Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho học sinh ở trường Trung học cơ sở

Hiện nay tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên thế giới đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Chính sự gia tăng của dân số cùng với những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống đã gây thêm sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

 Trong khoảng 100 năm Trái đất đã mất đi khoảng 6 triệu km rừng. Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, các mưa rừng nhiệt đới bị phá huỷ tan tác, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm từ 0,30C đến 0,60C và có khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi. Ngoài ra, lượng khí CO2 và các “khí nhà kính” khác ngày càng nhiều làm cho tầng ôzôn bị phá mỏng và thủng, làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Vì thế có nguy cơ khí hậu sẽ nóng lên thêm từ 10C đến 3,50C và từ đó sẽ có lũ lụt và hạn hán nhiều hơn.

 Để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp càng phát triển, từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có nguy cơ đe dọa làm tuyệt chủng các loài thú trong vòng 40 năm. Không những thế, sự ô nhiễm của các khí cacbônic, ôxit sunfua, nitrôgen, từ thế kỉ 18 đến nay của các nước (nhất là các nước công nghiệp) đã phát thải vào thiên nhiên ngày càng nhiều hoá chất gây độc và gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axít đã phá huỷ các rừng nhiệt đới, ao hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế không thích hợp ở một số nước đã gây nên một sức ép mạnh mẽ đối với hệ thống sinh thái tự nhiên. Do vậy, hiện nay con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30 loài cá.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6547 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho học sinh ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
	Trong khoảng 100 năm Trái đất đã mất đi khoảng 6 triệu km rừng. Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, các mưa rừng nhiệt đới bị phá huỷ tan tác, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm từ 0,30C đến 0,60C và có khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi. Ngoài ra, lượng khí CO2 và các “khí nhà kính” khác ngày càng nhiều làm cho tầng ôzôn bị phá mỏng và thủng, làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Vì thế có nguy cơ khí hậu sẽ nóng lên thêm từ 10C đến 3,50C và từ đó sẽ có lũ lụt và hạn hán nhiều hơn.
	Để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp càng phát triển, từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có nguy cơ đe dọa làm tuyệt chủng các loài thú trong vòng 40 năm. Không những thế, sự ô nhiễm của các khí cacbônic, ôxit sunfua, nitrôgen, từ thế kỉ 18 đến nay của các nước (nhất là các nước công nghiệp) đã phát thải vào thiên nhiên ngày càng nhiều hoá chất gây độc và gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axít đã phá huỷ các rừng nhiệt đới, ao hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế không thích hợp ở một số nước đã gây nên một sức ép mạnh mẽ đối với hệ thống sinh thái tự nhiên. Do vậy, hiện nay con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30 loài cá.
	Ở Việt Nam, cùng với sức ép to lớn về sự tăng nhanh dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hoá, sự di dân và quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá chưa quán triệt quan điểm “phát triển môi trường bền vững” nên đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ngoài ra, độ che phủ của đất rừng ngày càng giảm từ 47,3% (năm 1943) chỉ còn 27,7% ( năm 1992); diện tích đất canh tác cũng giảm từ 0,3ha xuống còn 0,098ha/đầu người; rác thải ngày càng nhiều, các dòng sông ở các thành phố đều bị ô nhiễm nhiều chất thải khác nhau. Tình hình ô nhiễm đất, không khí, nước ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, đã có 68 loài bị đe doạ diệt chủng, 97 loài có nguy cơ, 7 loài bị hiểm hoạ, 124 loài bị mất nơi cư trú. Chính vì những thực trạng báo động này, tổ Văn phòng Trường trung học cơ sở Trường Long Hòa viết sáng kiến nhằm giáo dục cho học sinh ở nhà trường thấy rõ được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với cuộc sống con người và phải biết ra sức bảo vệ, chăm sóc và phát triển.
II.NỘI DUNG
1.Định nghĩa về tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
a.Tài nguyên: 
	Theo nghĩa rộng, tài nguyên gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.
	Tài nguyên là tất cả mọi dạng vật chất hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống con người và thế giới động vật.
b.Tài nguyên thiên nhiên:
	Tài nguyên thiên nhiên là một phần của các thành phần môi trường. Chẳng hạn như rừng cây, đất đai, nguồn nước, khoáng sản cùng tất cả các loài động thực vật khác.
c.Môi trường:
	Môi trường là một phần của ngoại cảnh. Nó bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
2.Các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường
	-Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo. Tài nguyên tái tạo được là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú nếu được quản lý tốt. Chẳng hạn như rừng, đất, tài nguyên nông nghiệp; Tài nguyên không tái tạo được là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần. Chẳng hạn như than đá, dầu mỏ, khí đốt,
	-Môi trường phân thành hai loại: môi trường vô sinh và môi trường hữu sinh. Môi trường vô sinh bao gồm những yếu tố không sống, đơn thuần mang những tính chất vật lý, hoá học và khí hậu. Môi trường hữu sinh gồm các thực thể sống như động vật, thực vật và vi sinh vật.
3.Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
a.Vai trò của môi trường:
Môi trường là nơi sống của sinh vật, cho phép các sinh vật sinh trưởng và phát triển. Nơi sống của sinh vật có thể là một vùng đất hay một khoảng không gian, trong đó có các sinh vật khác sống xung quanh. Chẳng hạn, động vật do có khả năng di chuyển nên nơi sống của nó có thể là một vùng đất rộng lớn, còn đối với thực vật nơi sống thường nhỏ hẹp. Nhưng sinh vật sống ở môi trường nào sẽ có những đặc điểm thích nghi với môi trường ấy.
b.Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:
*Tài nguyên Nước:
	-Nước là một trong những thành phần cơ bản của thiên nhiên, vì thế thiếu nó thì thế giới hữu cơ-thực vật, động vật và con người không thể phát triển được. Từ đó có thể nói rằng nơi nào có nước thì ở nơi đó có sự sống.
	-Nước là chất tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn các phản ứng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống đều thực hiện ở môi trường nước. Nhờ vậy, mà nước đã trở thành “người mang lại cuộc sống”
	-Trong cơ thể, nước chiếm một khối lượng tương đối lớn. Chẳng hạn, trong cơ thể thực vật nước chiếm 80 – 90% khối lượng, ở động vật là 70%, ở người là 65-70%. Vì thế, cơ thể phản ứng rất nhạy với tình trạng thiếu nước.
	-Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển. Chu trình vận động nước trong khí quyển giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trên Trái đất.
	-Nước được coi là một tài nguyên đặc biệt, nó tàng trữ một năng lượng lớn cùng nhiều chất hoà tan có thể khai thác-phục vụ cho cuộc sống của con người. Trên Trái đất tài nguyên nước khá dồi dào, khoảng 1.386 triệu km3, nhưng lượng nước ngọt thường dùng chỉ chiếm có 0,8%.
*Tài nguyên Đất:
	-Đất là môi trường sống của con người và hầu hết các sinh vật ở cạn. Nó cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho cuộc sống, đồng thời còn là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng.
	-Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và gia súc.
	-Ngoài ra, đất còn có ý nghĩa đối với mọi sinh vật sống vì nó là môi trường sống của rừng. Rừng có tầm quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng khí quyển và tạo môi trường sống cho mọi sinh vật trên Trái đất.
*Tài ngyên Không khí:
	-Con người có thể nhịn ăn được hai tuần, nhịn uống được 2 ngày, nhưng không thể nhịn thở được vài phút.
	-Con người cũng như các loài sinh vật khác rất cần có không khí để thở, để tồn tại và phát triển. Vì thế khi không khí bị ô nhiễm sẽ là mối đe doạ cho cuộc sống của các loài sinh vật, trong đó có con người.
*Tài nguyên Rừng:
	-Rừng cung cấp lâm sản;
	-Rừng điều hoà lượng nước trên mặt đất;
	-Rừng đối với khí quyển: điều hoà khí hậu;
	-Rừng đối với đất: duy trì sự sống trên Trái đất, chống xói mòn, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất;
	-Rừng là nguồn gen quý giá.
*Tài nguyên Khoáng sản:
	-Khoáng sản có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người càng thêm phong phú và đa dạng
*Tài nguyên Năng lượng:
	Năng lượng là nền tảng cho sự văn minh và phát triển của xã hội. Do vậy, năng lượng có một vai trò không thể thiếu trong thời kỳ hiện đại.
*Tài nguyên đa dạng sinh học: có vai trò quan trong đối với sự sống trên Trái đất, vì những loài đang còn sống trong điều kiện hoang dại nhưng lại có quan hệ họ hàng với những loài đã được thuần dưỡng, đồng thời nó còn có gen cần thiết để lai ghép nhân tạo để tạo ra những giống mới. Ngoài ra, còn có một số loài hoang dại đã và đang được nghiên cứu sử dụng làm lương thực, dược liệu, nhiên liệu, làm thức ăn để phục vụ con người và gia súc. Đồng thời, đa dạng sinh học còn có vai trò là giữ cân bằng sinh thái, giữ cho khí hậu được ổn định, tăng độ phì nhiêu của đất, điều hoà dòng chảy và tuần hoàn nước, điều hoà ôxy và khoáng chất trong khí quyển.
4.Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
	-Đối với tài nguyên nước: nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiêïp, nước thải đô thị, nước tràn trên mặt đất ngoài khu vực đô thị, nước thải công nghiệp hạt nhân từ các nhà máy điện nguyên tử, từ các trung tâm nghiên cứu hạt nhân.
	-Đối với tài nguyên đất: chủ yếu do hoạt động sản xuất công, nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, chất thải công, nông nghiệp, chất phóng xạ,); vi sinh vật gây bệnh như dùng phân người và gia súc tưới, đổ rác và nước thải sinh hoạt có chứa vi khuẩn) vào đất.
	-Đối với tài nguyên không khí: nguyên nhân chính là do đốt nhiên liệu, sau đó là sự thải của các chất ô nhiễm ở khí do hoạt động công nghiệp phát thải, từ các chất phóng xạ, các cuộc thử vũ khí hạt nhân tạo ra, môi trường đô thị, các phương tiện giao thôngNgoài ra, sự ô nhiễm không khí là do hậu quả của nhiều nhân tố của nền văn minh hiện đại. Sự gia tăng sản xuất năng lượng, công nghiệp luyện kim, các quá trình xử lý chất thải, gia tăng giao thông trên bộ và trên không, do sinh hoạt hoặc do sự bốc hơi từ quá trình phân giải của các chất hữu cơ, hoạt động của núi lửa, phân tán của các phấn hoa, bão cát.
	-Đối với tài nguyên rừng: là do khai thác rừng quá mức, đốt rừng làm nương rẫy, chăn thả gia sức quá mức, hậu quả chiến tranh.
	-Đối với tài nguyên khoáng sản: do khai thác và sử dụng quá mức.
	-Đối với tài nguyên năng lượng và tài nguyên đa dạng sinh học:do sử dụng không đúng mục đích, không hiểu được tầm quan trọng của chúng đối với sự sống của con người.
	 Với những nguyên nhân trên cũng đủ cho thấy những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự sống của con người. Do vậy, chúng ta cần phải ra sức bảo vệ, chăm sóc và phát triển.
III.NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.Đối với tài nguyên nước:
 a.Bảo vệ tài nguyên nước chống ô nhiễm:
	-Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị, khu công nghiệp theo chuẩn.
	-Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải để làm giảm ô nhiễm cho con người và môi trường.
	-Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, nhất là việc cải tiến công nghệ để hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trường nước do hoá chất thải ra trong quá trình sản xuất.
	-Cần phải cảnh giác khi dùng nước trong sinh hoạt.
 b.Các phương pháp xử lý nước thải: để xử lý nước thải người ta đã sử dụng các phương pháp cơ học, hoá học, lý học và sinh học.
 c.Bảo vệ tài nguyên nước tránh cạn kiệt: biện pháp hữu hiệu là bảo vệ rừng, đồng thời sử dụng nước tiết kiệm để duy trì các quá trình sinh thái bền vững và tạo điều kiện cho tuần hoàn nước trên Trái đất được thực hiện. Đồng thời, cần phải phòng chống lũ lụt phù hợp với điều kiện từng vùng; khai thác vừa phải, có kế hoạch các nguồn nước để tránh thiếu nước; bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm; hình thành hệ thống giám sát, theo dõi chất lượng nước một cách chặt chẽ; biện pháp tích cực là bảo vệ tài nguyên, trồng rừng để điều tiết nguồn nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
2.Đối với tài nguyên đất:
	-Bảo vệ đất rừng chống du canh, du cư;
	-Quản lý đất nông nghiệp, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác;
	-Chống bỏ hoang, từng bước sử dụng đất trống đồi núi vào phát triển kinh tế;
	-Khai hoang mở rộng diện tích;
	-Chống xói mòn đất;
	-Chống khô hạn và sa mạc hoá;
	-Chống ngập úng đất;
	-Chống mặn cho đất;
	-Cải tạo cho đất theo hướng sinh thái bền vững. Đây là biện pháp tổng hợp vừa cải tạo đất, vừa làm thuỷ lợi, vừa bón phân
3.Đối với tài nguyên không khí:
	-Trồng cây gây rừng để bảo vệ tầng ôzôn;
	-Các khu công nghiệp phải có nhà máy lọc nước, không khí;
	-Chống ô nhiễm từ các chất phóng xạ do những vụ thử vũ khí hạt nhân bằng cách ban hành hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân; 
	-Chăm sóc, bảo vệ các loài động thực vật.
4.Đối với tài nguyên rừng:
	-Ngăn chặn nạn phá rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới;
	-Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò của rừng, thực trạng của rừng để mọi người có ý thức bảo vệ và trồng rừng;
	-Vận động đồng bào dân tộc ít người sống định canh, định cư, đồng thời phát triển các mô hình nông – lâm hoặc lâm – ngư kết hợp để khai thác bền vững các hệ sinh thái rừng;
	-Quan tâm công tác quy hoạch quản lý và bảo vệ rừng, tránh khai thác bừa bãi;
	-Từng bước giảm áp lực dân số lên tài nguyên rừng bằng cách tăng cường giáo dục dân số;
	-Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên.
5.Đối với tài nguyên khoáng sản:
	-Phải có công tác quy hoạch quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
	-Khai thác hợp lý, không bừa bãi;
	-Xử lý những hành vi khai thác không đúng quy định, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế đất nước, xã hội;
6.Đối với tài nguyên năng lượng và tài nguyên đa dạng sinh học: phải đảm bảo và có chính sách bảo vệ, phát triển huớng đến một đất nước hiện đại, nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại và xử lý theo pháp luật.
7.Những biện pháp tích cực khác:
	-Đưa giáo dục tài nguyên thiên nhiên và môi trường vào tất cả các cấp bậc học;
	-Kết hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường vào tất cả các môn học cốt lõi ở tất cả các cấp học;
	-Thực hiện giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường bằng phương pháp hiện đại đặt trọng tâm ở người học và cách tiếp cận bằng những việc làm thiết thực;
	-Cung cấp những kiến thức về việc giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và rèn luyện những kỹ nằng bảo vệ chúng;
	-Tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng với các phong trào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
	-Ưu tiên đào tạo giáo viên ở tất cả các cấp học.
IV.NHỮNG HƯỚNG ĐI, CÁCH LÀM VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.Hướng đi:
Trước đây các khía cạnh sinh thái và địa lý của giáo dục môi trường chiếm ưu thế. Vì thế, việc giảng dạy giáo dục môi trường còn giới hạn trong các môn học tự nhiên và địa lý.
Trọng tâm của việc giảng dạy giáo dục môi trường chỉ dừng lại ở mức độ học hỏi các kiến thức về môi trường và giảng dạy nó bằng cách lồng ghép, tích hợp vào chương trình học hoặc dạy thành môn học riêng, bài học riêng.
Hiện nay việc giáo dục môi trường có ý nghĩa sống còn với tương lai của đất nước. Giáo dục môi trường được hoà nhập vào chương trình học chung vì tất cả các môn học đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức thế giới và sử dụng thế giới của mình,
Giáo dục môi trường được thực hiện thông qua việc định hướng lại chương trình hiện có chứ không phải đòi hỏi thêm thời gian trong chương trình. Và nó được coi là một quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động thực tiễn.
b.Cách làm:
	Theo xu hướng:
Lấy người học làm trung tâm
 Bằng cách
Tổ chức các hoạt động thực tiễn
 Tạo cơ hội bộc lộ
Hành vi- Thái độ- Hành vi
c.Hiệu quả:
Hình thành nền tảng đạo lý môi trường
trong nhận thức, thái độ và hành vi
Tạo ra sự phân tâm về nguồn gốc suy thoái môi trường
Học sinh (thái độ đối với môi trường)
Cải thiện năng lực cho giáo viên với tư cách là người hướng dẫn
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Thông qua sáng kiến, tổ văn phòng trường trung học cơ sở Trường Long Hòa đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
	-Hoạt động của con người ngày càng gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường thông qua các hoạt động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, khai thác rừng, khai thác nguồn nước, thương mại, dân số, xây dựngDo vậy, công tác giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho học sinh ở trường trung học cơ sở là rất cần thiết, nhằm giúp cho các em nắm được những kiến thức cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và môi trường là rất có ý nghĩa đối với sự sống của con người trên Trái đất này. Song song đó, giáo dục cho các em hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống của mình, nếu thiếu đi một trong những thành phần đó thì chắc hẳn sự sống của con người có tồn tại một cách bình thường và lâu dài. Đồng thời, hướng đến các em học sinh phải biết ra sức bảo vệ, tái tạo và sử dụng một cách có hiệu quả và đúng mục đích.
	-Giúp cho các em học sinh có ý thức thưởng xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh và những vấn đề liên quan đến môi trường.
	-Phát triển khả năng bảo vệ và giữ gìn môi trường,khả năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh.
	-Tham gia tích cực vào những hoạt động nhằm khôi phục, bảo vệ và giữ gìn môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
	-Có ý về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, về chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
VI.KẾT LUẬN	
	Công tác giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho học sinh ở trường trung học cơ sở là rất quan trọng vì nhằm nhắc nhở các em ý thức được việc bảo vệ, chăm sóc và phát triển tạo ra một thế giới trong lành, không ô nhiễm, không lũ lụt, không bão tápĐây là một thách thức to lớn đối với ngành giáo dục, vì có ngành giáo dục (đặc biệt là đội ngũ giáo viên) mới tác động mạnh mẽ đến tầm nhìn và sự hiểu biết cho các em học sinh và cả cộng đồng. Muốn có được như vậy, đòi hỏi xã hội phải phát triển, phải có tầm nhìn chiến lược, sách lược mới có được những hướng đi tích cực.
Trường Long Hòa, ngày 16 tháng 6 năm 2010
Duyệt của Ban giám hiệu 	Người viết
 Trương Văn Nghĩa

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_VP_20092010.doc
Sáng Kiến Liên Quan