Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp

CƠ SỞ LÍ LUẬN

 - Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.

- Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút học sinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHUYÊN CẦN ĐẾN LỚP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc chuyên cần hàng ngày của học sinh là rất quan trọng. Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỷ lệ chuyên cần của học sinh, vì học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến thức liền mạch. Góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người.  
          II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
    	- Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.
- Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút học sinh.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :
    	- Trong công tác chủ nhiệm bản thân tự nhận thấy trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao.
- Trường học được nằm trên địa bàn phường khó khăn, là một địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phụ huynh học sinh phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn và diện xoá đói giảm nghèo lại nhiều. Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạo đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay. Nhận thức được điều này, nên tôi xin nêu ra một vài " biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp".
3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
   	 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ 20 tháng 11, tết dương lịch, nghỉ học kì, nghĩ tết âm lịch..Nhiều em sẽ có cơ hội nghĩ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học.
* Những việc làm cụ thể:
1. Ban lãnh đạo nhà trường
- Làm tốt công tác hỗ trợ, động viên học sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần bằng các hình thức:
 - Cấp phát sách giáo khoa, vở viết, học sinh hộ nghèo ... 
- Vận động các CBGVNV đóng góp vật chất và công sức hỗ trợ học sinh bằng các tiết dạy phụ đạo, quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
 - Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của mạnh thường quân.
- Chỉ đạo Đoàn đội thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, thi văn nghệ, kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thể dục thể thao... Các phong trào trên sẽ góp phần làm cho học sinh mến bạn hơn, kính yêu thầy cô, yêu trường, yêu lớp nên ý nghĩ nghỉ học giữa chừng của một số học sinh không nảy sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống mức thấp nhất.
2. Giáo viên bộ môn
- Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém để giảm nguy cơ bỏ học do chán nản.    
- Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh, xây dựng cho học sinh phương pháp tự học” khuyến khích sự chuyên cần, ý thức vươn lên, khuyến khích học sinh tham gia đóng góp ý kiến, cùng các giáo viên thực hiện các tiết dạy có hiệu quả hơn. Từ đó giúp học sinh “Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu”, ham thích học tập, có động cơ, thái độ học tập đúng.
3. Giáo viên chủ nhiệm
- Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh. 
- Chọn ra ban cán sự lớp là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương mẫu do chính tập thể lớp bầu ra. GVCN phân công cụ thể trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó. Khi nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn.
- Thường xuyên tổng hợp, dự báo những trường hợp có nguy cơ bỏ học, những thời điểm học sinh hay nghỉ học đưa ra giải pháp cụ thể. Thường xuyên báo cáo về BGH tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, có trách nhiệm liên hệ với phụ huynh học sinh để phối hợp công tác giáo dục.
- Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp để nắm bắt về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. 
- Trong các kỳ họp phụ huynh GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may những việc làm nhỏ bé đó sẽ tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ  lẫn  nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ.
- Trường hợp học sinh vắng học thường xuyên vì đam mê các trò chơi trên Interne. GVCN theo dõi tìm hiểu nguyên nhân để từ đó phối hợp cùng với các lực lượng xã hội nhanh chóng kìm chế sự tác động tiêu cực đến học sinh.
- Trong từng tháng phải có kế hoạch đến thăm hỏi hai đến ba gia đình phụ huynh học sinh, nhằm có kế hoạch kịp thời với các học sinh có biểu hiện không tốt trong học tập củng như đạo đức để kịp thời ngăn chặn các hành vi biểu hiện tiêu cực.
- Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp:
- GVCN luôn có mặt 15 phút đầu giờ để hướng dẫn các em truy bài và trao đổi với cán bộ lớp về tình hình của lớp.
- Hàng tuần đều sơ kết theo tổ chấm chéo với nhau nhằm mục đích ngăn chặn và dập tắt những biểu hiện xấu của các em khi vừa chớm nở với biểu điểm trừ.
 	- Sự phối hợp với các giáo viên bộ môn.
III. KẾT LUẬN
- Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, cùng với việc quan tâm tìm hiểu đến đời sống kinh tế gia đình học sinh, cộng với việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động học sinh và gia đình để con em được học tập, sự quan tâm của nhà trường, chính quyền địa phương thì tình trạng học sinh bỏ học ở địa phương sẽ được khắc phục.
- Trong công tác chủ nhiệm lớp, GVCN luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng kinh nghiệm, cùng với tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, luôn hoà đồng và gần gũi với học sinh, nắm bắt tình hình học sinh, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh của lớp, được sự giúp đỡ tạo điều kiện của phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn, của ban giám hiệu nhà trường GVCN sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp của mình.
 Láng Tròn, ngày 05 tháng 10 năm 2020
 NGƯỜI VIẾT

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_chuyen_can_den.doc
Sáng Kiến Liên Quan