Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học môn mỹ thuật phát huy tính tích cực

Về phía giáo viên:

- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,có kinh nghiệm chuyên môn.

Cơ sở vật chất của nhà trường khá khang trang, sạch đẹp.

Giáo viên có thể xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế địa

* Về phía học sinh:

- Các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá,

 

ppt19 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học môn mỹ thuật phát huy tính tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG  
BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên đề tài: BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC 
Giáo viên trình bày: 
NỘI DUNG BÁO CÁOBIỆN PHÁP 
1 
Lí do chọn đề tài. 
2 
Thực trạng của việc dạy học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Hoàn Long 
3. 
Mô tả một số biện pháp 
4 
Kết quả đạt được 
5. 
Bài học kinh nghiệm 
6. 
Kết luận 
	 Hình thức tổ chức lớp học ra sao? Cách thực hiện các quy trình sáng tạo như thế nào? Còn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách. Chính từ những trăn trở này, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch”. 
I/ THỰC TRẠNG: 
Thực trạng việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật trường Tiểu học Hoàn Long: 
	Qua 2 đợt tập huấn do Sở Giáo dục và phòng Giáo dục tổ chức, tôi nhận thấy tính ưu việt của dự án là lấy học sinh làm trung tâm. 
Thuận lợi 
* Về phía giáo viên: 
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,có kinh nghiệm chuyên môn. 
Cơ sở vật chất của nhà trường khá khang trang, sạch đẹp. 
Giáo viên có thể xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. 
 * Về phía học sinh: 
- Các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, 
Trên đây là tên một số biện pháp đã làm xong. Giá 200 k - LH SĐT Hoặc ZALO: 0985598499 
 để nhận đầy đủ word VÀ PowerPoint 
Biện pháp 2: Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em.       
* Biện pháp thực hiện: 
	Giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy trên cơ sở căn cứ vào chương trình hiện hành và khả năng nhận thức của học sinh. Chính vì vậy, nếu giáo viên đề ra nội dung quá khó (khó ở cách thể hiện, khó hiểu đối với học sinh) thì hiệu quả sáng tạo của các em sẽ không cao. Do đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp với lứa tuổi của các em. 
	Tài liệu Tập huấn phương pháp dạy học mỹ thuật mới sẽ giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt phương pháp này vào thực tiễn một cách hiệu quả. Chẳng hạn như chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp, Em và những người thân yêu, Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, 
* Kết quả sau khi áp dụng: Học sinh rất thích thú khi được làm việc với một chủ đề liên quan đến kinh nghiệm sẵn có của bản thân và những gì các em đã biết. Lớp học sinh động với những tranh luận từ thực tế, sản phẩm của học sinh đa dạng và phong phú. 
Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 
* Biện pháp thực hiện: Bảy quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới bao gồm: 
	1. Quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 
	2. Quy trình: Vẽ biểu cảm. 
	3. Quy trình: Vẽ theo âm nhạc. 
	4. Quy trình: Xây dựng cốt truyện. 
	5. Quy trình: Tạo hình ba chiều - Tiếp cận chủ đề. 
	6. Quy trình: Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian. 
	7. Quy trình: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 
	 Tùy điều kiện cơ sở vật chất mà giáo viên tổ chức các hoạt động học tập vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới. Khi thực hiện tích hợp các quy trình dạy - học giáo viên cần chú ý: 
Xây dựng dựa trên những gì học sinh đã biết, và những gì liên quan đến sở thích, mối quan tâm của các em. 
	- Để học sinh chủ động trong quá trình học tập. 
	- Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, giao tiếp và thể hiện. 
	- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: Nói, trình bày và làm việc cùng nhau 
	- Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tự làm và thích làm. 
	 Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, không gian học tập, khả năng nhận thức của học sinh lớp nhỏ, giáo viên chỉ có thể áp dụng 5 quy trình, còn 2 quy trình Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian, Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ thuật chỉ có thể thực hiện ở các khối lớp lớn hơn. Cụ thể thực hiện các quy trình như sau: 
- Vẽ cùng nhau : Tất cả các bài vẽ cá nhân sẽ là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác phẩm lớn hơn 
Vẽ biểu cảm: Học sinh sẽ tập trung vẽ theo quan sát (trí nhớ), vẽ liên tục theo quan sát và cảm nhận, không nhìn vào giấy. Đồng thời giáo viên cần khuyến khích, tuyên dương các em học sinh vẽ đúng yêu cầu của phương pháp, không nhìn giấy khi vẽ để các em còn lại cố gắng thực hiện 
Vẽ theo nhạc: Học sinh lắng nghe, vận động và cảm nhận giai điệu. Đường nét và màu sắc... 
- Xây dựng cốt truyện: Tình huống truyện dễ hình dung, dễ trình bày để học sinh có thể sắm vai, đóng kịch và xây dựng ố cảnh bằng hình thức vẽ, cắt dán, xé dán, tạo hình 3DVí dụ một số nội dung như: lao động làm vệ sinh, biểu diễn văn nghệ 
* Kết quả sau khi áp dụng: Hầu hết học sinh đều biết chủ động trong quá trình học tập, tự tin trước lớp, giao tiếp tiến bộ, năng lực sáng tạo, biểu đạt có tiến bộ rõ rệt. 
Biện pháp 4 : Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. 
* Biện pháp thực hiện: 
a. Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện: 
b. Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập: 
Một số trò chơi có thể áp dụng như: thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, tưởng tượng từ hình có sẵn vào đầu, cuối tiết học hoặc trước khi thực hành. Đây chính là thời gian để các em luyện vẽ và tăng cường khả năng vẽ nhanh, vẽ đẹp và giúp các em phấn chấn tinh thần,hăng hái học tập hơn. Cách tiến hành như sau : 
Trò chơi Tưởng tượng từ hình có sẵn: Giáo viên vẽ lên bảng một số hình (có liên quan đến chủ đề đang học), yêu cầu các đội cử đại diện tham gia thi đua vẽ tiếp vào hình có sẵn để thành hình theo đúng chủ đề giáo viên yêu cầu. 
- Trò chơi : Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ nhiều con vật nuôi ( hoặc vẽ một tranh). HS dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ nhiều con vật (hoặc tranh đẹp nhất) là đội thắng cuộc 
* Kết quả sau khi áp dụng: Nhiều học sinh hăng hái phát biểu và t hích được phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn, không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. 
Biện pháp 5 : Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh 
Biện pháp thực hiện 
* Kết quả sau khi áp dụng: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm hơn, nhiều em đã biết khắc phục và khắc phục được những hạn chế của bản thân, sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo và đẹp mắt. 
	Việc đánh giá kết quả dựa trên thành tích chung của cả nhóm và các thành trong nhóm. Để thực hiện việc đánh giá đảm bảo công bằng, đúng thực tế, giáo viên cần có sổ tay theo dõi ghi nhận ngay những cá nhân tích cực, cá nhân thụ động hay sáng tạo, những nhóm làm việc hiệu quảKhi thực hiện việc đánh giá, giáo viên cần nêu rõ những mặt được và chưa được để học sinh nắm và thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ, giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, lơ là, hay nói chuyện, làm việc riêngđể các em có trách nhiệm và ý thức hơn. 
Khi đánh giá hoạt động của một nhóm, giáo viên cũng cần lưu ý tới những tiến bộ của các em. 
III/ KẾT QUẢ SAU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP: 
	 Qua việc học tập theo phưowng pháp này, giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, sự tò mò, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo, biểu đạt. Vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽBiết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tậpMột điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa, hứng thú với nhiều sáng tạo hơn. 
	Số học sinh còn tẩy xóa bài vẽ giảm đi đáng kể, hiện tượng sao chép cũng giảm đáng kể. Đặc biệt là không có học sinh nào không hoàn thành được bài thực hành theo nội dung yêu cầu của bài học. 
 PHẦN III: KẾT LUẬN 
I/BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới tôi nhận thấy cái hay của phương pháp này là đặt người học vào vị trí chủ động phải tìm hiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, sáng tạo nhất. Việc đánh giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm của các em mà nó được đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống. 
II/ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 
Giáo viên có trình độ chuyên môn mĩ thuật. Nhiệt tình giảng dạy. 
Học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập như sách Học Mĩ thuật các khối lớp, vở tập vẽ, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy...Và tích cực học bài. 
Phòng học có đầy đủ bàn ghế, ánh sáng. Một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho các tiết học. 
V/ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 
1. Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất hơn. 
2. Phòng GD&ĐT huyện quan tâm tới các buổi sinh hoạt cụm. 
3. Sở GD&ĐT tổ chức nhiều hơn lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật. 
4. Bộ GD&ĐT cấp cho một số đồ dùng cần thiết trong môn học. 
5. Phụ huynh HS cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em, đặc biết là đồ dùng học tập. 
6. Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng thực hiện phương pháp mới. 

File đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_hoc_mon_my_thuat_phat_hu.ppt
Sáng Kiến Liên Quan