Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn lịch sử ở lớp 5B trường tiểu học Lý Tự Trọng

Đổi mới phương pháp dạy học ở phân môn Lịch sử, đó là tìm cách chuyển quá trình thuyết giảng một chiều, áp đặt của người dạy trở thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Trong đó, sự trải nghiệm và nổ lực tìm kiếm kiến thức mới cho bản thân người học đóng vai trò chủ yếu chứ không chỉ đơn thuần là tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, người thầy giáo phải biết khéo léo đặt vấn đề và tổ chức cho học sinh tự tìm tòi khám phá, phát hiện, hợp tác, chia sẻ, sàng lọc ý kiến, để giải quyết vấn đề. Mỗi phương pháp dạy học không thể phù hợp cho tất cả các bài học. Phương pháp đặc trưng bộ môn thường được áp dụng là định hướng quan trọng trong tiết dạy, nhưng áp dụng nó cần sự biến hoá vận dụng theo điều kiện hỗ trợ và năng lực của thầy giáo. Sự năng động, sáng tạo thể hiện ở việc kết hợp giữa giáo viên tự nghiên cứu ý đồ sách giáo khoa và sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

Muốn dạy tốt phân môn lịch sử ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao, thầy giáo phải nắm vững nội dung và phương pháp tổ chức dạy học. Đây là một hoạt động nhận thức lịch sử, nếu giải quyết được vấn đề này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho môn Lịch sử nói chung và phân môn Lịch sử lớp 5 nói riêng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4828 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn lịch sử ở lớp 5B trường tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trò của người thầy giáo và tầm quan trọng của việc dạy- học phân môn Lịch sử trong trường Tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn học này.
2. Những thuận lợi và hạn chế của lớp nghiên cứu
a) Thuận lợi
+ Có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của tổ chuyên môn, nhà trường.
+ Được sự động viên, hỗ trợ đắc lực của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên phụ trách trong khối lớp.
+ Có tài liệu tham khảo trong thư viện trường.
b) Hạn chế
+ Qua nghiên cứu khảo sát học sinh trong lớp, tôi nhận thấy phần lớn các em nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ.
+ Nhiều học sinh trả lời không hứng thú học phân môn Lịch sử vì bài học dài, nhớ lẫn lộn các sự kiện, thời gian, nhân vật lịch sử.
+ Học sinh chưa nhận thức đúng mục tiêu của môn học, chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, chưa tích cực tư duy, suy nghĩ tìm câu trả lời đúng yêu cầu. Tinh thần hợp tác học tập chưa cao, nhiều em chưa tự tin, học thụ động.
+ Vốn trải nghiệm, tri thức lịch sử của học sinh hạn chế.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp qua việc làm bài tập để hiểu và nhớ thời gian, sự kiện và nhân vật lịch sử.
Ví dụ 1: Khi dạy phần ôn tập giai đoạn từ 1858 đến 1945, giúp các em nhớ lại kiến thức đã học về các sự kiện, nhân vật lịch sử, tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Các nhóm nhận phiếu bài tập.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận để nối thời gian ở cột A với sự kiện hoặc nhân vật lịch sử ở cột B. 
- Bước 3: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét.
- Bước 4: Nhận xét, tuyên dương.
Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Hoàn thiện phiếu học tập.
Nối thời gian ở cột A với tên một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng: 
THỜI GIAN (A)
SỰ KIỆN (B)
a. 1- 9-1858
1. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
b. 1905
2. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
c. 5- 6-1911
3. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
d. 3- 2-1930
4. Pháp xâm lược nước ta
e. 19- 8-1945
5. Cách mạng tháng Tám thành công
g. 2- 9-1945
6. Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng
Theo em, trong các sự kiện nêu trên, sự kiện nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Đây là loại câu hỏi mà đòi hỏi học sinh phải tương tác lẫn nhau, suy nghĩ nhiều, có ý kiến sáng suốt, năng động. Có nhóm sẽ cho rằng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hoặc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, hoặc Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, hoặc Cách mạng tháng Tám thành công, Có như vậy các em bàn cãi với nhau đưa ra lí lẻ để bảo vệ ý kiến của nhóm mình. Sau đó thầy giáo là người kết luận cuối cùng và tuyên dương các nhóm có ý đúng.
Hoàn thiện phiếu học tập.
Nối các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với các thông tin ở cột B về các quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (Năm 1976)
 Cột A
 Cột B
Tên nước
1. Thành phố Hồ Chí Minh
b. Thành phố Sài Gòn- Gia Định
2. Lá cờ đỏ sao vàng
c. Tiến quân ca
3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
d. Quốc kì
4. Hà Nội
e. Thủ đô
5. Quốc ca
Ví dụ 2: Tôi thường cho các em củng cố lại kiến thức lịch sử thông qua các phiếu bài tập cá nhân để các em thực hiện. Chính vì vậy mà đã hình thành được kĩ năng học tập cá nhân. Mỗi em có một sổ tay tư liệu lịch sử, khi học xong bài học trên lớp, về nhà tự nguyện ghi vào các nhân vật, sự kiện của bài học đó nên giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu.. 
Ví dụ: Một số phiếu bài tập cho từng giai đoạn lịch sử. (Ở phần phụ lục 1)
2. Phát huy tích cực của học sinh thông qua các hình thức học tập
a) Phát huy tính trải nghiệm của học sinh
Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn.
Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra theo dòng thời gian. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực, tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Điều quan trọng đối với học sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc sống của các em. Liên hệ tới việc làm này các em sẽ kể ra tên các vị anh hùng dân tộc được tôn vinh ghi danh trên những con đường, tên những trường học, liên đội, chi đội mang tên và các em sẽ nghĩ ngay đến công lao của vị anh hùng đó,...hiểu được vì sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn. 
	Ví dụ : Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được: Đó là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào? Các em cần tỏ thái độ như thế nào? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi trước?
 	Ví dụ : Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh : Kỉ niệm ngày mà Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/ 1945). Qua cuộc sống trải nghiệm các em có nghe đâu đó những câu thơ hay, những câu chuyện kể về các anh hùng, danh nhân kiệt xuất về ngày này hoặc giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:
 “Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
 Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
 Muôn triệu tim chờ...chim cũng nín
 Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
 Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh ! ... ” ( Tố Hữu)
	Hay ngày nghỉ lễ 30 tháng 4 hàng năm, (ngày này của 40 năm về trước 30/4/1975-30/4/2015), ngày 30/4/ 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân...
	Ví dụ: Khi các em học bài Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, qua liên hệ thực tế, các em trải nghiệm nhiều nguồn thông tin để biết thêm một số nhà máy thủy điện ở nước ta ở phiếu bài tập.
 PHIẾU BÀI TẬP
 Em tìm hiểu qua các nguồn thông tin và hoàn thành vào bảng sau:
Thứ tự
Nhà máy thủy điện
Địa điểm xây dựng
1
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Xây dựng ở sông Đà, tỉnh Hòa Bình
2
Xây dựng ở sông Đà, tỉnh Sơn La
3
Xây dựng ở sông Sê San, tỉnh Gia Lai
4
Nhà máy thủy điện Trị An
5
Ở sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
Từ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử ở bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích cực hóa, tự học tập tăng cường kiến thức về lịch sử trong học tập, làm sao cho xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói : “Dân ta phải biết sử ta”.
 b) Tổ chức các loại hình trò chơi học tập
 b1) Trò chơi giải mật mã 
	 Với trò chơi này tôi sử dụng để củng cố sau tiết học hoặc cũng có thể sử dụng trong các tiết ôn tập. Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước để làm từ “mật mã”.
Ví dụ: Bài: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 
Để củng cố lại bài học tôi tổ chức học sinh tham gia trò chơi “giải mật mã” như sau:
a/ Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện đó có liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử được coi là “mật mã” . 
 	- Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
 	- Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện, học sinh sẽ có căn cứ để xác định các dữ kiện đó liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.
 b/ Cách chơi
 Khi củng cố bài học, giáo viên đưa ra một bông hoa bằng giấy có 4 cánh, mỗi cánh hoa là mỗi dữ kiện, nhụy hoa là một “mật mã” 
 GV nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa:
 - Cánh hoa 1: Ngày 5/6/1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? 
 - Cánh hoa 2: Cách mạng tháng Tám thành công vào thời gian nào?
 - Cánh hoa 3: Ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
 - Cánh hoa 4: “ Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được,...quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...” là đoạn trích trong tác phẩm nào?
 + Cho học sinh lựa chọn cánh hoa để trả lời.
 + Khi đã tìm được tất cả câu trả lời ở các cánh hoa, giáo viên cho học sinh tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện đó để giải mật mã ở nhụy hoa.
 Đáp án: 
 - Cánh hoa 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
 - Cánh hoa 2: 19/8/1945.
 - Cánh hoa 3: 2/9/1945.
 - Cánh hoa 4: Bản Tuyên ngôn Độc lập.
 - Nhụy hoa: Mật mã: “ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”
b2) Trò chơi giải ô chữ bí mật
Sau một bài học, ôn tập một thời kì, một giai đoạn lịch sử, tôi hệ thống hóa cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để củng cố kiến thức.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)” Tôi cho HS chơi trò chơi ô chữ như sau:
a/ Chuẩn bị mỗi nhóm một phiếu để các em thảo luận và điền vào cho đúng theo dữ kiện đã cho.
Ô chữ gồm 8 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc
1
2
3
4
5
6
7
8
*Dựa vào các gợi ý sau để tìm các ô chữ hàng ngang:
1. Để đẩy lùi giặc đói Bác Hồ tổ chức ngày .? ( 11 chữ cái)
Để đẩy lùi giặc dốt Bác Hồ tổ chức lớp học .. ? ( 12 chữ cái)
Nhân dân Phú Thọ làm gì để chống quân Pháp nhảy dù? (8 chữ cái)
Thu – Đông 1947, Việt Bắc trở thành: “......giặc Pháp” (6 chữ cái)
Ngày 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm này? (7chữ cái)
Tên người anh hùng “Chặt cánh tay làm nhiệm vụ”? (8 chữ cái)
Ngày 01/05/1954, ta mở.... tấn công lần thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (3 chữ cái)
8. Tên người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai? (12chữ cái)
b/ Cách chơi: Sau khi các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập, nhóm này đặt câu hỏi, nhóm kia trả lời, khi trả lời xong nếu đúng thì đặt câu hỏi tiếp theo cho nhóm khác trả lời. Nếu nhóm nào chưa đến lượt mà xung phong trả lời câu hàng dọc sẽ được điểm gấp đôi, nếu thua thì nhóm đó phải dừng cuộc chơi tại đây. Tổng kết điểm, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Đáp án
1
N
G
À
Y
Đ
Ồ
N
G
T
Â
M
2
B
Ì
N
H
D
Â
N
H
Ọ
C
V
Ụ
3
C
Ắ
M
C
H
Ô
N
G
4
M
Ồ
C
H
Ô
N
5
Đ
Ô
N
G
K
H
Ê
6
L
A
V
Ă
N
C
Ầ
U
7
Đ
Ợ
T
8
P
H
A
N
Đ
Ì
N
H
G
I
Ó
T
Tất cả các chữ cái cột dọc ghép lại thành từ “ Thắng lợi”.
Ví dụ 2: Trò chơi ô chữ
1. Tên nhân vật muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp? ( 11 chữ cái )
2. Tên gọi của phong trào do Phan Bội Châu khởi xướng (6 chữ cái)
3. Tên của phong trào có các cuộc khởi nghĩa như: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê,  ( 8 chữ cái)
4. Quê hương của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu ( 6 chữ cái)
5. Cách mạng tháng Tám thắng lợi tại đây vào 19/8/1945(5 chữ cái)
6. Ông vua nào gắn liền tên tuổi với Tôn Thất Thuyết ( 7 chữ cái)
8. Tên Bác Hồ khi làm đầu bếp trên tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. ( 5 chữ cái)
9. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng này. (7 chữ cái)
1
P
H
A
N
B
Ộ
I
C
H
Â
U
2
Đ
Ô
N
G
D
U
3
C
Â
N
V
Ư
Ơ
N
G
4
N
G
H
Ệ
A
N
5
H
À
N
Ộ
I
6
H
À
M
N
G
H
I
7
S
À
I
G
Ò
N
8
V
Ă
N
B
A
9
N
H
À
R
Ồ
N
G
Ví dụ 3: Trò chơi ô chữ
1. Nơi xảy ra một vụ giết hại hàng loạt dân thường vô tội của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Quảng Nam. ( 7 chữ cái)
2. Một trong những chính sách tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm giết hại đồng bào yêu nước và chiến sĩ cách mạng. ( 6 chữ cái)
3. Tên chiếc cầu bắc qua con sông là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc. ( 9 chữ cái)
4. Công việc được qui định trong Hiệp định Giơ-ne-vơ tiến hành vào tháng 7-1956. 9 11 chữ cái)
5. Hình thức đấu tranh quyết liệt của đồng bào Bến Tre và miền Nam cuối năm 1959- đầu năm 1960 nhằm giành chính quyền từ tay địch. (9 chữ cái)
6. Tên con sông theo Hiệp định Giơ-ne-vơ là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc. ( 6 chữ cái)
7. Tên một trại giam (nay thuộc tỉnh Bình Dương, nơi Mĩ- Diệm tiến hành đầu độc và giết hại hơn 1000 tù nhân (6 chữ cái)
8. Tên Hiệp định được kí ngày 21-7-1954, buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (7 chữ cái)
1
C
H
Ơ
Đ
Ư
Ơ
C
2
T
Ô
C
Ô
N
G
3
H
I
Ê
N
L
Ư
Ơ
N
G
4
T
Ô
N
G
T
U
Y
Ê
N
C
Ư
5
K
H
Ơ
I
N
G
H
I
A
6
B
Ế
N
H
Ả
I
7
P
H
U
L
Ơ
I
8
G
I
Ơ
N
E
V
Ơ
Đây là phương pháp học mà chơi, chơi mà học có hiệu quả giáo dục cao. Học sinh phải tận dụng hết vốn kiến thức của mình để có thể trả lời đúng câu hỏi. Khuyến khích được tất cả các học sinh trong lớp được tham gia, tạo không khi sôi nổi, vui tươi, hào hứng cho các em.
