Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm

Trong thời kì mở cửa, kinh tế thị trường có mặt tích cực là làm cho nền kinh tế phát triển, và cũng còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến thế giới quan của học sinh. Bên cạnh một số đông học sinh đã không ngừng phấn đấu rèn luyện mình để có kiến thức và các kĩ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vẫn còn một số không ít học sinh còn lười biếng, thậm chí có một số rất ít học sinh xếp vào diện hư, chạy theo những ham muốn tầm thường mà lãng quên trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Để đạt thành tích cao trong giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay còn gặp không ít khó khăn. Hơn lúc nào hết, phải thấm nhuần lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: ”Phải thông qua việc dạy chữ mà dạy người”. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục, không thể thiếu một khâu quan trọng, đó là công tác chủ nhiệm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4019 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện pháp giáo dục cá biệt.
*Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giáo dục.
*Tổng kết, đánh giá kết quả.
a. Điều tra cơ bản:
Đối tượng dạy học là con người – HS - trẻ, vô tư, yêu đời, yêu công bằng sòng phẳng, ham hiểu biết, thích tiếp cận các mớiViệc tìm và hiểu đối tượng là việc không thể thiếu đối với một người làm công tác chủ nhiệm.
Công việc điều tra có thể tiến hành bằng nhiều hình thức. Dưới đây là là một cách:
* Điều tra qua hồ sơ - học bạ: Phải xem xét một quá trình liên tục đã được đánh giá ở các lớp của THCS, không chỉ căn cứ vào lớp 9 (rất quan trọng đối với HS lớp 10), vì ở lớp 9 thường “học bạ nào cũng đẹp”.
* Điều tra qua các thầy cô giáo đã dạy ở những lớp dưới. Số liệu này có độ tin cậy cao hơn.
* Điều tra qua Đoàn , Đội ở địa phương.
* Điều tra năng khiếu, nguyện vọng của học sinh qua hệ thống câu hỏi. (Do điều kiện thời gian, tôi không trình bày nội dung các câu hỏi tại đây).
* Cuối cùng, mỗi học sinh được tập hợp bằng một phiếu điều tra theo mẫu dưới đây:
STT
HỌ VÀ TÊN
NGÀY SINH
QUÊ QUÁN
CON ÔNG(BÀ) NGHỀ NGHIỆP
ĐV
TÔN GIÁO
SỞ TRƯỜNG
NG VỌNG
ĐIỂM THI
GHI CHÚ
VĂN
TOÁN
1
2
 b.Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn:
Để biến chủ trương, nhiệm vụ của nhà trường thành hiện thực, đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy việc lựa chọn đội ngũ cán bộ Đoàn, lớp là việc đầu tiên phải làm khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Điều này không khó với những lớp đã quản lý từ một năm trong trường. Cái tôi đề cập ở đây là lựa chọn cán bộ của lớp đầu cấp - lớp 10.
Công việc có thể được tiến hành như sau:
-Tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân: bố, mẹ làm gì, ở đâu, điều kiện kinh tế gia đình, quan điểm về vấn đề giáo dục toàn diện.
-Tìm hiểu quá trình phấn đấu của học sinh tại trường THCS, qua các cán bộ Đoàn, Đội ở địa phương.
-Tổ chức một buổi giao lưu (tự nguyện) các tốp học sinh giữa địa phương, từ đó có thể thu thập được thông tin về cách đối nhân xử thế của các em.
-Hướng dẫn các em xây dựng một mẫu lớp trưởng tự quản. Có thể thông qua một hệ thống câu hỏi
-Thông qua việc trao đổi công khai, mà tiến hành bỏ phiếu kín để bầu lớp trưởng, kiểm phiếu công khai.(Thông qua số lượng phiếu bầu, có thể chọn đội ngũ cán bộ các tổ). 
Căn cứ vào sự bầu chọn và phiếu điều tra, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn được đội ngũ cán bộ đáng tin cậy.
Cán bộ Đoàn, phải chờ Đại hội Đoàn. Song vai trò của giáo viên chủ nhiệm là định hướng các em trong hội nghị trù bị.
Sau khi đã hoàn thành cơ cấu đội ngũ cácn bộ, giáo viên chủ nhiệm phải giao công việc cụ thể cho từng thành viên trong hàng ngũ cán bộ.
+Chịu trách nhiệm chung.
+Chịu trách nhiệm từng mặt
(Yêu cầu có sổ ghi chép các công việc được giao, sổ theo dõi những diễn biến hàng ngày, dự kiến ý kiến đề xuất hướng giải quyết).
