Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kỹ năng giải toán tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5

- Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt.góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn.

Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.

Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 5 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kỹ năng giải toán tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua bằng bao nhiêu số % theo giá bán, bạn làm như thế nào?
Tôi lấy 100% - 20% = 80%
- Câu 4: Tìm được số tiền mua bằng 80% theo giá bán thì bạn tính gì tiếp theo? 
Tôi tìm giá tiền bán hộp bánh.
- Câu 5: Muốn tìm giá tiền bán hộp bánh bạn làm như thế nào?
Tôi lấy tiền mua là 10 000đ chia cho 80% rồi nhân với 100%
Giáo viên cho lớp nhận xét và chất vấn thêm về phần hỏi - đáp của 2 bạn vừa nêu. Sau đó tôi hỏi thêm 1 số câu hỏi với lớp, nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức của bài.
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Câu 1: Vậy 80% số tiền bán ứng với bao nhiêu?
- 80% số tiền bán ứng với 10 000đ
- Câu 2: Tại sao bạn lại lấy 10 000đ chia 80% nhân 100%?
- Bạn lấy 10 000đ chia 80% nhân 100% để tìm 1% giá bán
Bài giải
Người bán sẽ bán hộp bánh giá tiền là: 10.000 : 80 x 100 = 12.500 (đồng)
	Đáp số: 12.500 (đồng)
- Qua hai bài toán trên giáo viên cho học sinh nêu cách làm bài: Muốn tìm giá bán, khi biết giá mua và biết số % theo giá bán ta làm như thế nào?
 học sinh nêu - giáo viên nhận xét rồi rút ra ghi nhớ
Ghi nhớ: Muốn tìm giá bán khi biết giá mua và biết số % tiền lãi theo giá bán ta lấy: Giá mua : (100 - số % theo giá bán) x 100
	+ Dạng toán 2: Tìm tỷ số % tiền lãi theo giá mua, khi biết tỷ số % tiền lãi theo giá bán.
 + Bài 1: Một người bán vải được lãi 25% theo giá bán. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % theo giá mua?
Một số học sinh của lớp tôi dạy khi gặp bài toán này các em đã làm sai như sau:
 Bài giải
Coi giá bán là 100% thì giá mua so với giá bán là
100% – 25% = 75%.
Người đó được lãi số % theo giá mua là:
 75 : 100 x 25 = 18,75% 
 Đáp số: 18,75%
Qua bài làm của học sinh tôi thấy các em đã làm sai ở phép tính thứ hai. Đây là phần khó, trừu tượng với học sinh chính vì vậy mà khi giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể thì học sinh thường bị nhầm lẫn khi làm bài.
Biện pháp khắc phục: Tôi dùng phương pháp vấn đáp để gợi mở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua hệ thống các câu hỏi từ cuối bài: (Giáo viên hỏi - học sinh trả lời).
	 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Câu 1: Muốn biết xem người đó được lãi bao nhiêu % theo giá mua thì ta phải đi tìm gì trước?
- Ta sẽ tìm xem tỷ số % tiền bán so với tiền mua là bao nhiêu?
- Câu 2: Muốn tìm xem tỷ số % tiền bán so với tiền mua là bao nhiêu, ta làm như thế nào?
- (Học sinh thường lúng túng)
Biện pháp khắc phục
 Ở câu hỏi 2 tôi dùng phương pháp giảng giải giúp học sinh hiểu kỹ bài:
Ta coi: Giá bán là 100% thì giá mua so với giá bán là:
	 100% – 25% = 75%.
Vậy giá bán so với giá mua như thế nào với nhau. Đến đây học sinh dễ dàng dựa vào kiến thức cơ bản đã được học ở phần trên để làm bài:
Bài giải
 Coi giá bán là 100% thì giá mua so với giá bán là:
	 100% – 25% = 75%.	
	Vậy giá bán bằng giá mua, nên giá bán so với giá mua là:
	 : = 1,3333 = 133,33%
 Tỷ số % tiền lãi so với giá mua là: 
	133,33% - 100% = 33,33%
 Đáp số: 33,33% 
+ Bài 2: Một người bán rau được lãi 20% theo giá bán. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % theo giá mua?
Qua bài tập 1 thì ở bài tập này tôi cho học sinh tự hỏi đáp nhau trước lớp để khắc sâu kiến thức bằng phương pháp vấn đáp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua hệ thống các câu hỏi từ cuối bài: (Một học sinh hỏi - một học sinh trả lời - giáo viên cùng cả lớp lắng nghe để nhận xét).	 
Hỏi
Đáp
- Câu 1: Muốn biết xem người đó được lãi bao nhiêu % theo giá mua thì bạn phải đi tìm gì trước?
- Tớ sẽ tìm xem tỷ số % tiền bán so với tiền mua là bao nhiêu?
- Câu 2: Muốn tìm xem tỷ số % tiền bán so với tiền mua là bao nhiêu, bạn làm như thế nào?
- Tớ coi giá bán là 100% thì giá mua so với giá bán sẽ là 80%
- Câu 3: Vậy bạn cho mình biết 80% giá bán sẽ bằng bao nhiêu % giá mua?
- Tớ nghĩ 80% giá bán sẽ bằng 100 % giá mua
- Câu 4: Để tìm được giá bán so với giá mua bạn làm phép tính gì? 
- Muốn tìm tỷ số % tiền lãi so với giá mua là bao nhiêu bạn làm như thế nào?
Tớ lấy : = 1,25 = 125%
Tớ lấy	125% - 100% = 25%
Giáo viên cho lớp nhận xét và chất vấn thêm về phần hỏi - đáp của 2 bạn vừa nêu. Sau đó tôi hỏi thêm 1 số câu hỏi với lớp, nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức của bài.
Bài giải
Coi giá bán là 100% thì giá mua so với giá bán là:
	 100% – 20% = 80%.	
	Vậy giá bán bằng giá mua, nên giá bán so với giá mua là:
	 : = 1,25 = 125%
	 Tỷ số % tiền lãi so với giá mua là: 
	125% - 100% = 25% 
 Đáp số: 25%
+ Dạng toán 3: Tìm tỷ số % tiền lãi theo giá bán, khi biết tỷ số % tiền lãi theo giá mua.
 Ví dụ 1: Một người bán cam được lãi 30% theo giá mua. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % theo giá bán?
Một số học sinh của lớp tôi dạy khi gặp bài toán này các em đã làm sai như sau:
 Bài giải
Coi giá bán là 100% thì giá mua so với giá bán là
 100% – 30% = 70%.
 Người đó được lãi số % theo giá bán là:
 : = 0,4286 = 42,86% 
 Đáp số: 42,86%
 Qua bài làm của học sinh tôi thấy các em đã làm sai ở phần coi giá mua là 100% (chứ không phải là giá bán). Đây là phần khó, trừu tượng với học sinh rất hay nhầm lẫn chính vì vậy mà khi giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể thì học sinh thường lúng túng khi làm bài.
Biện pháp khắc phục: Tôi dùng phương pháp vấn đáp để gợi mở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua hệ thống các câu hỏi từ cuối bài: (Giáo viên hỏi - học sinh trả lời).
	 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Câu 1: Muốn biết xem tỷ số % tiền lãi so với giá bán là bao nhiêu thì ta phải tìm gì trước?
- Ta sẽ tìm giá bán so với giá mua?
- Câu 2: Muốn tìm xem giá bán so với giá mua thì ta phải coi 100% là của giá mua hay giá bán?
- Ta coi 100% là của giá mua
- Câu 3: nếu ta coi 100% là của giá mua thì giá bán so với giá mua là bao nhiêu %?
- Giá bán so với giá mua sẽ là 130%
Ở câu hỏi 3 tôi dùng phương pháp giảng giải giúp học sinh hiểu kỹ bài tránh nhầm lẫn khi tìm số % lãi theo giá mua, hay giá bán:
Ta coi: Giá mua là 100% thì giá bán so với giá mua là:
100% + 30% = 130%.
Bài giải
	 Coi giá mua là 100% thì giá bán so với giá mua là
	 100% + 30% = 130%.	
	 Tỷ số % tiền lãi so với giá bán là:
	 : = 0,2308 = 23,08% 
 Đáp số: 23,08%
Ví dụ 2: Một người bán quýt được lãi 25% theo giá mua. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % theo giá bán?