	b3) Dạng bài tập về trục thời gian
	Dạng bài tập này nhằm củng cố cho học sinh nhớ lại một trục thời gian dài và liên tục từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược và đô hộ cho đến nước nhà được hoàn toàn thống nhất. Các em nhớ được các mốc lịch sử trọng đại của từng giai đoạn như năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta; năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; năm 1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; năm 1954 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu đi đến lễ kí Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954; tháng 12 năm 1972 diễn ra 12 ngày đêm quân ta đối đầu với B52 của đế quốc Mĩ trên bầu trời Hà Nội. Mĩ thất bại nặng nề đi đến lễ kí Hiệp định Pa-ri vào 27-1-1973; rồi đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào 30-4-1975 non sông thu về một mối. Lịch sử Việt Nam trải qua biết bao nhiêu chiến công hiển hách rất đáng tự hào.
	Cách vận dụng loại bài tập này tùy thuộc vào trình độ học sinh, thầy cô có thể cho học sinh làm bài cá nhân hoặc nhóm đôi, sau đó trao đổi để kiểm tra lẫn nhau. 
	Để mở rộng phạm vi ôn tập lịch sử Việt Nam từ khi mở đầu dựng nước Văn Lang đến năm 1858 ( Chương trình lịch sử 4) chúng ta cũng phát triển dạng bài tập này để học sinh hình dung về chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.
	Ví dụ một số dạng bài tập về hoàn thành trục thời gian gồm những sự kiện lịch sử Việt Nam thuộc thế kỉ 19 và thế kỉ 20, em hãy điền vào chỗ trống.
( Ở phần phụ lục 2)
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với các giải pháp trên đưa vào vận dụng trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5. Trong suốt quá trình học tập từ đầu năm học đến nay, qua kết quả theo dõi chất lượng giáo dục ở các tháng được nâng lên rõ rệt, kết quả bài kiểm tra cuối kì I có 100% học sinh sinh đạt điểm cao ở phân môn Lịch sử. Học sinh yêu thích môn học, tự tin. Các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu, có tinh thần học tập tốt. Các em tích cực tham gia học tập và phát biểu xây dựng bài. Biểu hiện tinh thần dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự hào truyền thồng quê hương đất nước, tiếp bước cha anh. Đó cũng là nền tảng để các em bước vào bậc học của các lớp trên. 
Đạt được kết quả trên nhờ có sự cố gắng của học sinh, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, nhà trường xây dựng và góp ý, tôi đã hoàn thành sáng kiến của mình, vận dụng vào trong dạy và học chất lượng nâng lên một cách đáng kể. 
VII. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ như đã được đúc kết và trình bày ở trên đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng học tập phân môn Lịch sử 5 cho học sinh. So với đầu năm kĩ năng nhận thức học tập của học sinh được nâng lên, chất lượng học sinh hoàn thành chương trình học phân môn môn Lịch sử đã được nâng cao một cách bền vững. Các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi tham gia môn học. 
Mong rằng những đóng góp về đề tài này nhằm gây hứng thú, học tập tích cực ở phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số biện pháp dạy học sẽ góp chút sức lực nhỏ vào việc giúp học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng học tập môn Lịch Sử tốt hơn, để thế hệ trẻ Việt Nam có hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử nước nhà.
