Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh

- Trên địa bàn xã Hồng Dương đang tiến hành xây dựng Nông thôn mới, yêu cầu nhà trường phải đáp ứng sản phẩm đào tạo có phẩm chất và sự tiến bộ hơn hẳn so với trước đây. Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng Nông thôn mới là nâng cao chất lượng con người và chất lượng đời sống nhân dân. Học sinh là chủ nhân tương lai, là đối tượng giáo dục nên phải được rèn luyện thường xuyên để đáp ứng yêu cầu đó.

 - Hồng Dương là địa bàn ven nội đô, trong thời kỳ hội nhập, xã hội phát triển nhanh, cha mẹ học sinh mải làm kinh tế, có nhiều yếu tố tác động đến học sinh. Bên cạnh mặt tích cực nhà trường cần phải phát huy, các mặt tiêu cực ảnh hưởng bất lợi đến học sinh nhà trường cần phải hạn chế để giáo dục học sinh. Các tệ nạn xã hội đang rình rập, lôi kéo học sinh. Do vậy, cần phải tăng cường biện pháp giáo dục, đánh giá hạnh kiểm quản lý học sinh.

 

doc27 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19
Nguyễn Thị Hoàng 
Lan
20
Nguyễn Thị Hương
Lan
Công khai kết quả xếp loại hạnh kiểm trong buổi sinh hoạt lớp ngày tháng năm 20....
 ĐẠI DIỆN LỚP 
 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
Biểu 04. Tổng hợp của giáo viên chủ nhiệm trình duyệt kết quả duyệt hạnh kiểm cả năm học:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾT QUẢ
Xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học  – Lớp.
STT
Họ và tên
Xếp loại HK I
Xếp loại HK II
Xếp loại cả năm
1
2
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM KT. HIỆU TRƯỞNG 
 (Ký và ghi rõ họ tên) PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 .. 
Thực hiện nội dung trên, bên cạnh việc thực hiện đúng quy định chuyên môn, đã làm tăng trách nhiệm và uy tín của giáo viên nói chung trong khi thực hiện các hoạt động giáo dục trước học sinh và cha mẹ học sinh.
3.4. Biện pháp thứ 4. Chỉ đạo thực hiện phương châm lượng hóa, minh bạch hóa, quy trình hóa, công khai hóa theo hướng dẫn của ngành. 
- Chỉ đạo các đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Hoạt động tập thể cùng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách xây dựng các tiêu chí theo dõi thi đua nhằm phục vụ việc theo dõi xếp loại thi đua tại lớp hằng ngày của cán bộ lớp, phục vụ Sao đỏ kiểm tra đánh giá theo nề nếp tự quản của Liên Đội. Các biểu trên đều quy ra tổng điểm. Học sinh có thành tích sẽ được cộng điểm, học sinh vi phạm sẽ bị trừ điểm. Điều này khắc phục được hiện tượng biểu dương hoặc phê bình suông, làm cho học sinh được điều chỉnh hành vi ứng xử có trách nhiệm; tránh được lối mòn học sinh vi phạm chỉ bị phê bình chung chung dễ tái phạm. 
- Chỉ đạo đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện triệt để quy trình đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số: 2239/ HD – SGD&ĐT ngày 09 tháng 10 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ( Sau đây gọi tắt là công văn 2239). Cụ thể như sau:
a. Tổ chức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm trong từng tháng
+ Đối với tổ: 
Tuần 4 hàng tháng, GVCN hướng dẫn các tổ tiến hành xếp loại hạnh kiểm theo các bước:
Bước 1: Từng cá nhân tự nhận xét đánh giá bản thân.
Bước 2: Các thành viên trong tổ góp ý bổ sung.
Bước 3: Bình bầu trong tổ nhóm theo tiêu chuẩn xếp loại.
Bước 4: Tổ trưởng lên danh sách dự kiến đánh giá xếp loại hạnh kiểm các thành viên trong tổ.
+ Đối với lớp: 
Sau khi có kết quả xếp loại của các tổ, GVCN tiến hành các bước:
Bước 1: Họp ban cán sự lớp, tổ trưởng, tổ phó để thông qua và duyệt dự kiến đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các tổ.
Bước 2: Lên danh sách và niêm yết danh sách dự kiến đánh giá xếp loại công khai ( 3 ngày ) trên lớp để học sinh các tổ khác, các tổ chức đoàn thể trong lớp, giáo viên bộ môn góp ý bổ sung. 
Bước 3: Hoàn chỉnh danh sách và lưu vào bảng theo dõi học sinh của lớp.
Để có điều kiện thực hiện tốt quy trình trên, tôi chỉ đạo đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải duy trì tốt chất lượng và thời lượng giờ sinh hoạt lớp. Do vậy, đồng chí đã họp bàn và thông qua nghị quyết cơ quan, đưa giờ sinh hoạt lớp vào tiết 3 ngày thứ bảy. Từ sự đồng thuận trên, giờ sinh hoạt lớp được vân hành tốt, tránh hiện tượng cắt xén thời lượng nếu xếp vào tiết cuối ngày thứ bảy.
Tổ chức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học kỳ và năm học:
+ Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học kỳ: 
GVCN họp ban cán sự lớp, cán bộ tổ triển khai đánh giá xếp loại hạnh kiểm học kỳ theo trình tự: 
Ở tổ: các bước tiến hành bình xét hạnh kiểm như cahs làm xếp loại hạnh kiểm hàng tháng nhưng lưu ý đến chiều hướng tiến bộ của học sinh.
Ở lớp: GVCN họp với ban cán sự lớp, cán bộ tổ để thống nhất đánh giá xếp loại hạnh kiểm học kỳ cho từng học sinh trong lớp trên cơ sở căn cứ sau: kết quả bình bầu hạnh kiểm học kỳ của các tổ, kết quả xếp loại các tháng, các thông tin cập nhật từ sổ sách theo dõi của lớp.
* GVCN niêm yết ( 3 ngày ) trước lớp danh sách dự kiến đánh giá xếp loại hạnh kiểm của từng học sinh; các tổ chức đoàn thể và giáo viên bộ môn góp ý bổ sung.
* GVCN hoàn thiện sau khi công khai, phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách và duyệt với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
+ Đánh giá xếp loại hạnh kiểm năm học:
GVCN căn cứ vào kết quả xếp loại học kỳ I, học kỳ II để xếp loại hạnh kiểm cả năm học, nhưng chủ yếu căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ II. Trong quá trình đánh giá, xếp loại tuy không căn cứ kết quả xếp loại học lực để xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú ý tác động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực.
 Lưu ý: Khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học học sinh cần chú ý chiều hướng tiến bộ của học sinh ở học kỳ II ( học kỳ I xếp loại Khá, học kỳ II xếp loại Tốt, cả năm xếp loại Tốt ). Học sinh đã xếp loại học lực Yếu thì không xếp loại hạnh kiểm Tốt.
- Chỉ đạo GVCN cho học sinh tự đăng ký kết quả phấn đấu về hạnh kiểm của mình trong mỗi tháng, mỗi học kỳ và cả năm học rồi công khai trước lớp, công khai với cha mẹ học sinh. Sau đó động viên khích lệ, nhắc nhở các em thực hiện đăng ký. Điều này tạo động lực rất ý nghĩa cho sự tự ý thức và tự vươn lên của mỗi học sinh. Cuối mỗi tháng, mỗi học kỳ và năm học có so sánh với kết quả thực tế để học sinh nhìn lại chính mình, để bạn bè, tập thể giúp đỡ học sinh điều chỉnh nếu cần.
- Chỉ đạo GVCN ghi kết quả xếp loại hạnh kiểm vào Sổ liên lạc gửi về cho cha mẹ học sinh (CMHS). Từ năm học 2013 – 2014 GVCN hằng tuần gửi nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh qua Sổ liên lạc điện tử cho CMHS, Trong các phiên họp hội nghị CMHS theo định kỳ hoặc đột xuất, công khai thông báo gửi tới CMHS kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực từng học kỳ và năm học. Đồng thời lưu ý với họ rằng kết quả này sẽ được tính khi xét vào trung học phổ thông. Việc này sẽ tạo động lực để CMHS có trách nhiệm giáo dục con cái và phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh.
3.5. Biện pháp thứ 5. Chỉ đạo nâng cao nghiệp vụ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho đội ngũ GVCN.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu và nắm chắc đối tượng ngay khi được giao nhiệm vụ, lập thông tin cá nhân học sinh và ghi số điện thoại của gia đình học sinh để tiện liên hệ hai chiều. Lưu ý là GVCN phải lấy thông tin trực tiếp từ CMHS.
- Nhà trường coi trọng chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới công tác đánh giá học sinh. Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá nói chung và đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh nói riêng là một biện pháp nâng cao chất lượng. Trong sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chủ nhiệm lớp, đã giúp GVCN mới nâng cao nghiệp vụ. Các đồng chí GVCN giỏi đã giúp đồng nghiệp thiếu kinh nghiệm nhiều bài học bổ ích, có trường hợp giải tỏa được bức xúc hiểu lầm của cha mẹ học sinh, tạo được tinh thần tự tin trong công tác.
- Chỉ đạo nhà trường tổ chức khoa học Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2012 -2013 cấp trường và tham dự Hội thi cấp Huyện. Qua hội thi, tay nghề của giáo viên chủ nhiệm được nâng cao rõ rệt. 
- Chỉ đạo GVCN có kinh nghiệm giúp đỡ giáo viên mới được giao làm GVCN. Như vậy tay nghề chủ nhiệm nói chung và cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm nói riêng của giáo viên mới sẽ được nâng lên.
- Chỉ đạo công khai kết quả bằng niêm yết tại lớp Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2013 2014. Qua đó học sinh nắm được kết quả phấn đấu cụ thể của mình, chịu tác động tâm lý “ Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly” nên sẽ có cố gắng trong thời gian sau đó. Mẫu như sau:
Mẫu niêm yết thường xuyên tại lớp. 
TRƯỜNG: THCS HỒNG DƯƠNG
KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH 
 LỚP 9D
 Năm học 2013 – 2014
Giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thanh Lê
STT
Họ và tên 
Học kỳ I
Học kỳ II
Cả năm
T8-9
T10
T11
T12
HKI
T01
T02
T3
T4
T5
HKII
1
Phạm Thanh Bình
T
K
K
T
T
T
T
T
 K
 T
 T
 T
2
Nguyễn Duy Cường
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
3
Nguyễn Đình Công
T
T
T
T
T
T
T
T
 K
 T
 T
 T
4
Nguyễn Trọng Dũng
K
T
K
T
T
T
T
K
 T
 T
 T
 T
5
Nguyễn Đình Dương
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
6
Ng Đăng Nam Duy
T
T
K
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
7
Nguyễn Thị Duyên
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
8
Ng Xuân Hải Đăng
K
T
T
T
T
T
K
T
 T
 T
 T
 T
9
Lê Thị Giang
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
10
Nguyễn Hữu Hà
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
12
Nguyễn Thu Hà
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
16
Nguyễn Văn Hào
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
13
Nguyễn Đức Hải
T
K
K
T
T
K
T
T
 T
 T
 T
 T
14
Nguyễn Duy Hoàng
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
15
Hà Thị Hương Lan
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
16
Nguyễn Hải Linh
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
17
Nguyễn Ngọc Linh
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
18
Nguyễn Yến Linh
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
19
Nguyễn Thăng Long
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
20
Nguyễn Văn Long
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
21
Vũ Thị Thuỷ Ngân
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
22
Nguyễn Quý Phúc
T
K
K
K
K
T
K
T
 T
 T
 T
 T
23
Nguyễn Quý Sơn
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
24
Nguyễn Đạt Thành
T
T
T
T
T
T
K
T
 T
 T
 T
 T
25
Đỗ Lương Thiện
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
26
Nguyễn Mạnh Thắng
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
27
Nguyễn Văn Thắng
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
28
Nguyễn Văn Thoan
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
 T
 T
29
Đỗ Văn Tuấn
K
T
K
T
T
T
K
T
 T
 T
 T
 T
30
Nguyễn Bá Tùng
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
31
Nguyễn Minh Tú
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
32
Đỗ Trường Xuân
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
 T
 T
3.6. Biện pháp thứ 6: Chỉ đạo quản lý tốt học sinh, chủ động phòng ngừa, không để học sinh bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Với tinh thần con người là vốn quý, học sinh là tài sản vô giá và quý nhất của cha mẹ học sinh cũng như của xã hội, tôi chỉ đạo Ban An ninh học đường của trường phối hợp tốt với Ban Công an xã Hồng Dương quyết tâm không để tệ nạn xã hội, ma túy xâm nhập vào trường học. Nếu để học sinh mắc tệ nạn xã hội, ma túy, vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh, ảnh hưởng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo các nội dung sau:
- Tổ chức nghiêm túc việc giao ban công tác an ninh học đường của cụm. Nhà trường liên tục cập nhật tình hình an ninh trong xã. Ban Công an xã giúp khoanh vùng, cung cấp thông tin về các đối tượng xấu trong địa bàn để nhà trường các biện pháp tuyên truyền giúp học sinh phòng ngừa, giúp cha mẹ học sinh bảo vệ con em mình.
- Nhà trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền để cha mẹ học sinh lo cho con cái trước khi đến trường, không ăn quà vặt. Từ đó ngăn chặn việc học sinh sử dụng tiền sai mục đích, tránh được việc nảy sinh mâu thẫn, giữ gìn nếp sống văn minh cho học sinh.
- Nhà trường và cha mẹ học sinh phối hợp quản lý chặt học sinh. Học sinh đi học đúng giờ, trở về đến nơi đến chốn. Nhà trường kiểm soát chặt chẽ việc ra vào trường của học sinh. Trong giờ hành chính, nếu không được trực ban giám hiệu cho phép, học sinh không được ra ngoài. Nhà trường công khai thời gian biểu mùa hè, thời gian biểu mùa đông, công khai điện thoại văn phòng, điện thoại của các thành viên Ban giám hiệu, lập danh bạ điện thoại của cha mẹ học sinh theo danh sách mỗi lớp. Thông tin hai chiều được đảm bảo cập nhật. Do vậy, học sinh nhà trường được quản lý chặt, cha mẹ yên tâm giửi con cho nhà trường. Học sinh ít mắc lỗi nên việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm thuận lợi. 
- Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tự quản qua công tác Đoàn Đội. Làm cho học sinh tự ý thức, tăng cường năng lực tự đánh giá hạnh kiểm bản thân và bạn bè trong tổ, trong lớp. Học sinh biết tự phòng tránh trước các thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội, ma túy và không vi phạm các điều cấm, không vi phạm nội quy của nhà trường. 
IV. KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU.
 Từ việc chỉ đạo và thực hiện các nội dung chỉ đạo trên, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có nhiều tiến bộ về nghiệp vụ. Kết quả giáo dục của nhà trường đã có tiến bộ vững chắc.
Các đồng chí CB, GV, NV đã nắm được cơ sở, quy trình, biện pháp đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Qua đó, các đồng chí đã tạo sự nhận thức và hành động đúng cho học sinh về việc nâng cao kết quả tu dưỡng rèn luyên; làm cho cha mẹ học sinh chăm lo hơn về mặt hạnh kiểm của con cái. 
Học sinh đã tự cố gắng và thi đua học tập tốt – rèn luyện tốt. Các đồng chí dã góp phần xây dựng thương hiệu cho nhà trường. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được giữ vững. Hoạt động Đoàn Đội có nhiều tiến bộ. Cụ thể: 
 - Năm học 2011- 2012:
 + Kết quả hạnh kiểm:
Tsố/Xloại
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
539
503
90,3
34
9,3
2
0,4
0
0
 + Kết quả học lực:
Tsố/Xloại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
539
241
44,7
196
36,4
91
19,6
11
2,0
 + Tỷ lệ học sinh lớp 9 được xét vào các trường trung học phổ thông đạt 81%.
 + Học sinh giỏi các cấp:
* Học sinh giỏi cấp huyện có 54 em. Trong đó có: 07 giải Nhất, 04 giải Nhì , 03 giải 3.
* Học sinh Giỏi cấp Thành phố có 07. Trong đó có 1 giải Nhì môn Hóa học, 01 giải Nhì môn Vật lí, 01 giải Nhì môn Giải toán qua mạng khối 9, 01 giải Ba môn Vật lí, 01 giải Ba môn Bóng bàn. 
 * Trường được: Chủ tịch UBND thành phố công nhận danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Liên Đội trường THCS Hồng Dương được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen. 
* Trường giữ vững danh hiệu: Cơ quan văn hóa, Trường học thân thiện - học sinh tích cực.
 - Năm học 2012-2013:
 + Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
Tsố/Xloại
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
561
496
88,4
56
10,0
9
1,6
0
0
+ Kết quả xếp loại học lực:
Tsố/Xloại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
561
233
41,5
223
39,8
94
16,8
11
2,0
 + Chất lượng học sinh giỏi các cấp:
 * Trường có 103 Học sinh Giỏi cấp Huyện. Trong đó có: 02 giải Nhất môn bóng bàn, 01 giải Nhì môn Vật lí, 06 giải Ba môn: Hóa học, Lịch sử, Vật lí, thể thao.
* Trường có: 12 Học sinh Giỏi cấp Thành phố. Trong đó có: 1 giải Nhất môn Bóng bàn đơn nam, 01 giải Nhì môn Lịch sử 9, 01 giải Nhì môn Giải toán qua mạng 7, 02 giải Ba môn giải toán bằng máy tính cầm tay. 
* Tại Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện, trường có cô giáo Đặng Thị Hà đạt giải Nhì.
 	- Học sinh của trường không mắc tệ nạn xã hội, ma túy và không vi phạm pháp luật. An ninh trật tự trong trường được đảm bảo.
	- Trường có Đội thi Chỉ huy Đội đạt giải Nhất cấp Huyện và giải Nhì cấp Cụm của Thành phố.
- Liên Đội trường THCS Hồng Dương được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen. 
* Trường giữ vững danh hiệu: Cơ quan văn hóa, Trường học thân thiện - học sinh tích cực.
 - Năm học 2013-2014:
 + Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
Tsố/Xloại
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
602
542
90.0
54
9.0
6
1.0
0
0
+ Kết quả xếp loại học lực:
Tsố/Xloại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
602
249
41.4
236
39.2
108
17.9
9
1.5
 + Chất lượng học sinh giỏi các cấp năm học 2013 – 2014:
 * Trường có 69 Học sinh Giỏi cấp Huyện. Trong đó có: 02 giải Nhất môn bóng bàn, 01 giải Nhì môn Vật lí, 06 giải Ba môn: Hóa học, Lịch sử, Vật lí, thể thao.
* Trường có 75 HSG Olympic Khối 6,7, 8. Trong đó có 02 giải Ba ( môn Toán 7, Vật lý 8).
* Trường có: 06 Học sinh Giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa. Trong đó có: 02 giải Nhì (môn Vật Lý, môn Kỹ thuật); 01 giải Ba môn Giải toán qua mạng lớp 9; 03 giải Khuyến khích (môn Giải toán bằng máy tính cầm tay, môn Cắt may, môn Vật lý). 
* Trường có 01 Học sinh Giỏi cấp Thành phố môn Thể dục: Huy chương Bạc môn Bóng bàn đơn nam.
 	- Học sinh của trường không mắc tệ nạn xã hội, ma túy và không vi phạm pháp luật. An ninh trật tự trong trường được đảm bảo, môi trường giáo dục trong nhà trường rất thân thiện.
- Nhà trường đã góp phần cho xã Hồng Dương hoàn thành nhiệm vụ đạt tiêu chí về giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới. 
V. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Tôi xin có một số khuyến nghị như sau:
	- Hiện nay, tình hình an ninh xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, nếu không có lực lượng và biện pháp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến học sinh. Đề nghị cấp trên cho nhà trường được tuyển thêm nhân viên làm hợp đông bảo vệ với số lượng 03 người. Hiện nay, hầu hết các trường THCS nói chung và trường THCS Hồng Dương nói riêng chỉ được tuyển 01 người làm hợp đồng bảo vệ. Nếu kéo dài sẽ rất khó khăn vì trường rộng, nhiều phòng bộ môn, chức năng, số học sinh tăng dần làm ảnh hưởng việc đảm bảo an ninh trật học đường.
- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững nghiệp vụ và tăng cường trách nhiệm để làm tốt việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. Một số cha mẹ học sinh mong muốn con em có điểm học trung học cơ sở cao bằng kết quả xếp loại hạnh kiểm sẽ tác động đến giáo viên chủ nhiệm, có thể bằng nhiều biện pháp. Giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo trung thực, công bằng và có bản lĩnh nghề nghiệp trước yêu cầu không chính đáng của cha mẹ học sinh trong công tác này mới thúc đẩy chất lượng hạnh kiểm học sinh.
- Ban giám hiệu đẩy mạnh cuộc vận động Hai không do cấp trên phát động. Không vì mục tiêu có nhiều học sinh được xét tuyển vào trung học phổ thông mà buông lỏng quản lý việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Cần bám sát, cập nhật các quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh và lưu hồ sơ đánh giá xếp loại hạnh kiểm các lớp hàng tháng, học kỳ để kết quả xét duyệt cuối năm thống nhất, thực chất với sự rèn luyện của học sinh. Như vậy, mỗi thầy cô giáo sẽ giữ được niềm tin trong trái tim học trò.
- Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm công khai hóa tiêu chuẩn, quy trình, ghi kết quả vào học bạ, lưu hồ sơ kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh từng học kỳ và năm học với cha mẹ học sinh. Như vậy bên cạnh các lợi ích đã trình bày ở trên, còn tránh được việc học sinh tự ý tẩy xóa, sửa chữa kết quả sau khi nhận học bạ và nộp cho trường trung học phổ thông; giúp các em củng cố tính trung thực, chấp hành quy định của cơ quan giáo dục, giữ gìn hồ sơ của mình lâu dài. 
- Con người là vốn quý, đề nghị cấp trên tiếp tục liên ngành với ngành Công an, chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo môi trường học tập yên tâm và an toàn. Nhà trường thực hiện tốt mối liên hệ với gia đình học sinh và xã hội để tạo mọi điều kiện tốt đẹp và thuận lợi nhất cho học sinh được học tập và rèn luyện. Đảm bảo mỗi ngày đến trường là một ngày vui và bổ ích với học sinh. Không để các tệ nạn xã hội và ma tuý có cơ hội xâm nhập vào học đường. Học sinh phát triển toàn diện đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
	Cuối cùng, tôi xin các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, đóng góp cho tôi về các mặt còn khiếm khuyết trong đề tài này để tôi tiếp thu, hoàn thiện. Xin chân thành cám ơn. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Tác giả
 Nguyễn Khắc Thành
Nhận xét, đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở.
..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011).
Quyết định số 40/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư số 51/2008/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ( Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Công văn số 2239/HD- SGD& ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 09 tháng 10 năm 2006.
Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công văn số: 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem_chi_dao_thuc_hien_danh_giaxep_loai_hanh_kiem_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan