien Bien Phu?
When was the batle ended?
Do you know General Vo Nguyen Giap?
How is he famous?
When was he born?
Giới thiệu một số tranh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và kể rõ hơn về Đại Tướng:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), xuất thân là một giáo viên dạy sử, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng tài giỏi trên thế giới. 
Ví dụ 2: khi dạy phần B5, unit 16. PEOPLE and PLACES, sau khi cho học sinh nghe và làm bài tập điền từ, giáo viên đặt thêm một số câu hỏi về chủ tịch Hồ Chí Minh:
- When is President Ho Chi Minh’s birthday?
- How many languages does he speak?
- Where was he born? 
Gọi một vài học sinh kể về Bác (có thể bằng tiếng Việt)
Yêu cầu học sinh kể thêm một số anh hùng trong lịch sử nước ta mà các em biết hoặc ngưỡng mộ, từ đó khơi dậy truyền thống yêu nước cho các em.
Ví dụ 3: phần A4, unit 16. PEOPLE AND PLACES, sau khi cho học sinh tìm hiểu và thực hành với nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu các em kể tên một số người nổi tiếng ở Việt Nam như các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, hoặc các ca sĩ nhạc sĩ trong nước nhằm giúp các em thích thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn để nâng cao vốn kiến thức của mình.
Hỏi các em về nhà nông học Lương Định Của:
- Do you know Luong Dinh Cua?
- Where was he born?
- When was he born?
Giới thiệu về nhà nông học Lương Định Của cho học sinh biết rõ hơn: Lương Định Của (16 tháng 8 năm 1920 - 28 tháng 12 năm 1975) là một nhà nông học, nhà tạo giống cây trồng của Việt Nam, có nhiều con đường và ngôi trường mang tên ông. Ông sinh ra ở xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông lên Sài Gòn, học xong tú tài. Năm 1937, ông sang Hồng Kông thi vào Đại học Y Khoa, đến năm thứ 3, ông sang Thượng Hải Trung Quốc học ở Đại học Kinh tế. Đến 1940, trường đóng cửa do chiến tranh, ông sang Nhật, thi vào Đại học Quốc lập Kyushu, khoa sinh vật thực nghiệm. Năm 1946, ông lên Kyoto Nhật học ngành nông nghiệp, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông học khoa di truyền chọn giống. Năm 1954, ông cùng gia đình tập kết ra Bắc (vợ ông là người Nhật), làm việc tại Viện khảo cứu Nông lâm, trườngĐại học Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm.	
3.2.3. Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống.
Ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo dục đạo đức, thái độ, kỹ năng sống cho học sinh cũng là điều rất cần thiết đối với mỗi người làm giáo dục để các em có nhận thức đúng đắn hơn và hoàn thiện nhân cách của mình.
Ví dụ 1: sau khi cho học sinh luyện tập và lầm bài tập phần A1, unit 14. FREE TIME FUN, giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi:
- How many hours do you watch TV a day? A week?
- What programe do you like? 
- Do you like watching film? Music program? Cartoon?
Giáo dục, nhắc nhở học sinh về việc dành thời gian nhiều để xem Tivi có thể ảnh hưởng đến việc học tập và các hoạt động khác, từ đó có thể thay đổi thói quen xen Tivi hàng ngày của các em.
Ví dụ 2: phần A1, unit 15. GOING OUT, sau khi cho học sinh thực hành bài hội thoại và bài tập trong sách giáo khoa, hỏi học sinh một số câu hỏi:
- Do you like playing game?
- How many hours do you play game every day?
- Do you think you are addicted game?
Giáo viên nhắc nhở học sinh về việc chơi game nhiều sẽ không có thời gian học tập, bên cạnh đó sẽ bị bệnh mắt như cận thị, tinh thần sẽ không ổn định, sẽ hay bị mệt mỏi, khả năng học tập sẽ giảm sút... nhằm hướng học sinh có thái độ tích cực hơn với việc học, thay đổi thái độ để học tập tốt hơn. 
Ví dụ 3: khi dạy phần B3, unit 10. HEALTH AND HYGIENE, sau khi cho học sinh luyện tập đọc bài và làm bài điền từ trong sách giáo khoa, giáo viên đặt một vài câu hỏi về việc chăm sóc răng miệng của học sinh:
- When was the last time you have a bad toothache?
- Do you feel hurt when your tooth have a cavity?
- Do you eat candies every day?
- How do you take care of you teeth?
- How many times do you brush your teeth every day?
Giải thích cho các em về việc bảo vệ răng miệng quan trọng, vì nếu ở lứa tuổi của các em, răng bị sâu, hoặc bị mất đi sẽ không mọc lại được. Khi bị đau răng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt hộn học tập, vui chơi hàng ngày và đặc biệt là việc ăn uống để từ đó học sinh thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của bản thân hàng ngày tốt hơn.
