Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp Năm hạn chế sai sót khi làm toán (Phần số học)

Lí do chọn đề tài:

Môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường tiểu học. Sự quan trọng đó không chỉ thể hiện ở việc môn Toán chiếm phần lớn thời gian học tập của học sinh mà còn thể hiện ở khả năng giáo dục nhiều mặt của nó. Môn Toán có khả năng phát triển tư duy lô-gic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề có suy luận, mang tính khoa học, chính xác, toàn diện, phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, kiên trì, vượt khó của học sinh.

Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng cũng chóng chán. Vì vậy, người giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức trong các giờ học, đặc biệt là giờ học toán.

Trong 5 mạch của môn toán, mạch số học là một phần rất quan trọng và xuyên suốt trong chương trình môn toán. Học tốt phần số học là cơ sở để học sinh học tốt các phần khác của môn toán. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 hạn chế sai sót khi làm toán( phần số học)”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp Năm hạn chế sai sót khi làm toán (Phần số học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phước Lại, ngày 8 tháng 4 năm 2016
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp Năm hạn chế sai sót khi làm toán (phần số học)”
I SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
 Bà: Trương Thị Thanh Vân
Năm sinh : 14-10-1973
Nơi thường trú: Ấp Tân Thanh A - Xã Phước Lại - Huyện Cần Giuộc - Tỉnh Long An.
Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên dạy lớp Năm Trường Tiểu học Phước Lại.
Nhiệm vụ được phân công: giáo viên dạy lớp kiêm Tổ trưởng chuyên môn tổ Năm.
II NỘI DUNG
1. Lí do chọn đề tài:
Môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường tiểu học. Sự quan trọng đó không chỉ thể hiện ở việc môn Toán chiếm phần lớn thời gian học tập của học sinh mà còn thể hiện ở khả năng giáo dục nhiều mặt của nó. Môn Toán có khả năng phát triển tư duy lô-gic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề có suy luận, mang tính khoa học, chính xác, toàn diện, phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, kiên trì, vượt khó của học sinh. 
Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng cũng chóng chán. Vì vậy, người giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức trong các giờ học, đặc biệt là giờ học toán.
Trong 5 mạch của môn toán, mạch số học là một phần rất quan trọng và xuyên suốt trong chương trình môn toán. Học tốt phần số học là cơ sở để học sinh học tốt các phần khác của môn toán. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 hạn chế sai sót khi làm toán( phần số học)”.
2. Lịch sử đề tài
Trong chương trình toán ở Tiểu học, có rất nhiều anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm dạy học vô cùng quý báu. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn học tập khác nhau, với những đối tượng học sinh khác nhau thì phương pháp và kinh nghiệm dạy học cũng không thể giống nhau. Với đề tài này, tôi đã nghiên cứu dựa trên sự chắc lọc kinh nghiệm của các anh chị đi trước như là một sự học hỏi. Đồng thời, tôi cũng đưa ra những cái mới, cái riêng trong kinh nghiệm dạy học của bản thân như là một sự chia sẻ, học tập lẫn nhau. Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là giúp các em nắm chắc cách giải các bài toán lớp 5 ( phần số học).
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài:“Biện pháp giúp học sinh lớp 5 hạn chế sai sót khi làm toán( phần số học)” được nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 54, trường Tiểu học Phước Lại ngay từ đầu năm học 2015 – 2016.
4. Mục tiêu dự kiến cần đạt:
Học sinh làm được các bài toán số học thì sẽ học tốt các mạch khác như: Áp dụng vào làm dạng toán đại số, hình học và giải toán có lời vănHọc tốt toán số học giúp học sinh hình thành, củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng về toán. Thông qua việc làm toán số học, người giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót trong kiến thức kĩ năng của học sinh để giúp các em phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót. Do đó, khi nghiên cứu đề tề này, tôi sẽ có điều kiện nhận biết năng lực học toán phần số học lớp tôi như thế nào? Từ đó, tôi sẽ tìm ra biện pháp giảng dạy tốt hơn, hiệu quả hơn để giúp các em dễ hiểu bài và nắm chắc cách làm toán một cách thuần thục.
5. Nội dung giải quyết của đề tài
 a. Thực trạng đề tài:
Đầu tháng 8 năm 2015, tôi được bàn giao chủ nhiệm lớp 5 4 với kết quả khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm như sau:
Tổng số HS
Biết làm thành thạo( phần số học).
Biết làm nhưng chưa thành thạo ( phần số học).
Biết làm nhưng còn sai nhiều( phần số học).
32
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
10
31,25%
14
43,75%
8
25%
Với các kết quả như trên cho thấy kết quả học toán của học sinh chưa cao, kĩ năng học toán phân số học của học sinh còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế đó do nhiều nguyên nhân. 
 - Các em có thói quen áp dụng công thức một cách rập khuôn, máy móc khi làm bài một số em không chú ý đến dữ kiện của bài toán đã đầy đủ chưa, dữ kiện nào cần phải tìm, mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài là gì và chưa linh hoạt khi áp dụng công thức. 
- Ý thức tự học của các em còn thấp nên chủ yếu các em học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên là chính. Trong khi đó, môn toán là một học mang tính chất thực hành, luyện tập để khắc sâu và củng cố kiến thức. 
- Qua một số tiết dạy trong những ngày đầu năm tôi nhận thấy một số học sinh còn chậm, nhút nhát, trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Học sinh chưa nhận dạng được các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính, khả năng diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. 
- Một số sai lầm khi giải toán các em đã mắc phải từ những lớp dưới nhưng chưa chú ý để sửa sai. Khả năng ghi nhớ của học sinh còn nhiều hạn chế, tính bền vững trong tư duy chưa cao, chưa khoa học trong cách trình bày. Trong khi đó, thời gian dành cho việc ôn tập các kiến thức đã học còn rất ít. Học sinh chưa nắm vững được cấu tạo số ( số tự nhiên và số thập phân).
 b. Biện pháp giải quyết.
Từ thực tế trên, tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh học hạn chế sai sót toán( phần số học). Vì thế, tôi đã nghiên cứu chương trình sách giáo khoa môn toán 5 mà cụ thể là giải toán phần số học để xác định những nội dung cụ thể, từ đó xác định phương hướng và cách thức giảng dạy, truyền thụ kiến thức đến các em một cách hiệu quả. Tôi nhận thấy toán phần số học giữ một vị trí đặc biệt trong chương trình toán 5 bao gồm nhiều dạng toán phong phú được sắp xếp xen kẽ nhau, trong đó học sinh còn mắc sai lầm các dạng toán sau:
Sai lầm khi trình bày cách tính cộng, trừ hai phân số khác mẫu số.
Xác định sai giá trị của chữ số trong số thập phân
So sánh sai các số thập phân:
Đặt tính sai khi cộng trừ các số thập phân\\
Bỏ sót chữ số “0” ở thương trong phép chia
Xác định sai số dư trong phép chia số thập phân
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, kết quả khảo sát trên tôi đã thực hiện hướng dẫn học sinh giải các bài toán số học mà các em thường mắc những sai sót sau:
Xác định sai giá trị của chữ số trong số thập phân :
Ví dụ 1 : Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí mỗi chữ số ở từng hàng. 
Bài 1d/ 0,032 ( trang 38 – SKG Toán 5).
Học sinh đã có những sai sót như sau (Tính từ bên phải qua):
Trường hợp thứ nhất : 2 đơn vị , 3 chục, 0 trăm, 0 nghìn.
Trường hợp thứ hai : 2 phần mười, 3 phần trăm, 0 phần nghìn, 0 đơn vị.
Các em nêu giá trị chưa đúng do những nguyên nhân sau:
- HS chưa phân biệt sự khác nhau giữa số tự nhiên với số thập phân.
- Chưa thực sự chú ý tới việc thực hành phân tích cấu tạo số thập phân.
- HS không nắm vững cấu tạo của số thập phân
- Không phân biệt rõ thứ tự các hàng trong số thập phân .
Từ những nguyên nhân trên, tôi hướng dẫn các em khắc phục như sau:
- Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo của số thập phân, thứ tự và giá trị của từng hàng ngay từ khi hình thành khái niệm số thập phân, hàng của số thập phân. Sự khác nhau giữa số tự nhiên với số thập phân.
Rèn kĩ năng thực hành bằng cách : luyện cho học sinh tự viết số thập phân, phân tích cấu tạo của số rồi xác định giá trị của từng chữ số.
0,0 3 2
So sánh sai các số thập phân: 
Ví dụ 2: So sánh 96,4 và 96,38( BT 1b/ trang 42 SGK toán5) 
Nhiều học sinh đã có kết quả :	 96,4 < 96,38 do nguyên nhân sau:
Học sinh chỉ chú ý dấu hiệu bề ngoài mà không chú ý đến dấu hiệu bản chất
( chỉ dựa vào số các chữ số) .
Học sinh nhầm lẫn giữa cách so sánh các số tự nhiên với cách so sánh các số thập phân.
Học sinh không nắm vững cấu tạo của số thập phân, giá trị của từng hàng; không thực hiện đúng quy trình so sánh các số thập phân.
Vậy tôi phải giải thích rõ cách so sánh các số tự nhiên với cách so sánh các số thập phân.
 + Đối với số tự nhiên khi so sánh các số, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lơn hơn. VD: 964 < 9638
 + Nhưng đối với số thập phân giáo viên nhấn mạnh: khi so sánh các số thập phân ta không dựa vào số các chữ số của số đó mà cần thực hiện đúng quy trình so sánh : so sánh phần nguyên trước, nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh sang phần thập phân,lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lơn hơn thì số đó lớn hơn 
Khi so sánh 96,4 và 96,38 ta so sánh phần nguyên trước, vì phần nguyên
bằng nhau nên ta so sánh tiếp sang hàng phần mười.
 > nên 96,4 > 96,38
Đặt tính sai khi cộng trừ các số thập phân.
Ví dụ 3 : Tính : 9,46 + 3,8 ( SGK toán 5 trang 50)
Học sinh đã đặt tính và tính : 
 9,4 6
 + 3,8
 9,8 4
Ví dụ 4 : Tính : 69 – 7,85 ( SGK toán 5 trang 54) 
Học sinh đã đặt tính và tính sai như sau :
 - 69
 +
 7,85
 62,85
Do học sinh chưa nắm vững cách đặt tính cộng số thập phân, không chú ý đến vị trí của dấu phẩy.
Nhầm lẫn với cách đặt tính cộng số tự nhiên.
Chưa biết vận dụng kiến thức về số thập phân bằng nhau để thực hiện đặt tính.
Hướng dẫn kĩ cách đặt tính.( nhấn mạnh với học sinh trong phép cộng trừ) các số thập phân dấu phẩy bao giờ cũng phải đặt thẳng cột, không đặt lệch. Luôn nhắc nhở học sinh phải kiểm tra lại vị trí dấu phẩy trước khi thực hiện phép tính.
Học sinh viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân, hoặc chuyển số tự nhiên thành số thập phần thập phân là những chữ số 0 để có các chữ số ở phân thập phân bằng nhau thuận tiện cho việc đặt tính và tính không bị nhầm lẫn như 
các trường hợp trên.
 Tuy nhiên khi học sinh đã thực hiện thành thạo các phép tính thì việc viết thêm chữ số 0 vào phần thập phân, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh thực hiện nhẩm, không cần viết vào bài làm.
Chuyển 3,8 thành 3,80 để có:
 9,46
 +3,80
 13,26
Chuyển 69 thành 69,00 để có :	
 69,00
_ 7,85
 61,15
Bỏ sót chữ số “0” ở thương trong phép chia.
Ví dụ 5: 46,827 : 9 ( SGK Toán 5 trang 64) 
Học sinh thực hiện sai như sau:	
 46,827 9
 18 5,23
 27
 0
Do các em chưa nắm vững quy trình thực hiện phép chia.
Ở ví dụ trên trong lượt chia thứ ba : khi hạ 2 xuống, thấy không đủ chia cho 9, phải viết “0” vào bên thương thì các em lại hạ 7 xuống chia tiếp để được 3.
Các em làm như vậy là do 2 < 9 , ở đây 2 vừa là số bị chia, lại vừa là số dư trong lượt chia thứ ba; các em thường chỉ thấy 2 là số dư chứ không thấy được 2 cũng là số bị chia do đó quên mất lượt chia 2 cho 9 được 0, viết 0 ở thương.
Tôi hướng dẫn học sinh khắc phục như sau:
Chú ý sửa sai cho học sinh ngay từ khi mới học phép chia số tự nhiên.
GV nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ: khi thực hiện phép chia, cứ mỗi lần hạ một chữ số xuống đều phải ghi một chữ số ở thương.
 - Rèn luyện thói quen thử lại kết quả bằng phép nhân.
Phép tính đúng như sau:
 46,827 9
 18 5,203
 27
 0
Xác định sai số dư trong phép chia số thập phân
Ví dụ 6 : Tìm số dư của phép chia sau : 43,19 : 21 ( SGK toán 5 trang 65)
Thì học sinh lại có kết quả sai như sau:
 43,19 21
 119 2,05
 14
Vậy 43,19 : 21 = 2,05 dư 14
Do HS chưa phân biệt số dư trong phép chia số tự nhiên với số dư trong phép chia số thập phân.
Mới chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài, chưa dựa vào dấu hiệu bản chất, các em còn nhầm lẫn giữa số dư trong phép chia các số tự nhiên và số dư trong phép chia các số thập phân.
Các em chưa nắm vững cấu tạo của số thập phân, chưa hiểu được ý nghĩa của các hàng trong số thập phân.
Biện pháp khắc phục :
 Dạy học sinh cách đơn giản và dễ nhớ nhất khi xác định số dư : dóng thẳng dấu phẩy của số bị chia xuống để xác định phần nguyên và phần thập phân của số dư.
Phép tính đúng như sau:
 43,19 21
 119 2,05
 14
Vậy 43,19 : 21 = 2,05 dư 0,14
c. Kết quả chuyển biến đối tượng khi thực hiện đề tài:
Bằng các biện pháp đã thực hiện ở trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập, làm toán về số học ở lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt:
+ Hầu hết các em đã có kĩ năng giải đúng, chính xác, khoa học các bài toán về số học. Từ đó, các em học tốt các phân môn học toán khác.
+ Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. 
Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau:
Cuối năm, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh làm toán về số học kết quả như sau:
Tổng số HS
Biết làm thành thạo (phần số học)
Biết làm nhưng chưa thành thạo (phần số học)
Biết làm nhưng còn sai nhiều (phần số học)
32
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
30
93,75%
2
6,25%
0
 6. Kết luận:
a. Tóm lược giải pháp:
Trong thực tế giảng dạy và qua thời gian nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh người giáo viên cần phải:
+ Tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên nhân khiến học sinh đạt được cũng như chưa đạt được kết quả trong học tập. Từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu ở học sinh. Người giáo viên không những phải có kiến thức vững chắc phương pháp giảng dạy hay mà giáo viên cần phải cho học sinh rèn luyện, thực hành nhiều.
+ Luôn khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. 
+ Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Luôn động viên, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ. 
+ Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải toán có lời văn của học sinh để củng cố khắc sâu cho các em kiến thức ở các giờ luyện tập, thi giải toán nhanh trong giờ sinh hoạt vui chơi, khi giải toán qua mạng Internet.
+ Biết tổ chức các phương pháp dạy học gắn với các bài tập thực hành luyện tập, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng làm các bài tập một cách chính xác. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ lâu những qui tắc và vận dụng giải các bài tập đã học để khi lên lớp trên giáo viên nhắc tới những dạng bài tập đó là các em nhớ và vận dụng làm được ngay. 
- Giáo viên cần gần gũi với học sinh hơn nữa và có sự linh hoạt trong cách tổ chức các phương pháp dạy học, giúp học sinh tự tin, giúp các em tự giác biết cách làm bài toán một cách khoa học, chính xác, sửa chữa những điểm yếu, điểm sai của mình giúp học sinh hạn chế sai sót toán( phần số học).
b. Phạm vi áp dụng
 Trong thời gian vừa qua, tôi đã áp dụng những phương pháp này cho học sinh lớp 54 trường Tiểu học Phước Lại và chất lượng học tập của học sinh lớp tôi đã nâng lên rõ rệt. Các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học toán. Với những ưu điểm như đã nêu ở trên, tôi mong muốn với “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 hạn chế sai sót khi làm toán( phần số học)” này sẽ được áp dụng cho học sinh khối lớp 5 trong trường và toàn huyện. 
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong toàn khối 5 của trường và của các trường trong toàn tỉnh.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Người viết 
 (ký, đóng dấu) 
 Trương Thị Thanh Vân	

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_nam_han_ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan