Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

- Dạy học tích hợp là một nội dung quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc học môn Mĩ thuật học sinh còn có thêm hiểu biết về các lĩnh khác, các môn học khác được lồng ghép trong bài dạy của giáo viên như văn hóa xã hội, khoa học, lịch sử, âm nhạc, giáo dục, văn học, địa lí.từ đó nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức – Trí - Thể - Mĩ.

- Trước đây dạy học không có tích hợp nên nội dung trong một tiết dạy còn ít, nghèo nàn và chưa được sâu rộng. Còn hiện nay nếu áp dụng phương pháp dạy học tích hợp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm, và cũng có thể mở rộng giáo dục các em về tình yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường , thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, hải đảo và bảo vệ môi trường, an toàn giao thông .

- Còn dạy học liên môn là phải xác định nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học trong một tiết dạy, nhưng phải tránh tình trạng Học sinh phải học nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và chỉ có thể nhắc lước qua ở môn có liên quan

 

doc25 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bước làm tranh Đông Hồ để giới thiệu kĩ thuật làm tranh – Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in nên có nhiều người trong gia đình hay dòng họ cùng tham gia làm tranh.
GV giới thiệu tranh Gà Mái và đặt câu hỏi đơn giản để HS trả lời.
? Bức tranh Gà Mái có bao nhiêu màu, các mảng màu được ngăn cách như thế nào ?
GV : ở bức tranh Gà Mái tất cả các màu đều được in bằng các bản gỗ khác nhau(mỗi màu một bản), sau cùng in nét viền hình bằng màu đen. 
GV kết luận: Để có được một bức tranh ra đời, các nghệ nhân phải thể hiện nhiều công đoạn khác nhau từ khắc hình trên ván gỗ, làm giấy, in và tô màu từng bước một theo một quy trình rất công phu.
? Chất liệu để làm tranh dân gian được lấy từ đâu ?
GV : cho HS xem một số hình ảnh chuẩn bị nguyên liệu để làm tranh và giới thiệu – Tranh Đông Hồ được in trên giấy dó quét mà điệp. 
(Dó là một loại cây có thân mềm được lấy về làm giấy. Màu điệp là màu được tạo thành từ việc nghiền nhỏ vỏ con sò, con điệp kết hợp với hồ. Giấy dó sau khi quét màu điệp được mang đi phơi khô rồi sau đó mới dùng để in tranh và đây chính là một sáng tạo trong nghệ thuật của các nghệ nhân xưa). Màu sắc được tạo thành từ các nguyên liệu từ tự nhiên như : màu đen lấy từ than lá tre, màu xanh lấy từ lá cây, màu vàng lấy từ hoa hòe, hoa huệ, màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn, màu trắng lấy từ vỏ sò tán nhỏ
? Tranh Đông Hồ có đường nét như thế nào ?
GV : chỉ vào hình minh họa hướng dẫn HS tìm hiểu – Tranh Đông Hồ là loại tranh in hoàn toàn ( in màu sau đó in nét) nên đường nét đơn giản, dứt khoát, khỏe khoắn, bao giờ nét đen cũng được in sau cùng để định hình các mảng.
? Đối tượng phục vụ của tranh Đông Hồ là ai ?
GV : Tranh Đông Hồ làm ra chủ yếu để phục vụ cho tầng lớp nông dân, nên mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị như tâm hồn những người làm ra nó.
GV kết luận và ghi nội dung : Tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Tác giả là những người nông dân. Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, in trên giấy dó quét màu điệp. Nguyên liệu làm tranh lấy hoàn toàn từ tự nhiên, có gam màu trầm, ấm. Đối tượng phục vụ là những người nông dân. Đường nét to khỏe, dứt khoát, mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị
Tranh Hàng Trống.
PP : Trực quan, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày.
-Thời lượng 8 phút
? Vì sao gọi là tranh Hàng Trống ?
GV : Cho HS xem hình ảnh phố Hàng Trống và giới thiệu vị trí địa lí :
Ở lớp 4 ( Địa lí lớp 4 : Tiết 15- Thủ đô Hà nội) các em đã được thầy cô giới thiệu và xem bản đồ Hà Nội nên các em có thể nhận ra vị trí phố Hàng Trống trên bản đồ. Phố Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm-Hà nội, có chiều dài 0,5km nằm gần các con phố Hàng Hòm, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Hành. Đây là con phố buôn bán rất sầm uất.
Về lịch sử hình thành: Gọi là Hàng Trống vì trước đây những người dân làm trống ở Hưng Yên đến định cư, làm và buôn bán trống. Nơi đây có nhiều ngành thủ công truyền thống như nghề làm lọng, nghề thêu nhưng nổi tiếng nhất là nghề làm tranh.
? Tác giả của tranh Hàng Trống là ai ?
GV giới thiệu hình ảnh nghệ nhân tranh Hàng Trống .
? Tranh Hàng Trống được sản xuất như thế nào ?
GV : Cho HS xem một số hình ảnh làm tranh Hàng Trống và giới thiệu – Không giống như tranh Đông Hồ các nghệ nhân Hàng Trống chỉ dùng bản khắc để in màu đen làm đường viền cho các hình sau đó trực tiếp dùng bút lông để tô màu bằng tay theo kiểu cản màu hay vờn màu ( một nữa bút lông chấm màu còn một nữa chấm nước để vờn màu theo đậm nhạt).
? Chất liệu làm tranh lấy từ đâu ?
GV dựa vào tranh và giới thiệu : Chất liệu làm tranh có sẵn trên thị trường. 
Màu là phẩm nhuộm nhân tạo nên màu sắc trong tranh Hàng Trống tươi sáng, rực rỡ hơn các dòng tranh khác.
? Đối tượng phục vụ của tranh Hàng Trống là ai ?
GV : Tranh làm ra để phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân ( trí thức, giàu có am hiểu nghệ thuật) nên đường nét được trau chuốt mềm mại, mảnh mai tinh tế, mang vẻ đẹp trang trọng, quý phái.
GV ghi nội dung : Tranh Hàng Trống thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tác giả của tranh Hàng Trống là những nghệ nhân. Tranh Hàng Trống chỉ cần bản khắc gỗ màu đen làm đường viền sau đấy các nghệ nhân trực tiếp tô màu bằng tay. Nguyên liệu làm tranh có sẵn trên thị trường. Đối tượng phục vụ là tầng lớp trung lưu và dân thành thị. Đường nét trong tranh mảnh mai tinh tế, màu sắc tươi sáng mang vẻ đẹp trang trọng quý phái.
GV chuyển ý: Tranh dân gian xuất phát từ nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của người dân lao động nên đề tài trong tranh cũng được rút ra từ cuộc sống.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đề tài của Tranh dân gian.
PP : Trực quan, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày.
-Thời lượng 8 phút
GV nhắc lại cho HS 8 đề tài trong tranh dân gian : Tranh chúc tụng, tranh thờ, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh truyện, tranh lịch sử, tranh châm biếm đả kích, tranh lao động sản xuất.
GV ghi nội dung
Cho HS xem 1 số bức tranh và yêu cầu HS thảo luận cá nhân (theo cặp gần nhau) sau đó đọc đúng tên của những bức tranh (vì các em đã học tranh dân gian ở lớp 4) và chỉ ra từng đề tài của mỗi bức tranh bằng cách đặt câu hỏi .
VD : * Đề tài sinh hoạt. Bức tranh Hứng dừa, chăn trâu thổi sáo, đấu vật 
  ? Tranh thuộc đề tài nào ? 
 ? Nó thể hiện nội dung gì ?
 GV phân tích nội dung của từng bức tranh rồi kết luận về đề tài sinh hoạt xã hội : Đấy là những cảnh sinh hoạt đời thường bình dị nhưng rất đỗi nên thơ, trữ tình của người nông dân xưa.
*Đề tài Châm biếm đả kích : Bức tranh Đám cưới chuột, thầy đồ cóc, đánh ghen.
  ? Tranh thuộc đề tài nào ? 
 ? Nó thể hiện nội dung gì ?
GV : Đám cưới chuột phê phán tệ nạn tham nhũng, ức hiếp dân lành, Thầy đồ cóc phê phán 1 thầy đồ dốt nát nhưng hách dịch, còn bức tranh Đánh ghen lại phê phán chế độ đa thê ( Trong tranh hình ảnh cô vợ cả dữ tợn đang cầm kéo xông vào cô vợ trẻ còn cô vợ trẻ thì đang được chồng bảo vệ, người chồng can ngăn bằng những câu nói được ghi trên tựa đề «thôi thôi nuốt giận làm lành, chi điều sinh sự nhục mình nhục ta ». 
Những bức tranh thuộc đề tài này đã tái hiện lịch sử dân tộc những năm 30 (Lịch sử lớp 5 tiết 4 : Xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) với những tệ nạn tham ô, hách dịch, áp bức dân lành
GV mở rộng : điều này không chỉ thể hiện trong các tác phẩm tranh mà còn thể hiện trong các tác phẩm văn học hiện đại nổi tiếng như một chị Dậu cơ cực sống cuộc đời bán chó, bán con tủi nhục bị bức ép đến đường cùng trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố hay một Xuân tóc đỏ lố lăng, đạo đức giả, lối sống văn minh rởm, phong trào Âu hóa ở Việt Nam thời bấy giờ trong tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng như số phận của 1 Lão Hạc, 1 Chí phèo của nhà văn Nam Cao, những nhân vật này các em sẽ được gặp trong các tiết học văn ở lớp 8, lớp 9 và sẽ hiểu hơn về lịch nước ta giai đoạn này trong những tiết học lịch sử, và nếu có điều kiện các em hãy tìm đọc các tác phẩm rất hay này để thấy được tình hình xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
GV tiếp tục cho HS tìm hiểu những đề tài khác. Kết hợp phân tích một số bức tranh tiêu biểu.
*Đề tài Chúc tụng : Các bức tranh Gà Đại Cát, Vinh hoa phú quý ( Giáo dục Kĩ năng sống cho HS, truyền thống văn hóa dân tộc) Tết là khoảng thời gian sum họp gia đình mọi người quây quần bên nhau thể hiện tình cảm gắn kết, yêu thương. Năm mới người Việt Nam có truyền thống du xuân, thăm hỏi chúc nhau những điều tốt đẹp họ tặng nhau những bức tranh thể hiện sự giàu sang, thịnh vượng, sức khỏe, may mắn
*Đề tài Lịch sử : Bà triệu, Ngô QuyềnỞ chương trình lịch sử lớp 6 (tiết 1 : Sơ lược về môn lịch sử) chúng ta đã biết làm sao để lưu giữ và dựng lại lịch sử thì trong lĩnh vực nghệ thuật như các bức tranh dân gian này cũng đã tái hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc. 
Trong môn Kể chuyện lớp 5 ( Kể chuyện tiết 20) chúng ta có thể hình dung và tái hiện lại Lịch sử hào hùng của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những vị anh hùng, sự hi sinh cho tương lai của đất nước, cuộc đấu tranh của nhân dân, những hình ảnh ấy được thể hiện một cách sống động trong các bức tranh dân gian : Bà Triệu, Hai bà Trưng Thời kì của các em là thời kì hòa bình không phải chịu đau thương mất mát sự tàn phá của chiến tranh vì vậy các em cần phải biết trân trọng giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã gây dựng. (Giáo dục truyền thống yêu nước)
*Đề tài Tranh Truyện : Thánh Gióng, Thạch sanhlà những câu chuyện cổ tích mà ai cũng đã từng được nghe ông bà, cha mẹ kể lại. Tuổi thơ của chúng ta luôn đắm chìm trong lời kể của những câu chuyện cổ tích. Trong chương trình Ngữ Văn 6, ( Văn bản : Thánh gióng tiết 5) các em cũng được tìm hiểu về câu chuyện Thánh gióng, một chàng gióng to lớn, oai phong mặc áo giáp sắt ra trận cũng được tái hiện sinh động trong tranh dân gian.
*Đề tài Lao động : Canh Nông, vụ cấy .Đời sống của người nông dân luôn gắn với hình ảnh con trâu, cái cày, con lợn con gà và những hình ảnh ấy trở nên sinh động dưới bàn tay của người nghệ nhân.
*Đề tài Phong cảnh : tác phẩm Tứ quý, Cá chép trông trăngthể hiện vẻ đẹp sinh động của cảnh vật.
*Đề tài Tôn giáo ( Tranh thờ) : Ngũ Hổ, Phật bà quan âm, Bà chúa thượng ngànthể hiện phong tục truyền thống, tín ngưỡng, thờ cúng của dân tộc thường là các hình ảnh về thần linh, người có công hay các con vật mang tính chất mạnh mẽ, linh thiêng. Tranh dùng để thờ cúng xua đuổi tà ma, cầu mong sự may mắn phúc lành sẽ đến với gia đình. Đấy cũng chính là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam, chúng ta sẽ gặp nội dung này trong bài 16- giáo dục công dân lớp 7 : Quyền tự do tín ngưỡng.
 GV cho HS chơi trò chơi đoán tranh để hiểu rõ đề tài của tranh ( GV đưa tên đề tài HS tìm tranh phù hợp)
 GV nhận xét và cho HS xem tranh
GV chuyển ý : Qua những phần vừa tìm hiểu chúng ta biết được nội dung của tranh dân gian vô cùng phong phú, tranh có vẻ đẹp khác biệt tất cả tạo nên giá trị nghệ thuật của tranh dân gian, vậy tranh dân gian có những giá trị nghệ thuật gì chúng ta cùng tìm hiểu phần III.
Hoạt động 4. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
-PP : Trực quan, Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời lượng : 5 phút
 GV : Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu thông tin trong sgk
? Hãy rút ra những giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ?
GV giới thiệu: Tranh dân gian đã chứng tỏ sự thống nhất hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động có truyền thống của dân tộc, mang bản sắc dân tộc đậm đà. Tranh hồn nhiên trực cảm, tạo ra vẻ đẹp hài hoà giữa ý tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc. Hình tượng trong tranh có tính khái quát cao, bố cục tranh theo lối ước lệ, thuận mắt. Chữ và thơ trên tranh giúp bố cục thêm ổn định
GV cho HS xem một số bức tranh, giải thích về chữ ở trong tranh
GV : Trong các tiết học Đạo đức ( Đạo đức lớp 5-Tiết 9 bài 9 : Em yêu quê hương) Tập đọc ( Tập đọc 5- Bài 27 :Tranh làng hồ) Giáo dục công dân các em cũng đã được nghe nói nhiều về bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa vậy theo các em chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn những dòng tranh dân gian này ? 
GV nhận xét và kết luận : Nhà nước đã đưa ra những chính sách để bảo tồn như công nhận dòng tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa quốc gia, thành lập trung tâm lưu giữ, giao lưu, học tập tại làng Đông Hồ. 
Bản thân chúng ta nếu treo những bức tranh dân gian trong gia đình không chỉ góp phần bảo tồn dòng tranh này mà còn làm cho ngôi nhà chúng ta trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. 
Ngoài ra có thể tổ chức đi tham quan làng tranh, gặp gỡ giao lưu, học hỏi các nghệ nhân làm tranh dân gian (Tích hợp kĩ năng sống cho HS)
GV tổng kết nội dung bài bằng cách cho HS xem sơ đồ tư duy.
Hoạt động 5. Đánh giá kết quả học tập.
-PP : Hoạt động nhóm, Thực hành, Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời lượng : 7 phút
* GV : Yêu cầu HS chia làm 4 nhóm thảo luận rút ra nội dung – So sánh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống trong vòng 5 phút ( Liên môn GDCD 6- tiết 12, 13 : Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể)
GV : yêu cầu HS trình bày
GV nhận xét, kết luận, tuyên dương sự tiếp thu của HS 
 Gọi một HS lên bảng so sánh trực tiếp ở hai bức tranh (GV gợi ý giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn)
* GV kết nối : Để kết thúc bài học các em hãy cùng xem một đoạn clip để hiểu rõ hơn về tranh dân gian
GV chiếu clip (2 phút)
HDVN. 1 phút
+ Tìm xem thêm một số tranh dân gian.
+ Chuẩn bị bài học sau : Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam.
HS đọc bài trong sgk
HS trả lời câu hỏi và ghi nhớ
HS suy nghĩ trả lời
HS xem tranh và trả lời
HS trả lời câu hỏi và ghi nhớ
HS quan sát, lắng nghe
HS trả lời
HS ghi bài
HS đọc bài trong sgk.
HS trả lời
HS quan sát, lắng nghe
Học sinh quan sát và trả lời 
Học sinh quan sát và trả lời theo hiểu cá nhân:
Học sinh trả lời câu hỏi
HS quan sát
HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS ghi bài
HS đọc sgk và trả lời
HS quan sát, lắng nghe
HS trả lời
HS quan sát và lắng nghe.
HS trả lời
HS quan sát, lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời và lắng nghe
HS ghi bài
HS ghi bài
HS quan sát
Đọc tên các bức tranh
 HS trả lời câu hỏi.
HS quan sát 
HS trả lời.
HS quan sát, lắng nghe, và liên tưởng
HS quan sát, lắng nghe 
HS thực hiện
HS đọc và tìm hiểu thông tin trong sgk
HS xem sgk trả lời
HS lắng nghe và ghi bài
HS thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
HS lên bảng thực hiện
HS theo dõi
I. Vài nét về tranh dân gian.
+Tranh dân gian lưu hành rộng rãi trong nhân dân, được đông đảo nhân dân ưa thích.
+Một số vùng chuyên sản xuất tranh dân gian như : Đông Hồ ( Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây). Làng Sình (Huế), một số vùng miền núi phía Bắc
+Tranh dân gian được in bằng ván gỗ hoặc kết hợp giữa nét khắc gỗ và tô màu bằng tay. Nội dung tranh lấy từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
1. Tranh Đông Hồ
-Tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. 
-Tác giả là những người nông dân.
-Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, in trên giấy dó quét màu điệp.
- Nguyên liệu làm tranh lấy hoàn toàn từ tự nhiên, có gam màu trầm, ấm. 
-Đối tượng phục vụ là những người nông dân.
- Đường nét to khỏe, dứt khoát, mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.
2. Tranh Hàng Trống
-Tranh Hàng Trống thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
-Tác giả của tranh Hàng Trống là những nghệ nhân. 
-Tranh Hàng Trống chỉ cần bản khắc gỗ màu đen làm đường viền sau đấy các nghệ nhân trực tiếp tô màu bằng tay. 
-Nguyên liệu làm tranh có sẵn trên thị trường. 
-Đối tượng phục vụ là tầng lớp trung lưu và dân thành thị.
- Đường nét trong tranh mảnh mai tinh tế, màu sắc tươi sáng mang vẻ đẹp trang trọng quý phái.
* Đề tài của Tranh dân gian.
 -Tranh chúc tụng, 
-Tranh thờ, 
-Tranh sinh hoạt, 
-Tranh phong cảnh, 
-Tranh truyện, 
-Tranh lịch sử, 
-Tranh châm biếm đả kích,
 -Tranh lao động sản xuất.
III/ Giá trị nghệ thuật của tranh 
-Hình tượng trong tranh có tính khái quát cao.
-Bố cục tranh theo lối ước lệ, thuận mắt. Chữ và thơ trên tranh giúp bố cục thêm ổn định 
-Tranh thể hiện ước mơ nguyện vọng của người dân và phục vụ nhu cầu thẫm mĩ của từng vùng
NL xử lí thông tin
NL quan sát
NL cảm thụ thẫm mĩ
NL xử lí thông tin
NL quan sát
NL cảm thụ thẫm mĩ
NL Hoạt động tập thể
NL phân tích
NL xử lí thông tin
NL quan sát
NL cảm thụ thẫm mĩ
NL Hoạt động tập thể
NL phân tích
NL xử lí thông tin
NL quan sát
NL cảm thụ thẫm mĩ
NL phân tích
NL xử lí thông tin
NL quan sát
NL cảm thụ thẫm mĩ
NL xử lí thông tin
NL quan sát
NL Hoạt động tập thể
NL thuyết trình
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Nội dung
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp cao
Câu hỏi: So sánh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
Nhận biết được đặc điểm của hai dòng tranh
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và cách làm tranh 
 So sánh được hai dòng tranh
So sánh được 2 dòng tranh trực tiếp trên 2 tác phẩm 
1. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Kiến thức trong một tiết học không chỉ giúp Học sinh hiểu nội dung của bài mà bên cạnh đó có thể giúp Học sinh nắm bắt được tình hình thực tế, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày và biết liên kết kiến thức giữa các môn học có liên quan.
- Có khả năng làm việc theo nhóm.
- Hs có ý thức tự giác tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
=> Tất cả các yếu tố đó liên kết với nhau tạo nên sự phát triển toàn diện. HS không chỉ học tốt một môn học mà có thể vận dụng kiến thức của môn này để hỗ trợ cho môn học khác có liên quan, đồng thời hình thành ý thức tự giác học tập, tìm hiểu và tự lĩnh hội kiến thức một cách tích cực nhất. 
2. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
 	Qua một số học kì ứng dụng dạy học theo chủ đề tích hợp, sử dụng kiến thức liên môn tôi thấy kết quả đạt được khả quan hơn so với các tiết dạy trước đây, giờ học sôi nổi hơn, Học sinh hứng thú hơn và kết quả của bài thực hành cũng như kiến thức học sinh nắm được qua các bài thường thức mĩ thuật tốt hơn nhiều. Cuối năm tỉ lệ Học sinh Đạt cao hơn các năm trước.
	Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2015 – 2016 (Chưa ứng dụng dạy học tích hợp)
Khối lớp
Tổng số
Đạt
Chưa Đạt
Khối 6
82 HS
79 HS
03 HS
Khối 7
95 HS
93 HS
02 HS
Khối 8
80 HS
77 HS
03 HS
Khối 9
120 HS
120 HS
0 HS
Năm học 2016 – 2017 (Ứng dụng dạy học tích hợp)
Khối lớp
Tổng số
Đạt
Chưa Đạt
Khối 6
110 HS
109 HS
01 HS
Khối 7
82 HS
82 HS
0 HS
Khối 8
95 HS
93 HS
2 HS
Khối 9
81 HS
81 HS
0 HS
HK I - Năm học 2017 – 2018 (Ứng dụng dạy tích hợp)
Khối lớp
Tổng số HS
Đạt
Chưa Đạt
Khối 6
128 HS
126 HS
02 HS
Khối 7
110 HS
110 HS
0 HS
Khối 8
81 HS
80 HS
01 HS
Khối 9
95 HS
95 HS
0 HS
	Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ở đây là nếu áp dụng phương pháp dạy học mới này người giáo viên sẽ đầu tư hơn cho bài dạy, tăng khả năng học hỏi, nâng cao trình độ của mình và tiết dạy sẽ đạt chất lượng hơn góp phần đổi mới phương pháp dạy hoc. Còn đối với Học sinh các em sẽ nắm bài tốt hơn, tích cực chủ động hơn trong học tập cũng như lĩnh hội kiến thức...
D. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
Đề tài này chủ yếu nêu lên vấn đề cốt lõi là làm sao để liên kết các môn học với nhau một cách logic làm cho nội dung của bài dạy phong phú hơn tăng khả năng tiếp thu bài của Học sinh mang lại không khí thỏa mái trong học tập đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm: HS rèn luyện, phát huy sự năng động, sáng tạo giữ vai trò chủ động còn GV là người hướng dẫn, định hướng.
	Và kết quả của phương pháp dạy học mới này là giúp học sinh hiểu rõ bài học hơn, nắm vững kiến thức chủ động tự giác trong học tập theo phương pháp “Học sinh tích cực”. Qua đó sẽ tạo cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo để thực hiện bài vẽ, tìm hiểu các bài thường thức mĩ thuật và khả năng vận dụng kiến thức vào các môn học khác cũng như áp dụng vào thực tiễn. Tạo cho học sinh tính kiên trì, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo trong học tập. Khi áp dụng phương pháp này vào trong công tác giảng dạy tôi thấy đa số học sinh đã nắm chắc kiến thức của bài, thực hiện được tốt yêu cầu của môn học, lớp học sôi nổi, học sinh hào hứng, số lượng Học sinh Chưa Đạt giảm đi rõ rệt hạn chế được tỉ lệ Học sinh yếu vào cuối năm học.
2. KIẾN NGHỊ.
- Đề xuất với Sở GD & ĐT trang bị thêm tài liệu về phương pháp dạy học tích hợp đến các trường.
 - Nên điều chỉnh, thay đổi cách thức xếp loại đánh giá học sinh từ Đạt và Chưa Đạt sang mức điểm như các môn học khác để Học sinh có động lực phấn đấu hơn trong học tập.
- Với những sáng kiến, kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên. 
Trên đây là kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS của tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
ĐăkNia, Ngày tháng năm 
 Người viết sáng kiến
 Nông Thị Kim Luyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu về các khái niệm phương pháp dạy học tích hợp, liên môn trên mạng Internet.
Các phương pháp soạn giáo án theo hướng tích hợp, liên môn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_trong_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan