Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng giáo dục Lớp 4

Thực trạng ban đầu tại lớp chủ nhiệm:

2.1.1. Thuận lợi:

- Học sinh ở trên địa bàn, trong vòng bán kính 2 – 2,5 ki –lô-mét.

- Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình như: Mua sắm sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Mua sắm trang phục, quan tâm đến sức khỏe, vệ sinh tới con em mình.

- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sát sao đến công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.

- Một số học sinh có ý thức cao trong học tập .

2.1.2. Khó khăn:

- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Chưa thực hiện tốt việc động viên quan em mình ôn bài ở nhà.

- Một số em tiếp thu bài còn chậm, ý thức học tập chưa được cao.

- Bố mẹ một số em đi làm ăn xa nên các em ở nhà với ông bà nên việc học tập không được nhắc nhở kịp thời.

- Một số học sinh chưa thực sự tự tin trong việc phát biểu ý kiến của mình.

- Đối với các em, lứa tuổi đang trong giai đoạn có những thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xung quanh. Các em rất dễ hòa đồng, thậm chí dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại.

 2.1.3. Nguyên nhân:

 - Ở học sinh lớp 4 nhiều em chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng sống, chủ động và có khả năng bảo vệ mình, tự tin trong học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động ngoại khóa để từng bước hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 - Tại lớp có một số ít học sinh chưa thực sự chịu rèn luyện bản thân, còn ngại ngùng, rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin khi tham gia hoạt động trước lớp.

 - Chất lượng học tập của học sinh trong lớp không đồng đều, một số em chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện để phát triển toàn diện cho bản thân.

Mặt khác, nơi ở của học sinh trong lớp rải đều trên địa bàn xã, có nhiều em khoảng cách từ nhà ở đến trường còn quá xa nên việc đi học chuyên cần, đúng giờ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa, bão.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng giáo dục Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i việc học tập của lớp trong các tiết chuyên. Làm mọi việc của Chủ tịch HĐTQ khi Chủ tịch vắng mặt hoặc nghỉ học có lý do.
 	Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch thứ hai: Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. Phối hợp với Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất quản lý lớp.
Nhiệm vụ của các Trưởng ban (Ban học tập, ban văn nghệ - thể dục thể thao, ban sức khỏe - vệ sinh, ban đời sống): Đầu giờ (trước giờ truy bài), trưởng ban kiểm tra những việc sau soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem bài trước, đi học đúng giờ, không mang dép lê...rồi Trưởng ban nhận xét thi đua theo qui định. Trong giờ học, Trưởng ban theo dõi các bạn trong nhóm thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt nhiều lời nhận xét tốt trong học tập. 
 	Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Chủ tịch Hội đồng tự quản chủ trì việc đánh giá các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, giáo viên nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Cứ cuối mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp Hội đồng tự quản 1 lần để đánh giá các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
2.2.4 Lập nội quy của lớp và bảng điểm thi đua cụ thể:
Nhằm duy trì một tập thể lớp có kỉ luật, nền nếp cũng không phải đơn giản, ngoài việc áp dụng hình thức khen thưởng phải thêm các biện pháp nhắc nhở cụ thể để ngăn ngừa những điều chưa tốt của học sinh trong quá trình hoạt động. Để làm được điều đó, bên cạnh nội quy của trường, giáo viên chủ nhiệm còn lập ra một bản nội qui riêng của lớp, cụ thể và chi tiết hơn. Nội quy bao gồm 8 điều quy định (Đi học đúng giờ, chuyên cần; tham gia vệ sinh cá nhân, lớp học và khu vực được phân công thường xuyên, sạch sẽ; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; lễ phép với thầy cô giáo, người lớn; chăm học; đầy đủ đồ dùng học tập; mặc đồng phục theo quy định; phát huy hiệu quả hoạt động nhóm dưới sự chỉ đạo của các Trưởng nhóm). Nội qui này được triển khai và phát cho từng học sinh. Khi học sinh vi phạm nội qui của lớp, giáo viên sẽ có những biện pháp điều chỉnh hợp lí. 
Với quy định về giờ học của nhà trường, giáo viên cần động viên các em thực hiện tốt nội quy, nghĩ học cần có giấy xin phép với lý do chính đáng. Với những học sinh ở xa trường, giáo viên cần thường xuyên nhắc phụ huynh cho con em đi học đầy đủ và đúng giờ, đặc biệt là vào mùa mưa, rét.
Lập bảng theo dõi, đánh giá cá nhân học sinh, để đánh giá hoạt động của học sinh và biết kết quả của công tác chủ nhiệm trong thời gian một tuần, một tháng, một năm bản thân đã lập bảng theo dõi, đánh giá cá nhân học sinh về hành vi, thái độ học tập, hoạt động để từ đó có hướng điều chỉnh và tác động kịp thời đến từng em. Thông qua bảng đó, giáo viên luôn thông báo kết quả học và rèn luyện của học sinh cho cha, mẹ từng em biết bằng sổ liên lạc hoặc gọi điện thoại.
2.2.5 Phối kết hợp thường xuyên với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, phụ huynh lớp chủ nhiệm:
Với trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững quyền và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để phối hợp thực hiện, cụ thể: Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh có năng lực, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành các nội dung môn học, hoạt động giáo dục; Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn thông báo cụ thể cho Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp; Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học; Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Từ đầu năm học, bản thân đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn (Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định. Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu. Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục. Có con em học chăm ngoan, có năng lực, phẩm chất tốt). Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, Phó ban, Thư ký. 
Giáo viên chủ nhiệm trao đổi cụ thể về nhiệm vụ và quyền của Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học; Chuẩn bị các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Trưởng ban và các thành viên, chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, thay mặt Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học; Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp.
 Trao đổi cụ thể về nhiệm vụ và quyền của Phó Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: là người giúp việc Trưởng ban, thay mặt Trưởng ban phụ trách một số công việc được phân công. Đồng thời, chỉ rõ nhiệm vụ và quyền của thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phân công.
Đối với từng phụ huynh học sinh, buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: Hằng ngày, kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của con em mình. Nhắc nhở con em học bài và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày. Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi. Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà (Tuy Bộ GD&ĐT nghiêm cấm việc ra bài tập về nhà cho học sinh, nhưng giáo viên cần hiểu như thế nào là bài tập về nhà, như thế nào là hoạt động ứng dụng khi học tập ở nhà để từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, mặt khác cũng không vi phạm quy định của cấp trên
2.2.6 Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức:
	Từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Về danh hiệu học sinh cuối kỳ 1, cuối năm học về số học sinh khen thưởng một mặt, khen thưởng toàn diện, danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ; thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện về Bác Hồ; thi IOE, ITE; thi HKPĐ các cấp và một số hội thi khác của trường, của cấp trên.
Giáo viên chủ nhiệm trên cơ sở trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm về từng năng lực của từng học sinh, mặt khác trong quá trình chủ nhiệm phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tiếng Anh, chữ đẹp,Tăng cường phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên. Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng,trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức.
2.2.7 Xây dựng lớp học thân thiện góp phần phát huy năng lực từng học sinh:
 Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng được “Lớp học thân thiện” thì sẽ có “Học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh học chưa hoàn thành các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp: Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, giáo viên giao trực tiếp cho từng nhóm, mỗi nhóm phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn một số bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp. Đối với bồn hoa của lớp, mỗi nhóm sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa phải sạch cỏ, luôn được tưới nước, bón phân. 
Xây dựng mối quan hệ thầy, trò và bạn bè trong lớp: Mối quan hệ của thầy và trò trên cơ sở phân công, hợp tác. Thầy thiết kế, trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc, trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, bản thân giáo viên yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì cần làm lại cho đúng. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. 
Trong quá trình khi lên lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến cả cách đi đứng, giao tiếp, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,... để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, chưa hiểu, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh đó, có thể phân công học sinh trong nhóm đó trợ giúp thêm cho bạn. Thực tế, có một số em học chưa đảm bảo theo yêu cầu để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, giáo viên cần nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
Trong các buổi học, giáo viên cần nắm vững việc đánh giá thường xuyên theo Thông tư 22 để luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời về những ưu điểm của các em. Nhưng trong khi khen, giáo viên cũng không quên chỉ ra những thiếu sót và biện pháp tư vấn để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. 
Trong những giờ học trên lớp, giáo viên quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, để học sinh không rơi vào tình trạng chán học, luôn khích thích sự động não của học sinh để các không có cơ hội làm việc riêng mà luôn để tâm vào việc học. Thông qua các bài học Tập đọc, Đạo đức giáo viên liên hệ với những chuẩn mực đạo đức hành vi và phát triển tình cảm cho học sinh.
	Về nề nếp học tập, giáo viên cần giáo dục các em luôn có ý thức tích cực, mạnh dạn chia sẽ, biết hợp tác trong hoạt động nhóm, phát huy vai trò tự quản, tự giác, phấn đấu vươn lên. Tăng cường tự rèn luyện tính trung thực với bản thân. Phân công công việc cho từng em, từng nhóm kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, giáo viên cần giành những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa cho các em. Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có cố gắng trong học tập giáo viên nên tặng các em cái bảng con, cái thước kẻ, hoặc chiếc bút A... và qua đó các em hứng thú học tập hơn nhiều sau khi được nhận quà, khen ngợi.
Việc đánh giá nhận xét học sinh, luôn cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau, sau đó giáo viên đánh giá, nhận xét trên cơ sở đảm bảo công bằng, khách quan. Cần luôn khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên bằng những lời nhận xét nhẹ nhàng, thân thiện nhưng tạo được sự thi đua lẫn nhau.
 	Ngoài những người thân trong gia đình ra, các học sinh ở Tiểu học rất cần có bạn bè để chia sẽ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Những em có năng lực tiếp thu, học tốt sẽ giúp những em chưa hoàn thành; ngược lại, những em chưa hoàn thành cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại.
 	2.2.8 Tổ chức sinh hoạt tập thể, vui chơi trong buổi học ngoại khóa, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Liên đội đề ra; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh:
Giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Đây là hoạt động quan trọng, thông qua hoạt động đội rèn luyện cho các em ý thức hợp tác hoạt động tập thể, giáo viên cần nói rõ cho các em biết về tác dụng của hoạt động ngoài giờ, thông qua các ngày lễ truyền thống, qua các bài học trên lớp và với những tâm gương sáng tôi giáo dục lòng yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước để có ý thức rèn luyện kỹ năng sống, tổ chức các trò chơi dân gian, thăm lớp nhận chăm sóc, làm vệ sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn. Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ như múa, hát, làm thơ,để các em có cơ hội được thể hiện mình, đặc biệt những học sinh rụt rè, nhút nhát cũng mạnh dạn khi trong nhóm có các bạn cùng tham gia. Tổ chức các phong trào thể dục thể thao như đá cầu, cầu lông, cờ vuacho học sinh luyện tập và thi đấu lẫn nhau tạo cơ hội để các gần gủi, thân thiện và đoàn kết cùng nhau thi đua vươn lên, phát hiện những học sinh có năng khiếu giúp đỡ những học sinh khác. Tổ chức các phong trào như phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” hoặc phong trào “Được của rơi trả lại người mất”. Từ các phong trào đó, sẽ gieo vào tâm hồn các em những đức tính tốt của con người Việt Nam. Qua thực tế thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm cần thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. 
Kểt hợp chặt chẽ với Chi đoàn giáo viên, các giáo viên bộ môn như giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin học,bằng cách nói rõ về đặc điểm tình chung của lớp chủ nhiệm, đồng thời nói rõ hoàn cảnh của từng em, đặc biệt là với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để kết hợp giáo dục toàn diện trên lớp. 
Phối hợp với tổ chuyên môn nhà trường thường xuyên báo cáo tình hình học tập cũng như nề nếp của lớp đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục đối với học sinh trong lớp.
2.2.9 Người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu và xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình:
Từ những thuận lợi và khó khăn của lớp, bản thân nhận thấy được mình cần làm gì, có kế hoạch như thế nào để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu được giao. Cũng qua đó, tôi còn thấy được những khó khăn mà mình cần được giúp đỡ. Như vậy tìm hiểu học sinh là một việc làm liên tục, thường xuyên để nhăm thu hút được những thông tin phong phú, cụ thể có độ tin cậy về diễn biến tâm lý, hoàn cảnh học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục thì công tác giáo dục toàn diện mới đạt hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm đây vừa là trách nhiệm vừa yêu cầu cần thiết trong việc giáo dục học sinh. Vì để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải được học sinh tin yêu quý trọng, có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động của thầy mới có tính thuyết phục cao đối với học sinh. Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, phải làm sao để học sinh yếu, học sinh ít chịu khó học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết phấn đấu vượt khó, duy trì việc học tập của mìnhĐó là công việc hết sức cần thiết và cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu đầu tiên đối với công tác chủ nhiệm. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học sinh trên mọi phương diện và cũng là trung tâm thu hút học sinh đến trường đến lớp. Lớp học là một tổ chức nhỏ trong nhà trường, có nhiều lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên và đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong giáo dục, tạo nên môi trường thân thiện, hình thành nên sự tích cực trong học sinh.
2.3. Một số kết quả đạt được:
 	Một số kinh nghiệm nêu ở trên đã mang lại những kết quả rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi nhận thấy chất lượng học tập và các hoạt động của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Lớp gặt hái nhiều thành tích trong việc thực hiện các hoạt động. 
Cụ thể giữa học kỳ 1 năm học 2018-2019, về việc chấp hành các nội quy của lớp, của trường 100% học sinh thực hiện nghiêm túc. Duy trì sĩ số, chuyên cần 100%. Về khảo sát chất lượng môn Toán và Tiếng việt phần năng lực: 28/28 học sinh có năng lực đạt (100%); về phần phẩm chất: 28/28 học sinh có phẩm chất đạt (100%). Về kiến thức, kỹ năng: Hoàn thành đạt 100%... Lớp đạt giải Nhất về hội thi kể chuyện theo sách, 1 giải Nhì hội thi OTE cấp trường.
 3. PHẦN KẾT LUẬN:
	3.1 Ý nghĩa của đề tài
	Công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với từng học sinh. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm và qua việc áp dụng một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của từng học sinh thì bản thân tôi sử dụng một kinh nghiệm như sau:
+ Tìm hiểu và phân loại học sinh trong lớp.
+ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
+ Xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản của lớp.
+ Lập nội quy của lớp và bảng điểm thi đua cụ thể.
+ Phối kết hợp thường xuyên với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, phụ huynh lớp chủ nhiệm.
+ Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức.
+ Xây dựng lớp học thân thiện góp phần phát huy năng lực từng học sinh.
+ Tổ chức sinh hoạt tập thể, vui chơi trong buổi học ngoại khóa, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Liên đội đề ra; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu và xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình.
Với 9 kinh nghiệm nêu ở trên, tuy mới chỉ là chia sẽ của bản thân trong quá trình đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giáo dục, giảng dạy và chủ nhiệm. Và trên cở sở áp dụng tại lớp tôi thấy hiệu quả mang lại thật thiết thức và hiệu quả, chất lượng học tập của lớp được năng cao rõ rệt, học sinh tự tin hơn trong các hoạt động học tập và các phong trào do lớp và nhà trường tổ chức.
3.1.1. Kiến nghị, đề xuất
3.1.2. Đối với nhà trường
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm và qua việc áp dụng một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của từng học sinh, bản thân đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Ban Giám hiệu tăng cường công tác chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm tăng cương phối kết hợp thường xuyên với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, phụ huynh lớp chủ nhiệm.
- Các giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng, đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức một cách cụ thể và thiết thực hơn. Quan tâm đến chất lượng và hiệu quả, tránh hình thức và qua loa.
- Chú trọng việc xây dựng lớp học thân thiện, thư viện thân thiện góp phần phát huy năng lực từng học sinh
 	- Phát huy hơn nữa việc tổ chức sinh hoạt tập thể, vui chơi trong buổi học ngoại khóa, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Liên đội đề ra; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
- Điều quan trọng nhất, người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu và xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_de_nang_cao_cha.doc
Sáng Kiến Liên Quan