Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinhyêu thích phân môn Âm nhạc thường thức

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

 Phân môn Âm nhạc thường thức bao gồm nhiều nội dung, trong phạm vi này tôi xin nêu một biện pháp mà tôi đã thực hiện(thuộc nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm).

Tiết 06. Âm nhạc 8:

- Ôn tập bài hát : Lí dĩa bánh bò

- Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 2

- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”

Đối với phần Âm nhạc thường thức tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo. Giáo viên hướng dẫn học sinh xem trước phần Âm nhạc thường thức ở nhà, sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân, các ca khúc của nhạc sĩ.

Điều cần thiết là giáo viên sưu tầm thêm các nội dung và phương tiện liên quan đến nội dung bài dạy, tài liệu về nhạc sĩ Hoàng Vânmà trong SGK không đề cập (đoạn video nói về ông)

Trong tiết dạy giáo viên vẫn thực hiện tiến trình dạy học như thường lệ. Thông thường giáo viên sẽ thuyết trình giới thiệu cho học sinh nghe các kiến thức về nhạc sĩ và một số tác phẩm của nhạc sĩ này.

Tuy nhiên ở biện pháp này giáo viên sẽ thay thế cách thuyết trình bằng cách cho học sinh xem đoạn video ( giáo viên trình chiếu rút gọn nội dung đoạn video khoảng 15 phút ).Sau đó đặtmột số câu hỏi nhằm giúp học sinh ghi nhớ các nội dung mà các em vừa xem, vừa nghe về nhạc sĩ Hoàng Vân.

 Giáo viên cho học sinh nghe một số tác phẩm âm nhạc của ông để cảm nhận đặc điểm âm nhạc mang tên Hoàng Vân.

 Giáo viên cho học sinh trình bày một số bài hát thiếu nhi của ông.

Một số câu hỏi đã áp dụng trong tiết dạy:

+ Vì sao nhạc sĩ Hoàng Vân còn có bút danh là Yna?

 + Quê quán của nhạc sĩ Hoàng Vân?

 + Nêu một số tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân?

+ Đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân?

+ Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Hò kéo pháo

 

docx4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinhyêu thích phân môn Âm nhạc thường thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINHYÊU THÍCH PHÂN MÔN 
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
 Nguyễn Thị Ngọc Bích
 Giáo viên trường THCS Phong Tân
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm cho thấy, trong 03 phân môn của bộ môn Âm nhạc, đa số học sinh không thích thú với phân môn Âm nhạc thường thức, bởi các tiết học có phân môn này dễ gây nhàm chán, học sinh không chú ý, đòi hỏi giáo viên cần lựa chọn nhiều phương pháp, áp dụng nhiều cách để tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Vì vậy tôi đã áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy của mình.Mục đích của biện pháp này là tạo sự mới mẻ trên nền tảng cũ trong dạy học phân môn Âm nhạc thường thức ở trường học. 
II. THỰC TRẠNG
Năm học 2020 – 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp, với 454 học sinh. Trong đó: Khối 6: 03 lớp với 140 h/s; Khối 7: 03 lớp với 127 h/s;Khối 8: 03 lớp với 109 h/s; Khối 9: 02 lớp với 78 h/s.
1. Thuận lợi:
- Giáo viên giảng dạy đúng chuyên ngành, không phải dạy chéo môn, đảm bảo thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu chuyên môn .
- Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, yêu thích bộ môn âm nhạc.
- Nhiều gia đình học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Khó khăn:
- Hiện tại nhà trường chưa có phòng bộ môn âm nhạc.
- Các trang thiết bị của bộ môn đã cũ hoặc hư hỏng.
- Một số học sinh không quan tâm đến kết quả học tập của bộ môn nên trong quá trình học không có sự phấn đấu. Ngoài ra còn một số học sinh còn có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ. 
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 	Phân môn Âm nhạc thường thức bao gồm nhiều nội dung, trong phạm vi này tôi xin nêu một biện pháp mà tôi đã thực hiện(thuộc nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm).
Tiết 06. Âm nhạc 8:
Ôn tập bài hát : Lí dĩa bánh bò
Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 2
Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”
Đối với phần Âm nhạc thường thức tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo. Giáo viên hướng dẫn học sinh xem trước phần Âm nhạc thường thức ở nhà, sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân, các ca khúc của nhạc sĩ...
Điều cần thiết là giáo viên sưu tầm thêm các nội dung và phương tiện liên quan đến nội dung bài dạy, tài liệu về nhạc sĩ Hoàng Vânmà trong SGK không đề cập (đoạn video nói về ông)
Trong tiết dạy giáo viên vẫn thực hiện tiến trình dạy học như thường lệ. Thông thường giáo viên sẽ thuyết trình giới thiệu cho học sinh nghe các kiến thức về nhạc sĩ và một số tác phẩm của nhạc sĩ này. 
Tuy nhiên ở biện pháp này giáo viên sẽ thay thế cách thuyết trình bằng cách cho học sinh xem đoạn video ( giáo viên trình chiếu rút gọn nội dung đoạn video khoảng 15 phút ).Sau đó đặtmột số câu hỏi nhằm giúp học sinh ghi nhớ các nội dung mà các em vừa xem, vừa nghe về nhạc sĩ Hoàng Vân.
 Giáo viên cho học sinh nghe một số tác phẩm âm nhạc của ông để cảm nhận đặc điểm âm nhạc mang tên Hoàng Vân.
 Giáo viên cho học sinh trình bày một số bài hát thiếu nhi của ông.
Một số câu hỏi đã áp dụng trong tiết dạy:
+ Vì sao nhạc sĩ Hoàng Vân còn có bút danh là Yna?
 + Quê quán của nhạc sĩ Hoàng Vân?
 + Nêu một số tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân?
+ Đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân?
+ Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Hò kéo pháo
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 	 Tôi đã thực hiện cuộc khảo sát nhỏ trước và sau khi thực hiện biện pháp này vào tiết dạy. Kết quả thu được như sau:
1. Khi chưa thực hiện biện pháp:
Lớp
Sĩ số học sinh
Số học sinh yêu thích
Tỷ lệ
8A1
37
18
48%
8A2
35
19
56%
8A3
37
8
21,6%
2. Đã thực hiện biện pháp:
Lớp
Sĩ số học sinh
Số học sinh yêu thích
Tỷ lệ
8A1
37
35
94,6%
8A2
35
34
97,14%
8A3
37
24
64,8%
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	 Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy tiết học sôi động hơn, học sinh phấn khởi và phát biểu nhiều hơn trong giờ học, việc vừa nghe vừa xem sẽ giúp các em ghi nhớ lâu hơn, ấn tượng hơn về tác giả, tác phẩm mà các em được học. Các thông tin trong đoạn video về tác giả, tác phẩm sẽ bổ sung kiến thức nhiều hơn những thông tin trong SGK. Tuy nhiên giáo viên cần chọn lọc nội dung video mà giáo viên chuẩn bị cho tiết dạy, lựa chọn nội dung phù hợp, thời gian không quá dài để đảm bảo nội dung tiết học.
V. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Phòng GD-ĐT:
	- Cấp trên cần đầu tư cho đơn vị một phòng chức năng để việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhà trường thuận lợi hơn.
	- Trang bị thêm một số thiết bị cần thiết của bộ môn để việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn.
2. Đối với nhà trường:
	- Nhà trường cần hỗ trợ nhiều hơn (về tài chính) cho giáo viên trong việc tự làm ĐDDH phục vụ giảng dạy. Cần tạo điều kiện tốt nhất (có thể) để các bộ môn năng khiếu trong nhà trường được phát huy tính tích cực của bộ môn, nhằm tránh sự nhìn nhận phân biệt môn học chính và môn học phụ. 
	- Lãnh đạo nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa đối với phong trào văn nghệ trong nhà trường. Bởi đây là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, góp phần vào việc phát hiện năng khiếu, góp phần vào việc giáo dục và phát triển trẻ em một cách toàn diện./.
 Người viết
 Nguyễn Thị Ngọc Bích
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Tân xác nhận: Biện pháp “Giúp học sinh yêu thích phân môn âm nhạc thường thức” của giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Bích áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Phong Tân, ngày 09 tháng 4 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinhyeu_thich_phan.docx
Sáng Kiến Liên Quan