 	2. Bài học kinh nghiệm
 	Qua việc dạy học bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau: 
- Giáo viên phải nắm toàn bộ chương trình phân môn Lịch sử ở Tiểu học. Nắm vững kiến thức lịch sử và chuẩn kiến thức kĩ năng, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài giảng. Biết liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức học sinh đã trải nghiệm dẫn đến khai thác kiến thức mới một cách khoa học, hấp dẫn. Biết tổ chức các hình thức học gắn với cách vận dụng thực hành. Giúp học sinh mô tả, trình bày hoặc kể lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chính xác. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ sâu sắc những sự kiện lịch sử, từ đó khi nhắc tới những mốc thời gian, sự kiện là các em hình dung và tái hiện được ngay.
- Giáo viên cần gần gũi với học sinh, linh hoạt trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, giúp các em biết tự giác tìm tòi, khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp, sửa chữa chỗ sai của mình. Giáo dục các em biết yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời áp dụng rộng rãi trong việc dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học.
VIII. KIẾN NGHỊ 
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, giáo viên tận dụng những phương tiện dạy học sẵn có trong nhà trường để tổ chức các hoạt động cho học sinh. Mặt khác, học sinh sử dụng phiếu học tập khi thảo luận nhóm hoặc hình thức học tập cá nhân, giáo viên phải đầu tư thời gian soạn phiếu học tập hoặc trò chơi học tập cho mỗi tiết học, rồi photo nội dung phiếu học tập đủ cho nhóm hoặc cá nhân học sinh. Điều này cần phải có kinh phí cho bản thân giáo viên. Vì vậy, tôi có những đề xuất với các cấp như sau:
- Nhà trường hỗ trợ kinh phí để cho giáo viên thực hiện tốt việc dạy học môn Lịch sử bằng phiếu học tập.
- Giáo viên trao đổi với Ban đại diện hội cha mẹ của lớp để tạo được sự ủng hộ của phụ huynh về việc phối hợp với giáo viên photo phiếu học tập cho các em học tập tốt, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5. 
 ›&š
 IX. PHỤ LỤC Phụ lục 1
 PHIẾU BÀI TẬP 1
 Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
Thời gian
Sự kiện
1-9-1858
5-6-1911
3-2-1930
12-9-1930
19-8-1945
2-9-1945
 PHIẾU BÀI TẬP 2
 Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)
Thời gian
Sự kiện
Thu–đông 1947
Thu–đông 1950
2-1951
1-5-1952
7-5-1954
21-7-1954
 PHIẾU BÀI TẬP 3
 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền nam (1954-1975)
Thời gian
Sự kiện
17-1-1960
Tết Mậu Thân 1968
Từ 18 đến 
30-12-1972
27-1-1973
30-4-1975
 BÀI TẬP 1: TRỤC THỜI GIAN Phụ lục 2
 Hoàn chỉnh các ô trống còn lại cho đú
1940
1945
1950
1954
1972
1975
1976
Chiến dịch Việt Bắc
Thu- Đông
Sấm sét
đêm giao thừa
Ngày 19-5 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn
 BÀI TẬP 2: TRỤC THỜI GIAN
 Hoàn chỉnh các ô trống còn lại cho đúng
Phong trào Cần Vương
Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước với Pháp
1850
1858
1905
1911
1930
1954
1945
1973
1975
1980
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam lưu hành 12/2010 ( Tác giả: Nguyễn Anh Dũng chủ biên )
Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí 5 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam (Vụ Giáo dục Tiểu học- Dự án mô hình trường TH mới Việt Nam)
 XI. MỤC LỤC
TT
 Nội dung
Trang
I
Tên đề tài
1
II
Đặt vấn đề
1
III
Cơ sở lí luận
2
IV
Cơ sở thực tiễn
2
1
Thực trạng chung
2
2
Những thuận lợi và khó khăn
3
V
Nội dung nghiên cứu
3
1
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
3
2
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua các hình thức học tập
5
 a
Phát huy tính trải nghiệm của học sinh
5
 b
Tổ chức các loại hình trò chơi học tập
6
b1
Trò chơi giải mật mã
6
b2
Trò chơi giải ô chữ bí mật
7
b3
Dạng bài tập về trục thời gian
9
VI
Kết quả nghiên cứu
10
VII
Kết luận
10
1
Kết luận chung
10
2
Bài học kinh nghiệm
10
VIII
Kiến nghị
11
IX
Phụ lục
12
X
Tài liệu tham khảo
15
XI
Mục lục
16

File đính kèm:

  • docSang_kien_lich_su_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan