Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp đổi mới kiểm ta đánh giá học sinh ở bộ môn Sinh học trong trường THCS

 Trong cải cách giáo dục bên cạnh những đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy thì sự đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng.Vì nó cho phép đánh giá khách quan chất lượng dạy và học, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả của những cải tiến về nội dung và phương pháp giảng dạy đã thực hiện, tư đó co biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, của học sinh là một phần quan trọng trong quá quá trình dạy và học. Đổi mới chương trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các phần trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải đổi mới việc kiểm tra.

 Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ở các trường THCS hiện nay cho thấy:

 - Chưa đạt được sự công bằng, giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra cũng khác nhau.

 - Chủ yếu là sử dụng hình thức tự luận.

 - Thiếu tính khách quan, phần lớn dựa vào các đề thi có sẵnvà ép kiến thức, ấn định học sinh theo các đề thi có sẵn đó.

 - Thiếu tính năng động do chưa có ngân hàng đề thi.

 - Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng .

 - Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hầu như ít kiểm tra vềnăng lực tự học của học sinh.

 - Việc cho điểm thường có độ tin cậy thấp vì thiếu tiêu trí đánh giá và phụ thuộc một phần tâm trạng, kiểu trình bàycủa người chấm.

 - Chưa sử dụng cácphương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4897 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp đổi mới kiểm ta đánh giá học sinh ở bộ môn Sinh học trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Đối với câu hỏi tự luận thì câu hỏi kiểm tra chủ yếu là loại câu hỏi “tại sao?”
 Kiểm tra có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như : kiểm tra nói kiểm tra viết, nhưng cần chú ý kiểm tra thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 
 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học ở các trường THCS nói chung và ở trường THCS Cẩm Văn nói riêng, tôi xin mạnh dạn đưa vấn đề “áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS”
 Rất mong nhận được sự đồng cảm và sự góp ý tận tình của các đồng nghiệp.
Phần II - GiảI quyết vấn đề
A/ Cơ sở lí luận 
I. Hình thức :
 - Có câu hỏi dạng trắc nghiệm chiếm 30% - 40% 
 - Có câu hỏi dạng tự luận chiếm 70% - 60%
II. Yêu cầu:
 - Nội dung kiểm tra cần quán triệt nguyên tắc vừa sức bám sát yêu cầu của chương trình, kiểm tra được cả kiến thức, kĩ năng và thái độ.
 - Đề kiểm tra phải đánh giá khách quan chính xác năng lực học tập của từng học sinh.
 - Kiểm tra không thể bỏ qua được các hình thức kiểm tra truyền thống, mà ttrong một bài kiểm tra cần kết hợ cả kiểm tra truyền thông và câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tăng đần trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt với chương trinh sinh học 9 cần chú ý câu hỏi thực hành và câu hỏi vận dung vào giải thích một số hiện tượng trong thức tiễn cuộc sống.
III. Nội dung kiểm tra
 Kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. Kiểm tra kiến thức ở 3 mức độ :
 - Biết : câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại một kiến thức đã biết, học sinh chỉ dựa vào trí nhớ để trả lời.
 - Hiểu : câu hỏi yêu cầu học sinh tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học diễn đạt bằng ngôn tư của mình chứng tỏ thông hiểu chứ không phải chỉ biết và nhớ.
 - Vận dụng : câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Kiểm tra thực hành bằng các bài thực hành thí nghiệm cụ thể như : trình bày thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm, hoặc quan sát giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.
IV. Hình thức kiểm tra:
 Đối với học sinh lớp 9 vẫn giữ 2 hình thức kiểm tra :
 - Kiểm tra nói trong một tiết học (kiểm tra bài cũ).
 - Kiểm tra viết (kiểm tra 15’ hoặc 45’). Kiểm tra 15’ có thể đầu tíêt hoặc cuối tiết học, kiểm tra 45’ giữa kì hoặc cuối kì.
V. Điều kiện kiểm tra :
 - Dựa vào mục tiêu cấp học lớp học.
 - Phải nghiên cứu kĩ những kiến thức cơ bản của bài của chương trình, chuẩn kiến thức tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - đào tạo.
 - Phải nắm được đối tượng, trình độ của từng lớp, của từng học sinh, từng vùng miền khác nhau.
 - Coi kiểm tra hoặc coi thi phải thực sự nghiêm khắc chống hiện tượng quay cóp bài trao đổi bài.
VI. Một số phương pháp kiểm tra cụ thể
Mỗi một phương pháp đều có những ưu - nhược điểm và được sử dụng thích hợp trong mỗi tình huống cụ thể.
1. Phương háp quan sát:
 Phương pháp này mang nặng tính chất định tính thường được dùng trong việc đánh giá kết quả thực hành.
2. Phương pháp vấn đáp(nói) 
 Yêu cầu đối với câu hỏi kiểm tra nói:
 - Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải vừa phải, sát với trình độ học sinh.
 - Câu hỏi nêu ra cho học sinh phải chính xác rõ ràng và xác định, không làm cho học sinh hiểu sai, dẫn đến trả lời lạc đề. Bên cạnh câu hỏi cơ bản, chuẩn bị câu hỏi bổ sung, tạo điều kiện đánh giá chính xác, chú ý năng lực vận dụng kiến thức, suy nghĩ sang tạo.
 - Phương pháp kiểm tra vấn đáp (nói) có thể đầu tiết học “ Kiểm tra miệng” hoặc trong suốt cả tiết học. Phương pháp này không thích hợp cho việc đánh giá một lượng lớn kiến thức hoặc trên nhiều học sinh trong một thời gian ngắn.
3. Phương pháp kiểm tra viết:
 Bài kiểm tra viết có thể được thực hiện ở đầu hay cuối tiết học hoặc chọn một tiết học sau một chương hay một phần của chương trình, hoặc trong bài viết vào cuối học hay cuối năm học.
 Kiểm tra viết có thể đề cập nhiều vấn đề nhằm đánh giá học sinh ở nhiều mặt hơn kiểm tra nói. Tuy nhiên đề kiểm tra viết cũng chỉ có thể đề cập một số kiến thức mấu chốt nào đó trong cả một chương trình rất dài. Đối với học sinh THCS khó có điền kiện đánh giá kĩ năng thực hành cho nên có thể dùng những câu hỏi kiểm tra lí thuyết về thực hành.
 Nội dung câu hỏi phải vừa sức học sinh. Số lượng câu hỏi phải thích hợp với thời gian qui định làm bài, bao quát được những thành phần kiến thức khác nhau của chương trình môn học.
 Trong đề kiểm tra nen có những phần câu hỏi phân hoá trình độ học sinh, phát hiện những học sinh giỏi để bồi dưỡng.
 Để khắc phục những nhược điểm của kiểm tra viết trong dạy học trước đây, ngoài việc kiểm tra viết theo kiểu truyền thống như trắc nghiệm chủ quan thì cần phảI kết hợp với kiểm tra viết theo trắc nghiệm khách quan. Nên đảm bảo tỉ lệ nhất định giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan với câu hỏi trắc nghiệm tự luận. 
 Bao gồm 2 dạng chính là câu hỏi tự luận(trắc nghiệm chủ quan) và trắc nghiệm khách quan.
 a - Loại câu hỏi tự luận :
 - Loại này bao gồm 3 dạng nhỏ: diễn giải, tiểu luận và luận văn. Các bài kiểm tra trong trường THCS vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giải mà ở đó học sinh có thể diễn đạt ý tưởng, câu văn nhờ kiến thức và học tập đã có.
 - Phương pháp này có khả năng đo được khả năng suy luận, suy diễn, so sánh, tổng hợp... Nên phát huy được óc sáng tạo khéo léo khi giải quyết vấn đề, khuyến khích học sinh suy luận tổng kết hoá, khái quát hoá hoặc trình bày về mối liên hệ giữa các sự kiện, tạo cơ hội cho học sinh luyện văn, tu từ thích hợp trong việc kiểm tra các môn học xã hội.
 - Việc soạn câu hỏi cho dạng này khá dễ dàng, nhanh chóng 
 - Phương pháp này có nhược điểm là khó chấm điểm việc chấm điểm mất rất nhiều thời gian, tính khách quankhông cao nên độ tin cậy thấp. Trong một bài chỉ kiểm tra trong phạm vi hẹp về nội dung kiến thức.
 b - Loại trắc nghiệm khách quan:
 Là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo các câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại câu hỏi này được gọi là câu hỏi đóng, được xem là khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm.
 Những loại câu trắc nghiệm khách quan dùng trong kiểm tra viết :
 * Loại Đúng - Sai : Trước một câu dãn xác định học sinh trả lời câu hỏi Đúng (Đ) hay Sai (S). 
 Loại câu trắc nghiệm đúng sai thích hợp để kiểm tra những kiến thức sự kiện, cũng có thể dùng để kiểm tra về định nghĩa các khai niệm, nội dung các định luật. Loại này đòi hỏi trí nhớ, ít có khả năng phân biệt học sinh giỏi học sinh kém.
 Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Đúng - Sai, cần chú ý những điểm sau:
 + Chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khó nhận ra Đ hay S.
 + Không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa.
 + Mỗi câu trắc nghiệm nên diễn tả một ý duy nhất.
 + Trong một bài kiểm tra không nên bố trí số câu Đ bằng số câu S, không nên bố trí số câu đúng theo một trật tự có tính chu kì. 
 * Loại câu hỏi lựa chọn nhiều phương án :
 Mỗi câu hỏi nêu ra có 3 - 5 câu trả lời sẵn. Trong đó chỉ có một câu trả lời đúng. Những câu trả lời khác được xem là câu“Gây nhiễu” hoặc “Gài bẫy”. Học sinh phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Các câu “Gây nhiễu” hoặc “Gài bẫy” có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng 1 phần.
 Loại câu hỏi nhiều loại lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất kích thích suy nghĩ nhiều hơn đúng sai.
 Khi viết loại câu trắc nghiệm này cần chú ý những điểm sau:
 + Phần gốc có thể là 1 câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là câu bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa.
 + Phần lựa chọn nên từ 3- 5 câu tuỳ trình độ kiến thức và tư duy của học sinh.
 + Tránh xếp câu trả lời đúng nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở mọi câu hỏi.
 * Loại ghép đôi :
 Loại này thường gồm hai dãy thông tin : Một dãy là những câu hỏi (hoặc câu dẫn). Một dãy là những câu trả lời (hay câu để lựa chọn) học sinh phải tìm ra câu trả lời ứng với câu hỏi. 
 Loại trắc nghiệm ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức có liên quan gần gũi chủ yếu. Chủ yếu là kiến thức sự kiện. 
 Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm này cần chú ý những điểm sau:
 + Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một nhóm có liên quan học sinh có thể nhầm lẫn.
 + Dãy câu hỏi và dãy trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc trong khi lựa chọn.
 + Thứ tự câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn.
 * Loại điền thêm: 
 Là dạng biến thể của kiểu tra lời cực ngắn.
 Câu dẫn có để một vài chỗ trống ... Học sinh phải điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp.
 Loại trắc nghiệm này dễ viết nhưng khó chấm học sinh có thể điền những từ khác ngoài dự kiến của đáp án.
 * Kiểm tra qua hình vẽ:
 Yêu cầu học sinh chú thích một vài chi tiết để trống trên một hình vẽ, sửa một chi tiết sai ... Loại câu hỏi này rất cần thiết cho việc kiểm tra kiến thức giải phẫu (sinh học 8) 
4. Bài tập : 
 Những bài tập nhỏ dưới nhiều hình thức thích hợp, ra cho học sinh làm ngay tại lớp trong quá trình dạy bài mới hay ở bước củng cố ở cuối tiết học, hoặc ra cho học sinh làm ở nhà, sẽ giúp cho học sinh tự đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng mới học, giúp nhanh chóng nắm được kết quả học tập của học sinh.
5. Báo cáo của học sinh:
 Tạo cơ hội cho học sinh trình bày trước lớp những báo cáo nhỏ, những tư liệu sưu tầm từ sách báo, kết quả những thí nghiệm ngòai giờ, phù hợp với đặc thù của chương trình sinh học.
 VII. Nguyên tắc ra đề kiểm tra:
- Căn cứ vào mục tiêu của bài của chương trình sinh học 9.
- Thể hiện tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học bộ môn, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
- Kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng, chú trọng kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra.
- Đề kiểm tra phải vừa sức với học sinh và vừa phân hoá được các đối tượng học sinh.
- Phải tuân thủ những qui chế pháp lí hiện hành.
VIII. Quy trình ra đề kiểm tra(5 bước):
 - Bước 1: Xác định yêu cầu mục đích của đề kiểm tra. Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, hay toàn chương trình một lớp học, một cấp học.
 - Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của đề kiểm tra để xây dựng được đề kiểm tra tốt cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy thể hiện ỏ các hành vi hay năng lực của học sinh. Kết quả của việc dạy và học : kiến thức, kĩ năng, thái độ
 - Bước 3: Thiết lập ma trận 2 chiều:
 + Một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính când đánh giá
 + Một chiều là mức độ kiến thức của học sinh.
 Xác định tỉ lệ số lượng các câu hỏi, tự luận và trắc nghiệm khách quan. 
 Hình thức ma trận : Từ số lượng câu hỏi kết hợp với trình độ của học sinh để ra đề với mức độ nào.
 - Bước 4: Thiết kế câu hỏi cho ma trận: vào từng câu hỏi cụ thể.
 - Bước 5: Hướng dẫn chấm(đáp án, biểu điểm).
B/Thực nghiệm áp dụng 
Môn sinh học là một bộ môn KHTN có tốc độ phát triển như vũ bão, cho nên lương tri thức đưa vào giảng dạy thừơng xuyên được cập nhật hàng ngày, do đó đòi hỏi một phương thức kiểm tra phù hợp nhằm đánh giá cả về bề rộng và chiều sâu của tri thức.
Theo tôi nghĩ mỗi phương pháp đều có ưu - nhược điểm của nó, nếu ta khéo léo kết hợp sử dụng trong mỗi tình huống, mỗi bài thi, bài kiểm tra thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Bởi vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng các phương pháp kiểm tra cụ thể như sau:
Phần 1 : Biến dị và di truyền:
 + Các thí nghiệm của Menđen: kết hợp tự luận với trác nghiệm khách quan (trắc nghiệm ở dạng bài tập) 
 + NST, ADN, ARN, gen : Trắc nghiệm hoàn toàn :
 + Biến dị, di truyền, ứng dụng di truyền học: kết hợp với tự luận và trắc nghiệm khách quan ( tự luận dưới dạng các bài tập hoặc câu hỏi phân biệt, so sánh)
Phần 2: Sinh vật và môi trường: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.
 Các câu hỏi dùng cho một bài kiểm tra có thể lấy ra từ các ngân hàng câu hỏi( có trong các sách bài tập, sách giáo viện hoặc các sách tham khảo).
Nhưng việc tự biên soạn ra các câu hỏi là việc nên làm bởi vì : Tập hợp các câu hỏi có sẵn hiện nay chưa phong phú, tuỳ từng mục đích, đối tượng, nội dung, thời gian cho phép mà các yêu cầu cho các câu hỏi rất khác nhau, chỉ có người giáo viên mới chủ động được điều này.
Để tự soạn được một tập hợp các câu hỏi thì mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình một ngân hàng câu hỏi, những hiểu biết về kĩ thuật trắc nghiệm, phải nắm được các yêu cầu cơ bản về nguyên tắc soạn thảo, về tiêu chuẩn cho một câu hỏi và tổng thể các câu hỏi.
Dưới đây là một số ví dụ cho những điều tôi vừa trình bày ở trên. Các câu hỏi do tôi tự biên soạn kiểm tra. Bài kiểm tra đã được áp dụng cho kiểm tra 5’, 15’, 45’ năm học 2005 - 2006.
Ví dụ 1
1. Nội dung các câu hỏi
Đề kiểm tra 
Môn: sinh học lớp 9
Thời gian : 45’
Đánh dấu + vào đầu ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Thế nào là trội không hoàn toàn?
 a - Kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
 b - F2 có tỉ lệ kiểu hình : 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
 c - F2 có tỉ lệ kiểu hình : 3 trội: 1 lặn.
 d - Cả a và b.
Câu 2: Tính đặc trưng của NST là gì?
 a - Tế bào của mỗi loại sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định)
 b - Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ.
 c - Cả a và b.
 d - NST biến đổi qua các thời kì của quá trình phân bào .
Câu 3: NST giới tính có những loại tế bào nào ?
Tế bào sinh dưỡng.
Tế bào sinh dục .
Tế bào phôi.
Cả a, b và c.
Câu4: Cấu tạo hoá học của ADN có đặc điểm gì?
ADN có kích thước lớn (đại phân tử).
ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân)
Thành phân chủ yếu trong ADN là các nguyên tố: C, H, O, N, P.
Cả a, b và c.
Câu5: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào ?
Nguyên tắc bổ sung : A - T, G - X.
Nguyên tắc bán bảo toàn : trong phân tử ADN có 1 mạch cũ và 1 mạch mới.
Nguyên tắc khuôn mẫu : mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của ADN mẹ.
Cả a, b và c.
Câu 6: Có mấy loại ARN?
m ARN : truyền đạt thông tin qui định cấu trúc prôtêin.
t ARN : Vận chuyển axit amin trong quá trình tổng hợp prôtêin.
r ARN : là thành phần cấu tạo nên ribôxom (nơi tổng hợp nên prôtêin).
Cả a, b và c.
Câu 7: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ : 
 gen m ARN prôtêin tính trạng là gì?
 a- Sau khi được hình thành, m ARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.
 b- Trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin được qui định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.
 c- Khi ribôxom chuyển dịch trên m ARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng .
 d- Cả a, b và c.
Câu 8: ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau đây
 a/ P : Quả đỏ quả đỏ (AA aa)
 b/ P : quả đỏ quả vàng (aaaa)
Câu 9: Có một đoạn mạch trên đoạn gen có trật tự các nuclêôtit như sau:
 Mạch 1: A-X-T-G-A-T-A-X-G-G-T-A...
 a/ Hãy viết trật tự các nuclêôtit của mạch còn lại và cả đoạn gen 
 b/ Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARNđược tổng hợp từ mạch 1
* Tôi đã áp dụng kiểm tra 45’ trên 4 lớp thuộc trường THCS Cẩm Văn: là lớp 9A 9B ,9C,9E.
Tổng số 144 học sinh. Mỗi học sinh nhận được một tờ đề in.
 2. Đáp án biểu điểm :
 Câu1 : (1đ): d ; Câu 2: (1đ): c ; Câu 3 : (1đ): d ; Câu 4:(1đ) :d ;
 Câu 5 (1đ) :d  ; Câu 6 : (1đ) : d ; Câu 7 : (1đ) : d.
Câu 8(2đ) :
a- (1đ) P : (quả đỏ) AA aa ( quả đỏ ) 
 GP : A A,a
 F1 : AA , Aa
 Quả đỏ, quả đỏ.
b- (1đ)P : (quả đỏ) Aa aa ( quả vàng) 
 GP : A,a a
 F1 : Aa , aa
 Quả đỏ, quả vàng.
Câu 9 : (1đ) 
a-(1/2đ) 
b- (1/2đ) 
 A - X - T - G - A - T - A - X - G - G - T - A (Mạch 1)
 U - G - A - X -U - A -U - G - X - X - A -U (ARN)
3. Kết quả thu được :
 - Số liệu thực nghiệm là điểm số của các học sinh tham gia làm bài 
 - Các số liệu thu được tôi thống kê ở sau:
Loại điểm 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số HS đạt điểm tương ứng
3
13
19
37
42
17
13
 - Với các số liệu này, tôi sử dụng vào nhiều mục đích như :
 + Xác định độ phân biệt, độ khó và độ tin cậy
 + Xác định điểm trung bình cộng : Theo công thức 
Vậy điểm trung bình của bài kiểm tra trắc nghiệm nói trên tính bằng 6,1
Ví dụ 2
1. Nội dung câu hỏi
Đề kiểm tra 
Môn: sinh học lớp 9
Thời gian : 15’
Câu I: Quần thể người khác quần thể sinh vật khác ở những điểm nào?
Tại sao có sự khác nhau đó ?
Câu II: chọn phương án đúng nhất trong các câu sau (khoanh tròn vào đầu câu) 
1 - Một số đặc trưng của quần thể được đề cập trong sinh học 9 là gì ?
a - Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi 
b - Tỉ lệ giới tính, mật độ quần thể, thành phần nhóm tuổi.
c - Thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
d - Mật độ quần thể, tỉ lệ giới tính.
2 - Trong tự nhiên , đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng để phân biệt các quần thể với nhau:
a - Tỉ lệ giới tính.
b - Thành phần nhóm tuổi.
c- Kích thước cá thể đực
d- Mật độ
3 - Mật độ quần thể tăng khi nào?
a- Khi nguồn thức ăn tăng.
b- Khi nơi ở rộng rãi , không bệnh tật.
c- Khi tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử vong
d- Cả a, b và c
2 - Đáp án biểu điểm
Câu I (7 điểm ):
 - Sự khác nhau của quần thể người so với quần thể sinh vật khác:
 + Có hôn nhân
 + Có luật pháp
+ Có kinh tế
+ Có xã hội
+ Có giáo dục
+ Có văn hoá... ( Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
- Có điểm khác nhau đó là vì:
+ Bộ não người phát triển, có tư duy, hoạt động có mục đích ( 2 điểm )
+ Có khả năng thay đổi những đặc trưng của quần thể ( 2 điểm )
Câu II (3 điểm ) mỗi ý đúng cho một điểm:
1 - b, 2- c, 3 - c
3 - Kết quả thu được
- Kiểm tra cả khối 9: tổng số là 182 bài
- Kết quả cụ thể như sau:
Loại điểm 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số HS đạt điểm tương ứng
6
26
60
55
17
18
Vậy điểm trung bình của bài kiểm tra 15 phút nói trên tính bằng 8,6
Ví dụ 3 
( Kiểm tra 5 phút - Kiểm tra đầu giờ)
- Sử dụng kiểm tra dưới dạng phiếu học tập
- Hãy chọn nội dung thích hợp ở cột b tương ứng với cột a: Các dạng tài nguyên thiên nhiên
A Dạng tài nguyên
B Các tài nguyên
1. Tài nguyên tái sinh
a .Khí đốt thiên nhiên
b. Tài nguyên nước
c. Tài nguyên đất
d. Năng lượng gió
e. Dầu lửa
g. Tài nguyên rừng
h. Bức xạ mặt trời
i. Than đá
k. Năng lượng thuỷ triều
l. Năng lượng suối nước nóng
2. Tài nguyên không tái sinh
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
Đáp án : 
1: b, d, g, h, k ,l
2: a, c, e, i
3: d, h, k
Phần III - Kết luận
Với những phần áp dụng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá bằng cách thiết kế các câu hỏi cho các bài kiểm tra: 5, 15, 45 phút. Tôi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cá em học sinh khi làm bài và luôn yêu cầu được kiểm tra thường xuyên theo phương thức này. Tôi nhận thấy các em rất tự tin khi tìm câu trả lời. Giảm hẳn hiện tượng quay cóp, đánh giá chính xác năng lực học tập của từng học sinh. Tôi cũng đã trao đổi thảo luận việc áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá với một số đồng nghiệp, cũng đã nhận được sự động viên, hưởng ứng nhiệt tình.
 Để nâng cao chất lượng dạy và học. Song song với việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy là việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
 Thực trạng cho thấy việc kiểm tra đánh giá hiện nay còn nhiều tồn tại, thiếu tính khách quan và tính chính xác.
 Trong các phương pháp kiểm tra đánh giá thì trắc nghiệm khách quan tỏ ra có nhiều ưu điểm, trong các dạng kiểm tra đánh giá dạng trắc nghiệm khách quan đã đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới.
 Thực nghiệm sư phạm cho thấy hướng đổi mới này hoàn toàn có tính khả thi trong thực tế.
Để có tính thực thi phương pháp này, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều giáo viên vào việc soạn thảo câu hỏi, định chuẩn cho câu hỏi mới có thể đáp ứng rộng rãi.
 Cần trang bị cho mỗi giáo viên những nguyên tắc cơ bản của việc soạn thảo câu hỏi theo kiểu : lựa chọn nhiều phương án.
 Cần khuyến khích các giáo viên sinh học áp dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp tự luận truyền thống với mọi hình thức kiểm tra.
Cẩm Văn, ngày 5/3/2008
 Người viết 

File đính kèm:

  • docSKKN_ap_dung_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_trong_day_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan