Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đưa dân ca ví, giặt Nghệ Tĩnh vào trường học, bảo tồn và phát huy làn điệu "Hò Nam Khê" ở trường THCS Lê Hồng Phong

Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc.
 Một nhà văn hoá đã ví dân ca “ Như dòng sông mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình ”. Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển.
Đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong nhà trường có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà ông cha để lại. Giáo sư Trần Văn Khê: “Nhà nước nên đưa dân ca vào trường học, cần làm cho học sinh Việt Nam hiểu dân ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”

 

ppt25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đưa dân ca ví, giặt Nghệ Tĩnh vào trường học, bảo tồn và phát huy làn điệu "Hò Nam Khê" ở trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THẠCH HÀ 
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG 
ĐỀ TÀI 
 BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH VÀO TRƯỜNG HỌC. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÀN ĐIỆU“HÒ NAM KHÊ” Ở TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG.  
Giáo viên : Lê Thị Hải Hà 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Âm nhạc dân gian nói chung , dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc , là linh hồn của dân tộc .  Một nhà văn hoá đã ví dân ca “  Như dòng sông mênh mông tình đất , tình người , chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống , chảy qua nhiều thời đại , phản ánh tâm tư tình cảm , ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình  ”. Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ , phát triển . Đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong nhà trường có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà ông cha để lại. Giáo sư Trần Văn Khê :  “ Nhà nước nên đưa dân ca vào trường học , cần làm cho học sinh Việt Nam hiểu dân ca nước ta là gì ? Và dân ca nước ta hay như thế nào ?”  
Việc bảo tồn , phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc , của quê hương mình trong đó biện pháp đưa dân ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch , các phần tử phản động đã , đang và tiếp tục dùng mọi âm mưu , thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực , đồi trụy ... để truyền bá lối sống thực dụng , làm cho giới trẻ Việt Nam sống không có lý tưởng , ích kỷ và trụy lạc , làm cho họ lãng quên nền văn hóa với những giá trị nhân văn sâu sắc , những giá trị chân – thiện – mỹ tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây đắp nên . 
Xuất phát từ thực tế các biện pháp đưa Dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh vào trong nhà trường đang còn chưa hiệu quả , thời lượng tiết học còn ít . Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc , tôi luôn trăn trở , tìm tòi các biện pháp . Qua quá trình giảng dạy và hiệu quả thực tế , tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình qua đề tài “ BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA VÍ DẶM NGHỆ TĨNH VÀO TRƯỜNG HỌC. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÀN ĐIỆU HÒ NAM KHÊ” Ở TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG. 
 II. Bản mô tả tính cải tiến của biện pháp .  
2.1. HS hiểu sâu sắc và thêm yêu thích dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh,làn điệu hò Nam Khê hơn , tích cực hoạt động trong các phong trào văn hóa văn nghệ của trường trong các đ ợ t hoạt động chào mừng , kỉ niệm các ngày lễ lớn . Các em yêu mến , trân trọng , tự hào và phát huy tốt những giá trị văn hóa tinh thần quý báu mà cha ông đã để lại . 
2.2. HS tự tin khi trình bày các tác phẩm dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh trước đám đông , phát huy các khả năng thiên bẩm mà không cần sự áp đặt của GV. 
2.3. Học sinh thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học hát dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh và việc học hát các bài hát thông thường khác . 
2.4. HS biết hát và có thể sáng tác một số lời mới từ dân ca Nghệ Tĩnh . Phát huy được kỹ năng hiểu biết , cảm thụ , sáng tạo âm nhạc của các em . 
  Sáng tác một số lời mới từ dân ca Nghệ Tĩnh. Bài:  Hò Nam Khê.  Hò ơ hò.. Bao giờ động Nậy hết cây  Khe Biền hết nước, đó với đây hết tình.  Câu 1 : Hò ơ hò... Ai về Khê xã thì vềThăm quê hương nông thôn mới, thắm tình quê dạt dào.Đây là ý Đảng lòng dânLà tinh thần cách mạng, là vừa hồng vừa chuyên.Là dô hò  là hò do hò.Dặm Quanh quanh đường vô đất huyệnƠi sơn thủy hữu tìnhXứ nhân kiệt địa linhThạch Hà nay đổi mớiQuê nhà mình đang đổi mới. 
 III . NỘI DUNG BIỆN PHÁP  
3.1. Giúp HS hiểu sâu sắc về dân ca Nghệ Tĩnh  - Đầu năm học , tôi xây dựng kế hoạch tham mưu với BGH nhà trường tổ chức cho các em học sinh đi tham quan , dã ngoại một số địa danh như quê hương Đại thi hào Nguyễn Du; quê nội , quê ngoại Bác Hồ ; Ngã Ba Đồng Lộc . 
- Thường xuyên sưu tầm các làn điệu dân ca phù hợp với lứa tuổi các em như các tổ khúc dân ca: Công cha nghĩa mẹ ơn thầy , Bác Hồ của em , Đền ơn cha mẹ thầy cô . 
Tổ chức cho HS tham quan trải nghiệm thực tế tại quê Bác (Nam Đàn – Nghệ An) 
- Tổ chức các hội thi tìm hiểu về dân ca ví giặm giữa các tổ, lớp, trường  
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng với câu lạc bộ dân ca ví dặm ở địa phương xã Thạch Khê. 
3.2 . Một số phương pháp dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh theo hướng phát triển phẩm chất , năng lực học sinh . Lấy học sinh làm trung tâm .  
 3.2.1. Lồng ghép các hoạt động dân ca vào môn học khác - Môn Mĩ thuật : Khi tổ chức cho học sinh vẽ về một cảnh đẹp mà em yêu thích . Trong quá trình học sinh vẽ , giáo viên mở nhạc các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cho học sinh nghe , mở máy nghe với âm lượng vừa phải . Để kích thích học sinh sáng tạo ra những bức tranh đẹp , phong phú . Đồng thời học sinh cũng được khắc sâu hơn về các làn điệu dân ca. 
- Môn ngữ văn : Vận dụng trong giờ trải nghiệm sáng tạo , viết văn : Giới thiệu về dân ca ví dặm và hò Nam Khê cho học sinh tìm hiểu , hát những điệu hò mà các em tự tìm tòi .- Hoạt động tập thể : Ví dụ trong chương trình Đại hội Liên đội , cho các em biểu diễn một số tiết mục dân ca ví , giặm như báo cáo , lồng ghép vào táo quân . 
3.2.2. Thường xuyên cho học sinh nghe một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh , hò Nam Khê . - Trong giờ sinh hoạt 15 đầu giờ , tuần hai buổi , qua hoạt động làm vệ sinh hằng ngày , giờ ra chơi , các ngày hội , ngày lễ mà trường tổ chức . Để cho học sinh khắc sâu hơn về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh , làn điệu hò Nam Khê . 
3.2.3. Tổ chức tiết học âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất , năng lực , lấy học sinh làm trung tâm . Trong biện pháp này tôi xin áp dụng một tiết dạy cụ thể về giới thiệu , học hát dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh và làn điệu hò Nam Khê vào tiết 15 lớp 8 ở trường THCS Lê Hồng Phong 
MỤC TIÊU TIẾT HỌC 
II. Quy trình dạy học hát : 
1. Giới thiệu về dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh : 
2. Giới thiệu , học hát Hò Nam Khê – Thạch Khê 
 Là hình thức hát đối đáp , diễn xướng trong sinh hoạt , lao động của người dân Nam Khê - Thạch Khê . Vào năm 1960 Hò Nam Khê được biểu diễn tại thủ đô Hà Nội . Đây cũng là thời kỳ hò phát triển và kéo dài mãi về sau . 
“ Hò ơ hò  Đất Thạch Khê trăng thanh gió mát 
Phong Khê mình tiếng hát thật đáng yêu . 
Đồng xanh bát ngát cánh diều , 
Hồ sen thu đọng , gương soi bóng tà . 
Chùa Tran chuông vọng ngân xa . 
Chiều soi gương giếng Ngọc lại nhớ đền Phong Khê , 
Tướng công đánh giặc chưa về , 
Dấu xưa thu thảo , khuê văn gác đài . Là dô hò là hò dô hò ” 
	3.2.4. Tổ chức hội thi hát dân ca. 
Vào các ngày lễ kỉ niệm , làm các chuyên đề trải nghiệm , trường tôi đã tổ chức hội thi “ Tiếng hát Tuổi hồng ” cho học sinh toàn trường . Mỗi chi đội dự thi hai tiết mục , một tiết mục bắt buộc phải hát dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh , hò Nam Khê , một tiết mục tự chọn . Hội thi đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp . 
	3.2.5. Thành lập câu lạc bộ dân ca Nghệ Tĩnh , giao lưu với câu lạc bộ dân ca của địa phương . 
- Thành lập mỗi lớp có một câu lạc bộ nhỏ . 
- Thành lập câu lạc bộ của trường . 
 3.2. 6. Mời nghệ nhân , nghệ sỹ nói chuyện , giao lưu về Dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh . Các cụ nghệ nhân của địa phương Thạch Khê . 
IV. Hiệu quả biện pháp 
1. PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
Khối học 
Tổng số HS 
Kết quả 
Biết hát 2 làn điệu DCVGNT, hò Nam Khê trở lên 
Biết hát 1 làn điệu DCVGNT, hò Nam Khê 
Hát nhầm hoặc không biết bài nào 
SL 
SL 
Tỉ lệ % 
SL 
Tỉ lệ % 
SL 
Tỉ lệ % 
K6 
96 
90 
93,8 
4 
4,1 
2 
2,1 
K7 
98 
95 
97,0 
2 
2,04 
1 
1,02 
K8 
108 
98 
91,0 
7 
6,4 
3 
2,8 
K9 
93 
85 
91,3 
5 
5,3 
3 
3,2 
Tổng 
395 
367 
93,0 
18 
4,6 
9 
2,3 
2. Kết quả HS biết hát Dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh , Hò Nam Khê 
Bảng mức độ biết hát các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh 
V . Đánh giá triển vọng , khả năng áp dụng rộng rải của biện pháp . 
 - Giáo viên sử dụng các nội dung, giải pháp nêu trên như là tài liệu phục vụ cho việc dạy hát dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh cho học sinh tại trường , là cở sở tốt để giáo viên kiểm chứng , đánh giá kết quả dạy học . 
- Các giải pháp trên có thể áp dụng đối với học sinh ở tất cả các trường trung học cơ sở . 
- Các em phát triển được năng lực tự tin tham gia trong các cuộc thi văn nghệ của trường cũng như các hoạt động ngoại khóa . 
- Thường xuyên học hỏi , tham gia các lớp tập huấn , tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ , rèn luyện kĩ năng ca hát , đặc biệt là hát dân ca. 
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất , năng lực , lấy học sinh làm trung tâm . 
VI. Kết luận. 
1. Những bài học kinh nghiệm. 
Từ thực tế triển khai các nội dung và hình thức trên, tôi rút ra những kết luận sau: 
- Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vốn phong phú và đa dạng, để tìm hiểu và học hết các làn điệu cần nhiều thời gian. 
- Dạy hát dân ca đã khó, việc dạy hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh lại càng không phải dễ dàng, đặc biệt là đối tượng học hát ở đây lại là các em học sinh trung học cơ sở . Chính  vì vậy, người dạy hát cần phải có những kỹ năng nhất định về hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, biết cách làm cho giờ học hát dân ca luôn gần gũi, vui vẻ, tạo cho các em có cảm giác như đang sống trong không khí lao động, sinh hoạt của người dân lao động xứ Nghệ 
2 . KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT  2.1 . Đối với bản thân : Thường xuyên học hỏi, tham gia các lớp tập huấn, tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng ca hát, đặc biệt là hát dân ca.Đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực lấy học sinh làm trung tâm.Cùng với các em học sinh làm phong phú thêm dụng cụ học tập từ các nguyên liệu sẵn có. 2.2 Đối với học sinh: Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các làn điệu dân ca. 2.3. Đối với nhà trường :Cần tổ chức nhiều hoạt động giao lưu với các câu lạc bộ dân ca các trường khác. 2.4. Đối với phòng và sở giáo dục: Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về dân ca ví giặm.Tổ chức giao lưu câu lạc bộ dân ca ví giặm với địa phương bạnTổ chức hội thi dân ca ví giặm thường niên cho học sinh và giáo viên tham gia. 
Trân trọng cảm ơn! 
25 

File đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_dua_dan_ca_vi_giat_nghe_tinh.ppt
Sáng Kiến Liên Quan