Thí dụ:
Lớp trưởng: Chịu trách nhiệm chung, quán xuyến công việc của lớp:
-Theo dõi sĩ số lớp hàng ngày. Tập hợp giấy báo cáo nghỉ ốm của các bạn, thống kê những học sinh nghỉ học (có phép và không phép). Theo dõi thái độ ngồi nghe, ghi và xây dựng bài của các bạn trong các tiết học. Thống kê những điểm dưới trung bình, cuối buổi tự đánh giá sơ bộ về nguyên nhân
-Chỉ đạo tổ trực nhật (thường trực trong ngày) báo cáo với giáo viên bộ môn tất cả các diễn biến trong ngày như sĩ số, chuẩn bị bài, chuẩn bị dụng cụ học tập của các bạn trong lớp.
-Theo dõi và thông báo kịp thời sự thay đổi Thời khoá biểu cho lớp.
-Thống kê các điểm kiểm tra viết, phân loại đánh giá sơ bộ về chất lượng.
-Nghe, ghi, phân công, động viên các thành viên trong lớp tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
-Trong buổi họp cán bộ lớp, phân tích đánh giá tình hình các mặt trong tuần, hội ý với các cán bộ lớp, Đoàn về hướng giải quyết và khắc phục những tồn tại, xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm về các biện pháp xử lý các vấn đề xảy ra. Tất cả sẽ được bàn bạc trong giờ bình tuần.
-Chủ động tập hợp các điểm bài kiểm tra chung từ các thầy cô giáo bộ môn, để kịp thời bàn cách giảm đầu yếu, tăng đầu giỏi, giao kế hoạch cụ thể cho từng tốp đối tượng, giao cho tổ cán sự các bộ môn trực tiếp giúp đỡ, bổ sung kế hoạch phấn đấu của lớp trong giai đoạn tiếp theo. 
Lớp phó phụ trách lao động:
- Lắng nghe mỗi buổi tập trung đầu tuần để biết kế hoạch lao động trong tuần.
- Gặp trực tiếp giáo viên phụ trách lao động để biết công việc cụ thể về nội dung công việc, vị trí, số lượng và yêu cầu về thời gian và chất lượng.
- Dự kiến các loại dụng cụ, phân công cụ thể theo tổ, có ghi chép.
- Trước mỗi buổi lao động: tập trung và kiểm tra dụng cụ đã được phân công. Nêu yêu cầu chất lượng công việc và an toàn lao động, chia khối lượng công việc theo tổ để tiện việc theo dõi.
- Trong buổi lao động: quan sát góp ý để đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. báo cáo với giáo viên phụ trách lao động kiẻm tra và nghiệm thu khi làm xong.
- Sau buổi lao động: Nhận xét khái quát, chỉ ra một số cá nhân tích cực, một vài cá nhân cần nhắc nhở, ghi chép lại để báo cáo với giáo viên chủ nhiệm vào cuối học kỳ. Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét và đánh giá kết quả.
V V
c.Thảo luận tập thể về chỉ tiêu và nhiệm vụ năm học:
*Bước I: Thảo luận trong tập thể cán bộ lớp, đoàn: 
Giáo viên chủ nhiệm hôi ý với cán bộ lớp, Đoàn bàn bạc về các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong năm học ở các mặt: Hạnh kiểm; học lực; TDTT; luyện tập quân sự quốc phòng; các hoạt động ngoài giờ; phát triển Đoàn viên; các danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân
Căn cứ của chỉ tiêu:
Phiếu điều tra: Thống kê xếp loại hạnh kiểm và văn hoá của năm học trước.
Nhiệm vụ của năm học (nhà trường cung cấp).
Trên cơ sở của những chỉ tiêu đã đề ra, giáo viên chủ nhiệm cùng với cán bộ lớp, Đoàn vạch ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu trên.
(Nội dung có thể xoay quanh các vấn đề:chấp hành giờ giấc; thực hiện các quy định, quy chế, nội quy; thời gian hoàn thành; các biện pháp đôn đốc, kiểm tra; các biện pháp hành chính cưỡng chế nếu cần).
*Bước II: Thảo luận trong tập thể lớp:
Sau khi giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ lớp, đoàn đã thông nhất về nội dung, cho họp lớp để lớp trưởng thông qua kế hoạch, đồng thời hướng dẫn các cán bộ lớp, tổtham gia phát biểu thảo luận để đi đến thống nhất thông qua nội dung kế hoạch đã nêu ra.
Việc làm này có một ý nghĩa quan trọng:
-Đối với cán bộ lớp, Đoàn: 
Thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình, kích thích sự chủ động sáng tạo trong việc chỉ đạo lớp, đồng thời phải tự hoàn thiện mình.
-Đối với mỗi thành viên trong lớp:
Thấy rõ trách nhiệm của mình phải làm gì để đóng góp vào phong trào của lớp, có ý thức xây dựng, giữ gìn và bảo vệ thành tich, công lao của tập thể lớp.
d.Lựa chọn hệ thống các biện pháp:
*Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ:
Khi cơ cấu tổ chức lớp được hình thành, phải đưa ngay bộ máy đó vào hoạt động.
-Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, theo dõi và đôn đốc các mặt như đã phân công. (Có sổ theo dõi chi tiết).
-Mọi thành viên báo cáo thường xuyên các hoạt động của lớp do mình phụ trách.
-Đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề cụ thể với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải giúp cán bộ lớp, Đoàn đề ra các giải pháp phù hợp, có hệ thống (các biện pháp này có thể thay đổi qua từng giai đoạn cụ thể với từng đối tượng cụ thể).
Phương châm xử lý các tình huống: lạt mềm buộc chặt. Phát huy tối đa vai trò của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, động viên khích lệ sự tự vươn lên để hoàn thành công việc được giao. 
*Phát huy tính tự giác của mỗi thành viên trong lớp:
-Sau khi đã thảo luận nội dung kế hoạch, thống nhất các biện pháp thực hiện, giáo viên chủ nhiệm phải xác định vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra cho mọi thành viên trong lớp.
-Đối với những học sinh mắc khuyết điểm, nên động viên các em tự làm bản kiểm điểm, hứa sửa chữa. “Tự nhận” sẽ làm giảm nhẹ những khuyết điểm mà học sinh đã mắc phải.
Việc phân tích ảnh hưởng của những khuyết điểm là rất cần thiêt. Song việc đánh giá xếp loại phải theo chiều hướng tiến bộ của học sinh. Khẩu hiệu là: lấy ưu điểm để khắc phục nhược điểm (thực chất là lấy công chuộc tội). Mỗi lần tự viết bản kiểm điểm là một lần “xưng tội”, mỗi lần xưng tội là là một lần day dứt. Những day dứt này là động lực để học sinh vượt lên chính mình, khắc phục những sai sót và nhược điểm đã mắc phải.
* Đẩy mạnh đấu tranh phê bình để giữ gìn khối đoàn kết:
Vấn đề nêu ra tưởng chừng đơn giản, hợp lý, nhưng thực chất là vấn đề lý thuyết thuần tuý. Để biến thành hiện thực không phải dễ. Có thể tiến hành như sau:
-Toạ đàm về vai trò của đấu tranh phê bình.
-Thảo luận về cách thức đấu tranh.
(Lưu ý việc sử dụng ngôn ngữ: nên tránh quy kết).
-Yêu cầu đạt được trong đấu tranh phê bình: người được phê bình phải sẵn sàng nghe, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến đóng góp của bạn. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò làm dịu đi những căng thẳng nếu có, tạo ra không khí cởi mở hơn cho cả người nghe và người nói.
Chú ý: 
Phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phê bình cà tự phê bình.
*Kết hợp tốt với Đoàn thanh niên Cộng sản (trực tiếp là chi đoàn lớp chủ nhiệm). 
Phát huy tính xung kích của tuôỉ trẻ, làm động lực thúc đẩy phong trào thi đua của lớp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch năm học.
Rất tự nhiên: chi đoàn nào mạnh thì lớp đó mạnh. Vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ công tác Đoàn những gì?
-Tìm hiểu và góp ý với chi đoàn trong việc lựa chọn nhân sự.
-Giúp các em phác thảo mục tiêu, kế hoạch và đề ra các biện phápthực hiện kế hoạch đó.
a.Trên cơ sở của những số liệu thống kê, giáo viên chủ nhiệm gợi ý để BCH lâm thời đưa ra chỉ tiêu về các mặt:
+Xếp loại đạo đức: 
Tốt: số lượng .. %. Khá:.số lượng% v.v.
+Xếp loại học lực:
Giỏi.”..”.”.”.”.”.
+Xếp loại lao động: Tốt: số lượng  %. Khá:.số lượng% v.v.
+Xếp loại sức khoẻ: Tốt: số lượng  %. Khá:.số lượng% v.v..
+Xếp loại các hoạt đông TDTT, QPAN; giữ gìn trật tự trường học; an toàn giao thông 
+Xếp loại các hoạt đông tập thể khác: các phong trào thi đua theo chủ đề năm học ( tháng 9 là tháng an toàn giao thông; tháng 10 là tháng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam; tháng 11 kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam; tháng 12 kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày cả thế giới không hút thuốc lá tháng 3, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày thành lập ĐTNCS HCM..v.v); các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, các nhà tưởng niệm, các công trình văn hoá)
b.Gợi ý các Uỷ viên phụ trách và theo dõi các mặt hoạt động, đề xuất phương án hỗ trợ. 
Chú ý: Phải gắn trách nhiệm với mỗi cán bộ Đoàn.
c.Sinh hoạt đoàn 2 tháng một lần, tách làm hai buổi ngắn:
Buổi 1: Trước khi kiểm tra 8 tuần: Xác định thái độ học tập, thái độ làm bài kiểm tra, kết quả cần đạt.
Buổi 2: Ngay sau khi kiểm ta 8 tuần: Căn cứ kết quả kiểm tra, xem phần nào đạt, chưa đạt, tìm hiểu nguyên nhân, bàn cách khắc phục, giao kế hoạch cho từng cá nhân phấn đấu trong kỳ kiểm tra tiếp theo. 
Buổi 3: Sau khi kiểm tra HK I
Buổi 4: Sau khi kiểm tra 8 tuần HK II
Buổi 5: Sau khi kiểm tra HK II, và bình xét thi đua cuối năm.
Nhấn mạnh: 
*Đạo đức tốt gắn liền với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trọng tâm vẫn là nhiệm vụ học tập văn hoá.
*Sinh hoạt chi đoàn phải coi là việc làm thường xuyên gắn với các phong trào thi đua.
Thông qua việc rà soát các chỉ tiêu thi đua mà lựa chọn các thanh niên tích cực để phát triển đoàn viên.
(Để buổi sinh hoạt chi đoàn mang tính trẻ trung, nên xen vào một số tiết mục văn nghệ tự nguyện, và liên hoan nhẹ - hoa quả, bánh kẹo..) 
*Phối hợp với các giáo viên bộ môn: 
Những thông tin từ các giáo viên bộ môn có thể giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thường xuyên các diễn biến về mọi mặt của lớp, từ đó có thể phối hợp cùng giáo viên bộ môn tham gia vào việc giáo dục toàn diện. Đặc biệt, có thể phân loại thường xuyên chất lượng văn hoá, đạo đức của học sinh mà bổ sung kịp thời kế hoạch xây dựng đầu giỏi, khắc phục đầu yếu, và tỷ lệ đại trà của lớp, đồng thời điều chỉnh các hành vi sai lệch của học sinh.
*Phối hợp với phụ huynh học sinh: 
Giáo dục muốn đạt hiệu quả cao phải “xã hội hoá” công tác giáo dục. Không thể “đóng cửa bảo nhau” trong trường, mà phải huy động các lực lượng cùng tham gia giáo dục. Một trong các lực lượng đóng vai trò không nhỏ đó là phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh tham gia vào việc giáo dục không chỉ vì nghĩa vụ, trách nhiệm, mà còn vì tình cảm thiêng liêng máu thịt, vì hạnh phúc tương lai cho chính con em mình, gia đình và dòng họ mình. Vậy phụ huynh tham gia được gì?
-Cung cấp cơ sở vật chất, thời gian và điều kiện học hành.
-Tham gia vào việc quản lý, kiểm tra bài ghi, bài tập, kiểm tra việc thực hiện giờ giấc học ở lớp, ở nhà của con em mình.
Để làm được việc này, mỗi học sinh phải có góc học tập cho riêng mình:có:
+Thời khoá biểu.(chính khoá; học thêm)
+Thời gian biểu.
(Ghi trên giấy khổ lớn để bố mẹ có thể đọc được)
Mặt khác, mỗi bài ghi đều phải rõ ràng, có cặp nhật đầy đủ. Phụ huynh có thể dở vở ghi-sách giáo khoa-thời khoá biểu đối chiếu kiểm tra.
-Ghi thông tin trên phiếu liên lạc.(Mỗi học sinh được lập một phiếu riêng trên phiếu có ghi đầy đủ diễn biến tư tưởng, quá trình phấn đấu, kết quả học tập, tu dưỡng..).
Mặt khác, có thể thông qua thường trực Hội cha mẹ học sinh mà trao đổi thông tin. Đối với cácệm là con gia đình diện chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần có biện pháp cụ thể, hữu hiệu để giúp đỡ các em, tạo điều kiện thuận lợi để các em có lòng tin, ý chí vượt qua khó khăn vươn lên học tốt!
*Tổ chức tham quan giã ngoại ngắn ngày (2 ngày):
Nếu có điều kiện nên tổ chức cho các em đi tham quan-dã ngoại trong khoảng 1 đến 2 ngày. Có thể:
-Giao lưu với các em ở trường khuyết tật. Khơi dậy tình đồng loại, ý chí và nghị lực vượt lên chính mình.
-Tham quan danh lam thắng cảnh. Khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước.
-Tham quan các khu công nghiệp. Khơi dậy tiềm năng cống hiến của con người.
*Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, phê bình:
Nói đi đôi với làm. Đã phát là phải động. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của học sinh là việc làm phải được tiến hành thường xuyên.
Để phát huy tính chủ động sáng tạo của hệ thống cán bộ lớp, đoàn phải trao cho các em một số quyền hạn nhất định: Phối hợp thông báo nội dung công việc đầu tuần; kiểm tra chất lượng công việc trong tuần; sơ kết đánh giá vào cuối tuần.
Phải có sự thống nhất giữa Bí thư chi đoàn, lớp trưởng, các tổ trưởng để “ghi công; ghi tội” mỗi thành viên, bình tuần sẽ bàn luận và thông qua các số liệu đó.
Chú ý:
Các nhược điểm phải được bàn bạc và đánh giá công khai. Việc rút kinh nghiệm nên né tránh màu sắc áp đặt, phải phát huy tính tự giác tự phê bình và phê bình để cùng tiến bộ. Phải mở ra chiều hướng phát triển của mỗi học sinh để họ phấn đấu hướng tới “chân, thiện, mỹ”. Không nên tạo ra cái bi quan cho học sinh về những khuyết điểm mà họ mắc phải. Hướng học sinh lấy cái mạnh khắc phục cái yếu; lấy mặt tiến bộ khắc phục mặt thiếu sót, thực hiện tốt khẩu hiệu “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
Quá trình kiểm tra đánh giá phải đối chiếu với các chỉ tiêu đặt ra, để kịp thời bổ sung các biện pháp cụ thể phù hợp.
Việc khen thưởng các học sinh đạt kết quả cao về mọi mặt, những học sinh có tiến bộ nhanh, có công lao trong từng mặt hoạt động là việc làm quan trọng và rất cần thiết. 
Đánh giá hạnh kiểm phải thực hiện qua từng giai đoạn (2 tháng một lần). Việc đánh giá hạnh kiểm nhất thiết phải dựa trên bản tự kiểm điểm (có mẫu kèm theo) về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi học sinh. Giáo viên chỉ ghi kết quả vào học bạ khi đã thống nhất với cán bộ Đoàn và cán bộ lớp. 
e.Công tác giao dục cá biệt:
Đây là phương án dự phòng.
Bàn chi tiết về vấn đề này xin để dịp khác. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ xin nêu vài nét đại cương về những kinh nghiệm của những năm trước.
Để thành công trong công tác giáo dục cá biệt, các việc cần phải làm tối thiểu:
*Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đặc tính cá biệt của học sinh:
Thực tế rất phong phú và đa dạng. Cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa bố và mẹ, giữa bố mẹ và con, giữa bố mẹ và xã hội, giữa học sinh và môi trường sống
Thí dụ, chỉ xét riêng quan hệ giữa bố mẹ và con, có thể chỉ ra không dưới 4 nguyên nhân sau đây:
-Bố mẹ có quan tâm đến con nhưng không đúng cách.
-Bố mẹ có quan tâm đến con nhưng không đúng mức.
-Bố mẹ ít quan tâm, hoặc không quan tâm đến con, đặc biệt không quan tâm đến sự biến đổi về tâm sinh lý của con, sốmg gia trưởng.
- Cá biệt, có những bậc cha mẹ còn có các hành vi vi pham pháp luật, hay trầm trọng hơn là vướng vào các tệ nạn xã hội nguy hiểm.
.
*Phân loại học sinh cá biệt:
Có thể tạm chia các đối tượng cá biệt ra các loại sau:
-Cá biệt điển hình.
-Cá biệt kéo theo.
-Cá biệt không định hướng.
*Tìm những nét chung ở những đối tượng cá biệt:
Những học sinh cá biệt có nhiều nét chung xấu. Song cũng có những nét chung mà ta có thể căn cứ vào đó mà khai thác và giáo dục họ: Dám làm, dám chịu, dám hy sinh cho bạn.
*Biện pháp giáo dục cá biệt:
-“Chia để trị”: Tách các cá thể cá biệt khỏi nhóm thành những cá thể biệt lập.
-Khai thác mặt tốt của mỗi cá thể.
-Dùng cá biệt trị cá biệt.
-Tạo ra dư luận tốt và môi trường lành mạnh
Điều cốt yếu là giáo viên chủ nhiệm phải bộc lộ lòng tin vào sự tiến bộ của học sinh. Giao một số việc cho các em, để các em có điều kiên bộc lộ sự tiến bộ.
(MAKARENKO sẵn sàng giao 25000 rup, một khẩu súng ngắn và một băng đạn..cho một học sinh cá biệt, mang nộp số tiền trên cho Ngân hàng Xô viết, là một bài học chói sáng về lòng tin chưa dễ mấy ai quên!).
	KẾT LUẬN.
Mỗi học sinh là một con người, có tiếng nói và tư duy và biết hành động theo tư duy. Người giáo viên chủ nhiệm phải làm cho một tập thể lớp trở thành một cơ thể thống nhất, mỗi thành viên trong lớp là một phần cấu thành cơ thể ấy, phải có tiếng nói chung, phải có chung suy nghĩ để làm cho cơ thể đó phát triển tốt đẹp.
Công việc thật khó khăn, vì vậy đòi hỏi người làm chủ nhiệm phải khéo léo, tế nhị, và tận tâm. 8 chữ “DÂN CHỦ, KỈ CƯƠNG, TÌNH THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM” ngắn mà đầy đủ. Ngày nay trước sự phát triển của công nghệ, “mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Người thầy giáo chỉ thực sự hạnh phúc trong việc quản lý học sinh khi tình thương và trách nhiệm đã trở thành lẽ sống. Một tập thể lớp mạnh phải là một tập thể mà mỗi học sinh trong lớp tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với tập thể. Sự tiến bộ của mỗi thành viên trực tiếp góp phần ào sự tiến bộ của tập thể. Phải xây dựng cho mỗi học sinh nét tâm lý: kiểm tra đôn đốc thường xuyên của thầy là sự động viên khích lệ đối với học sinh. Thiếu sự đôn đốc của thầy, học sinh như bị bỏ rơi! Như thế, việc kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm mới thực sự là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả.
Cách quản lý chỉ sử dụng cái uy một cách thuần tuý sẽ cho hậu quả là sự đối phó. Thành quả phản ánh một sự dối trá khô cứng! Tai hại hơn, nó làm các thành viên trong lớp sống lạnh lùng, né tránh lẫn nhau. Một tập thể sống thiếu tình bạn, bao trùm lên tất cả là không khí nặng nề và tẻ nhạt.
Với cách làm trên, trong năm học 1997-1998, lớp 10G là lớp bán công do tôi chủ nhiệm xếp loại trung bình, thứ 16/24 ở nửa học kỳ I, vươn lên trung bình khá,thứ 12/24 ở học kỳ I, và đạt loại khá, thứ 8/24 ở cuối năm. Hạnh kiểm khá tốt 48/59 (81,3%), không có hạnh kiểm yếu. Lên lớp thẳng 52/59 (88,1%), không có học sinh lưu ban. Đưa Trương Đình Ngọc từ một học sinh trốn học có hệ thông, đánh bạc có hệ thống trở lại lớp, năm lớp 11 xếp hạnh kiểm khá, lớp 12 xếp hạnh kiểm tốt. Năm 1999 là lớp có công đầu đóng góp trong Hội Trường 30 năm
Năm học 1999-2000, lớp 12G tôt nghiệp 100% (trong khi có 05 học sinh lớp công lập bị trượt tôt nghiệp).
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp!
Trên đây là một số việc trong lĩnh vực quản lý một lớp Bán công từ đầu cấp. Cũng mong được góp một tiếng nói chung với các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong việc quản lý và giáo dục thế hệ trẻ, cái việc mà suốt đời tôi yêu thương và trân trọng!
 Nam Lý ngày.tháng 4 năm 2010.
 Người viết:
 Trần Duy Sắc 

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_CHU_NHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan