Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời

1. Thuận lợi:

- Chất liệu dễ tìm, có rất nhiều trong khuôn viên trường: Lá cây, cành hoa rụng, viên sỏi, có thể là chất thải nhựa,.

- Sân trường mát, thoáng tạo được không gian học tập thoải mái.

- Khung kế hoạch giáo dục theo công văn 5512 của BGD ĐT phù hợp cho điều kiện thực tế đơn vị.

- Kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 của BGD ĐT phù hợp, linh hoạt theo từng thời lượng, đơn vị bài học.

2. Khó khăn

- Thời gian điều tiết chương trình phải phụ thuộc vào thời gian họat động chung của nhà trường.

- Học sinh bước đầu thực hiện phương pháp mới sẽ gặp lúng túng.

- Học sinh đặt nặng vấn đề về điểm đạt của mình nên không dám mạnh dạn sáng tạo theo ý thích, suy nghi của mình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP Nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời 
 Mai Hải Khương
 Giáo viên trường THCS Giá Rai B 	
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành TW Đảng, khóa XI đã ban hành Nghị Quyết số 29-NQ/TW nhấn mạnh: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung cách dạy, cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật để đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học tập chủ yếu trên lớp sang tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
Qua thực tiễn, việc cho học sinh tự sáng tạo chất liệu để hoàn thành bài vẽ thao yêu câu của giáo viên thì học sinh có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có. 
Có thể thấy sự sáng tạo chất liệu của học sinh sẽ tạo cảm giác thoải mái trong quá trình học tập và phát huy khả năng sáng tạo, ngoài ra còn là hai yếu tố cốt lõi của dạy học tích cực nói chung và dạy học mỹ thuật nói riêng; có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục. Đó cũng là mục tiêu trong quá trình phát triển tìm năng năng khiếu của học sinh và cũng là lý do tôi chọn “ Biện pháp nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời” 
II. THỰC TRẠNG:
Môi trường học tập là điều kiện quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Môi trường học tập cần đảm bảo về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, tâm huyết, không ngừng sáng tạo và học hỏi. Tùy theo điều kiện của từng trường mà giáo viên và học sinh có cách thiết kế môi trường học tập khác nhau; đảm bảo sự thoải mái về tinh thần cho học sinh, không căng thẳng, không nặng nề. Môi trường học tập an toàn mang lại cảm giác thoải mái cho học sinh về tinh thần. Điều đó thể hiện qua việc bố trí bàn ghế trong lớp; qua việc trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian trong lớp học.
Điều quan trọng nhất ở các tiết học môn Mĩ thuật đối với học sinh là việc chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ để vẽ bài vẽ của mình. Trên thực tế là hiện nay ở các tiết học hầu như không bao giờ các em có sự chuẩn bị dụng cụ đầy đủ 100% trên tổng sĩ số lớp. Chính vì thế những em không mang dụng cụ theo thì không bao giờ làm bài được, dẫn đến trong tiết học các em ngồi chơi, không làm bài, giáo viên không thể đánh giá được kiến thức kỉ năng của các em đạt được ở bài học đó. Cho nên chúng ta cần tìm ra một biện pháp hữu hiệu để khắc phục vấn đề này, và biện pháp hữu hiệu đó là “ Biện pháp nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời” 
1. Thuận lợi:
- Chất liệu dễ tìm, có rất nhiều trong khuôn viên trường: Lá cây, cành hoa rụng, viên sỏi, có thể là chất thải nhựa,...
- Sân trường mát, thoáng tạo được không gian học tập thoải mái.
- Khung kế hoạch giáo dục theo công văn 5512 của BGD ĐT phù hợp cho điều kiện thực tế đơn vị.
- Kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 của BGD ĐT phù hợp, linh hoạt theo từng thời lượng, đơn vị bài học.
2. Khó khăn
- Thời gian điều tiết chương trình phải phụ thuộc vào thời gian họat động chung của nhà trường.
- Học sinh bước đầu thực hiện phương pháp mới sẽ gặp lúng túng.
- Học sinh đặt nặng vấn đề về điểm đạt của mình nên không dám mạnh dạn sáng tạo theo ý thích, suy nghi của mình.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Lấy nguồn cảm hứng từ thực tiễn để nâng cao tính sáng tạo sử dụng chất liệu cho học sinh
Nội dung học tập thể hiện mối quan tâm của học sinh với thế giới thực tế xung quanh. Giáo dục mỹ thuật cần bám sát các vấn đề của thực tiễn, học sinh áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của thực tiễn thay cho việc nhồi nhét thông tin. Đó chính là quá trình giúp học sinh nhận thức, hiểu và vận dụng kiến thức mỹ thuật vào thực tiễn cuộc sống. Dạy học mĩ thuật phải luôn mang lại sự sáng tạo, cảm hứng và lôi cuốn học sinh. Dạy học chú trọng đến sự quan tâm của học sinh và nhu cầu lợi ích của xã hội nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo.
Thường các em hay nghĩ chỉ có màu, chì... là chất liệu, dụng cụ để vẽ nên khi thiếu những yếu tố này các em không thể hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu của giáo viên. Trên thực tế nếu quan sát kỷ chúng ta tìm đươc rất nhiều chất liệu có thể hoàn thành bài của các em trên sân trường, chẳng hạn như: lá cây khô, viên sỏi nhỏ, chai nhựa...vì vậy trong tiết học giáo viên sẽ lọc ra những học sinh nào thiếu dụng cụ vẽ sẽ cho các em đó tự tìm chất liệu thay thế, giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép, sắp đặt chúng lại với nhau để hoàn thành tranh của mình, cách này học sinh rất thích thú với chất liệu mới, thích tự tìm, năng động, sáng tạo, đây cũng là yếu tố góp phần làm cho các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trường lớp của mình.
 Ảnh: Học sinh nhặt hoa, lá, gạch vỡ để làm chất liệu.
Đây là biện pháp vừa tạo sự sáng tạo cho học sinh, vừa khắc phục việc quên mang dụng cụ học tập khi đi học, mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy, tiết học.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Qua thực hiện biện pháp :“ Biện pháp nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời” kết quả đạt được là tiết học sôi nổi hơn, các em thích thú hơn, sáng tạo hơn đặc biệt là không có trường hợp học sinh nào không tham gia học tập, ngồi chơi vì lý do quên mang dụng cụ.
Bảng số liệu so sánh
Tiết học không áp dụng biện pháp nâng cao tính sáng tạo trong sử dụng chất liệu ( thống kê trên 02 tiết học)
Tiết thứ nhất:
Lớp 
Sĩ số
 HS không mang dụng cụ
Số hs mang dụng cụ
Số HS có điều kiện vẽ được
Số HS không có điều kiện làm bài
Ghi chú
7A
35
5
30
30
5
Tiết học áp dụng biện pháp nâng cao tính sáng tạo trong sử dụng chất liệu ( thống kê trên 02 tiết học)
Tiết thứ hai:
Lớp 
Sĩ số
 HS không mang dụng cụ
Số hs mang dụng cụ
Số HS có điều kiện làm bài 
Số HS không có điều kiện làm bài
Ghi chú
7A
35
7
28
35
0
Qua 02 bảng so sánh này chứng tỏ tính hiệu quả của việc hướng dẫn học sinh tìm và sử dụng chất liệu thay thế màu, chì vẽ khi học các tiết học ngoài trời. Không những khắc phục vấn đề về dụng cụ học tập mà còn làm tăng tính tìm tòi, sáng tạo, phối hợp cho học sinh.
Như vậy có thể thấy, cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục, giáo viên cần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độ tham gia cao và tham gia tích cực của người học, tác động đến tình cảm, thái độ của người học và đem đến cho họ niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Bởi, hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tích tích cực, sáng tạo
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Người giáo viên phải có sự linh hoạt với thực tế ở ngay vị trí lớp hoc.
- Giáo viên cần hỗ trợ học sinh nhiều hơn vì đây là chất liệu các em mới tiếp xúc.
- Giáo viên gợi ý các em nên phân chia nhiệm vụ cụ thể từng thành viên nếu làm theo nhóm, tránh trường hợp một vài em có suy nghĩ ỷ lại các bạn khác.
VI. KIẾN NGHỊ:
Các cấp quản lí giáo dục đầu tư thêm phương tiện dạy học hiện đại, cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, trực quan cho các khối lớp.
 Cần có nhiều bài tham luận, đề tài sáng kiến được trao đổi trong tổ bằng bài thuyết trình trên giáo án điện tử giúp đội ngũ giáo viên MT học tập, rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.
	Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai B xác nhận: “ Biện pháp nâng cao tính sáng tạo về sử dụng chất liệu cho học sinh ở các tiết học ngoài trời” của giáo viên: Mai Hải Khương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phường 1, ngày 19 tháng 4 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_tinh_sang_tao_ve_su_dung_chat.doc
Sáng Kiến Liên Quan