Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất đạt hiệu quả ở trường Tiểu học
Để thực hiện được mục tiêu chung của cấp học, chương trình môn học Thể dục ở trường TH giúp HS thực hiện:
- Biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phông nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng rèn luyện của bản thân về TDTT.
Vị trí của hoạt động giáo dục Thể chất:
Giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra một lớp người; “Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Những yêu cầu bức bách về sức khoẻ, thể chất của thế hệ trẻ đòi hỏi công tác giáo dục thể chất trong nhà trường có một vị trí xứng đáng
MỤC LỤC Mở đầu...................................................................................................................2 Chương 1: Cơ sở lý luận ......................................................................................... 1. Những vấn đề chung về giáo dục thể chất: .......................................................6 1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục thể chất: ........................................................6 1.3. Vị trí của hoạt động giáo dục Thể chất:.........................................................7 1.4. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục Thể chất:..................................................7 1.5. Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất:...................................................7 1.6. Nội dung hoạt động giáo dục Thể chất trong trường TH...............................8 2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh TH và HĐGDTC: ................................8 3. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục thể chất:..................................................8 3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất.............................................................8 3.2.Chỉ đạo giáo dục thể chất................................................................................9 4. Các phương pháp tổ chức HĐGDTC: ...............................................................9 4.1. Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ: ..............................................9 4.2. Phương pháp tập luyện có định mức toàn phần.............................................9 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................10 1. Vài nét về trường:...........................................................................................10 2. Thực trạng biện pháp quản lý HĐGDTC của trường TH Khương Đình. .......12 2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý và chỉ đạo xây dựng kế hoạch của nhóm chuyên môn ......................................................................................................................13 2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức............................................................................13 2.3. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục Thể chất cho học sinh...............13 2.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch HĐGDTC:.......................................14 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG.....................................................................15 1. Các căn cứ đề xuất các biện pháp: ..................................................................15 2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục Thể chất.......................................16 2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thể chất.............................16 2.2. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của HĐGDTC. .......17 2.3. Bồi dưỡng ban chỉ đạo hoạt động, đội ngũ giáo viên và học sinh:..............18 2.4. Chỉ đạo HĐGDTC thông qua việc phối hợp các lực lượng giáo dục..........19 2.5. Chỉ đạo tổ chức các Hoạt động giáo dục thể chất:......................................21 2.6. Kiểm tra - đánh giá các hoạt động: .............................................................25 3. Kết quả: ...........................................................................................................27 4. Kiến nghị, đề xuất: ..........................................................................................29 5. Bài học kinh nghiệm: ......................................................................................29 Kết luận ................................................................................................................... Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................32 1 lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc đầu tư phát triển TDTT trường học là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ không phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tâng lớp trong xã hội. Hoạt động giáo dục phải được thể hiện theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Giáo dục TH nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt để tiếp tục học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp hoặc đi vào lao động. Để đáp ứng yêu cầu đó, mục tiêu giáo dục phổ thông đặt ra là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Luật Giáo dục - 2005) Từ mục tiêu đó, các nhà trường cần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ, khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động giáo dục thể chất trong các nhà trường là một bộ phận của hoạt động giáo dục nói chung. Vì vậy, hoạt động giáo dục thể chất phải nhằm hướng tới mục tiêu trên. Hoạt động giáo dục thể chất trong các nhà trường không chỉ nhằm mục tiêu phát triển con người toàn diện mà còn góp phần thúc đẩy phong trào TDTT trong cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Chất lượng hoạt động của một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đánh giá kết quả giáo dục của một nhà trường không chỉ căn cứ vào chất lượng văn hóa mà phải căn cứ trên chất lượng các mặt hoạt động khác, hoạt động giáo dục thể chất là một trong những mặt hoạt động của các nhà trường. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đề ra, muốn nhà trường phát triển toàn diện, người cán bộ quản lí cần đầu tư suy nghĩ đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương để từng bước nâng cao chất lượng HĐGDTC trong nhà trường. Từ những lí do trên, chúng ta có thể khẳng định việc tổ chức có hiệu quả các HĐGDTC trong các nhà trường là hết sức cần thiết. Và muốn các HĐGDTC có chất lượng thì người cán bộ quản lí phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng nhà trường mà đưa ra những biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục (nói chung) và hoạt động giáo dục thể chất (nói riêng) đạt hiệu quả cao nhất. Chính 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Những vấn đề chung về giáo dục thể chất: 1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục thể chất: - Thể chất: Chất lượng của cơ thể bao gồm sức khoẻ, khả năng vận động của cơ bắp, sự sẵn sàng được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền. - Giáo dục thể chất. Là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ. - Phát triển thể chất. Là quá trình biến đổi hình thành các thuộc tính tự nhiên về mặt hình thái và về mặt chức năng của cơ thể con người trong quá trình cuộc sống xã hội và cá nhân con người. Mức độ phát triển thể chất phụ thuộc phần lớn các yếu tố: Giáo dục, điều kiện sống, lao động, xã hội. Các chỉ số đánh giá trình độ phát triển thể chất là chiều cao, cân nặng, lồng ngực, dung tích phổivà đồng thời là mức độ phát triển các tố chất thể lực, năng lực và khả năng chức phận của cơ thể con người. - Văn hoá thể chất. Là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội tồn tại dưới dạng các hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển những năng lực thể chất, củng cố sức khoẻ của con người, cũng như dưới dạng những thành tựu xã hội trong việc xây dựng, nắm vững và sử dụng các kĩ xảo, kĩ thuật luyện tập thể chất, trò chơi thể thao và thi đấu để hoàn thiện thể lực của con người. - Học vấn thể chất. Được xác định bởi tri thức chung, các hệ thống kĩ năng, kĩ xảo phong phú để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian, biết sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo vận động trong những điều kiện sống và hoạt động khác nhau của con người. 1.2. Mục tiêu của môn học Thể dục ở trường TH: Để thực hiện được mục tiêu chung của cấp học, chương trình môn học Thể dục ở trường TH giúp HS thực hiện: - Biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe nâng cao thể lực. 5 là mục tiêu cơ bản của TDTT. Do đó, tập luyện là hình thức cơ bản thể hiện đặc trưng của môn học Thể dục. Thời lượng cần thiết để tập luyện, người hướng dẫn, sân tập, nhà Thể chất, các thiết bị và vấn đề an toàn trong tập luyện là những điều kiện quan trọng để môn học Thể dục thực hiện chức năng của mình và là những điều kiện quan trọng để môn học Thể dục thực hiện chức năng của mình và là yếu tố quyết định thực hiện mục tiêu môn học. 1.6. Nội dung hoạt động giáo dục Thể chất trong trường TH. - Lí thuyết chung - Đội hình đội ngũ. - Bài thể dục phát triển chung - Bật nhảy. - Nhảy xa kiểu ngồi. - Nhảy xa kiểu bước qua. - Ném bóng. 2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh TH và HĐGDTC: Giáo dục là hoạt động có mục đích của nhà sư phạm nhằm hình thành những phẩm chất nhất định cho học sinh, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, đặc điểm của nhóm theo lứa tuổi. Vì vậy, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi. Học sinh TH là lứa tuổi thiếu nhi (6 -11 tuổi) với đặc trưng nổi bật là sự nhảy vọt về sinh lí. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đểu về mặt cơ thể. Sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là xương tay, xương chân rất nhanh. Sự thay đổi về chất của lứa tuổi học sinh TH đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các lứa tuổi khác. Tuy nhiên, lứa tuổi học sinh TH chưa ý thức được hạn chế về sức lực của mình. Do đó, nhà sư phạm cần chú ý đến đặc điểm của học sinh để có những tác động giáo dục phù hợp. Tóm lại, những đặc điểm về tâm lí, đặc điểm nhận thức, giao tiếp, học tập, tình bạn của học sinh TH là cơ sở quan trọng đối với lực lượng giáo dục. Giáo dục nhà trường cần chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Tổ chức các HĐGDTC nếu không chú ý đến đặc điểm này sẽ không thể phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Nắm vững được những đặc điểm của học sinh TH, người cán bộ quản lí, người giáo viên mới có thể chỉ đạo, tổ chức tốt các HĐGDTC trong các nhà trường hiện nay. 3. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục thể chất: 3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất. 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_the_chat_da.doc