Qua bài tập 1 thì ở bài tập này tôi cho học sinh tự hỏi đáp nhau trước lớp để khắc sâu kiến thức bằng phương pháp vấn đáp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua hệ thống các câu hỏi từ cuối bài: (Một học sinh hỏi - một học sinh trả lời - giáo viên cùng cả lớp lắng nghe để nhận xét).
Hỏi
Đáp
- Câu 1: Muốn biết xem tỷ số % tiền lãi so với giá bán là bao nhiêu thì bạn phải tìm gì trước?
- Tớ sẽ tìm giá bán so với giá mua?
- Câu 2: Muốn tìm xem giá bán so với giá mua thì bạn phải coi 100% là của giá mua hay giá bán?
- Tớ coi 100% là của giá mua
- Câu 3: Nếu bạn coi 100% là của giá mua thì giá bán so với giá mua là bao nhiêu %?
- Theo tớ giá bán so với giá mua sẽ là 125%
Ở câu hỏi 3 tôi dùng phương pháp giảng giải giúp học sinh hiểu kỹ bài tránh nhầm lẫn khi tìm số % lãi theo giá mua, hay giá bán:
Ta coi: Giá mua là 100% thì giá bán so với giá mua là:
100% + 25% = 125%.
Bài giải
	 Coi giá mua là 100% thì giá bán so với giá mua là
	 100% + 25% = 125%.	
	 Tỷ số % tiền lãi so với giá bán là:
	 : = 0,2 = 20% 
 Đáp số: 20%
* Chú ý: Qua dạng toán 2 và dạng toán 3, tôi thấy học sinh thường lúng túng và hay làm sai do nguyên nhân chính là các em không biết coi 100% ứng với giá mua hay giá bán. Vì vậy khi làm bài một số học sinh đã bị sai. Để giúp học sinh phát hiện nhanh dạng bài coi đại lượng bán hay (mua) - ứng với 100% thì tôi đã cho các em phân tích kỹ đề bài của hai dạng bài để tìm ra sự khác nhau từ đó các em sẽ dễ dàng nhận ra kiến thức của bài
* Dạng toán 2: Tìm tỷ số % tiền lãi theo giá mua, khi biết tỷ số %tiền lãi theo giá bán.
+ Đề bài 1: Một người bán vải được lãi 25% theo giá bán. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % theo giá mua?
* Dạng toán 3: Tìm tỷ số % tiền lãi theo giá bán, khi biết tỷ số % tiền lãi theo giá mua.
+ Đề bài 2: Một người bán cam được lãi 30% theo giá mua. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu % theo giá bán?
 - Giáo viên cho học sinh phân tích đề bài dưới hình thức trả lời vấn đáp
Câu hỏi
Đề 1
Đề 2
- Bài yêu cầu ta tìm gì?
- Tìm tỷ số % tiền lãi so với giá mua
- Tìm tỷ số % tiền lãi so với giá bán
- Đại lượng nào của bài chưa biết?
- Đại lượng giá mua chưa biết
- Đại lượng giá bán chưa biết
- Đại lượng nào đã biết?
- Đại lượng giá bán đã biết
- Đại lượng giá mua đã biết
- Ta coi đại lượng nào ứng với 100%?
- Đại lượng giá bán ứng với 100%
- Đại lượng giá mua ứng với 100%
Từ phần phân tích và thảo luận trên tôi đã hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ của hai dạng toán này như sau :
	*Ghi nhớ:
	* Dạng toán 2: Muốn tìm tỷ số % tiền lãi so với giá mua thì ta coi giá bán là 100%.
	*Dạng toán 3: Muốn tìm tỷ số % tiền lãi so với giá bán thì ta coi giá mua là 100%.
+Dạng toán 4: Tìm diện tích hình chữ nhật tăng hay giảm khi tăng (hoặc giảm) chiều dài (hoặc chiều rộng) đi một số phần trăm.
Bài 1: Diện tích Hình chữ nhật tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm nếu chiều dài tăng 20% và chiều rộng giảm 20%.
Phần lớn số học sinh lớp tôi đã làm sai như sau:
Bài giải
 Ta có diện tích hình chữ nhật = dài x rộng
Mà chiều dài tăng 20% và chiều rộng giảm 20%. Nên diện tích hình chữ nhật không thay đổi.
Tôi nhận thấy học sinh đã nhận định sai vì chiều dài tăng 20% và chiều rộng giảm 20% chứ không phải là chiều dài tăng lên 20 lần và chiều rộng tăng lên 20 lần mà lý luận như vậy. 
Biện pháp khắc phục: Tôi dùng phương pháp vấn đáp để gợi mở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua hệ thống các câu hỏi từ cuối bài: (Giáo viên hỏi - học sinh trả lời).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Câu 1: Muốn tìm xem diện tích hình chữ nhật cũ tăng hay giảm thì ta phải tìm gì trước?
- Ta phải tìm diện tích hình chữ nhật mới.
- Câu 2: Muốn tìm diện tích hình chữ nhật mới ta phải tìm được gì?
- Ta phải tìm chiều dài mới, chiều rộng mới.
- Câu 3: Làm thế nào để ta tìm được chiều dài mới, chiều rộng mới?
- Ta coi chiều dài cũ là 100%, chiều rộng cũ là 100% 
Đến đây tôi cho học sinh làm bài theo nhóm 4. Sau đó các nhóm trình bày bài giải trước lớp. Giáo viên cho lớp nhận xét.
Bài giải
Chiều dài mới so với chiều dài cũ thì bằng
100% + 20% = 120%
Chiều rộng mới so với chiều rộng cũ thì bằng
100% - 20% = 80%
Diện tích mới so với diện tích cũ thì bằng
 x = = 96%
Diện tích hình chữ nhật cũ đã bị giảm đi là:
	 100% - 96% = 4%.	 
 Đáp số: 4%
+ Dạng toán 5: Tìm chiều rộng của hình chữ nhật, nếu tăng chiều dài thêm một số phần trăm để diện tích không thay đổi.
Ví dụ 1: Chiều rộng của hình chữ nhật phải giảm đi bao nhiêu phần trăm, nếu tăng chiều dài thêm 25% để diện tích không thay đổi?
Sau khi cho học sinh thảo luận tìm cách giải của bài tôi thấy có một số em ra kết quả đúng nhưng không nêu được cách giải của bài. Một số em còn lại hầu hết cũng không biết cách làm.
Biện pháp khắc phục: Tôi hướng dẫn học sinh phân tích đề rồi tìm cách giải của bài dựa vào các kiến thức của các phần trên qua một số câu hỏi gợi ý sau:
-Ta sẽ coi chiều dài 100 x a, chiều rộng cũ là 100 x b, thì chiều dài mới, chiều rộng mới sẽ là bao nhiêu?
- Để diện tích không thay đổi khi chiều dài tăng 25% thì chiều rộng sẽ tăng hay giảm?
- Chiều rộng mới sẽ là bao % của chiều rộng cũ?
+ Với các câu hỏi gợi ý trên cùng vốn kiến thức mà các em đã tích lũy được nên các em đã giải được bài một cách tường tận. Chỉ cần chỉnh sửa cho các em một chút đã được bài giải như sau:
Bài giải
Gọi chiều dài cũ là 100 x a, chiều rộng cũ là 100 x b 
thì chiều dài mới là 125 x a, chiều rộng mới là c x b (c là số % của chiều rộng mới)
 Ta có: 100 x a x 100 x b = Diện tích cũ 
 125 x a x c x b = Diện tích cũ (vì diện tích không thay đổi)
 Nên 100 x a x 100 x b =125 x a x c x b 
10000 x a x b = 125 x a x b xc
 c = 10000 : 125 = 80
 Vậy chiều rộng đã giảm đi 100% - 80% = 20%	 Đáp số: 20%
Ví dụ 2: Chiều rộng của hình chữ nhật phải giảm đi bao nhiêu phần trăm, nếu tăng chiều dài thêm 60% để diện tích không thay đổi?
Tương tự bài 1 học sinh lớp tôi đã dễ dàng giải được bài 2
Bài giải
Gọi chiều dài cũ là 100 x a, chiều rộng cũ là 100 x b 
thì chiều dài mới là 160 x a, chiều rộng mới là c x b (c là số % của chiều rộng mới)
 Ta có: 100 x a x 100 x b = Diện tích cũ 
 160 x a x c x b = Diện tích cũ (vì diện tích không thay đổi)
 Nên 100 x a x 100 x b =160 x a x c x b 
 10000 x a x b = 160 x a x b xc
 c = 10000 : 160 = 62,5
Vậy chiều rộng đã giảm đi 100% - 62,5% = 37,5%
	 Đáp số: 37,5%
+ Tôi cho học sinh nhận xét bài trên, rồi cho học sinh thi đua tìm cách giải khác của bài.Một số em đã nêu được ý tưởng mới cùng với sự trợ giúp của giáo viên đã có được bài giải sau
Bài giải (Cách 2)
Gọi chiều là a, chiều rộng là b
 Ta có: a x b = a x x b x 
 100 : 160 = 0,625 = 62,5%
Vậy chiều rộng đã giảm đi 100% - 62,5% = 37,5%
	 Đáp số: 37,5%
+ Dạng toán 6: Tìm diện tích của hình tròn tăng bao nhiêu % khi bán kính tăng thêm một số %.
Bài toán 1: Tìm diện tích của hình tròn tăng bao nhiêu % khi bán kính tăng thêm 60%.
Ở bài toán này tôi cho học sinh hỏi đáp nhau để phân tích đề bài và tìm cách giải. Tôi thấy học sinh của mình biết dựa vào vốn kiến thức đã học để chủ động tìm ra được cách giải tương đối chính xác và đầy đủ. Giáo viên chỉ cần giúp các em về cách trình bày bài làm.
Biện pháp khắc phục : Tôi cho học sinh thảo luận nhóm tìm cách giải và làm bài vào phiếu của nhóm. Sau đó 2 nhóm lên đính bài của nhóm mình lên bảng - lớp nhận xét- giáo viên bổ sung đánh giá.
Bài giải
Nếu bán kính của hình tròn tăng 60% thì bán kính mới là 160%
Ta có diện tích hình tròn cũ = r x r x 3,14
Ta có diện tích hình tròn mới = r x x r x x 3,14
Diện tích của hình tròn sau khi tăng sẽ tăng thêm là:
r x x r x x 3,14 - r x r x 3,14
 = r x r x 3,14 x x – r x r x 3,14
= r x r x 3,14 x ( x - 1 ) 
 = r x r x 3,14 x ( - 1 ) 
 = r x r x 3,14 x 
 Đáp số: 156%
Bài toán 2: Tìm diện tích của hình tròn tăng bao nhiêu % khi bán kính tăng thêm 20%. (Bài trong vòng 20- Tự luyện violympic)
Hầu như các em đều ra được kết quả rất nhanh đố là :diện tích của hình tròn tăng thêm 44%.
Để củng cố lại kiến thức tôi cho hai em hỏi đáp nhau về cách giải của bài.
Rồi kiểm tra kiến thức của các em qua hình thức thi giải toán violypic. Mặc dù năm học này không tổ chức thi giải toán violypic nhưng tôi vẫn động viên và hướng dẫn học sinh thi vào các tiết hướng dẫn học để học sinh phát huy được năng lực của bản thân. Tôi hình thành cho các em một nề nêp ngay từ đầu là các em sẽ chép lại các bài mà mình không giải được cho bạn phụ trách học tập của lớp. Sau mỗi một vòng thi thì các bài khó của lớp sẽ được tháo gỡ ở các giờ tự quản ôn bài đầu giờ của lớp. Còn bài nào lớp không giải được thì tôi sẽ hướng dẫn vào tiếp các tiết hướng dẫn học của buổi hai. 
Vì đã nắm được cách giải nên các em rất tự tin khi giải toán đặc biệt là giải toán Violympic một cách rất hào hứng có 39 em/ 42em làm theo tất cả các vòng của chương trình giải Toán Violympic. Đây chính là thành công của tôi trong năm học này đó là tất cả học sinh tham gia sân chơi trí tuệ để các em được thi dua nhau cùng trải nghiệm kiến thức, kĩ năng và năng lực của mình không chỉ qua giải Toán Violympic mà cả thi trạng nhí Tiếng việt.
VII. KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. KẾT QUẢ:
Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào các tiết dạy, tôi thấy chất lượng giảng dạy có sự tiến bộ rõ rệt. Học sinh tiếp cận nhanh với các dữ liệu của bài toán, xác định được yêu cầu bài và dễ dàng định hướng được các bước giải của bài toán. Khái niệm về tỉ số phần trăm trở nên gần gũi và quen thuộc đối với các em. Đặc biệt là các giải pháp đã giúp học sinh nhận dạng bài tập một cách chính xác và làm bài khá tốt. 
- Dưới đây là bảng phân loại điểm môn Toán của lớp 5A (do tôi phụ trách) và lớp 5B (do một giáo viên khác phụ trách) được thể hiện các bước dạy theo nội dung sách giáo khoa, về trình độ tiếp thu của học sinh của 2 lớp là ngang nhau. Cả hai lớp cùng làm chung một đề kiểm tra trong thời gian 40 phút. Nội dung đề do nhóm giáo viên của tổ 5 ra và chấm dưới sự chỉ đạo của đồng chí hiệu phó phụ trách về chuyên môn.
 Ngày kiểm tra: Ngày 20 tháng 4 năm 2017, kết quả cụ thể như sau:
BẢNG PHÂN LOẠI KẾT QUẢ MÔN TOÁN LỚP 5A và 5B.
Lớp
Sĩ số
HTT
HT
CHT
 SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
5A
42
35
83,3%
7
16,7%
0
0
5B
43
8
18,6%
35
81,4%
0
0
BẢNG ĐỐI CHỨNG KẾT QUẢ MÔN TOÁN
CUỐI NĂM SO VỚI ĐẦU NĂM CỦA LỚP 5A.
Lớp 5A
Sĩ số
Tóm tắt bài toán
Chọn và thực hiện đúng phép tính
Lời giải và đáp số
Đạt
Chưa đạt
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đầu năm
42
30
12
31
11
31
11
Cuối năm
42
38
4
35
7
39
3
CỤ THỂ KẾT QUẢ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM LÀ:
Tổng số học sinh
HHT
HT
SL
%
SL
%
42
35
83,3
7
16,7
* KẾT QUẢ THI CHỮ ĐẸP CẤP HUYỆN 
1 . Em Nguyễn Thị Phương Mai : đạt giải nhất
2 . Em Lê Ngọc Ánh : đạt giải nhì
3 . Em Phùng Hà Chi: đạt giải ba
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Qua quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 
- Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. Đó là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
- Là người giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 5. Tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em "cái móng" chắc sẽ tạo bàn đạp và đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác.
- Trước thực trạng học toán của học sinh lớp 5 những năm giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trên, nhằm mong sự góp ý của đồng nghiệp.
- Muốn làm một việc có kết quả phải có sự kiên trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt, mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân.
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN: Trong nhiều năm phương pháp dạy học của giáo viên nói chung và của các đồng chí trong tổ nhóm chúng tôi nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do vậy khắc phục yếu kém cho học sinh trong môn toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn như trên chúng tôi tự đánh giá khẳng định đã đạt được kết quả như sau:
Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói chung và trong việc dạy giải toán về tỉ số phần trăm rói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác.
Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi nhất.
2.KHUYẾN NGHỊ: Tôi rất mong trong năm học tới, các cấp có thẩm quyền có sân chơi trí tuệ để các em được giao lưu kiến thức, kĩ năng để phát triển hơn nữa về năng lực của học sinh.
PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục
2- Sách giáo viên Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục
3- Tài liệu BDTX cho giáo viênTiểu học
- chu kì III (2003 – 2007) – Bộ GD và ĐT(tập 2)
4- Tự luyện Violympic toán 5
Trên đây là một số nội dung mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trong lớp tôi chủ nhiệm năm học 2017 - 2018. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia để cho tôi có điều kiện nâng cao chất lượng và áp dụng trong giảng dạy hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2018
 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm của tôi thực hiện trong thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến thời điêm hiện tại không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

File đính kèm:

  • docSkkn_Toan5_NuongVL.doc
Sáng Kiến Liên Quan