Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề trong giảng dạy Vật lí

Trong phương pháp dạy học truyền thống, nội dung kiến thức của bài giảng, các chủ đề học tập được thiết kế, phân chia thành những đơn vị kiến thức khá cụ thể, trọn vẹn, tương đối độc lập và sắp xếp một cách tuần tự phù hợp với tiến trình phát triển của việc lĩnh hội kiến thức của người học. Điều này có nhiều thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo kiểu lớp - bài cũng như việc thống nhất trong công tác quản lí dạy học và phân bổ chương trình mang tính pháp lệnh như hiện nay. Nhưng chính sự phân chia này cũng gây ra những khó khăn, hạn chế nhất định trong quá trình dạy học. Cụ thể, sự phân chia kiến thức cũng như cách dạy học vô tình làm cho các đơn vị kiến thức mang tính độc lập tương đối với nhau, các kiến thức học sinh thu nhận được trở nên chắp vá, rời rạc, dẫn đến việc lưu giữ kiến thức là khó khăn, không bền vững và xa rời thực tiễn.

Phương pháp dạy học theo chủ đề ở cấp THPT là sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội dung học những ứng dụng kỹ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn, nó đã “thổi hơi thở” của cuộc sống ngày hôm nay vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.

Sau khi được dự các lớp tập huấn do Sở GD & ĐT Ninh Bình tổ chức, được sự định hướng của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên bộ môn Vật lý trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp và đã đạt được hiệu quả rõ rệt như trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy được nâng lên, học sinh học tập chủ động, hứng thú

 

doc46 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề trong giảng dạy Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơtơri là 1,1MeV/nuclôn và của hêli là 7MeV/nuclôn.
A. 30,2MeV	B. 23,6MeV	C. 25,8MeV	D. 19,2MeV
Câu 2: Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân . Biết độ hụt khối của hạt nhân D và X lần lượt là 0,0024u và 0,0083u. Phản ứng trên tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ?Cho 1u = 931,5MeV/c2
A. thu 3,49MeV	B. Không tính được vì không biết khối lượng các hạt
C. tỏa 3,49MeV	D. tỏa 3,26MeV
Câu 3: Một nhà máy điện nguyên tử dùng U235 phân hạch tỏa ra 200MeV. Hiệu suất của nhà máy là 30%. Nếu công suất của nhà máy là 1920MW thì khối lượng U235 cần dùng trong một ngày :
	A: 0,6744kg. 	B: 1,0502kg. 	C: 2,5964kg. 	D: 6,7455kg
Câu 4: Tính năng lượng tỏa ra khi có 1 mol U235 tham gia phản ứng: 92U235 + 0n1 → 30n1 + 36Kr94 + 56Ba139. Cho biết: Khối lượng của 92U235 = 235,04 u, của 36Kr94 = 93,93 u; của 56Ba139 = 138,91 u; của 0n1 = 1,0063 u; 1u = 1,66.10-27; c = 2,9979.108 m/s; hằng số Avogadro: NA = 6,02.1023 mol. 
	A: 1,8.1011kJ 	B: 0,9.1011kJ 	C: 1,68.1010kJ 	D: 1,1.109KJ
Câu 5: Cho phản ứng nhiệt hạch: → + n, Biết độ hụt khố , , nước trong tự nhiên có lẫn 0,015% D2O, với khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, 1u=931,5 MeV/c2, NA=6,022.1023 mol-1. Nếu toàn bộ được tách ra từ 1m3 nước làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng tỏa ra là:
A. 1,863.1026 MeV. B. 1,0812.1026 MeV. C. 1,0614.1026 MeV. D. 1,863.1026 J.
Câu 6: Một lò phản ứng hạt nhân có công suất P=14,7 MW. Sử dụng nhiên liệu là uranium làm giàu tới 25% U235. Tìm khối lượng nhiên liệu cần thiết để tàu hoạt động liên tục trong 30 ngày, biết rằng một hạt nhân U235 phân hạch tỏa ra 200MeV.
A. 2,06 Kg	B. 1,86 Kg.	C. 1,66 Kg.	D. 4,64 Kg.
 	 2.4 - Lựa chọn các nội dung, vấn đề để phát triển, rèn kĩ năng cho học sinh 
 	Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu và giảng dạy giáo viên có thể lồng ghép các nội dung như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, sử dụng tiết kiệm năng lượng... vào bài giảng, đưa ra các vấn đề xác thực để các nhóm học sinh nghiên cứu, thảo luận nhằm phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao cho học sinh như: Tính sáng tạo, ham tìm hiểu tri thức; Các kĩ năng giao tế và hợp tác thông qua hoạt động nhóm; Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 1: Bài 36 mục III – Phản ứng hạt nhân giáo viên có thể đưa ra vấn đề: “ Tại sao hiện nay con người rất quan tâm đến năng lượng hạt nhân? Sử dụng năng lượng hạt nhân có ưu, nhược điểm gì? ”
Gợi ý: - Trong thời điểm các nguồn nhiên liệu thông dụng như dầu mỏ, khí đốt đang cạn kiệt và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, năng lượng hạt nhân đang được coi là giải pháp thay thế số một
	- Ưu điểm của năng lượng hạt nhân
• Thải ra rất ít hoặc không có khí nhà kính. 
• Không sử dụng nguồn nguyên liệu quý giá như hidrocacbon. Lượng Uranium-235 được dùng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 3%/viên nhiên liệu.
• Không gây ô nhiễm môi trường bởi hạt bụi mịn
• Cung cấp năng lượng hiệu quả (cùng một thể tích nhiên liệu, phản ứng hạt nhân sinh năng lượng lớn gấp nhiều lần so với dầu mỏ và khí đốt)
• Chi phí chấp nhận được khi áp dụng quy trình sản xuất đã được tiêu chuẩn hóa.
• Ít chất thải
• Thế hệ lò phản ứng mới giúp tái tạo nguồn nguyên liệu đó là lò phản ứng tái sinh - sử dụng Urani-238 (chiếm 99,3% Uurani tự nhiên)
	- Khuyết điểm năng lượng hạt nhân
• Vấn đề an toàn và mối lo ngại của cộng đồng về chất thải phóng xạ.
• Dễ xảy ra tai nạn trong sản xuất.
• Tốn kém chi phí để xây dựng nhà máy hạt nhân.
• Quá trình khai quật và tinh chế Uranium gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe vì những chất thải độc hại của nó
• Vấn đề vận chuyển và xử lý chất thải hạt nhân cần được đầu tư nhiều.
• Tuổi thọ lò phản ứng trung bình 60 năm
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 2: Hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng: Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch giáo viên có thể đưa vào nội dung bài học những thông tin có liên quan đến vấn đề năng lượng hiện nay để giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường bằng phương pháp đàm thoại, kể chuyện hoặc trình chiếu những nội dung có liên quan đến môi trường hoặc những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến nhu cầu năng lượng, đến môi trường. Với hình thức này sẽ giúp học sinh có thêm những hiểu biết thực tế, sâu sắc hơn so với các kiến thức trong sách giáo khoa, giúp cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa Vật lí với đời sống, với môi trường. 
Các nguồn nhiên liệu thông dụng như dầu mỏ, khí đốt, than đá đang cạn kiệt và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường
Chặt phá rừng làm thủy điện có thể gây ra lũ quét, sạt lở...
Nguồn nhiên liệu dầu mỏ, khí đốt, than đá... đang cạn kiệt, việc khai thác các nguồn nhiên liệu này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đến an toàn lao động
Hơn 2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng các nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của cuộc sống
Vấn đề đặt ra để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu: Vậy sử dụng năng lượng thế nào cho hợp lí tiết kiệm? Có thể sử dụng các nguồn năng lượng nào khác có thể tái tạo hoặc thân thiện với môi trường phục vụ cho đời sống con người? 
 	2.5- Xác định hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh
Tiết 1 - Bài 36 mục III – Phản ứng hạt nhân
Hoạt động 1 (7 phút): đặt vấn đề vào bài mới, kiểm tra kiến thức cũ 
Đặt vấn đề vào chủ đề thông qua video về vụ nổ bom nguyên tử
Giáo viên đặt vấn đề: Hiện nay con người rất quan tâm đến năng lượng hạt nhân, sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ đời sống (Giáo viên đưa ra hình ảnh tiếp theo về nhà máy điện nguyên tử)
Chuyển tiếp: Vậy năng lượng hạt nhân được tạo ra như thế nào để hiểu được trước tiên cần nhắc lại kiến thức cũ( Giáo viên đưa ra phiếu học tập số 1)
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu về định nghĩa phản ứng hạt nhân, các đặc tính của phản ứng hạt nhân, các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
(Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 2)	 
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về năng lượng của phản ứng hạt nhân
(Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 3)
Hoạt động 4 (10 phút): Hoạt động nhóm của học sinh để giải quyết các vấn đề: 
1. Áp dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân để giải bài tập(Thông qua phiếu học tập 4)
2. Tại sao hiện nay con người rất quan tâm đến năng lượng hạt nhân? Những phản ứng hạt nhân nào đă được sử dụng? Có lợi hay hại? 
- Lớp học chia thành 4 nhóm, thông qua câu hỏi định hướng của giáo viên các nhóm thảo luận để trả lời hoặc lựa chọn đề tài cần nghiên cứu ( các nhóm có thể chọn đề tài giống nhau nhưng chỉ được phép tối đa 2 nhóm một đề tài)
Hoạt động 5 (3 phút): Củng cố, giao bài tập về nhà( Phát phiếu học tập)
(Khi giao bài tập về nhà giáo viên có thể phân học sinh theo nhóm dựa vào khả năng tiếp thu để giao bài cho phù hợp đối tượng)
Tiết 2: Hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra kiến thức cũ
Năng lượng hạt nhân được sử dụng như thế nào trong đời sống? Những phản ứng hạt nhân nào đă được sử dụng? Có lợi hay hại? 
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu về phản ứng phân hạch
(Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 5)
 Söï phaân haïch laø moät trong hai loaïi phaûn öùng toûa naêng löôïng ñöôïc phaùt hieän ngay tröôùc ñaïi chieán thöù hai.
 Trong chieán tranh duøng ñeå taïo bom nguyeân töû .
 Trong thôøi bình duøng saûn suaát ñieän trong nhaø maùy ñieän nguyeân töû.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu về phản ứng nhiệt hạch
(Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 6)
Hoạt động 4 (7 phút): Hoạt động nhóm của học sinh để giải quyết các vấn đề:
- So sánh phân hạch và nhiệt hạch
- Tại sao thế giới lại vô cùng sợ hãi vũ khí hạt nhân, khi các lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ?
 Lớp học chia thành 4 nhóm thảo luận, bổ sung và lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
 Hoạt động 5 (3 phút): Củng cố, bài tập về nhà( Phát phiếu học tập)
(giao bài phù hợp với từng đối tượng)
C. Tiết 3,4 - Bài tập về năng lượng hạt nhân
Trong hai tiết bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề đã đưa ra trong hai tiết lí thuyết của chủ đề
* 1: Phương pháp giải các dạng bài tập giáo viên đă đưa ra dưới dạng phiếu học tập
* 2: Năng lượng hạt nhân được tạo ra và sử dụng như thế nào trong đời sống? Xu thế sử dụng năng lượng hạt nhân hiện nay của thế giới và của Việt Nam
* 3: Sử dụng năng lượng thế nào cho hợp lí tiết kiệm? Có thể sử dụng các nguồn năng lượng nào khác có thể tái tạo hoặc thân thiện với môi trường phục vụ cho đời sống con người? 
Sau khi đại diện các nhóm đă tŕnh bày nội dung vấn đề của ḿnh tìm hiểu được, giáo viên nhận xét và kết luận vấn đề. Tiếp đó giáo viên có thể đặt vấn đề cần tìm hiểu cho chủ đề tiếp theo là chủ đề: Phóng xạ
Cuối cùng giáo viên phát phiếu học tập để kiểm tra sự tiếp nhận kiến thức của học sinh sau khi học xong chủ đề( Kiểm tra trong khoảng 15’)
ĐỀ KIỂM TRA
Chọn câu trả lời đúng: Phương trình phóng xạ: Trong đó Z, A là:
A: Z = 1; A = 1 B: Z = 1; A = 3 C: Z = 2; A = 3 D: Z = 2; A = 4.
Tìm giá trị x và y trong phản ứng hạt nhân + ( là hạt nhân nguyên tử 42 He
 	A: x = 222 ;y = 84 	B: x = 222 ;y = 86 	C: x = 224 ; y = 84 	D: x = 224 ;y = 86 
Chọn câu trả lời đúng. Trong lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử hệ số nhân nơ trôn có trị số.
	A: S >1.	B: S ≠1.	C: S <1. 	D: S =1
Chọn câu đúng. Lý do của việc tìm cách thay thế năng lượng phân hạch bằng năng lượng nhiệt hạch là:
	A: Tính trên một cùng đơn vị khối lượng là phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.
	B: Nguyên liệu của phản ứng nhiệt hạch có nhiều trong thiên nhiên. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát.
	C: Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát.	
	D: Năng lượng nhiệt hạch sạch hơn năng lượng phân hạch.
Lý do để người ta xây dựng nhà máy điện nguyên tử:
	A: Giá thành điện rẻ. 	B: Nguyên liệu dồi dào. 	
	C: ít gây ô nhiếm môi trường.	D: Chi phí đầu tư thấp.
 Các phản ứng hạt nhân không tuân theo 
 	A: Định luật bảo toàn điện tích 	B: Định luật bảo toàn số khối 
	C: Định luật bảo toàn động lượng 	D: Định luật bảo toàn khối lượng 
Bổ sung vào phần thiếu của câu sau :” Một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng thì khối lượng của các hạt nhân trước phản ứng . khối lượng của các hạt nhân sinh ra sau phản ứng “ 
 	A: nhỏ hơn 	B: bằng với (để bảo toàn năng lượng) 
	C: lớn hơn 	D: có thể nhỏ hoặc lớn hơn
Phản ứng hạt nhân là: 
	A: Sự biến đổi hạt nhân có kèm theo sự tỏa nhiệt.
	B: Sự tương tác giữa hai hạt nhân dẫn đến sự biến đổi của chúng thành hai hạt nhân khác.
	C: Sự kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng.
	D: Sự phân rã hạt nhân nặng để biến đổi thành hạt nhân nhẹ bền hơn.
Tìm phát biểu Sai: 
	A: Hai hạt nhân rất nhẹ như hiđrô, hêli kết hợp lại với nhau, thu năng lượng là phản ứng nhiệt hạch 
	B: Phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng bé hơn khối lượng các hạt ban đầu là phản ứng tỏa năng lượng 
	C: Urani thường được dùng trong phản ứng phân hạch 
	D: Phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch nếu khi dùng cùng một khối lượng nhiên liệu.
Nhận xét nào về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là không đúng? 
	A: Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron chậm rồi vỡ thành hai hạt nhân trung bình cùng với 2 hoặc 3 nơtron. 
	B: Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao .
	C: Bom khinh khí được thực hiện bởi phản ứng phân hạch. 
	D: Con người chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được .
Bom nhiệt hạch dùng làm phản ứng D + T ® He + n + 18MeV. Nếu có một kmol He tạo thành thì năng lượng tỏa ra là:( khối lượng nguyên tử đã biết). 	
 	A: 23,5.1014J. 	B: 28,5.1014J. 	C: 25,5.1014J.	D: 17,34.10 J.
Bắn hạt α vào hạt nhân ta có phản ứng:. Nếu các hạt sinh ra có cùng vận tốc v với hạt a ban đầu . Tính tỉ số của động năng của các ban đầu và các hạt mới sinh ra.	
	A: 3/4. 	B: 2/9. 	C: 1/3. 	D: 5/2.
Cho hạt proton bắn phá hạt nhân Li, sau phản ứng ta thu được hai hạt a. Cho biết mp = 1,0073u; ma = 4,0015u. và mLi = 7,0144u. Phản ứng này tỏa hay thu năng lượng bao nhiêu?
A: Phản ứng tỏa năng lượng 17,41MeV.	B: Phản ứng thu năng lượng 17,41MeV.
C: Phản ứng tỏa năng lượng 15MeV.	D: Phản ứng thu năng lượng 15MeV.
Bom nhiệt hạch dùng phản ứng: D + T ® a + n. Biết khối lượng của các hạt nhân D, T và a lần lượt là mD = 2,0136u, mT = 3,0160u và ma = 4,0015u; khối lượng của hạt n là mn = 1,0087u; 1u = 931 (MeV/c2); số Avogadro NA = 6,023.1023. Năng lượng toả ra khi 1 kmol heli được tạo thành là
A: 1,09. 1025 MeV 	B: 1,74. 1012 kJ	C: 2,89. 10-15 kJ	D: 18,07 MeV
Người ta dùng prôton bắn phá hạt nhân Bêri đứng yên. Hai hạt sinh ra là Hêli và X. Biết prton có động năng K= 5,45MeV, Hạt Hêli có vận tốc vuông góc với vận tốc của hạt prôton và có động năng KHe = 4MeV. Cho rằng độ lớn của khối lượng của một hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối A của nó. Động năng của hạt X bằng 
	A:6,225MeV .	B:1,225MeV .	C: 4,125MeV.	D: 3,575MeV
4. Kết quả đạt được
	Kết quả cho thấy các lớp áp dụng và không áp dụng đề tài này có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể: 
Lớp
Mức độ áp dụng đề tài
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10B8
Không áp dụng
20%
40%
35%
5%
0%
10B10
Áp dụng
35%
45%
20%
0%
0%
11B2
Không áp dụng
15%
40%
40%
5%
0%
11B10
Áp dụng
37%
43%
20%
0%
0%
12B9
Không áp dụng
25%
48%
25%
2%
0%
12B10
Áp dụng
40%
45%
15%
0%
0%
	Phản ứng của học sinh được học theo các chủ đề khá tích cực, hứng thú
Các em tham gia hoạt động nhóm làm một số vấn đề mà giáo viên giao như
	- Tự lập sơ đồ tư duy
	- Giải bài tập và bài tập thực nghiệm
	- Tìm hiểu các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học .....
	III. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
	Sáng kiến có thể đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế (đặc biệt là kinh tế tri thức) khi được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh cũng như trên toàn quốc thông qua các trang mạng violet.vn, doko.vn, ninhbinh.edu.vn,
 2. Hiệu quả xã hội
2.1. Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên( học sinh là trung tâm).
2.2. Phù hợp nhiều phong cách học khác nhau do học sinh được quyết định một phần chiến lược học tập.
2.3. Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh một dung lượng kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kỹ năng tiến trình khoa học: Quan sát, thu thập dữ liệu (thông tin); xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); suy luận và áp dụng thực tiễn.
2.4. Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần chương tŕnh học.
2.5. Kiến thức thu được là các khái niệm trong mối liên hệ mạng lưới với nhau.
2.6. Tŕnh độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
2.7. Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
2.8. Kiến thức gần gũi với thực tiễn hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
2.9. Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề luôn vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm và xử lư thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.
2.10. Đặt quan tâm và có thể hướng tới bồi dưỡng các kỹ năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính hợp tác trong việc giải quyết vấn đề.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Ngày nay, khi việc áp dụng công nghệ tin học vào giảng dạy rất phổ biến, cơ sở vật chất của các trường học tương đối tốt, công nghệ thông tin cũng phát triển thì việc vận dụng đề tài trên là rất thuận lợi. Người giáo viên có trình độ, thực sự tâm huyết với nghề thì chỉ cần tốn thêm một chút thời gian khi soạn giáo án là có thể thực hiện được một hay một số hình thức mà chúng tôi nêu ra trong giải pháp mới ở trên. 
Với giải pháp trên có thể áp dụng được cả khi giảng dạy theo phương pháp trình chiếu hay viết bảng thông thường. Tuy nhiên do thời gian tiết học có hạn mà nội dung kiến thức cần truyền đạt nhiều nên dẫn đến giáo viên còn khó khăn trong việc làm tốt giữa truyền thụ kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng và giáo dục ý thức cho học sinh. Lúc này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng phân loại, chắt lọc những vấn đề thực sự cần thiết hơn khi thực hiện mục tiêu của các chủ đề dạy học.
Đề tài trên chúng tôi đã thực hiện và báo cáo trong chuyên để dạy học cấp tỉnh tháng 4 năm 2015, với sự tham dự của lãnh đạo sở giáo dục, chuyên viên phòng trung học phổ thông và đại diện của 27 trường THPT trong toàn tỉnh. Chuyên đề được đánh giá rất công phu, sáng tạo và có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường THPT.
 PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Qua các kết quả đạt được ở trên đă cho thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài. 
Dạy học theo chủ đề cung cấp những cơ hội tiếp cận với nhiều lĩnh vực học, thay vì trong từng môn học cô lập hoặc sự thiết đặt nhân tạo, trong cùng thời điểm học sinh kết hợp và vận dụng được nội dung của những kiến thức khác nhau trong quá tŕnh học tập.
Người giáo viên phải năng động, sáng tạo và là những người có vai trò nhất định trong việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung chương tŕnh học tập của học sinh.
Những chủ đề có chiều sâu, tổng hợp và phức tạp sẽ thách thức học sinh và kích thích các em đào sâu hệ thống kiến thức. Học sinh sẽ cần giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sắp đặt và tự đánh giá những kỹ năng của ḿnh. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập, yêu cầu học sinh tự đánh giá về kết quả thu được. Điều này làm cho học sinh tập trung vào việc học và cho phép học sinh thấy được sự tiến bộ của ḿnh. Sự tự định giá sẽ giúp cho học sinh ý thức về thành tựu đạt được và có trách nhiệm nhiều hơn cho việc học.
Chuyên đề góp phần định hướng giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Học sinh được rèn luyện khả năng tư duy logic, khái quát hoá, ... cũng như các kỹ năng khác qua các chủ đề.
Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, có kiến thức toàn diện, hạn chế học lệch
II. KIẾN NGHỊ 
+ Đối với mỗi giáo viên dạy môn Vật lí ngoài việc tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn c̣n phải biết kết hợp linh động, thành thạo nhiều phương pháp dạy học, phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học để có bài giảng thu hút được học sinh.
+ Đối với nhà trường và các cấp lănh đạo cần tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, tổ chức nhiều buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy để các giáo viên có thể học tập cũng như bổ sung kinh nghiệm cho nhau nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất phục vụ cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên một cách có hệ thống.
+ Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, qua đó các giáo viên cùng nhau nghiên cứu bài học một cách có hiệu quả.
Trong quá tŕnh thực hiện đề tài, mặc dù đă có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi kính mong thầy, cô giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn để có thể ứng dụng rộng răi trong công tác giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn! 
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Ninh Bình, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Các tác giả
Hà Thị Thu Hường
Phạm Thị Thủy
Mai Thị Thu
Hết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1.Phân tích chương trình Vật lí phổ thông – Phạm Thế Dân
	2. Dự thảo chiến lược triển giáo dục đến 2015
	3. Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông – Nguyễn Văn Đồng- NXB Hà Nội.
	4. Phương pháp giảng dạy Vật lí – Nguyễn Đức Thâm, Lê Nguyên Long, NXB Giáo dục Hà Nội.
	5.Những cơ sở của phương pháp giảng dạy Vật lí, NXB Giáo dục Hà Nội( 2012)
	6.Quan niệm và giải pháp xây dựng môn học tích hợp cho các trường trung học – Viện nghiên cứu Giáo dục( 2010)
	7. Thiết kế dạy học Vật lí – Phạm Hữu Tòng - . NXB Giáo dục Hà Nội
	8. Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông – Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng , Phạm Xuân Quế - NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
PHỤ LỤC
Giáo án bài “ Phản xạ toàn phần – Vật lí 11”

File đính kèm:

  • docSKKN 2015.doc
  • pptPHAN XA TOAN PHAN - PHU LUC.ppt
Sáng Kiến Liên Quan