Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ thông qua việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 6

 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Trong định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực. Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học. Học tốt môn Ngữ văn, sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp trong đời sống gia đình và bạn bè, biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt. Trong phân môn Ngữ văn, năng lực giao tiếp tiếng Việt là rất quan trọng. Để phỏt triển năng lực giao tiếp ngụn ngữ cho học sinh tụi nhận thấy việc rốn kĩ năng dựng từ cho học sinh là rất cần thiết trong việc dạy tiếng Việt ở cỏc nhà tr­ờng, nú luụn đũi hỏi đ­ợc giải quyết hàng giờ, hàng ngày và mói mói. Vỡ sao vậy? Bởi từ chớnh là yếu tố để tạo nờn cõu. Lỗi về cõu phần lớn bắt đầu từ việc sử dụng khụng đỳng từ ngữ (tất nhiờn cũn phải cú thờm một số kiến thức khỏc nữa của việc kết hợp từ ngữ). ù tin. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, học sinh được hiểu về các qui tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Học sinh sẽ từng bước làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Để phát triển năng lực giao tiếp ngụn ngữ cho học sinh tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh là rất cần thiết trong việc dạy tiếng Việt ở cỏc nhà tr­ờng, nó luôn đòi hỏi đ­ợc giải quyết hàng giờ, hàng ngày và mãi mãi. Vì sao vậy? Bởi từ chính là yếu tố để tạo nên câu. Lỗi về câu phần lớn bắt đầu từ việc sử dụng không đúng từ ngữ (tất nhiên còn phải có thêm một số kiến thức khác nữa của việc kết hợp từ ngữ).

docx25 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ thông qua việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng từ lặp (về nghĩa) “lòng” và “chiều ngang”, mà từ dùng còn mâu thuẫn với nhau nữa. 
Khó có thể hình dung một con sông “rất rộng” với “năm mét chiều ngang” thì sẽ như thế nào.
Ví dụ 5: Thoang thoảng đâu đây mùi hương lúa chín đang đập vào mũi em.
Một mùi hương “thoang thoảng” nhẹ bay mà lại tạo được động tác “đập” mạnh thế kia ư?
Ví dụ 6: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
Nguyên nhân của việc dùng từ thừa, từ lặp hoặc các từ mâu thuẫn với nhau là do người sử dụng ngôn ngữ có vốn từ nghèo nàn nên khó tìm được từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc đại từ thay thế cho từ đã dùng. Cũng có khi nó là kết quả của sự cẩu thả khi dùng từ. Và nữa, không loại trừ sự sơ suất.
Loại lỗi này rất dễ nhận biết và sửa chữa cũng không mấy khó khăn. Ta chỉ việc bỏ yếu tố ngôn ngữ thừa trùng lặp đi sau khi đã phát hiện ra. Đối với những từ mâu thuẫn nhau, ta giữ lại từ phù hợp với điều đang đề cập, và sửa chữa từ còn lại cho khỏi mâu thuẫn với từ ta giữ lại. Khi sửa chữa từ, có thể thay đổi câu văn nếu cần.
Một số ví dụ trên được chữa như sau (tôi xin được không trình bày hết những ví dụ đã được chữa, mà chỉ trình bày một số):
Ví dụ 2: Tế Hanh là một nhà thơ lớn của Việt Nam (bỏ một từ “nhà thơ” đi)
Ví dụ 4: Lòng sông rất rộng. Đứa khoẻ nhất trong bọn tôi ném đá cũng không tới được bờ bên kia.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý ở đây là: các em phải phân biệt được để tránh nhầm lẫn loại lỗi lặp từ với phép lặp để liên kết câu, trong văn chương còn gọi đó là phép tu từ điệp ngữ: Lỗi lặp làm giảm giá trị lời nói và hiệu quả giao tiếp như đã phân tích, còn phép lặp lại tạo sự liên kết giữa các câu hoặc tạo thêm sắc thái ý nghĩa nào đó.
Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta.
 Núi rừng đây là của chúng ta.
	(Nguyễn Đình Thi)
Những từ (gạch chân) lặp lại ở đây có giá trị nhấn mạnh, khẳng định rõ rệt một niềm tự hào phơi phới.
b. Dùng từ không đúng âm, không đúng nghĩa.
b.1. Dùng từ không đúng âm (lẫn lộn các từ gần âm)
	Tức là dùng từ không đúng với vỏ âm thanh của nó. Nói cách khác, âm thanh của từ bị dùng sai đi và việc làm này dẫn dến hậu quả là : từ biến thành từ khác làm người nghe hiểu sai, hoặc chẳng thành từ có nghĩa nào làm người nghe không hiểu nổi. Lớp từ hay bị dùng sai âm thanh nhiều nhất là những từ Hán Việt.
	- Vớ dụ 1: Nguy cập; suy tàn, yêu điểm
	- Vớ dụ 2: Khi tác giả Tế Hanh đi tập kích ở miền Bắc .
	- Vớ dụ 3: “..sự tàn gốc do chiến tranh
	- Vớ dụ 4: Văn học dân gian là kho sách giáo vấn bề thế
	- Vớ dụ 5 : Vì no nên Bác Hồ không ngủ được và ngắm cảnh đêm khuya.
 - Vớ dụ 6: Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
	Trong các ví dụ trên, chúng ta thấy rõ hàng loạt những từ bị dùng sai vỏ âm thanh (gạch chân). Vì thế mà ý nghĩa của chúng sai hẳn với điều cần nói, như các từ “tập kích”, “no”. Các từ còn lại thì chẳng thành nghĩa gì hết. Đối với tiểu loại lỗi này, có mấy lời khuyên như sau:
	- Phải viết đúng chính tả, không nên tuỳ tiện khi viết “lo” mà tuỳ tiện viết thành “no” thì còn gì ý thơ, còn gì hình ảnh Bác mà phân tích cho tốn giấy mực.
	- Không vội viết bất cứ từ nào mình chưa rõ. Chỉ dùng khi đã tra từ điển hoặc hỏi người có trình độ.
	- Không nên chủ quan khi dùng từ mà phải suy nghĩ cho sâu sắc.
	- Một số từ dùng sai trên được sử dụng như sau:
	- Vớ dụ 1: Nguy cấp (hay nguy cập), suy tàn, ưu điểm
	- Vớ dụ 2: .. tập kết .
	- Vớ dụ 4: giáo huấn.
b.2. Dùng từ không đúng nghĩa.
	Người viết không nắm được nghĩa của từ nhưng lại “ sính chữ”, hoặc có khi tuỳ tiện, dùng để khoe kiến thức, dùng bừa bãi. Nhiều khi lại là do lẫn lộn 
nghĩa của từ này với từ khác.
	- Vớ dụ 1: Nguyễn Duy là một nhà thơ rất nổi tiếng: Ông có rất nhiều tác phẩm đặc sắc thu hút được nhiều khán giả như “Tiếng hát mùa gặt”, “Tre Việt Nam” 
	- Vớ dụ 2: Nét đẹp trong thơ Tế Hanh là kết hợp từ với nghĩa .
	- Vớ dụ 3: Hai bên bờ sông, những hàng cỏ tốt rợp, xanh rì
	- Vớ dụ 4: Mình mơ mình đã là một bác sỹ. Khi bừng tỉnh dậy mình thật hối hận khi mình mới là một học sinh.
	- Vớ dụ 5: . Sự khuất phục trước khó khăn của cây tre
	Ở các ví dụ này, chủ yếu người viết do lẫn nghĩa giữa các từ nên đã dùng sai. Với thơ chỉ có thể có độc giả (người đọc) chứ không có khán giả (người xem). Bờ sông quê với cỏ tốt rợp thì chỉ có thể là “đám cỏ”, “bãi cỏ” thôi. Không có lẽ cỏ lại mọc thành “hàng”, thành lối. Và cây tre “khuất phục” trước khó khăn thì còn gì để nói về “Cây tre Việt Nam” nữa đây. Tuy nhiên, ví dụ cũng cho thấy, có khi người dùng từ dùng tuỳ tiện, dùng mà không hiểu từ mình dùng. “Kết hợp với nghĩa” thì phải chăng nghĩa ở ngoài từ. Tại sao lại phải “hối hận” khi mình “mới là một học sinh”?
	Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng nghĩa, cần:
	- Học tập nghiêm túc ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều cách: học ở trường, ở nhà, ở cuộc sống xã hội để có vốn từ phong phú, chính xác.
	- Nâng cao trình độ văn hoá cho bản thân.
	- Tập thói quen tra từ điển, nhất là đối với những từ mình nắm chưa chắc, và kiên quyết tìm tòi sửa chữa khi nhận thấy lỗi của mình, không qua loa đại khái trong dùng từ.
	- Những từ sai trên sửa thành:
	- Vớ dụ 4:. Mình thật tiếc.
	- Vớ dụ 5:  sự chiến thắng (hay “không khuất phục”)
c. Dùng từ không đúng, không phù hợp với đối tượng được nói đến.
	- Vớ dụ 1:  hạt lúa to, mẩy như những quả trứng gà nằm trên bông lúa.
	- Vớ dụ 2: Mặt trời như một hòn ngọc đỏ hỏn
	- Vớ dụ 3: tiếng chân rầm rập của những người đi thăm lúa
	- Vớ dụ 4: Cánh đồng lúa làng em như một bức tranh sơn thuỷ
	- Vớ dụ 5: Cái thú vị ở quê Tế Hanh là ở các từ gợi hình, gợi cảm
	- Vớ dụ 6: . Chứng tỏ nhà thơ có một khối óc nhân hoá, so sánh rất đa dạng, phong phú.
	Do không chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng cần nói, do óc nhận xét thiếu suy nghĩ chín chắn, mà ở các ví dụ trên người viết đã tạo ra hàng loạt những hình ảnh khập khiễng, sai bản chất sự vật hoặc không có giá trị cung cấp thông tin, phản ánh hiện thực. Làm sao có thể hình dung hạt lúa qua “quả trứng gà”? và bước chân của những người đi thăm lúa cũng không thể “rầm rập” như tiếng chân của một số đông người đồng thời tiến bước.
	Cách khắc phục loại lỗi này là: khi ta nói đến đối tượng này ta phải hết sức chú ý đến đặc điểm của đối tượng đó. Từ đó mà ta có thể lựa chọn được những từ phù hợp nhất với đối tượng, thay thế cho những từ dùng không chuẩn xác kia. Theo cách đó, một số từ trong các ví dụ được sửa chữa thành:
	- Vớ dụ 1:  hạt lúa to, mẩy như những con nhộng 
	- Vớ dụ 2:  tiếng bước chân náo nức của những người đi thăm lúa
	- Vớ dụ 3: Cái thú vị ở quê Tế Hanh là cảnh con sông rất hữu tình.
d. Dùng từ không đúng với phong cách văn bản và hoàn cảnh nói năng.
	Loại lỗi này có mấy biểu hiện cơ bản sau:
d.1. Dùng quá nhiều khẩu ngữ: Lớp từ dùng trong văn nói vào văn viết:
	- Vớ dụ 1: Sứ giả sợ hãi tưởng tôi nói chơi nhưng cũng rất chi là mừng rỡ.
	- Vớ dụ 2: Những bông lúa chả có hạt nào nép, mấy cả những bông lúa rất mọng sữa.
	- Vớ dụ 3: Sứ giả vưởi vào nhìn thấy Gióng
	- Vớ dụ 4: Có một bạn ở lớp 5A bạn ý tên là Hùng
	Những ví dụ này cho thấy, học sinh ta nói thế nào thì viết văn như thế ấy. Các em không ý thức được rằng có những từ ngữ đưa đảy (rất chi, mấy cả), những từ bị biến âm (vừa mới -> vưởi ; ấy -> ý), chỉ có thể chấp nhận khi nói mà không dùng khi viết. Lỗi này khắc phục bằng cách bỏ những từ ngữ đưa đẩy của văn nói đi, hoặc thay thế những từ đã bị biến âm khi nói bằng những từ có nghĩa tương đương phù hợp.
d.2. Dùng nhiều thán từ trong văn nghị luận, khi mà văn cảnh cụ thể không cần đến.
	- Vớ dụ 5: Ôi! tác giả ví cây tre như người vậy
	- Vớ dụ 6: Ô, cây tre như người mẹ hiền lành, phúc hậu
	Khi không cần đến, khi dùng không có tác dụng thì cách khắc phục duy nhất là bỏ đi.
d.3. Dùng những từ lạc phong cách văn bản đang xem xét.
	- Vớ dụ 7: . Một áo giáp để cháu phá tan lũ giặc này.
	- Vớ dụ 8: Tôi là Hùng Vương thứ 6 .
	- Vớ dụ 9: Mị Châu vì cả tin nên cô đã cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần.
	Để một vị thần xưng “cháu”, một ông vua xưng “tôi”, và gọi một nàng công chúa là “cô” thì thật không phù hợp với phong cách truyện cổ. Để sửa chữa, hãy căn cứ vào văn bản mình đang xem xét để chọn từ dùng cho thích hợp.
	Một số lỗi chữa như sau:
	- Vớ dụ 3: Sứ giả vừa bước vào, nhìn thấy Gióng
	- Vớ dụ 6: Cây tre như người mẹ: hiền lành, phúc hậu.
	- Vớ dụ 8: Ta là Hùng Vương thứ 6
e. Dùng từ sáo rỗng, công thức.	
	Biểu hiện của loại lỗi này là dùng từ biểu đạt những tính chất trạng thái, hành động một cách gượng ép cho một đối tượng mà lẽ ra phải biểu đạt bằng từ khác. Người viết thiếu suy nghĩ, phần lớn dựa vào những từ có sẵn để dùng mà không bỏ công phu suy nghĩ xem nó có hợp lý không. Và với các đối tượng được nói đến khác nhau, cũng vãn từ ấy dùng lại, theo khẩu hiệu giang khắp nơi đều giống nhau. Việc này dẫn đến hậu quả là bài văn hời hợt, thiếu tính sáng tạo.
	Vớ dụ 1: Khi đọc xong bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, em thấy mình phải biết ơn những người đi trước đã chiến đấu và hy sinh cho chúng em có ngày nay. Và chúng em cần phải kính trọng và giúp đỡ mọi người.
	Vớ dụ 2: Qua câu truyện “Thánh Gióng”, em thấy mình cần phải cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu mạnh.
	Những tình cảm mà các em học sinh phát biểu trong các ví dụ trên không hề ăn nhập gì với tcác phẩm mà lẽ ra là căn cứ để nảy sinh tình cảm. Cảm nghĩ về “Nhớ con sông quê hương”, “Thánh Gióng” mà nghĩ như bài học rút ra từ những bài giáo dục công dân. Và với cách nói theo cùng một khuôn mẫu như vậy, có thể phát biểu cảm nghĩ về một ngàn lẻ một tác phẩm mà không cần suy nghĩ.
	Cách khắc phục loại lỗi này không đơn giản. Phải thật sự cảm nhận được vấn đề mình nói và phải phát huy cao độ tính sáng tạo khi dùng từ để biểu đạt, để sao cho từ mình dùng cũng như điều mình nói thật sự là của mình.
	Ví dụ có thể chữa như sau:
	- Vớ dụ 1: Đọc bài “Nhớ con sông quê hương” em thật sự yêu con sông quê mát lành trong trẻo của Tế Hanh. Từ đó mà em thêm yêu quê hương mình hơn
g. Dùng từ không đảm bảo khả năng kết hợp của các từ mà ngữ pháp tiếng Việt cho phép.
	Nguyên nhân dẫn đến loại lỗi này là người viết hiểu biết còn hạn chế về tiếng việt, thêm vào đó là sự tuỳ tiện khi dùng từ.
	Vớ dụ 1: Những cây lúa rất cứng cỏi và rất mập mập.
	Vớ dụ 2: Các bà con nông dân đi thăm đồng.
	“Mập mập” là từ láy mà nghĩa của nó giảm nhẹ hơn so với nghĩa của tiếng gốc “mập”. Và vì vậy nó không thể kết hợp với từ chỉ mức độ cao “rất” được. “Bà con nụng dân” đã là những từ chỉ người với số lượng không xác định, nó không kết hợp với từ “các” cùng có ý nghĩa chỉ lượng không xác định nữa. Người viết đã bất chấp những điều đó hay không hiểu chúng?
	Khắc phục lỗi này bằng cách:
	- Nắm thật chắc các kiến thức tiếng Việt về khả năng kết hợp của các từ.
	- Không dùng từ tuỳ tiện
	Có thể chữa lỗi sai trên như sau:
	- Vớ dụ 1: Những cây lúa rất cứng cỏi và rất mập.
	Cách 2: Những cây lúa rất cứng cỏi và mập mạp.
h. Dùng từ không đảm bảo tính thẩm mĩ.
	Đây là loại lỗi mà các em học sinh giỏi cần đặc biệt lưu ý. Lưu ý vì hai lẽ. Thứ nhất, có thể các loại lỗi khác các em không mắc nhưng lại mắc loại lỗi này. Thứ hai, nhận biết và khắc phục được nó các em mới vượt qua mức độ của cái đúng và đạt đến cái hay trong dùng từ. Biểu hiện của loại lỗi này là từ dùng nghèo hình ản hoặc không hài hoà về âm thanh và ý nghĩa của từ dùng.
	Vớ dụ 1: Trăng đã lên, rất tròn và sáng.
	Vớ dụ 2: Nguyễn Duy là một nhà thơ thường viết về đất nước và con người Việt Nam.
	Vớ dụ 3: Nguyễn Duy đã tả cánh cò vỗ mang theo gió về cánh đồng.
	Vớ dụ 4: Nguyễn Duy đã tả được hình dáng của tre, một loài cây mọc đứng không chịu mọc cong.
	Những từ trong những ví dụ trên, thoạt đầu tưởng đâu như không mắc lỗi. Nhưng đọc lại, ta thấy chúng hoặc nghèo hình ảnh, thông tin; hoặc không hài hoà âm và ý. Câu văn vì thế mà không đảm bảo được vẻ đẹp cần có. Đặc điểm “tròn” và “sáng” của trăng cần được diễn đạt hay và đẹp hơn. Những từ ở vớ dụ 2 thì không cung cấp thông tin gì về riêng nhà thơ Nguyễn Duy. Cánh cò nhẹ nhàng “dẫn gió” giờ thành “vỗ” (vớ dụ 3). Và “đứng” không hài hoà với “cong”
(vớ dụ 4). Rõ ràng không đảm bảo vẻ đẹp của câu văn cũng bị xem là phạm lỗi. Khắc phục loại lỗi này cũng không đơn giản. Cách thức chung là chúng ta căn cứ vào cách tạo hình ảnh cho từ (đã nói tới trong phần “các nguyên tắc dùng từ” – nguyên tắc thứ 3).
Ví dụ, ta có thể chữa như sau:
	Vớ dụ 1: Trăng lên. Trăng tròn vành vạnh và sáng như dát bạc.
	Vớ dụ 2: Nguyễn Duy đã tả được hình dáng của tre - loài cây “không chịu mọc cong” mà luôn mang “dáng thẳng”.
* Giỏo ỏn minh họa
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
 I. MỤC TIấU
 1. Kiến thức: Giỳp học sinh hiểu
 Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn từ ngữ gần âm.
 Cách chữa các lỗi lặp từ và lẫn lộn từ ngữ gần âm. 
 2. Kĩ năng:
Rốn cho học sinh: 
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
- Dùng từ chính xác khi nói, viết.
- Biết nhận ra và lựa chọn cỏch sửa cỏc lỗi dựng từ địa phương thường gặp.
- Biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cỏ nhõn về cỏch sử dụng từ địa phương.
 3. Thỏi độ: Giỏo dục cho học sinh
- í thức sử dụng từ ngữ chớnh xỏc, phự hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Có ý thức học tập
 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ; cỏc lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần õm.
4. Định hướng phỏt triển năng lực.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngụn ngữ, năng lực hợp tỏc. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giỏo viờn: Soạn giỏo ỏn, CKTKN, sgk, sgv, stham khảo.	
 2. Học sinh: học bài .
III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho vớ dụ minh họa?
 - Trong từ nhiều nghĩa cú những nghĩa nào? Cho vớ dụ?
 3. Bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung
Em hóy tỡm những từ giống nhau trong hai đoạn trớch?
Theo em cỏch lặp từ ở vớ dụ a cú tỏc dụng gỡ? 
Kết quả việc lặp từ vớ dụ b cú gỡ khỏc so với vớ dụ a?
Vậy ta cú thể sửa cõu b đỳng như thế nào?
Vậy lỗi dựng từ cỏc em thường mắc đú là lỗi gỡ?
Đến Viện bảo tàng, em tận mắt thấy, hiểu rừ và mở rộng kiến thức hoặc kinh nghiệm thỡ ta dựng từ gỡ?
Vậy từ “thăm quan “ cú hợp lớ khụng? Vỡ sao?
“Nhấp nhỏy” nghĩa là gỡ?
Như vậy ở cõu b dựng từ “nhấp nhỏy” cú đỳng khụng? Cần dựng từ gỡ? 
Vỡ sao dựng sai từ? Tỏc hại của việc dựng từ sai đú?
Nờu những lỗi dựng từ thường mắc phải
(Thảo luận nhúm)
Cho Hs làm bài luyện tập
Nhận xột phần trả lời của HS
Tổng hợp cỏc ý kiến để đưa ra cõu trả lời.
Kể cỏc lỗi dựng từ địa phương thường gặp và sửa lỗi
Học sinh nghe
a/ Tre - tre ( 7 lần)
giữ - giữ ( 4 lần)
anh hựng ( 2 lần)
 Lặp từ: Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hũa 
b/ Truyện dõn gian (2 lần)
Lời văn lủng củng, khụng mạch lạc.
Sửa: 
Em rất thớch đọc truyện dõn gian vỡ truyện cú nhiều chi tiết tưởng tượng kỡ ảo
Tham quan
Khụng hợp vỡ từ này khụng cú trong Tiếng Việt
- Ánh sỏng khi lúe ra, khi tắt liờn tiếp
- Nhấp nhỏy: mở ra nhắm lại liờn tiếp.
- Khụng.
- mấp mỏy (cử động khẽ và liờn tiếp)
- Nhớ khụng chớnh xỏc nờn lẫn lộn giữa những từ gần õm với nhau. Làm cho lời văn đơn điệu, nghốo nàn.
Học sinh thảo luận trả lời theo nhúm ở bảng phụ.
Học sinh trả lời
Học sinh làm bài tập
I. Lỗi lặp từ:
Vớ dụ
Nhận xột
- Vớ dụ a: nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hũa
- Vớ dụ b:
+ Lỗi: lặp từ
+ Nguyờn nhõn: nhầm phộp lặp từ với lỗi lặp từ
+ Sửa: 
Em rất thớch đọc truyện dõn gian vỡ truyện cú nhiều chi tiết tưởng tượng kỡ ảo
II. Lẫn lộn cỏc từ gần õm:
Vớ dụ
Nhận xột
- Vớ dụ a:
+ Lỗi: lẫn lộn giữa những từ gần õm
+ Nguyờn nhõn: Khụng nhớ chớnh xỏc nghĩa của từ.
+ Sửa: - Thăm quan = Tham quan
Vớ dụ b:
+ Lỗi: lẫn lộn giữa những từ gần õm
+ Nguyờn nhõn: nhớ khụng chớnh xỏc hỡnh thức ngữ õm của từ
+ Sửa:
- mấp mỏy (cử động khẽ và liờn tiếp)
III. Luyện tập:
Bài 1:
a. Bỏ: bạn, ai, cũng, lấy làm, rất, bạn, Lan)
b. Bỏ:
- cõu chuyện ấy thay bằng cõu chuyện này
- Nhõn vật ấy bằng họ
- Những nhõn vật bằng những người
c. Bỏ: lớn lờn. Vỡ nú trựng với từ trưởng thành
Bài 2:
a. Sinh động (linh động)
Do nhớ khụng chớnh xỏc hỡnh thức ngữ õm
b. Bàng quan (bàng quan)
Do nhớ khụng chớnh xỏc ngữ õm
c. Hủ tục (Thủ tục)
Do nhớ khụng chớnh xỏc hỡnh thức ngữ õm.
IV. CỦNG CỐ: (3’)
 Giỏo viờn khỏi quỏt nội dung , kiến thức bài học.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : (1’)
Tỡm và lập bảng phõn biệt nghĩa của cỏc từ gần õm để dựng từ cho chớnh xỏc
IV. Kết quả thực hiện
* Kết quả trước khi ỏp dụng
Lớp 
Giỏi
Khỏ
T.bỡnh
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A4 (50)
20
40
22
44
5
10
3
6
6A1(54)
23
43
25
47
6
10
* Kết quả sau khi ỏp dụng 
Lớp 
Giỏi
Khỏ
T.bỡnh
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A4 (50)
35
70
12
25
3
5
6A1 (54)
40
74
11
20
3
6
 V. Bài học kinh nghiệm
Tôi nhận thấy rằng việc phỏt triển năng lực ngụn ngữ giao tiếp cho học sinh qua việc phát hiện lỗi thưòng gặp khi sử dụng từ và rèn kỹ năng sử dụng từ cho học sinh không phải là quá khó. Để rèn luyện kỹ năng dùng từ cho học sinh thì giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc dùng từ, cách thức lựa chọn từ ngữ, nắm bắt được những lỗi dùng từ của học sinh, hiểu được nguyên nhân mắc lỗi, cách khắc phục và đặc biệt là phải có tâm huyết với nghề.
.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
 Theo tôi, đề tài “Phỏt triển năng lực giao tiếp ngụn ngữ thụng qua việc rốn kĩ năng dựng từ cho học sinh lớp 6” có cơ sở khoa học từ bộ môn tiếng Việt và từ thực tiễn giảng dạy. Đề tài được nghiên cứu và áp dụng đã phần nào giải quyết được vấn đề cần thiết trong việc dạy tiếng Việt hiện nay, ít nhất cũng ở trong phạm vi lớp tôi giảng dạy. Hiện tượng mắc lỗi khi dùng từ của học sinh trong giao tiếp. Và từ đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Với đề tài này, tôi đã góp phần giáo dục cho các em học sinh lớp 6 những đức tính sau đây:
	- Thêm yêu tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình, một khi các em đã hiểu thêm về nó, đã thấy thêm được cái phong phú, cái hay của nó.
- Rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì vượt khó trong học tập, nhất là học tập tiếng Việt, qua việc chữa lỗi dùng từ.
	- Thêm tin tưởng vào khả năng của mình. Kết quả học tập sẽ cao hơn nếu mình biết tự trau dồi và không ngừng cố gắng.
 - Học sinh biết ứng dụng cỏc kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt vào cỏc tỡnh huống giao tiếp khỏc nhau trong cuộc sống. 
Khuyến nghị
 Nhằm nõng cao hơn nữa chất lượng dạy và học bài văn nghị luận, tụi cú một vài ý kiến đề xuất như sau:
 - Giỏo viờn cần nghiờn cứu để nắm vững chương trỡnh, yờu cầu nội dung của phõn mụn và cần vận dụng những phương phỏp và kĩ thuật dạy học tớch cực khi giảng bài.
 - Cần tăng cường cỏc loại tài liệu, sỏch tham khảo, bỏo chớ,... để cú nguồn tư liệu phong phỳ giảng dạy và học tập cho học sinh.
 - Nhà trường tạo điều kiện về thiết bị dạy và học hiện đại cho giỏo viờn và học sinh: mua bổ sung mỏy chiếu đa năng, cỏc mỏy tớnh của trường đều được nối mạng thường xuyờn để giỏo viờn, học sinh chia sẻ và cập nhật thụng tin.
 Với khoảng thời gian chưa nhiều cho một vấn đề khó, với khả năng còn nhiều hạn chế của mình, tôi tự thấy sáng kiến kinh nghiệm này còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong muốn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý giá để vấn đề này ngày càng được giải quyết một cách hoàn chỉnh. Và tôi cũng mong muốn đề tài được tiếp tục nghiên cứu bởi các đồng chí, đồng nghiệp gần xa để gúp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Tụi cam đoan sỏng kiến kinh nghiệm này cú được là do quỏ trỡnh tớch lũy dạy học mụn Ngữ văn ở trường THCS, khụng sao chộp của ai!
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương phỏp dạy học văn - Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hựng, Trần Thế Phiệt
2. Một số vấn đề về đổi mới phương phỏp dạy học mụn Ngữ văn – Vũ Nho, Nguyễn Thỳy Hồng, Nguyễn Trọng Hoàn.
3. Một số phương phỏp dạy học mụn Ngữ văn – Trương Dĩnh.
4. Từ điển tiếng Việt” – Trung tâm từ điển học 1997
5. Sỏch giỏo khoa Ngữ văn 6.
6. Đổi mới phương phỏp dạy học và những bài dạy minh họa Ngữ văn 6 Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
7. Sỏch giỏo viờn Ngữ văn 6
 8. Tài liệu tập huấn : Dạy học và kiểm tra, đỏnh giỏ kết quả học tập theo định hướng phỏt triển năng lực học sinh.

File đính kèm:

  • docxskkn_cap_tp_13120189.docx
Sáng Kiến Liên Quan