Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản tinh thần tập thể cho học sinh

Xuất phát từ quan điểm: Một lớp học có nề nếp, kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao. Vì thế các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua nhau để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra. Lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên, những việc không chỉ có ở trong trường mà cả ở ngoài trường. Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra.Trước tình hình lớp có nhiều khó khăn: Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ xuất thân từ thành phần nông dân, trình độ văn hoá thấp không có khả năng kèm cặp con cái ở nhà. Tôi nhận thấy bản thân các em rất thiếu thốn, thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần.

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11417 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản tinh thần tập thể cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Tên sáng kiến: Rèn nếp tự quản tinh thần tập thể cho học sinh
 2. Mô tả ý tưởng:
a, Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu:
Xuất phát từ quan điểm: Một lớp học có nề nếp, kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao. Vì thế các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua nhau để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra. Lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên, những việc không chỉ có ở trong trường mà cả ở ngoài trường. Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra.Trước tình hình lớp có nhiều khó khăn: Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ xuất thân từ thành phần nông dân, trình độ văn hoá thấp không có khả năng kèm cặp con cái ở nhà. Tôi nhận thấy bản thân các em rất thiếu thốn, thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. 
b, Ý tưởng:
Nhiệm vụ của người giáo viên, ngoài việc giảng dạy văn hoá còn phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo dục đạo đức, đẩy mạnh phong trào học tập nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, mặt khác làm cho không khí học tập thêm sôi nổi, mang lại hiệu quả thiết thực.
 Chỉ có tập thể lớp mới có thể lôi cuốn hấp dẫn và cuốn hút các em vào những công việc chung của lớp, của Đội. Các em được sống trong tình gắn bó, yêu thương của bạn bè, nên xây dựng được tập thể lớp tốt vừa giúp các em rèn luyện đạo đức mà còn là chỗ dựa tinh thần cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó tập thể lớp là sân chơi hấp dẫn nhất của các em. Với những lý do tự quản trên, ngay từ đầu năm học. Từ giai đoạn ổn định tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc rèn cho lớp nếp tự quản, tinh thần tập thể để các em có tính tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt. Thông qua tập thể lớp kết hợp với các hoạt động của Đội, dưới sự hướng dẫn của giáo viên giáo dục tinh thần tập thể còn có tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp các em biết học tập và noi gương những hành vi tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong lớp mình. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng vào thực tế lớp 3B.
- Ở độ tuổi lên 10, các em đã có được hai năm được làm quen với tổ chức Đội TNTP. Tuy còn bỡ ngỡ nhưng các em cũng đã thấy được những hoạt động của Đội đòi hỏi tính tự giác, tinh thần tập thể cao. 
Vì vậy rèn cho các em tính tự quản, tinh thần tập thể sẽ giúp cho các em có tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn.
- Thông qua tập thể lớp kết hợp với các hoạt động của Đội, dưới sự hướng dẫn của giáo viên giáo dục tinh thần tập thể còn có tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp các em biết học tập và noi gương những hành vi tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong lớp mình.
 3. Nội dung công việc:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh:
Để nắm được hoàn cảnh của từng học sinh , ngay từ khi nhận lớp, giáo viên có phần điều tra cơ bản về học sinh. Ngoài ra, giáo viên tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm cũ về tình hình chung của lớp cũng như các trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, giáo viên cần gần gũi với học sinh, trực tiếp hỏi về gia đình, bản thân học sinh. Khi xếp chỗ cho học sinh, chú ý những học sinh có sức khoẻ yếu, học sinh mắc bệnh về tai, mắt, học sinh thấp xếp bên trên. Những học sinh học kém, hiếu động đươc xếp vào hàng giữa để tiện theo dõi. Giáo viên cũng xếp xen kẽ học sinh khá giỏi với học sinh trung bình để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong việc giữ kỉ luật của lớp.
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp:	
*/ Lựa chọn:
	Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp.Lựa chọn các em có thể đạt các yêu cầu cơ bản:
	- Sức học vững, đạo đức tốt.
	- Có uy tín lớn đối với các bạn.
	- Mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao.
*/ Huấn luyện:
	- Huấn luyện phương pháp làm việc cho từng đối tượng.
	- Có sổ theo dõi thường xuyên. Cách kẻ sổ, viết trình bày sổ sách khoa học, đầy đủ, hợp lý.
	- Phân công việc làm phù hợp với khả năng từng em.
	Sau khi đã quen với công việc, để phát huy tính chủ động, tự quản, tôi cho các em tự tổ chức giờ sinh hoạt, tự tổng kết khen chê và đề ra biện pháp thực hiện thiết thực nhất để hoàn thành được các nội dung thi đua của Đội.
*/ Đề cao vai trò của cán bộ lớp:
	Để rèn tính tự quản, tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý, điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp nhất là khi không có mặt giáo viên chủ nhiệm.
c. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá. Qua các hoạt động này giúp hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,..., góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể.
	* Một số con đường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
	- Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
	- Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp.
	- Hoạt động trong buổi sinh hoạt dưới cờ.
	- Hoạt động của Đội TNTP và nhi đồng Hồ Chí Minh.
	- Hoạt động bảo vệ môi trường.
 4. Triển khai thực hiện:	
a. Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp:
Trên cơ sở có được đội ngũ cán bộ lớp đã biết làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện tính chủ động, tự quản, vai trò của mình đối với lớp.
	+ Cán bộ: Được đánh giá một cách vô tư về ưu khuyết điểm của bạn.
	+ Học sinh: Được phát biểu tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư nguyện vọng của mình.
	+ Trong giờ sinh hoạt các em được nói, được hát,được chơi, được thể hiện hết mình, nên giờ sinh hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các em. Nó thực sự lôi cuốn được cả tập thể lớp nên tính tự quản, tinh thần tập thể có dịp để phát huy.
b. Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
	Là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưỏng chính trị cho học sinh. Qua giờ chào cờ, học sinh cũng rèn luyện thêm tinh thần tập thể. Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt dưới cờ thường gắn với nội dung hoạt động của tháng, tuần. Ngoài ra có thể có các nội dung và hình thức sau:
	+ Chào cờ đầu tuần .
	+ Phát động thi đua.
	+ Hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT.
	+ Sơ kết thi đua.
	+ Triển khai các chuyên đề, chủ điểm.	
c. Hoạt động tập thể:
	Là hoạt động mà học sinh cũng rất háo hức tham gia vì trong giờ hoạt động tập thể, học sinh đựơc nói, được hát, được nêu ý kiến, được thể hiện mình. Nội dung giờ hoạt động tập thể cũng rất đa dạng nhưng nên đưa các hoạt động theo chủ điểm giáo dục như : Tìm hiểu an toàn giao thông, kính yêu thầy cô, bảo vệ môi trường, kính yêu mẹ và cô giáo, kính yêu Bác Hồ, hoà bình và hữu nghị... Trong các hoạt động đó, học sinh có thể hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, thi tìm hiểu, vui chơi,... và nhiều hình thức khác theo các chủ đề. Hoạt động này thực sự lôi cuốn đựoc cả tập thể lớp nên góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu bạn bè, tinh thần tập thể, khả năng tự quản.
 d. Hình thành nhân cách thông qua giờ đạo đức:
Để định hướng cho học sinh những hành vi đúng trong sinh hoạt, quan hệ bạn bè. Thông qua các giờ Đạo đức trên lớp, tôi muốn góp phần trong việc hình thành nhân cách của học sinh, bằng việc sử dụng xử lý các tình huống, trò chơi đóng vai...Từ đó các em biết tự sửa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Các em tham gia với một tinh thần hào hứng, đoàn kết giúp đỡ cho tập thể lớp càng gần gũi, gắn bó hơn. Chính vì vậy các em biết tôn trọng và giữ gìn danh dự cho tập thể lớp .
 e. Đề cao tính tập thể trong giờ dạy văn hoá:
	Trong giờ dạy văn hoá, ngoài việc truyền thụ các kiến thức cơ bản, tôi luôn muốn tạo ra không khí phấn khởi, dân chủ trong giờ học để học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo trong bài học cũng như tính cách. Từ đó khuyến khích được tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh nhất là đối với các em yếu kém, nhút nhát, hay mặc cảm.
	- Để tạo sự gắn bó giữa cá nhân với tập thể lớp, khi phát vấn tôi thường dùng các câu hỏi: 
	+ Ai có câu trả lời (hoặc cách giải) giống bạn?
	+ Ta nên sửa cho bạn thế nào?
	+ Ai giúp bạn nào?
	+ Cả lớp có đồng ý với câu trả lời của bạn không?
	+ Ta nên cho bạn mấy điểm?
	+ Cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay.
	Qua đó tôi thấy tính chủ động tự tin, của các em thay đổi rất nhiều.
f. Rèn tính tập thể thông qua hoạt động ngoại khoá:
	Ngoài giờ học văn hoá trên lớp thì hoạt động ngoại khoá của Đội là điều kiện để rèn luyện tinh thần tập thể rất có hiệu quả. Mỗi lần tham gia là các em một lần đươc thể hiện tinh thần tập thể, ý thức tôn trọng kỷ luật, giữ gìn danh dự cho tập thể lớp. Đặc biệt là tính tự quản thể hiện rất rõ.
	Cô giáo chỉ phân công nhóm này làm công việc gì, nhóm kia làm công việc gì là các em tự bảo nhau làm đầy đủ, hăng say.
	Vai trò cán bộ lớp lúc này thể hiện rất rõ, các em tự phân công và hoàn thành công việc xuất sắc nhất. Qua buổi ngoại khoá tôi thấy các em gắn bó và hiểu nhau hơn. Cũng từ buổi ngoại khoá đó mà hình thành nên những "đôi bạn cùng tiến".
	Như vậy là công tác đội và hoạt động của lớp được kết hợp với nhau rất hài hoà, chặt chẽ để cuối cùng đạt kết quả là các em có tiến bộ rõ rệt về học tập và đạo đức.
g. Nếp tự quản:
	Giờ tự quản là khoảng thời gian không có giáo viên, các em tự học , tự giữ kỉ luật trên lớp. Đội ngũ các bộ lớp có vai trò quan trọng trong các giờ tự quản. Bên cạnh đó, ý thức tự giác của mỗi học sinh là yếu tố quyết định trong giờ tự quản tốt hay không. Giáo viên yêu cầu học sinh giữ kỉ luật, học tập trong các giờ tự quản này. muốn vậy giáo viên cần đẩy mạnh công tác thi đua trong học sinh để học sinh phấn đấu đạt thành tích tốt trong thi đua của cá nhân, nhóm , tổ...đến thi đua lớp, trường.
	Sau mỗi giờ tự quản, giáo viên có rút kinh nghiệm lớp nhận xét, tuyên dương hay nhắc nhở cá nhân, tổ thực hiện tốt trong giờ tự quản.
h. Kết hợp chặt chẽ với công tác Đội trong nhà trường:
	Để các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt kết quả tốt thì cần kết hợp chặt chẽ với công tác Đội trong nhà trường đặc biệt là tổng phụ trách. Tổng phụ trách đội có kế hoạch đưa ra hoạt động theo chủ điểm, tháng để thúc đẩy hoạt động học tập và các hoạt động khác của nhà trường. Sau mỗi hoạt động, đều có phần tổng kết, tuyên dương khen thưởng. Học sinh thể hiện rất rõ tinh thần tập thể qua các hoạt động mà công tác Đội phát động.
i. Kết hợp chặt chẽ với ban phụ huynh lớp:
	Để thúc đẩy cho hoạt động của lớp, trường, sự tiến bộ của con cũng cần được bố mẹ biết để kịp thời động viên, nhắc nhở. Vì vậy việc kết hợp thường xuyên, thông báo kịp thời từng đợt thi đua cho phụ huynh để phụ huynh yên tâm phấn khởi về con em mình và có sự quan tâm thiết thực. Những quyển vở, chiếc bút chì, nhãn vở tuy là nhỏ bé nhưng lại là nguồn động viên tiếp sức cho các con phấn đấu. Ngược lại các con rất phấn khởi tự tin vào bản thân khi sự phấn đấu của mình được bố mẹ, thầy cô và tâp thể lớp ghi nhận.
	Bằng những biện pháp trên được phối hợp một cách hài hoà trong suốt năm học, tôi nhận thấy lớp có sự chuyển biến đáng kể về nề nếp.
 5. Kết quả đạt được:
	Lớp có chuyển biến rõ rệt về tinh thần tập thể, biết yêu thương và giúp đỡ nhau hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Cuối học kỳ 1 lớp đạt danh hiệu là lớp tiên tiến, chi đội đạt là chi đội mạnh.
	Về đạo đức: Số học sinh thực hiện đủ 4 nhiệm vụ là 32/32-100%
	Tham gia các phong trào thi đua của trường, của đội với một tinh thần rất hào hứng, đoàn kết, quyết tâm đạt kết quả cao. Tham gia tốt các phong trào như: 
	+ Thi đua đạt nhiều điểm tốt.
	+ Hoạt động kế hoạch nhỏ 
	+ Mua tăm tre ủng hộ người mù.
	+ Ủng hộ Tết vì người nghèo 100%.
	+ Làm tốt công trình măng non.
	Sự cố gắng của tập thể lớp đã được nhà trường và Đội ghi nhận, đó là niềm vui niềm tự hào cho tập thể lớp.
	Xây dựng và duy trì được nề nếp tự quản trong và ngoài lớp đó là: 
	+ Nề nếp kiểm tra 15 phút đầu giờ.
	+ Nề nếp kiểm tra đồng phục của trường vào các ngày thứ 2,4,6 
	+ Nề nếp tự quản khi giáo viên vắng.
	+ Nề nếp sinh hoạt cuối tuần.
	+ Nề nếp giúp các bạn học kém về học tập và đạo đức có tiến bộ rõ rệt như em Nguyễn Hồng Sơn, em Hoàng Thu Hương,.....
 6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện:
Nội dung bài viết sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thực hiện trong phạm vi trường học, cụ thể là trường tiểu học Bắc Mục, huyện Hàm Yên. Căn cứ vào năng lực của giáo viên và học sinh mà việc áp dụng nội dung này để nâng cao ý thức tự quản cho học sinh trong toàn trường.
	Sự thay đổi về nề nếp, kết quả học tập và đạo đức là cảc một quá trình rèn luyện của tập thể lớp. Điều đó khẳng định vai trò của việc kếp hợp giữa việc rèn luyện nền nếp và việc giáo dục văn hoá cho học sinh. Đó còn là kết quả của sự kết hợp giữa các hoạt động của đội thiếu niên tiền phong trong nhà trường.Riêng đối với tôi đó là niềm vui trong công tác chủ nhiệm.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác chủ nhiệm, tôi mong muốn đồng nghiệp và ban giám hiệu giúp đỡ thêm để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
 Bắc Mục, tháng 12 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Hường
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan