Một số giải pháp giúp học sinh khối 4 học tốt quy trình vẽ biểu cảm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Hội họa có một vai trò quan trọng trong cuộc sống hướng con người đi tìm cái đẹp.Từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ thơ với sức mạnh diệu kì của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp OWiter Rodanh đã nói:"Thế giới chỉ có được hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ ". Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp,biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày .

 Theo phương pháp hiện hành thì môn Mĩ thuật được chia làm 5 phân môn:Vẽ tranh,vẽ trang trí,vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật,tập nặn tạo dáng được lặp đi lặp lại theo từng khối lớp. Sự chú trọng rèn luyện cho học sinh trong tất cả các phân môn trên đã đem lại những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên phương pháp hiện hành còn nhiều bất cập, đối với học sinh,các giờ học này thường không gây được hứng thú mạnh mẽ mà các em thường có cảm giác nhàm chán, học sinh thường làm việc đơn lẻ, không có sự hợp tác, chia sẻ, các em ít thể hiện được năng khiếu hội họa .Hầu hết các bài học đều chú trọng thực hành và không phát huy được tính sáng tạo. Kỹ năng diễn đạt hình ảnh kém. Đối với giáo viên, các bài học thường được lặp đi lặp lại, giáo án không có sự đổi mới,cách dạy bị hạn chế bởi quy định về giờ giấc, từng bước bó hẹp trong thời lượng 35' chưa khơi dạy được tiềm năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của các em .

Với phương pháp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch được áp dụng trong chương trình mĩ thuật hiện hành trong thời gian gần đây, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, học sinh được "Học mà chơi,chơi mà học "Các em thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo.Tuy nhiên, trong quá trình phụ trách giảng dạy Mĩ thuật học sinh khối lớp 4, tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều hạn chế trong quy trình vẽ biểu cảm. Vì vậy, với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề ra “Một số giải pháp giúp học sinh khối lớp 4 học tốt quy trình vẽ biểu cảm”theo phương pháp Mĩ thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ).

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 8397 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh khối 4 học tốt quy trình vẽ biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với học sinh,các giờ học này thường không gây được hứng thú mạnh mẽ mà các em thường có cảm giác nhàm chán, học sinh thường làm việc đơn lẻ, không có sự hợp tác, chia sẻ, các em ít thể hiện được năng khiếu hội họa .Hầu hết các bài học đều chú trọng thực hành và không phát huy được tính sáng tạo. Kỹ năng diễn đạt hình ảnh kém. Đối với giáo viên, các bài học thường được lặp đi lặp lại, giáo án không có sự đổi mới,cách dạy bị hạn chế bởi quy định về giờ giấc, từng bước bó hẹp trong thời lượng 35' chưa khơi dạy được tiềm năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của các em .
Với phương pháp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch được áp dụng trong chương trình mĩ thuật hiện hành trong thời gian gần đây, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, học sinh được "Học mà chơi,chơi mà học "Các em thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo.Tuy nhiên, trong quá trình phụ trách giảng dạy Mĩ thuật học sinh khối lớp 4, tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều hạn chế trong quy trình vẽ biểu cảm. Vì vậy, với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề ra “Một số giải pháp giúp học sinh khối lớp 4 học tốt quy trình vẽ biểu cảm”theo phương pháp Mĩ thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ).
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
	 Nghị quyết số 29 – NQ/TW của ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa . Tiếp tục khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phát triển hiện đại vào quá trình dạy học.
	Bộ môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là một trong những môn học đặc trưng, không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công tác Mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ, yêu quý cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về Đức - trí - thể - mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
	Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo bài bản hơn, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá thường xuyên một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật tiểu học nhằm đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về cái đẹp của nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác.
Theo chương trình Mĩ thuật lớp 4 hiện hành, quy trình vẽ biểu cảm có thể áp dụng vào những bài như sau :
	Bài 2 : Vẽ hoa, lá
	Bài 6 : Vẽ quả dạng hình cầu.
	Bài 15 : Vẽ chân dung
Bài 18 : Tĩnh vật lọ và quả.
Bài 22 : Vẽ cái ca và quả.
Bài 22 : Trang trí lọ hoa
	Bài 32 : Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
2. Cơ sở thực tiễn:
	Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích Mĩ thuật, vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của các họa sĩ nổi tiếng và một số bài vẽ đẹp của các bạn thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, biết vận dụng bài học vào thực tế như: trang trí những vật dùng cá nhân: sách, vở và cả góc học tập của mình, ... Song, bên cạnh việc giảng dạy cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như: nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ và không chấm điểm, không ảnh hưởng gì đến việc xét lên lớp của học sinh , cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng, phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, không trang trí lớp theo yêu cầu riêng của môn Mĩ thuật, tư liệu có liên quan còn hạn chế. 
Thói quen theo cách học vẽ từ trước nên khi áp dụng phương pháp học mới các em còn nhiều bỡ ngỡ.Vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích động viên học sinh thường xuyên, kịp thời để các em cảm thụ hình ảnh, phát huy tối đa năng khiếu của mình.
3. Thực trạng trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm :
.Thuận lợi :
 - Bản thân là một giáo viên trẻ,được đào tạo chuyên về môn Mĩ thuật, được tham gia các buổi tập huấn, tôi có nhiều điều kiện để tự học hỏi, tìm tòi và tiếp thu các phương pháp hay và mới lạ từ bạn bè đồng nghiệp, cộng với sự gắn bó với các em học sinh.
- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật vui tươi, nhẹ nhàng, thu hút rất nhiều học sinh.
 - Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng tạo, vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác.Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
 - Được nhà trường quan tâm tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy.
. Khó Khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi như trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật Đan Mạch vẫn còn gặp phải một số khó khăn như:
	 - Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi vẽ. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
 - Vì đây là phương pháp học mới do đó vẫn còn học sinh chưa hình thành thói quen vẽ biểu cảm, vẫn nhìn giấy trong quá trình vẽ, việc dùng màu để thể hiện cảm xúc chưa rõ.
 - Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế không những em có hoàn cảnh còn khó khăn không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho tiết học mà những em gia đình có điều kiện cũng không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho các em, ví dụ: giấy A4, màu Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
 - Nhà trường chưa có phòng học riêng nên việc tổ chức các hoạt động đôi khi còn gặp khó khăn, việc lưu giữ , trưng bày và giới thiệu tác phâm của học sinh chưa thuận lợi 
 Trong bốn năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại Trường PTDTBT TH Số 2 Sán Chải, qua quan sát thái độ, tinh thần các em trong giờ học và đánh giá , nhận xét các bài vẽ của học sinh. Tôi phân loại các nhóm học sinh như sau :
*Kết quả đầu năm học 
(khi chưa áp dụng phương pháp)
Lớp
Tổng số
học sinh
Tự tin thể hiện, thể hiện được cảm xúc.
Vẽ rập khuôn, thiếu tự tin
Hoàn thành bài tại lớp
Chưa hoàn thành bài tại lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4/1
30
13
43,3
17
56,7
18
60
12
40
4/2
27
12
44,4
15
55,6
15
55,6
12
44,4
4/3
35
15
42,9
20
57,1
19
54,3
16
45,7
Tổng 
92
40
43,5
52
56,5
52
56,5
40
43
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
 Quy trình vẽ biểu cảm là một trong bảy quy trình mĩ thuật thử nghiệm của dự án SAEPS. Đó là vẽ hình ảnh bằng sự quan sát kết hợp tay và mắt mà không nhìn vào giấy hướng tới hình vẽ mang tính biểu đạt cao. Những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước.	
 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc tiểu học, xác định rõ vai trò và mục tiêu giáo dục của bộ môn cũng thông qua thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp mới giúp học sinh thực hiện tốt quy trình vẽ biểu cảm trong bộ môn Mĩ thuật tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Giải pháp 1 : Khơi gợi lòng ham thích bộ môn mỹ thuật, thay đổi suy nghĩ về cách học cho học sinh.
 Từ thực tế giảng dạy ở giai đoạn đầu, phần đông học sinh yêu thích môn học , được vẽ tự do, sáng tạo theo cảm xúc của mình. Tuy nhiên vẫn có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản mỗi khi đến giờ học, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước thời gian thực hành, tôi giới thiệu cho các em một số tác phẩm vẽ tiêu biểu của những hoạ sĩ nhí , của các bạn , những bức tranh dân gian Đông Hồ hết sức biểu cảm để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh. 
Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp , ngộ nghĩnh , đáng yêu của quy trình vẽ biểu cảm được thể hiện qua các tác phẩm, khởi gợi lòng ham thích bộ môn mỹ thuật ,động viên các em ai cũng có thể vẽ, có thể bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình qua bài vẽ.  
Ví dụ : giới thiệu những bài vẽ có đường nét ngộ nghĩnh, đáng yêu, tính biểu cảm nổi bật.
 Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn, đặc biệt không quá trừu tượng để học sinh quan sát, để học sinh cảm nhận được cái đẹp, ngộ nghĩnh của quy trình vẽ biểu cảm và có hứng thú với bài học, muốn được thể hiện.
Ví dụ : vẽ bình hoa, quả, vẽ khuôn mặt bạn bè, thầy cô
 Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng.
 Giáo dục mĩ thuật kích thích mọi giác quan và kết hợp nhiều trải nghiệm của học sinh. Những trải nghiệm này chính là các yếu tố khởi đầu trong các quy trình dạy và học mĩ thuật. Hình thức giao tiếp thông qua hình ảnh sẽ giúp học sinh mở rộng vốn ngôn ngữ của mình, đúng như câu ngạn ngữ Trung Quốc : “ Nghe rồi sẽ quên, nhìn rồi sẽ nhớ, chỉ có tự làm thì sẽ hiểu “ 
Hiểu về tâm lý và động viên, khuyến khích học sinh cố gắng trong học tập.
Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi.
	Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học, luôn tôn trọng gần gũi học sinh, có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. Đặc biệt không nên chê các em trước mặt các bạn trong lớp.
 Giải pháp 2: Rèn cho học sinh thói quen quan sát, kỹ năng vẽ biểu cảm.
Tôi nhận thấy rằng để sử dụng phương pháp này thực sự có hiệu quả thì các em phải luôn có thói quen quan sát một cách tập trung và có tính sáng tạo, hình dung được các nét tự nhiên của vẽ biểu cảm.Ở đây, học sinh cần quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay. các em cố gắng không nhìn vào giấy. Giáo viên chia sẻ ngay từ đầu với học sinh rằng, mục đích không phải vẽ cho giống mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước.
Ví dụ 1 : Trong bài vẽ tĩnh vật lọ và quả: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát các vật mẫu như thế nào để giúp các em có thể ghi nhớ trong đầu mình những hình ảnh chính của lọ hoa và quả. Học sinh vẽ tập trung trong vòng 10 - 15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Các em cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. Học sinh rất thích thú với hoạt động này và tham gia một cách hăng say.
Trong không khí làm việc tập trung và đầy háo hức, các em đã thể hiện hết khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú của mình, cùng với sự hỗ trợ kịp thời của cô giáo khi các em gặp khó khăn. 
Ví dụ 2 : Bài vẽ chân dung biểu cảm
Trước khi bắt đầu vẽ biểu cảm, tôi sẽ cho học sinh nhận xét một số nét biểu cảm trên gương mặt bạn như :vui , bất ngờ , buồn . 
 BIỂU CẢM TRÊN GƯƠNG MẶT : VUI, GIẬN, BUỒN.
Giải pháp 3 : Tổ chức hoạt động học tập hiệu quả
3.1 Chuẩn bị cho tiết dạy : Xác định rõ mục tiêu bài học, soạn giáo án kĩ lưỡng cho từng hoạt động, đảm bảo tất cả các học sinh đều hứng thú tham gia các hoạt động học tập.
3.2 Giáo viên trực tiếp thao tác vẽ lên bảng cho cả lớp cùng quan sát, nắm được các bước thực hiện một cách cụ thể nhất. 
- Để học sinh hiểu được thế nào là vẽ biểu cảm, đòi hỏi người giáo viên phải thực hành thị phạm cho học sinh quan sát. Trong tiết dạy tôi thường kết hợp vừa vẽ vừa hướng dẫn cho các em hiểu, chỉ cho các em biết cách đặt bút vẽ ở đâu, bắt đầu quan sát và vẽ như thế nào, đặt ra những câu hỏi gợi mở hướng các em tự suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ : Bài vẽ chân dung
Trước khi vẽ lên bảng cho học sinh quan sát tôi sẽ gọi một học sinh lên làm mẫu, hướng dẫn cho các em biết tôi sẽ quan sát bạn như thế nào, mặt bạn có hình dáng ra sao, tóc dài hay ngắn, những bộ phận trên khuôn mặt bạn nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt? Tiếp đó tôi sẽ hướng dẫn các em nên đặt bút ở đâu trong khung giấy, tập trung sự chú ý của các em khi quan sát giáo viên thị phạm, mắt nhìn đến đâu tay vẽ đến đó, lưu ý là nét vẽ liền mạch. Đặt câu hỏi gợi mở, để học sinh biết cách vẽ thêm nét làm cho hình vẽ trở nên sinh động, và bộc lộ rõ tình cảm như : “ Em đoán xem nhân vật trong hình vui hay buồn ? Làm sao để thể hiện rõ cảm xúc của nhân vật..”
Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu chú trọng đến những mảng màu tương phản, cường điệu về đường nét có tính chuyển động (nhiều nét cong lượn).
 GIÁO VIÊN VẼ NÉT LIỀN MẠCH
 3.3 Tiết kiệm giấy vẽ, tận dụng những đồ dùng có sẵn.
 Vì điều kiện học sinh trong trường còn nhiều khó khăn, do đó việc chuẩn bị đồ dùng của các em đôi khi còn chưa đầy đủ, nếu thực hiện theo đúng hướng dẫn, mỗi tiết học vẽ biểu cảm mỗi học sinh cần dùng 5 tờ giấy để trải nghiệm vẽ không nhìn giấy sẽ gặp không ít khó khăn, để khắc phục điều đó tôi thường cho học sinh tận dụng vẽ trên bảng con, giấy lịch cũ, vẽ lần lượt bằng nhiều màu khác nhau trên một tờ giấy . Như vậy các em vừa trải nghiệm được hoạt động, vừa tiết kiệm được giấy vẽ. 
	 HỌC SINH VẼ BẢNG CON
Giải pháp 6: 
Tạo không khí sôi động trong hoạt động trưng bày, nhận xét bài vẽ 
Giáo viên nên sử dụng kĩ thuật phòng tranh để học sinh trưng bày sản phẩm,điều này sẽ giúp học sinh có thêm kinh nghiệm thực tế và hứng thú , yêu thích tác phẩm của mình và học hỏi từ sản phẩm của bạn. Học sinh thưởng thức, thảo luận và nhận xét, đánh giá kết quả học tập của nhau, trong quá trình nhận xét đánh giá , giáo viên khuyến khích sự giao lưu , trao đổi và gợi mở những ý tưởng tiếp theo cho bài học sau của học sinh.
Giáo viên có thể hướng dẫn làm khung tranh để học sinh trang trí, tạo thành bức tranh đẹp để tặng bạn bè, người thân, trưng bày góc học tập,
Ví dụ : Trưng bày kết quả học tập
Sau khi giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng, cho 2 học sinh đóng vai phóng viên, tổ chức cuộc phỏng vấn buổi triển lãm. Như vậy học sinh sẽ được thoải mái hỏi – đáp về những “ tác phẩm “ . Tiếp đó giáo viên tổ chức bình chọn những tác phẩm được thể hiện có cảm xúc, đường nét, màu sắc ấn tượng.
 TRƯNG BÀY SẢN PHẨM	 ĐÓNG VAI PHÓNG VIÊN PHỎNG VẤN
BÌNH CHỌN, TUYÊN DƯƠNG BÀI VẼ ĐẸP	CÔ VÀ TRÒ SAU TIẾT DẠY
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
	Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những phương pháp mới trong soạn và giảng, với sáng tạo của thầy và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh yêu thích môn học Mĩ thuật, tự tin thể hiện, bộc lộ được cảm xúc qua tranh vẽ, hoàn thành được bài vẽ ngay tại lớp, thúc đẩy hứng thú học tập đạt những yêu cầu cụ thể là rất khả quan, điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hoàn toàn có sức thuyết phục. Những con số biểu hiện trong bảng thống kê dưới đây đã nói rất rõ điều đó:
*Kết quả cuối kì I năm học 2017- 2018
 (sau khi đã áp dụng phương pháp mĩ thuật Đan Mạch)
Lớp
Tổng số
học sinh
Tự tin thể hiện, thể hiện được cảm xúc.
Vẽ rập khuôn, thiếu tự tin
Hoàn thành bài tại lớp
Chưa hoàn thành bài tại lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4/1
30
30
100
0
0
30
100
0
0
4/2
27
27
100
0
0
27
100
0
0
4/3
35
33
94,3
2
5,7
33
100
0
0
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
VỀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH BÀI VẼ BIỂU CẢM
THỜI ĐIỂM ĐẦU NĂM HỌC VÀ CUỐI HK I
NĂM HỌC : 2017 – 2018
Lớp
Sĩ số
ĐẦU NĂM HỌC
CUỐI HKII
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
%
Hoàn thành
Tỉ lệ
%
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
%
Hoàn thành
Tỉ lệ
%
4/1
30
13
43,3
17
56,7
26
86,7
4
13,3
4/2
27
12
44,4
17
55,6
24
88,9
3
11,1
4/3
35
15
42,9
20
57,1
29
82,8
6
17,2
Với kết quả như trên, tôi thấy việc dạy học Mĩ thuật muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy, giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển. Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai.
	Với kết quả này, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với môn mỹ thuật và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình Mĩ thuật ở bậc Trung học cơ sở.
	Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tế giảng dạy. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa, mà tỷ lệ ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt rất cao. Đạt 100% vượt chỉ tiêu nhà trường giao .
 Ngoài những kết quả trên, điều làm tôi cảm thấy thành công nhất là sự hứng thú học tập, sự tích cực khi tham gia các hoạt động và nụ cười rạng rỡ của các em khi hoàn thành sản phẩm.
VUI VỚI TÁC PHẨM CUẢ MÌNH
TẬP TRUNG TRONG KHI VẼ
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau :
Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất.
- Sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật.
- Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cụ thể hơn, nhiều hơn.
- Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập.
- Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy tốt hơn quy trình vẽ biểu cảm mà tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra một phương pháp mới để đồng nghiệp bộ môn cùng tham khảo và xây dựng. Cho nên, chắc chắn sẽ còn nhiều điều khiếm khuyết và chưa hoàn thiện, có những vấn đề có thể chưa cụ thể hoá hoặc vẫn còn bỏ ngỏ. Mong rằng các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng chung sức góp ý xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn, chỉnh chu hơn.
	Người viết
	 	Nguyễn Văn Phong
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật (Nhà xuất bản Giáo dục )
 - Sách Dạy Mĩ thuật lớp 4 ( Bộ giáo dục và đào tạo )
 - Tài liệu dạy học mĩ thuật ( Dự án hỗ trợ giáo dục mĩ thuật Tiểu học Saeps )
 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học ( Bộ giáo dục và đào tạo )

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem mon mi thuat_12323253.doc
Sáng Kiến Liên Quan