Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ta thấy rằng, việc dạy học lịch sử trong trường Tiểu học có nhiệm vụ vô

cùng quan trọng cho việc giáo dục con người. Từ những kiến thức lịch sử, học sinh

hiểu biết quá khứ, hiểu biết cội nguồn lịch sử, truyền thống đấu tranh chống ngoại

xâm của dân tộc Việt Nam. Qua đó bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái

độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh; yêu thiên

nhiên, con người, đất nước và có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di sản

văn hoá gần gũi với các em.

Mục tiêu chương trình phân môn Lịch sử lớp 4 nhằm cung cấp cho học sinh

một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt nam từ buổi

đầu dựng nước cho tới đầu thế kỉ XIX. Dạy lịch sử bước đầu hình thành và rèn

luyện cho học sinh các kĩ năng: quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư

liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học

tập và chọn thông tin để giải đáp. Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng

lịch sử; trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,. Vận

dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

Phần lớn học sinh không thích học phân môn Lịch sử vì nội dung kiến thức

quá dài, nhiều sự kiện khó nhớ, hơn nữa các em cho rằng đó chỉ là môn phụ, không

quan trọng,. Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử, việc đổi mới

phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò là điều rất cần thiết. Có rất

nhiều phương pháp giảng dạy tốt phân môn Lịch sử, trong đó “Thảo luận nhóm” là

một trong những phương pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả một cách nhanh

nhất. Khi học theo nhóm học sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học,

đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Thảo luận nhóm cũng là

cơ hội cho học sinh học hỏi l n nhau, h trợ nhau về cách tìm kiếm giải pháp để

giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể

cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải giải

quyết bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình

rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà

giáo viên giao. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao

độ.

pdf19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các nhóm. 
Nhóm này có ý kiến thảo luận khác nhóm bạn, hoặc tìm ra đáp án hợp lí hơn nhóm 
bạn thì hoạt động thảo luận mới sôi nổi. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 10 Trường Tiểu học Trần Phú 
* Cử nhóm trưởng và thư kí điều hành hoạt động của nhóm 
Thường ngày từ các tiết học đầu năm, tôi đã hướng d n và tổ chức cho các 
em hiểu được chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong hoạt động nhóm, cụ 
thể: 
+ Trưởng nhóm : chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động. 
+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất. 
+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm. 
Báo cáo viên có thể là trưởng nhóm hoặc có thể là 01 thành viên bất kì có kĩ 
năng nói tốt lên trình bày. Như vậy sẽ giúp các em tự tin, mạnh dạn và phấn khởi 
khi được thực hiện nhiệm vụ. 
Vì vậy, sau khi chia nhóm, giáo viên cho các em hội ý để cử nhóm trưởng, 
thư kí. Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau 
m i lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc tổ quy định. Nghĩa là m i 
thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên. 
* Giao việc cho các nhóm: 
Giáo viên phổ biến rõ các câu hỏi thảo luận cho từng nhóm đã được chuẩn bị 
sẵn trong bảng nhóm hoặc phiếu học tập, giải thích rõ yêu cầu thực hiện cho từng 
câu hỏi để học sinh đi đúng hướng và qui định thời gian thảo luận sao cho hợp lí 
Nhiệm vụ giao cho m i nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên 
hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu; 
nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm, kiểm tra thử 
một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa. Giáo 
viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít được đề đạt ý 
kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất. 
Trong thời gian các nhóm thảo luận, giáo viên tuyệt đối không được làm 
việc riêng mà phải thường xuyên đi kiểm tra hoạt động của từng nhóm để nắm 
được em nào hoạt động, em nào không hoạt động và lắng nghe các em trao đổi có 
đúng hướng không để hướng d n kịp thời, còn nếu phát hiện có thành viên trong 
nhóm không tham gia hoạt động, giáo viên có thể yêu cầu em đó tham gia phát 
biểu. 
Ví dụ: “Theo em các bạn đưa ra ý kiến như vậy em có đồng ý không nếu 
không em hãy đưa ra ý kiến của mình ”. 
Nếu thấy nhóm nào gặp khó khăn, giáo viên không giải đáp thắc mắc ngay 
mà chỉ nên giúp học sinh hướng tư duy hoặc cung cấp các nguồn dữ liệu, tư liệu 
cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề. 
Ví dụ: Để giúp học sinh giải thích được “Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 11 Trường Tiểu học Trần Phú 
Đại La làm Kinh đô ? ” giáo viên có thể gợi ý cho học sinh. Nếu học sinh chưa rút 
ra được vấn đề, giáo viên có thể đưa ra một vài gợi ý tiếp theo như: Lí Thái Tổ ghé 
thăm thành cổ Đại La và ông thấy vùng đất này như thế nào ? Ông mong muốn 
điều gì ? Vì sao Lí Thái Tổ làm như vậy ? Để cuối cùng học sinh rút ra được tất cả 
là vì lòng yêu nước, thương dân mong muốn cho con cháu đời sau xây dựng được 
cuộc sống ấm no. Giáo viên nên dành sự giúp đỡ cho các nhóm là như nhau. ( nếu 
các nhóm có trình độ đồng đều ) Hoặc dành thời gian nhiều hơn cho một nhóm hay 
một cá nhân nào đó tùy vào lực học của các em. 
* Tổ chức báo cáo: 
Hết thời gian thảo luận, giáo viên có thể yêu cầu bất kì em nào trong nhóm 
trình bày kết quả thảo luận. Tùy nội dung câu hỏi, tùy điều kiện từng trường học 
sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau như dùng đèn chiếu, bảng phụ, 
giấy khổ to hoặc kết hợp với chỉ lược đồ, tranh ảnh  Khi học sinh các nhóm lên 
trình bày giáo viên không nên đưa ra câu hỏi chất vấn hoặc nhận xét đúng, sai ngay 
lập tức sẽ làm cho học sinh lúng túng, mà phải để cho cả lớp cùng nhận xét. 
Nếu bài dài, để tiết kiệm thời gian, m i câu hỏi thảo luận giáo viên chỉ yêu 
cầu một vài nhóm trình bày (nếu các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi), các nhóm 
không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình 
bày của nhóm bạn nhằm đảm bảo tất cả có cơ hội đóng góp ý kiến trong tiết học, 
qua đó giáo viên cũng đánh giá được kết quả làm việc của các nhóm. Khi học sinh 
các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên phải lắng nghe cẩn thận và ghi tóm tắt 
lên bảng những điểm cơ bản của m i ý kiến phát biểu để phát hiện những mâu 
thu n giữa các ý kiến, nếu có ý kiến khác nhau thì kịp thời nêu vấn đề cho học sinh 
giải quyết. 
Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, giáo viên nên dành đủ một khoảng 
thời gian để nhận xét các ý kiến của học sinh và thực hiện một quá trình phản hồi 
đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin mà học sinh cần ghi nhớ, giáo viên nên chuẩn 
bị sẵn trong bảng nhóm hoặc ghi bảng, sau đó đặt câu hỏi kiểm tra một số em, xem 
các em đã nắm được vấn đề hay chưa. Cuối cùng, giáo viên cũng nên khuyến 
khích, động viên học sinh tiếp tục tham gia phát biểu trong những lần sau bằng 
cách tỏ thái độ hài lòng, thích thú, khen ngợi kịp thời những câu trả lời của học 
sinh, hoặc cho điểm những học sinh xuất sắc. 
b.5. Thay đổi hình thức dạy học theo nhóm 
Hoạt động thảo luận nhóm còn được thể hiện ở những trò chơi Lịch sử (trò 
chơi ô chữ, ai nhanh hơn ai cho nhóm 2 học sinh, trò chơi ngôi sao may mắn, theo 
dòng lịch sử cho nhóm 4- 6 học sinh . . .), nhất là ở các bài dạy có áp dụng công 
nghệ thông tin. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 12 Trường Tiểu học Trần Phú 
Để làm rõ hơn phần trình bày ở trên, tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể sau: 
Ví dụ 1: Khi dạy bài Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo 
(PPCT 5) 
 Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luận ở hoạt động 2 
Ở hoạt động này học sinh cần đạt được hai mục tiêu: 
- Biết kể lại những nét chính về diễn biến của trần Bạch Đằng, biết được ý 
nghĩa trận Bạch Đằng 
- Học sinh có khả năng phân tích, nhận xét, giải thích. 
Trước tiên giáo viên cho học sinh tìm hiểu vì sao có trận Bạch Đằng 
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa từ “Mũi tiến công chính đến hết bài” 
và phát phiếu học tập: 
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả ra sao? 
Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa, câu hỏi viết lên phiếu học tập. 
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 2 phút 
Chuẩn bị đồ dùng học tập: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ 
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, m i nhóm 5 em gồm 2 bàn 
Tiến hành hoạt động: 
Giáo viên nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ 
Phát phiếu học tập, bút, quy định thời gian hoàn thành hoạt động 
Giáo viên yêu cầu các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí.( luân phiên nhau) 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí 
(Từng cặp bàn quay lại với nhau ) 
Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để uốn nắn kịp thời. 
Nhắc sắp hết thời gian. 
Kết thúc hoạt động: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quay về vị trí ban đầu. Gọi đại diện một số nhóm 
trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Yêu cầu học sinh nhóm này nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn cho cả 
lớp nghe. Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại). 
Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung giáo 
viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. 
Sau khi các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên 
treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng nhóm để 
nhận xét, khen ngợi những ý kiến bổ sung đúng. 
Cuối cùng giáo viên có thể chốt phần này bằng câu hỏi: 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 13 Trường Tiểu học Trần Phú 
Vậy Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy 
giờ ? 
Học sinh trả lời được câu hỏi này xem như các em đã nắm được kiến thức 
của phần này, thảo luận đạt kết quả. 
Ví dụ 2: Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước 
Khi thiết kế bài này, để học sinh nắm được sự kiện, nhân vật lịch sử tôi đã tổ 
chức cho học sinh Trò chơi học tập theo nội dung: Nhà Hậu Lê đã tổ chức được 
một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. 
Ở hoạt động này cần phải đạt được hai mục tiêu : 
- Học sinh trình bày được Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để củng cố việc 
quản lí đất nước. 
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử bước đầu nhận thức về vai trò 
của pháp luật. 
Tôi thiết kế trò chơi học tập Theo dòng Lịch sử phục vụ cho hoạt động 
nhóm. Các câu hỏi để các nhóm suy nghĩ thảo luận được soạn trên bài giảng điện 
tử, cụ thể như: 
Câu 1: Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
Câu 2: Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để củng cố việc quản lí đất nước ? 
Câu 3: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ? 
Câu 4: Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì ? 
................... 
Dự kiến thời gian cho m i nhóm suy nghĩ trả lời là: 01 phút 
Tổ chức nhóm: Tôi chia 5 nhóm, m i nhóm 4 - 6 em gồm 2 bàn quay mặt 
vào nhau. 
Tiến hành hoạt động: 
Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (Từng cặp bàn quay lại với nhau ) 
Giáo viên đưa ra luật chơi để nhóm thảo luận trả lời. Nhóm khác có ý kiến 
bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại) nếu nhóm kia trả lời chưa chính xác. 
Các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên treo kết 
quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét. 
Nếu cả 5 nhóm đều thảo luận và giành quyền trả lời đúng coi như hoạt động 
nhóm đã có hiệu quả. 
Ví dụ 3: Dạy bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân 
Khi thiết kế bài này tôi cho học sinh thảo luận ở hoạt động 1: Sau khi Ngô 
Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào ? 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 14 Trường Tiểu học Trần Phú 
Ở hoạt động này cần phải đạt được hai mục tiêu : 
- Học sinh nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 
sứ quân. 
- Có kỹ năng phân tích tìm hiểu các thông tin. 
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu tình hình đất nước ta sau khi Ngô 
Quyền mất, sau đó biết được công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. 
Tôi cho tiến hành hoạt động nhóm ở phần này bằng phiếu học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP 
Câu 1. (Nhóm 1, 3, 5) Lập bảng so sánh tình hình đất nước ta trước và sau 
khi thống nhất vào m u phiếu bài tập sau: 
 Thời gian 
Các mặt 
Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất 
Đất nước 
Triều đình 
Đời sống của 
nhân dân 
Câu 2. (Nhóm 2,4,6) Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của 
đất nước ? 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập. 
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 4 phút 
Chuẩn bị: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ 
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, m i nhóm 2 bàn 
Tiến hành hoạt động: 
Giáo viên hướng d n và yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận theo từng bước 
tương tự như ví dụ trên. 
Yêu cầu nhóm này nhận xét bài làm của nhóm bạn cho cả lớp nghe. 
Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại). 
Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. 
Ví dụ 4: Dạy bài 27: Nhà Nguyễn thành lập 
Bài này tôi tiến hành thảo luận ở Hoạt động 3: Những điều gì cho thấy các 
vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 15 Trường Tiểu học Trần Phú 
ngai vàng của mình. 
Ở hoạt động này cần đạt được mục tiêu : 
- Biết được những chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự 
thống trị. 
- Học sinh có khả năng tư duy, so sánh phân tích, đánh giá được chính sách 
quản lí xã hội rất chặt chẽ & tàn bạo nhà Nguyễn 
Giáo viên cho học sinh thảo luận ở phần này bằng câu hỏi: 
Phiếu học tập: (Nhóm 4) Nêu một số sự kiện để chứng minh rằng các vua nhà 
Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai. 
Giáo viên viết câu hỏi trên phiếu học tập cho học sinh thảo luận. 
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 3 phút 
Chuẩn bị: bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ 
Giáo viên hướng d n và yêu cầu học sinh thảo luận theo từng bước tương tự 
như các ví dụ trên. 
Cuối cùng giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo 
luận của từng nhóm để nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung đúng. 
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 
Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo để tìm hiểu thêm 
thông tin về các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu trong các giai đoạn của 
chương trình Lịch sử lớp 4. Vì nếu giáo viên không có những yếu tố trên sẽ không 
thể tìm tòi, khám phá được những hoạt động những kiến thức cần thảo luận nhóm 
d n đến khi dạy cho học sinh sẽ không có hiệu quả. 
Học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học tập, yêu thích môn học, có tinh thần tự 
giác, tự quản, biết hợp tác trong nhóm. 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ 
trợ cho nhau để thực hiện thành công đề tài đưa ra. Biện pháp 1 là tiền đề để thực 
hiện các biện pháp 2,3,4,5. Các biện pháp sau bổ trợ để thực hiện biện pháp 1. Tuy 
nhiên trong các biện pháp trên thì biện pháp 2 là biện pháp quan trọng nhất vì nó 
xác định được mục nào cần thảo luận nhóm để đạt được mục tiêu bài học. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
* Kết quả khảo nghiệm: 
Sau hai năm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong 
phân môn Lịch sử 4 tôi thu được kết quả như sau : 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 16 Trường Tiểu học Trần Phú 
Thời gian 
TSHS 
khối 4 
Yêu thích học lịch 
sử; có khả năng 
điều hành nhóm 
hoạt động 
Ý thức hợp tác 
theo nhóm tốt 
Chưa biết hợp 
tác theo nhóm, 
thiếu tinh thần 
hợp tác; ngại 
làm nhóm 
trưởng, phát 
thành viên. 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
Trước khi thực 
hiện đề tài 
120 32 26,7 28 23,3 60 50,0 
Sau khi áp dụng 
đề tài 
122 65 53,5 45 36,9 12 9,8 
* Giá trị khoa học: 
Đề tài đã được đưa vào áp dụng tại đơn vị và có tác động thiết thực đến với 
giáo viên, học sinh. Nội dung của đề tài đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng 
cao chất lượng và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đúng đối tượng học sinh. 
Nhờ đó chất lượng giáo dục của cả khối được nâng lên rõ rệt. 
4. Kết quả 
Những biện pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết kinh nghiệm từ 
quá trình tôi làm giáo viên đứng lớp, được công tác trong một môi trường làm việc 
nghiêm túc, chuyên nghiệp và cụ thể là trên thực tế kết quả học sinh của lớp mình. 
Qua từng giai đoạn học, tôi nhận thấy thầy và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em 
trong tiết học lịch sử luôn sự mạnh dạn tin tưởng đưa ý kiến, câu hỏi thắc mắc của 
mình đến cho thầy, cho các bạn trong lớp. Điều này càng làm tôi phải không 
ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trước khi giải đáp cho các em. Đó còn là động 
lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại mới. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Dạy học đối với giáo viên chính là một sự rèn luyện toàn diện. Lịch Sử cũng 
là phân môn đòi hỏi một trình độ hiểu biết và năng lực thực hành toàn diện. Vì thế, 
muốn nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm, giáo viên cần tự tìm tòi, nghiên cứu để 
cập nhật cho mình những kiến thức về nội dung chương trình, về đổi mới phương 
pháp dạy học, tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế giảng 
dạy ở cơ sở, tạo ra cho học sinh có nề nếp, có thói quen làm việc theo nhóm. 
Thầy tổ chức hoạt động tốt thì trò sẽ học tốt và chắc chắn hiệu quả của một 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 17 Trường Tiểu học Trần Phú 
hoạt động thảo luận theo nhóm sẽ đạt được hiệu quả cao. 
Với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử, học sinh được chủ 
động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Bằng cách này, các em được lôi 
cuốn vào các hoạt động học tập, được say mê tìm tòi và ngày càng trở nên yêu 
thích môn học hơn. Tuy nhiên không nhất thiết bài nào, nội dung nào cũng phải 
thảo luận nhóm, bởi thảo luận nhóm cũng có những hạn chế nhất định như: một số 
học sinh chưa chú ý học có thể ỷ lại vào các bạn khác, học sinh có thể chỉ tập trung 
vào nội dung mà nhóm mình thảo luận. Đó là những vấn đề mà m i giáo viên nên 
chú ý khắc phục trong quá trình dạy học để m i giờ học đạt hiệu quả cao hơn. 
2. Kiến nghị 
Đề nghị nhà trường trang bị thêm đồ dùng dạy học (tranh ảnh, lược đồ, biểu 
đồ) để phục vụ cho công tác dạy học tốt hơn. 
Mua thêm các tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức mới 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình nghiên 
cứu và thực hiện tại đơn vị. Rất mong được sự đóng góp chân tình của các thành 
viên trong Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để đề tài này được hoàn thiện 
hơn góp phần thực hiện có hiệu quả cao trong thời gian tiếp theo. 
Krông Ana, ngày 20 tháng 01 năm 2015 
 Người viết 
 Lê Minh Hoàng 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 18 Trường Tiểu học Trần Phú 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG 
............................................................................................................................. ........ 
..................................................................................................................................... 
............................................................................................................................. ........ 
..................................................................................................................................... 
............................................................................................................................. ........ 
..................................................................................................................................... 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN 
............................................................................................................................... ...... 
............................................................................................................................ ......... 
............................................................................................................................. ........ 
................................................................................................................ ..................... 
............................................................................................................................. ........ 
..................................................................................................................................... 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
GV: Lê Minh Hoàng 19 Trường Tiểu học Trần Phú 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT Tài liệu Tác giả 
1 Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 4 
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà 
xuất bản Giáo dục năm 2010 
2 Sách giáo viên Lịch sử & Địa lí lớp 4 
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà 
xuất bản Giáo dục năm 2007 
3 Thiết kế bài giảng Lịch sử 4 
Nhà xuất bản Hà Nội 2006 
4 
Tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 4 
 (phần Lịch sử ) 
Bộ Giáo dục và Đào tạo 
5 
CV 5842/BGD&ĐT V/v điều chỉnh nội 
dung giáo dục phổ thông (phần Lịch sử 4) 
Bộ Giáo dục và Đào tạo 
6 Tài liệu bồi dưỡng Lịch sử 
Nhà xuất bản Giáo dục. 
7 
Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, mạng 
Internet. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_thao_luan_nhom_trong_phan_mon_lich_su_l.pdf
Sáng Kiến Liên Quan