Ví dụ 4: sau khi cho học sinh luyện tập và làm bài tập phần B1, unit 11. KEEP FIT, STAY HEALTHY, yêu cầu các em kể thêm một số bệnh mà các em dễ mắc phải. Kể tên một số bệnh mà các em thường hay bị như cảm, nhức đầu và giải thích với các em do ăn uống không đều đặn, tập trung vào các hoạt động vui chơi, không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nên dễ mắc các bệnh đó. Ngoài ra, giáo viên nói thêm về bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa thường do ăn uống không đều đặn, các loại thức ăn chưa được rửa kỹ hoặc nấu chín, ăn các loại quà vặt không hợp vệ sinh... từ đó giúp các em có nhận thức tốt hơn về việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống hợp lí.
Ví dụ 5: sau khi cho học sinh đọc và làm các bài tập trong sách giáo khoa ở phần A3, unit 12. LET’S EAT, giáo viên hỏi các em một số câu hỏi:
- Do you often help your mother at home?
- What do you help your mom?
- Can you cook meals for your family?
Sau khi hỏi và cho học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên nhắc nhở việc giúp đỡ gia đình là việc nên làm, vì như thế các em cũng góp phần giúp cha mẹ đỡ bận rộn hơn, có thời gian cho công việc nhiều hơn... từ đó giúp học sinh thay đổi nhìn nhận của mình và cảm thấy mình có ích, có trách nhiệm với gia đình nhiều hơn.
4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện.
Trước khi áp dụng đề tài này, tình hình học tập của học sinh chưa tốt lắm, hầu hết các em chưa hứng thú với môn học, các em cũng chưa tự giác tìm hiểu để nâng cao kiến thức của mình. Kết quả học tập ở học kì I năm học 2014 - 2015như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8
30
57
6
Tỉ lệ: 7,9 %
Tỉ lệ: 29,7%
Tỉ lệ: 56,5%
Tỉ lệ: 5,9%
Sau một thời gian thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp, học sinh có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, các em biết dành thời gian cho học tập, tìm hiểu các kiến thức mới nhiều hơn. Kết quả cuối năm học 2014 -2015 đạt được như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10
40
48
3
Tỉ lệ: 9,9 %
Tỉ lệ: 39,6%
Tỉ lệ: 47,5%
Tỉ lệ: 3%
Nhìn chung, việc học tập của các em có tiến bộ hơn và việc thay đổi thái độ, rèn luyện đạo đức tốt hơn. Các em học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn.
PHẦN 3: KẾT LUẬN.
1. Kết luận về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp vào bộ môn của mình, tôi nhận thấy việc dạy học không còn đơn thuần là truyền đạt kiến thức một môn, một chiều cho học sinh mà cần phải liên hệ giữa các mảng kiến thức với nhau sẽ giúp cho học sinh có học tập tốt hơn. Việc liên hệ kiến thức giữa các môn, giữa các khối và kết hợp các kỹ năng sẽ giúp cho học sinh cảm thấy mình học được nhiều thứ hơn, từ đó các em có cố gắn và muốn tìm hiểu học hỏi nhiều hơn nữa. Khi tích hợp kiến thức các môn học khác vào nội dung bài dạy, giáo viên cần nhiều thời gian tìm hiểu và phải có một lượng kiến thức đủ lớn để giải thích, truyền lại cho học sinh. Việc nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật thông tin mới, những kiến thức mới cũng góp phần làm cho giáo viên có một nền tảng tri thức vững hơn và không chỉ riêng về bộ môn của mình dạy. 
2. Đề xuất, kiến nghị.
Trong thời gian tìm hiểu và vận dụng đề tài, tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc sưu tầm tranh ảnh, sách tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy. Tôi hy vọng trong năm học này sẽ được trang bị, bổ sung một số tranh ảnh, sách báo, sách tham khảo để cho việc học tập tìm hiểu của thầy và trò có nhiều thuận lợi hơn.
Trên đây là một số giải pháp trong việc dạy học theo quan điểm tích hợp mà tôi đã áp dụng trong gần một năm học, tôi thấy những kinh nghiệm và giải pháp thực hiện chưa nhiều và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Chủ tịch hội đồng khoa học trường Đại Ân 2, ngày 13 tháng 10 năm 2015
 Hiệu trưởng Người viết
 Dương Minh Trí Trần Phong Phú

File đính kèm:

  • docSKKN_Day_hoc_tich_hop_12156216.doc
Sáng Kiến Liên Quan