Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài nói và nghe cho học sinh Lớp 6A Trường THCS Bồng Lai

Thực trạng của vấn đề

a. Thuận lợi.

- Thứ nhất: Chương trình mới của sách giáo khoa hiện nay đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu loại văn bản. Trong chương trình Sách giáo khoa, mỗi bài học phần nói và nghe đều được tách riêng ra thành một bộ phận không thể thiếu sau mỗi bài học (Cấu trúc Sách giáo khoa bao gồm các phần: Đọc hiểu văn bản (Đọc văn bản, thực hành Tiếng Việt), viết, nói và nghe). Thời lượng dành cho các tiết nói và nghe thường là từ 1-2 tiết, nhưng có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo đối tượng học sinh. Nguyễn Mến – Bắc Ninh

- Thứ hai: Việc tổ chức các tiết nói và nghe đã được hỗ trợ rất nhiều bởi công nghệ thông tin, bởi các trang Web hướng dẫn học sinh (Các em có thể xem hướng dẫn, có thể tự luyện nói ở nhà và quay video lại để nhận thấy những ưu điểm và hạn chế của mình).

- Thứ ba: Các tiết nói và nghe khiến học sinh được thực hành giao tiếp, lắng nghe và phản hồi, được thể hiện cá tính, phong cách, ngôn ngữ, giọng điệu, của riêng mình nên các em rất hào hứng tham gia học tập.

b. Khó khăn.

- Thứ nhất: Về phía giáo viên, trong quá trình giảng dạy các tiết nói và nghe giáo viên còn lúng túng trong khâu soạn, giảng và xây dựng quy trình lên lớp với tiết học này, phương pháp và cách thức dạy dạng bài này chưa khích lệ thu hút được học sinh. Nguyễn Mến – Bắc Ninh

 Nguyễn Mến – Bắc Ninh

- Thứ hai: Về phía học sinh, các em học sinh lớp 6 còn khá nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn trước đám đông, chưa tự tin thể hiện mình trước tập thể. Tâm lý sợ sai, e ngại đã khiến các tiết nói và nghe trở nên trầm hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị bài tại nhà chưa tốt, các em chưa có khả năng kết nối nội dung với nhau nên còn khó khăn. Kĩ năng nói của học sinh chưa được rèn luyện nhiều nên các em không biết cách nói dẫn đến thực trạng là các em nói như đọc. Vì vậy, hiệu quả các tiết nói và nghe còn chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình nói và nghe.

 

docx19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài nói và nghe cho học sinh Lớp 6A Trường THCS Bồng Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1.Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 4
2.Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 6
3. Thực nghiệm sư phạm 6
a. Mô tả cách thức thực hiện 6
a.1. Biện pháp 1. Chú trọng việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở 6
nhà. 
a.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin 10
và sử dụng phương tiện trực quan vào trong bài nói để thu hút người 
nghe. 
a.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình 11
bày trước lớp. 
a.4. Biện pháp 4. Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa. 11
b. Kết quả đạt được 13
c. Điều chỉnh bổ sung 14
4. Kết luận 14
5. Kiến nghị và đề xuất: 14
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 17
PHẦN V: CAM KẾT 18
 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Định hướng đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đó là: Dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học với mục tiêu cơ 
bản đó là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh, bồi dưỡng 
phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến 
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trên cơ sở những định 
hướng đó, các nhà xuất bản đã nghiên cứu xây dựng Sách giáo khoa phù hợp.
 Dự thảo về việc xây dựng chương trình các bộ môn đã được công bố vào đầu 
năm 2018. Và tới năm học 2021-2022, tất cả học sinh đầu cấp THCS chính thức 
sử dụng chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018. Chương trình Sách 
giáo khoa mới xuất phát dựa trên năng lực, phẩm chất người học với những mạch 
kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và Tiếng Việt. Bên cạnh đó, 
chương trình Ngữ văn mới đã lấy kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm 
trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo 
định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả 
các cấp học.
 Trong 4 kĩ năng cơ bản đọc, viết, nói và nghe thì kĩ năng nói và nghe là một 
trong những điểm sáng, điểm mới trong chương trình. Tuy nhiên, thực tế giảng 
dạy các tiết nói và nghe này (trước đây còn gọi là tiết luyện nói) còn nhiều tồn tại, 
hạn chế cần khắc phục như: Kĩ năng nói và khả năng lắng nghe, phản hồi của học 
sinh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá trình tham gia 
giảng dạy cho học sinh, tôi rất chú trọng tới các tiết học này. Sử dụng kinh nghiệm 
giảng dạy trong các tiết luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết 
nói và nghe của chương trình mới hiện nay, tôi đã tổ chức được một số tiết học 
nói và nghe thực sự có hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp 
“ Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài nói và nghe cho học sinh lớp 6A 
Trường THCS Bồng Lai ”.
 3 còn khó khăn. Kĩ năng nói của học sinh chưa được rèn luyện nhiều nên các em 
không biết cách nói dẫn đến thực trạng là các em nói như đọc. Vì vậy, hiệu quả 
các tiết nói và nghe còn chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của học sinh trong quá trình nói và nghe.
c. Kết quả khảo sát thực trạng học sinh. 
 Đầu năm học 2021-2022 tôi tiến hành khảo sát thực trạng về kĩ năng nói và nghe 
cho học sinh cho kết quả như sau: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát kĩ năng nói tại lớp 6A đầu năm học 2021-2022 
 Trình bày Trình bày Trình 
 Trình bày 
 tốt ở mức TB bày chưa 
 ở mức khá
 đạt
 Sĩ (7->8đ) Không khí lớp 
 Lớp (9->10đ) (5->6đ) (0->4,5đ)
 số học
 TS % TS % TS % TS %
 Trầm, không 
 6A 42 3 7,1 12 28,6 22 52,4 5 11,9
 sôi nổi
1.2 . Tính cấp thiết.
 Dựa vào kết quả trên, việc củng cố kiến thức đưa ra một số biện pháp giúp 
học sinh có hứng thú với các tiết nói và nghe là một nhiệm vụ cấp bách và cần 
thiết phải thực hiện của từng giáo viên. Làm sao để các em không chán, không 
ngại khi vào giờ học, làm sao để các em có hứng thú và tự tin thuyết trình trước 
lớp hơn.
 Thực tế hiện nay học sinh chưa chú trọng vào các kĩ năng giao tiếp, các em 
bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ trên mạng xã hội.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất hiểu và thông cảm trước những 
khó khăn của các em. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên tìm tòi 
phương pháp thích hợp để giúp các em thích học, hứng thú hơn với bộ môn. Với 
mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học tiết nói và nghe và qua thực tế tôi đã 
tìm tòi, áp dụng đem lại thành công vì thế tôi đã đưa ra “ Biện pháp nâng cao chất 
lượng dạy học bài nói và nghe cho học sinh lớp 6A Trường THCS Bồng Lai”.
 5 3. Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời 
 gian nào, ở đâu?
 4. Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào?
 5. Cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ khi chứng 
 kiến sự việc đó.
 6. Bài học rút ra từ trải nghiệm?
 Ngoài ra, tôi còn sử dụng phiếu học tập hướng dẫn học sinh lập dàn ý với 
từng dạng bài. N
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 Đề bài: Kể về một trải nghiệm của em
 BƯỚC LẬP DÀN Ý CHI TIẾT 
 Yêu cầu Nội dung chuẩn bị
 A. Phần mở đầu
 - Lời chào hỏi (Chào hỏi mọi người, 
 giới thiệu bản thân) 
 - Giới thiệu về trải nghiệm mà mình 
 định kể.
 B. Phần nội dung chính của bài nói.
 - Thời gian, địa điểm diễn ra trải 
 nghiệm 
 - Cảm xúc, tâm trạng của em trước khi 
 tham gia trải nghiệm. 
 - Lý do xuất hiện trải nghiệm? 
 - Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào? 
 - Cảm xúc, tâm trạng của em và mọi 
 người trong trải nghiệm đó ra sao? 
 C. Kết thúc sự việc.
 - Suy nghĩ của em về trải nghiệm. 
 7 Hình 3.1: Phiếu học tập số 1 và phiếu học tập số 2 của học sinh
* Cách 2. Giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà lập ý, lập dàn ý thông qua sơ 
đồ tư duy.
 Phần giao nhiệm vụ chuẩn bị theo nhóm được thực hiện với những vấn đề có 
thể cần sự thống nhất, tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm. 
- Mục đích: Giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Các 
thành viên trong nhóm đều tham gia chia sẻ hiểu biết của mình, cùng nhau xây 
dựng bài phát huy tinh thần đoàn kết của tập thể lớp.
- Giải pháp thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội 
dung dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe.
+ Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy ra giấy 
A0. Dưới đây là sơ đồ tư duy mà các em đã thực hiện trong việc tìm hiểu yêu cầu, 
cách tìm ý và dàn ý cho đề bài “Kể lại một trải nghiệm của em”.
 9 + Hướng dẫn học sinh cách sử dụng âm nhạc phù hợp với bài nói mà mình lựa 
chọn để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói (nên lựa chọn âm thanh ở mức vừa 
phải, nhạc điệu lựa chọn cần phù hợp với chủ đề trong bài nói).
+ Sử dụng phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ dùng để thu hút người nghe. 
 Ví dụ: Khi kể về trải nghiệm của em một số em đã lựa chon kể về trải nghiệm 
cùng với gia đình khi đi du lịch hoặc được về quê. Các em đã sử dụng những bức 
tranh do chính mình vẽ để giới thiệu với các bạn trong lớp.
 Hình 3.3: Một số bức tranh do học 
sinh vẽ sử dụng trong tiết nói nghe
a.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh 
cách tập luyện trước khi trình bày trước 
lớp.
- Mục đích: Giúp các em tự tin, mạnh dạn 
hơn khi trình bày trước lớp. Đặc biệt, với 
việc tự tập luyện sẽ giúp các em rèn kĩ 
năng tự học, phát huy tính tích cực, tự giác 
của học sinh.
- Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS các cách tập luyện:
 11 2. Người nói trình bày chi tiết nội dung 
 bài nói.
 3. Nội dung bài nói được sắp xếp theo 
 trình tự logic
 4. Người kể thể hiện cảm xúc, giọng 
 kể, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ phù hợp 
 với nội dung được kể.
 5. Thái độ cầu thị với những ý kiến 
 đóng góp của người nghe
 Bảng 3: Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe. 
 Nội dung kiểm tra Tốt Khá TB Chưa 
 đạt
 1. Nắm và hiểu được nội dung chính 
 của bài nói 
 2. Đưa ra được những nhận xét được 
 về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong bài 
 nói của bạn hay điểm hạn chế của bạn.
 3. Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, 
 động viên khi nghe bạn kể chuyện
+ GV cho HS tự nói nghe theo cặp.
+ Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói và nghe của bản thân và của bạn. Từ 
đó, học sinh chỉnh sửa bài nói và kĩ năng lắng nghe của mình.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà quay video bài nói “Kể lại một trải nghiệm 
của em” và gửi lại cho GV.
b. Kết quả đạt được.
Bảng 4: Bảng kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 6A 
sau những tuần đầu tiên áp dụng.
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.docx
  • pptxPP_giai_phap_thi_GVG-_VaN_-_MeN_4c3235706d.pptx
Sáng Kiến Liên Quan