Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành Sinh học 9
Cơ sở lí luận
- TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của HS.
- TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn. Vì vậy nó là phương pháp, phương tiện duy nhất giúp hình thành kỹ năng, kĩ xảo thực hành là cơ sở của tư duy.
- TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá trình sinh học.
- TN do GV biểu diễn là mẫu mực về thao tác là cơ sở chuẩn kiến thức để HS quan sát, nhận xét và bắt chước. Dần dần, khi HS biết cách và tự tiến hành được TN đó là cơ sở đối chứng giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành TN, phát hiện kiến thức.
- TN có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của HS với các mức độ khác nhau: Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tòi bộ phận, giải thích, chứng minh, nghiên cứu tìm kiến thức mới
- Tóm lại: TN được sử dụng đề nghiên cứu bài mới, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kiểm tra, đánh giá kiến thức. Đặc biệt TN có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy – học một bài thực hành. TN có thể do GV biểu diễn, hoặc do HS tự tiến hành. TN có thể tiến hành trên lớp, trong phòng TN, ngoài vườn, ngoài đồng ruộng hoặc tại nhà.
, quy luật xuất hiện mặt sấp, ngửa của đồng kim loại. Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tự tin, kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. * Thái độ:Tự giác khi thực hành, đảm bảo an toàn khi thực hành. II.phương tiện - GV: + 10: Đồng kim loại + Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm - HS: + Mỗi nhóm chuẩn bị sẵn hai đồng kim loại. + Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở. + Gieo đồng kim loại trước ở nhà và thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng (6.1và 6.2). III. Hoạt động dạy và học A. KTBC Nêu nội dung và nghĩa của quy luật phân li độc lập ? B. Bài mới * Giới thiệu bài : Để hiểu được cách thống kê của Menđen trong các thí nghịêm chúng ta sẽ tập cách thống kê sự xuất hiện của các mặt đồng kim loại. *GV nêu mục tiêu bài thực hành và yêu cầu HS thực hiện những nội quy của giờ TH. *GV phân nhóm, trong mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí. Phát đồng kim loại cho các nhóm. * Phát triển bài Hoạt động 1. Tiến hành gieo đồng kim loại Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Gieo một đồng kim loại - Gv hướng dẫn quy trình: *Lấy một đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả tự do từ độ cao xác định. - Gieo một đồng kim loại có thể xảy ra hai trường hợp sau: - Sấp (S) - Ngửa(N) + Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 b) Gieo hai đồng kim loại * Lấy hai đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả tự do từ độ cao xác định Có thể xảy ra ba trường hợp sau: 2 đồng sấp (SS) 1 đồng sấp,1 đồng ngửa (SN) 2 đồng ngửa (NN) - Thống kê kết quả vào bảng 6.2 - HS ghi nhớ quy trình thực hành: - Các nhóm tiến hành gieo1 đồng kim loại. - Lưu ý mặt sấp mặt ngửa. - Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1 - Hs ghi nhớ quy trình thực hành: - Các nhóm tiến hành gieo 2 đồng kim loại. - Lưu ý sự xuất hiện của các mặt sấp mặt ngửa. => Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.2 Hoạt động 2. Các nhóm báo cáo kết quả - GV yc các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp của bảng 6.1, 6.2 à ghi vào bảng tổng hợp (theo mẫu sau) - HS đại diện nhóm đọc lần lượt kết quả. Tiến hành Nhóm Gieo một đồng kim loại Gieo hai đồng kim loại S N SS SN NN 1 2 3 .. Cộng Số lượng Tỉ lệ % Kết quả của bảng trên, gv yêu cầu hs liên hệ: + Kết quả bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa? + Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng? GV: lưu ý cho hs liên hệ trường hợp : Xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể có kiểu gen AaBb? Chính xác đáp án: 4 loại ... GV: lưu ý cho hs “ số lượng thống kê càng lớn à càng đảm bảo độ chính xác. Hs căn cứ vào kết quả thống kê, yêu cầu nêu được: + Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau là 1A:1a. +Với trường hợp hai đồng kim loại cùng được gieo một lần hoàn toàn độc lập với nhau xác suất 1/4SS : 1/2SN: 1/4NN liên hệ tới tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong thí nghiệm của Menđen là 1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4aa. - HSTL----> HS khác nhận xét. C. Củng cố - Nêu cách gieo một đồng kim loại, hai đồng kim loại? D.Kiểm tra đánh giá - Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập, chuẩn bị , kết quả của mỗi nhóm. - Cho các nhóm viết thu hoạch theo mẫu bảng 6.1, 6.2 và chấm điểm Biểu điểm : -Thống kê đủ kết quả và hoàn thành bảng 6.1, 6.2 2 điểm - Liên hệ đúng kết quả bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử của F1 : Aa 3 điểm - Liên hệ đúng kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen của F2 3 điểm - ý thức thực hành tốt 1 điểm - Kĩ năng thực hành 1 điểm E. Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành bài thu hoạch. *Ví dụ 2: Tiết 14 :THỰC HÀNH QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ I.Mục tiêu * Kiến thức: HS nhận dạng được hình thái nhiễm sắc thể ở các kì, củng cố kiến thức về nguyên phân. * Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu. Biết cách qun sát tiêu bản hiển vi hình thái NST và kĩ năng vẽ hình. - Các kns: Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, ứng xử, giao tiếp trong nhóm, kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận được công việc được giao.Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát hình thái NST qua tiêu bản hiển vi. Kĩ năng so sánh đối chiếu khái quát hình thái NST. Kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. * Thái độ: HS tích cực học tập. II. phương tiện - GV: 2 (Kính hiển vi, tiêu bản cố định NST động vật, thực vật). ảnh NST (hành tây) ở các kì . - HS: Ôn lại bài nguyên phân. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân? B. Bài mới - GV: Nêu yêu cầu bài thực hành: + Biết nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể ở các kì . + Vẽ lại hình quan sát được. + Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. + Thực hiện đúng nội quy giờ thực hành. - GV phân chia nhóm phát dụng cụ thực hành, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí. Hoạt động 1. Quan sát tiêu bản NST và ảnh chụp của nhiễm sắc thể ở các kì của nguyên phân Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV y/c HS hoạt động theo nhóm. - GV y/c HS đọc sgk – 44. Nêu các bước tiến hành q/s tiêu bản nhiễm sắc thể? - GV chốt lại kiến thức: - Khi q/s cần lưu ý: + K/n sử dụng kính hiển vi. + Mỗi tiêu bản gồm nhiều tế bào, cần tìm tế bào có NST nhìn rõ nhất. - GV đến từng nhóm q/s tiêu bản và xác nhận kq của từng nhóm. - Gv yêu cầu các nhóm quan sát ảnh NST ở các kì của nguyên phân (Che phần chú thích) sau đó yêu cầu xác định nhận dạng hình thái NST ở các kì, cụ thể : Tế bào a đang ở kì nào? Tế bào b đang ở kì nào? Tế bào c đang ở kì nào? Tế bào d đang ở kì nào? Tế bào e đang ở kì nào? Tế bào f đang ở kì nào? - GV cần gợi ý cho hs: -Tế bào ở kì trung gian có nhân hình tròn không thấy rõ NST. - Tế bào ở kì giữa : Các NST tập trung thành 1 hàng ở giữa. - Tế bào ở kì sau: Các NST phân thành 2 nhóm đi về 2 cực của tế bào. -Tế bào ở kì cuối: NST nằm gọn trong 2 nhân mới. - HS hoạt động theo nhóm nhận kính HV, tiêu bản, ảnh NST hành tây ở các kì. - HS đọc sgk – 44. - HSTL: Đặt tiêu bản lên bàn kính quan sát ở bội giác bé chuyển sang bội giác lớn -----> Nhận dạng TB đang ở kì nào. - Các nhóm tiến hành quan sát tiêu bản. - HS trong nhóm quan sát tiêu bản và trao đổi , nhận dạng hình thái rõ nhất của NST, các thành viên lần lượt quan sát----> Vẽ hình quan sát được vào vở. - HS quan sát kĩ ảnh và xác định được tế bào đó đang ở kì nào. Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau: Tế bào Kì phân bào Hình thái NST a b c d e f - Khi nhận dạng được hình thái nhiễm sắc thể ở các kì, học sinh cần trao đổi trong nhóm và lần lượt quan sát để xác định đúng hơn. Hoạt động 2. Báo cáo kết quả - GV y/c các nhóm báo cáo kq. - GV đưa ảnh NST ở các kì của nguyên phân có chú thích, cụ thể được xác định như sau: Tế bào a đang ở kì trung gian Tế bào b đang ở kì đầu Tế bào c đang ở kì giữa Tế bào d đang ở kì sau Tế bào e đang ở kì cuối (giai đoạn đầu) Tế bào f đang ở kì cuối (giai đoạn sau khi 2 tế bào đã hình thành). - GV nhận xét kết quả của các nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả. HS: quan sát ảnh đối chiếu với kết quả của nhóm q/s ở tiêu bản trên kính hiển vi. - Hs vẽ và ghi chú thích các hình đã quan sát được vào vở. - Đại diện nhóm trình bày---> Nhóm khác nhận xét, bổ sung. C. Củng cố - Bài học hôm nay cho em biết nội dung gì? D.Kiểm tra đánh giá - GV đánh giá chung về ý thức thực hành của các nhóm. - Thu bản tường trình và đánh giá kết quả của các nhóm qua bản tường trình. Biểu điểm: - ý thức thực hành tốt : 1 điểm - Kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dới kính hiển vi : 1 điểm - Xác định đúng các kì. 4 điểm - Vẽ hình đủ, chính xác, chú thích đúng: 4 điểm E. Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành bài thu hoạch, thu dọn dụng cụ vệ sinh lớp học. - Nghiên cứu bài “ADN”. *Ví dụ 3: TIẾT 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN I.Mục tiêu * Kiến thức: - Biết cách quan sát và tháo lắp được mô hình của ADN. - Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN. * Kỹ năng: + Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo. + Rèn thao tác tháo lắp mô hình ADN. + Phát triển kĩ năng hợp tác, giao tiếp, ứng xử trong nhóm, kĩ năng thu thập, xử lí thông tin để lắp được từng đơn phân của ADN, kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. * Thái độ Giáo dục HS tích cực, tự giác học tập. II.phương tiện -GV:+ Mô hình phân tử ADN.Bóng đèn điện. + Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN ? B. Bài mới * GV giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành hôm nay. - GV chia nhóm ( trong nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí) và phát dụng cụ cho các nhóm. Nhóm trưởng nhận và kiểm tra dụng cụ của nhóm mình. - GV y/c HS thực hiện đúng nội quy giờ thực hành. * Phát triển bài Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN a, Quan sát mô hình Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: hướng dẫn học sinh quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận nhóm: - Vị trí tương đối của hai mạch nuclêôtit? - Chiều xoắn của hai mạch? - Đường kính vòng xoắn? - Chiều cao vòng xoắn? - Số cặp nuclêôtit trong chu kì xoắn? - Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp? GV: gọi hs lên trình bày trên mô hình. GV nhận xét, bổ sung nếu cần. HS: quan sát kĩ mô hình vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm à nêu được: + ADN gồm hai mạch song song, xoắn phải. + Đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp nuclêôtit/1 chu kì xoắn. + Các nuclêôtit trên hai mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X. => Đại diện nhóm trình bày trên mô hình, nhóm khác nhận xét bổ sung. b. Chiếu mô hình ADN Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV dùng nguồn sáng ( bóng đèn điện) phóng hình chiếu của mô hình ADN lên một mặt phẳng song song với trục đứng của mô hình (tường phòng học). - GV cho 1 đến 2 HS tiến hành... - GV yêu cầu HS quan sát và so sánh hình này với H 15 sgk để rút ra kết luận. - HS nghe giảng -1 đến 2 HS tiến hành... - HS qs so sánh hình này và đối chiếu với H 15 sgk, nhận xét. Hoạt động 2.Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN GV: hướng dẫn cách lắp mô hình phân tử ADN. +Lắp mạch 1: Theo chiều từ chân đế lên hay từ trên đỉnh trục xuống. Chú ý: lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí, đảm bảo khoảng cách với trục giữa. + Lặp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1. + Kiểm tra tổng thể 2 mạch. - GV phân dụng cụ cho các nhóm - Yêu cầu HS thực hành theo nhóm -GV: yêu cầu các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả quan sát, lắp mô hình. HS: ghi nhớ cách tiến hành. HS: các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể: + Chiều xoắn hai mạch. + Số cặp của mỗi chu kì xoắn. + Sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung. => Mỗi nhóm cử một đại diện lên chỉ mô hình và nêu được. - Vị trí tương đối của hai mạch - Chiều xoắn của hai mạch - Đường kính vòng xoắn - Chiều cao vòng xoắn - Số cặp nuclêôtit trong chu kì xoắn - Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp - Đại diện các nhóm nhận xét , đánh giá kết quả--- >Nhóm khác nx, bổ sung. C.Củng cố - Thu hoạch: GV y/c HS vẽ H.15 trong sgk vào vở thực hành. D.Kiểm tra đánh giá + GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành đặc biệt kiến thức và kĩ năng cơ bản, nhận xét ưu điểm, nhược điểm, khen nhóm tốt, nhắc nhở nhóm hay HS còn hạn chế khi thực hành. + GV căn cứ vào phần trình bày của hs và kết quả tháo lắp mô hình ADN để cho điểm các nhóm. * Biểu điểm : - Lắp đúng kĩ thuật : + Chiều xoắn hai mạch từ trái sang phải 1 điểm + Số cặp của mỗi chu kì xoắn.:10 cặp nuclêôtít 1điểm + Sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung.:A-T; G-X 1điểm - Phần trình bày các thành phần trên mô hình. 1 điểm - Vẽ H 15 sgk: đúng, đẹp, chú thích đầy đủ. 4 điểm - ý thức thực hành tốt : 1 điểm - Kĩ năng thực hành 1 điểm D. Hướng dẫn về nhà + Vẽ hình 15/sgk vào vở. Ví dụ 4 TIẾT 40: THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp qua tranh, ảnh và mẫu vật sống. - Qua tranh, ảnh HS phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được: + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường. + Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. 2 . Kỹ năng - Kỹ năng thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến thường biến. - Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, kĩ năng thực hành. - Các kĩ năng sống:k/n hợp tác, ứng xử giao tiếp trong nhóm, thu thập xử lí thông tin, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. 3. Thái độ - Giáo dục HS ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ thực hành. - Giáo dục HS ý thức vệ sinh lớp học sau giờ thực hành và bảo vệ môi trường. II. phương tiện GV :- Tranh ảnh sưu tầm minh hoạ thường biến. - Mẫu vật: + Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng, 1 thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước. HS: Chuẩn bị theo nhóm:Sưu tầm tranh ảnh. Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng, 1 thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước. III. Hoạt động dạy - học A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV đi đến từng nhóm kiểm tra sự chuẩn bị về sưu tầm tranh ảnh , mẫu vật của các nhóm , GV nhận xét, đánh giá cho điểm. B.Mở bài - GV nêu yêu cầu và nội dung của bài thực hành. - Phát triển bài Hoạt động I . Hướng dẫn thực hành 1. Nhận biết một số thường biến Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật : + Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. + Nêu các nhân tố tác động gây thường biến. - GV chốt đáp án. - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh và mẫu vật: Mầm khoai lang, cây rau dừa nước. - Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng báo cáo thu hoạch. - Đại diện nhóm trình bày. Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng Nhân tố tác động 1. Mầm khoai - Có ánh sáng - Trong tối - Mầm lá có màu xanh - Mầm lá có màu vàng - ánh sáng 2. Cây rau dừa nước - Trên cạn - Ven bờ - Trên mặt nước - Thân lá nhỏ - Thân lá lớn - Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao. - Độ ẩm 3. Cây mạ - Trong bóng tối - Ngoài sáng - Thân lá màu vàng nhạt. - Thân lá có màu xanh - ánh sáng 2. Phân biệt thường biến và đột biến Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ven bờ và trong ruộng, thảo luận: - Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở 2 vị trí khác nhau ở vụ thứ 1 thuộc thế hệ nào? - Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra kết luận gì? - Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển không tốt bằng cây mạ trong ruộng? - GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến. - Các nhóm quan sát tranh, thảo luận và nêu được: + 2 cây mạ thuộc thế hệ thứ 1 (biến dị trong đời cá thể) + Con của chúng giống nhau (biến dị không di truyền) + Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau. - 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. 3. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau. - Hình dạng củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào? - Rút ra nhận xét. ? Trong sản xuất nông nghiệp, muốn tăng năng suất ta cần phải làm gì ? (Chú ý bón phân hợp lí và tăng cường chọn lọc và cải tạo giống) - HS nêu đợc: + Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng). + Chăm sóc tốt " củ to. Chăm sóc không tốt " củ nhỏ (tính trạng số lượng) - Nhận xét: tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiện sống. C. Nhận xét đánh giá - GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm. - Nhắc HS thu dọn vệ sinh lớp học. - Biểu điểm đánh giá : + Ý thức trong giờ thực hành: 2đ + Chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh, mẫu vật theo yêu cầu : 2 đ + Kết quả thực hành : 6đ trong đó : - Kỹ năng thực hành trên lớp 1 đ - Hoàn thành bài thu hoạch vào vở bài tập theo mẫu Sgk 77 nêu nhận xét đúng và đầy đủ các ý sau : 1. ảnh hưởng của MT đến tính trạng số lượng và TT chất lượng : - Các tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , ít chịu ảnh hưởng của MT (1đ) - Các tính trạng chất lượng chịu ảnh hởng nhiều của MT , ít phụ thuộc vào kiểu gen( 1đ) 2. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến Thường biến (1,5 đ) Đột biến (1,5 đ) 1. Chỉ biến đổi KH , không biến đổi kiểu gen 1. Biến đổi vật chất di truyền dẫn đến biến đổi KH 2 . Không di truyền 2. Di truyền 3. Đồng loạt theo 1 hướng tương ứng với đk MT 3. Xuất hiện ngẫu nhiên trong đời sống cá thể . 4. Có lợi cho bản thân sinh vật 4. Đa số có hại cho bản thân sinh vật và gây bệnh tật cho con người D. Hướng dẫn về nhà: - Viết báo cáo thu hoạch. Tiết sau nộp vở bài tập chấm điểm thực hành. 5.Kết quả đạt được Khi áp dụng chuyên đề này tôi chọn hai lớp có lực học như nhau (9C và 9E), tôi chọn lớp 9C làm lớp đối chứng và lớp 9E để dạy thực nghiệm, trong khi dạy tôi luôn theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua các bài thu hoạch và có được những kết quả khả quan: - Khi áp dụng năm học 2012 – 2013 tôi chọn lớp 9C làm lớp đối chứng: Số HS nắm bắt kiến thức một cách hời hợt, thụ động, chủ yếu là dựa vào các bạn khác làm để chép cho có đủ bài, không hiểu bản chất vấn đề, không giải thích được hiện tượng xảy ra. Chỉ có khoảng 44% các em làm được THTN và tự viết được báo cáo thu hoạch. TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 9C 31 0 0% 3 12% 8 32% 12 48% 2 8% - Khi áp dụng năm học 2012 -2013 lớp 9E để dạy thực nghiệm: Hầu hết các em đều hứng thú học tập, chủ động tham gia THTN và giải thích kết quả. Số em viết hoàn thiện báo cáo thu hoạch và giải thích một cách tương đối sâu sắc các vấn đề xảy ra là trên 96%. Các em đều rất hồ hởi khi có giờ thực hành vì các em được độc lập nghiên cứu, tranh luận và bảo vệ vấn đề mình tranh luận. TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 9E 28 4 18% 9 42% 8 36% 1 4% 0 0% KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Tôi nghiên cứu vấn đề này có thể nói đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi, nhưng tôi rất mong muốn được bạn bè, đồng nghiệp tham khảo, đóng góp, ý kiến xây dựng để có 1 phương pháp dạy học tốt nhất, đặc biệt đối với môn sinh học và các bài TH trong chương trình sinh học. - Đề tài này của tôi gắn liền với thực tiễn công tác giảng dạy ở trường THCS. Nó góp phần khắc phục những khó khăn, yếu kém của HS trong quá trình học tập 1 tiết TH nói riêng và bộ môn sinh học nói chung. - Về mặt lí luận, đề tài này vẫn hội tụ đầy đủ nội dung, tính chất đặc thù của phương pháp dạy học sinh học ở trường THCS. Bên cạnh đó còn hàm chứa tất cả các yêu cầu và nội dung tất yếu của phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp đặc thù bộ môn sinh học là: Thực hành thí nghiệm – Trực quan và dùng lời. Þ Trên đây là những điều tôi thu được qua thực nghiệm nghiên cứu và thực tế giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình trình bày chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của BGH, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp. 2.Khuyến nghị - Quá trình thực nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả rất khả quan, đáp ứng được với rất nhiều đối tượng khác nhau.Vì vậy tôi nhận thấy sáng kiến này của tôi có tính khả thi cao. Tôi mong muốn sáng kiến của tôi được áp dụng trong khi dạy thực hành sinh học 9 của tất cả giáo viên dậy trong khối của nhà trường. - Kiến nghị với nhà trường: Cung cấp thêm đồ dùng dạy học bị hỏng như mô hình ADN, tiêu bản bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây, tranh ảnh minh hoạ thường biến, tranh ảnh về giống ngô lai, lúa lai...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_day_th.doc