Giúp học sinh Lớp 6 tiếp thu vốn từ Hán Việt

Do vị thế địa lý và hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ ngữ gốc Hán rất phong phú về mặt số lượng, có giá trị về nhiều mặt, thường được chung với cái tên là Hán - Việt.

 Lớp từ này đã góp phần tích cực vào việc làm cho tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác và uyển chuyển, đủ khả năng đáp ứng một cách tót nhất mọi yêu cầu của cuộc sống, văn hoá xã hội phát triển liên tục. Trên cơ sở của những thành quả của quá trình tiếp xúc ấy mang lại, ta cần phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu để phát huy giá trị của ngôn ngữ cho tiếng Việt ngày càng phát triển.

 Song đối với mỗi con người, việc hiểu những lớp nghĩa cảu từ Hán Việt không phải là chuyện nhỏ.

 Nhưng không phải khó là từ bỏ, khó là chúng ta không dùng nữa, không bàn đến nữa. Chúng ta đã biết từ Hán - Việt có vai trò quan trọng trong đời sống, tại sao chúng ta không tiếp nhận nó. Việt Nam ta có câu “Văn ôn võ luyện” Rèn luyện từ ngữ trau dồi từ ngữ chính là văn. Đặc biệt với học sinh lớp 7, có nghĩa đang ở đội tuổi tiếp thu, trau dồi và góp nhặt vốn từ ngữ sao cho giàu có hơn, tinh tế hơn, chuẩn xác và uyển chuyển hơn. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã có một chút những kinh nghiệm giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh đại trà tiếp thu vốn kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7191 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Giúp học sinh Lớp 6 tiếp thu vốn từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i: mở đầu
i/- lý do chọn đề tài:
	Do vị thế địa lý và hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ ngữ gốc Hán rất phong phú về mặt số lượng, có giá trị về nhiều mặt, thường được chung với cái tên là Hán - Việt.
	Lớp từ này đã góp phần tích cực vào việc làm cho tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác và uyển chuyển, đủ khả năng đáp ứng một cách tót nhất mọi yêu cầu của cuộc sống, văn hoá xã hội phát triển liên tục. Trên cơ sở của những thành quả của quá trình tiếp xúc ấy mang lại, ta cần phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu để phát huy giá trị của ngôn ngữ cho tiếng Việt ngày càng phát triển.
	Song đối với mỗi con người, việc hiểu những lớp nghĩa cảu từ Hán Việt không phải là chuyện nhỏ.
	Nhưng không phải khó là từ bỏ, khó là chúng ta không dùng nữa, không bàn đến nữa. Chúng ta đã biết từ Hán - Việt có vai trò quan trọng trong đời sống, tại sao chúng ta không tiếp nhận nó. Việt Nam ta có câu “Văn ôn võ luyện” Rèn luyện từ ngữ trau dồi từ ngữ chính là văn. Đặc biệt với học sinh lớp 7, có nghĩa đang ở đội tuổi tiếp thu, trau dồi và góp nhặt vốn từ ngữ sao cho giàu có hơn, tinh tế hơn, chuẩn xác và uyển chuyển hơn. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã có một chút những kinh nghiệm giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh đại trà tiếp thu vốn kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.
Ii/- kinh nhiệm nghiên cứu:
	Khi nắm được vị trí của từ Hán Việt trong đời sống, trong khuôn khổ bài viết nay tôi đề ra 3 nhiệm vụ cần giải quyết.
	+ Nhiệm vụ 1: Cần phải thấy được vị trí của lớp từ Hán Việt trong cuộc sống của mối con người, hơn thế nữa thấy được vai trò quan trọng của lớp từ này trong vốn từ vựng Tiêng Việt.
	+ Nhiệm vụ 2: Rút ra được những kinh nhiệm về việc giảng dạy từ Hán Việt sao cho việc đạt hiệu quả nhất trong học sinh.
	+ Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu và đưa ra một số cách thức giúp cho học sinh tiếp thu một cách nhanh nhất vốn từ Hán Việt, đặc biệt làc cách thức góp nhặt dần để có một vốn kiến thức yếu tố Hán Việt lớn.
Iii/- phương pháp nghiên cứu:
	Khi làm đề tài này, tôi đã nận dụng những phương pháp sau:
	+ Khảo sát trên đối tượng học sinh THCS
	+ Tổng hợp, đối chiếu so sánh.
Iv/- đối tượng nghiên cứu:
	 Học sinh lớp 6, 7 trong 3 năm 2003 - 2004; 2004 - 2005; 2005 - 2006
v/- thời gian nghiên cứu:
	Trong 3 năm 2003 - 2004; 2004 - 2005; 2005 - 2006
phần ii: nội dung đề tài:
chương i: lịch sử về từ hán việt và những phương hướng
giảng dạy từ hán việt.
1. Sơ lược về lịch sử đề tài:
	Trước đây, đã có nhiều người nghiên cứu về từ Hán Việt họ liên tiếp đặt ra các câu hỏi “Thế nào là từ Hán Việt”? ‘Từ Hán Việt là gì”? Những câu hỏi đó đã được giải thích “Từ Tiếng Việt có nguồn gốc từ Tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng, Tiếng Việt chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ phấp và ngữ nghĩa của Tiếng Việt còn gọi là từ Việt gốc Hán” Như vậy, từ Hán Việt là từ mượn gốc Hán và được đọc theo âm Hán Việt.
	Từ Hán Việt trừu tượng và khó nhớ, đây là một vẫn đề nan giải đối với học sinh và việc dạy như thế nào cho học sinh dễ nhớ. Qua nhiều năm, tôi đã học được ít nhiều cách khác nhau, những kết quả cuối cùng vẫn chưa đạt theo mong muốn, học sinh hoặc là chẳng biết gì, hoặc là nếu biết chỉ là biết chút ít, biết những từ giáo viên đã giải nghĩa, đã dạy mà không biết liên hệ. Nhưng cho đến năm nay tôi đã có sự thay đổi cách thức giảng dạy (Tôi không gọi là phương pháp mà gọi là cách thức vì đây là một vài thủ thuật nhỏ trong quá trình giảng dạy), không đơn thuần chỉ là các em trên lớp mà còn hướng dẫn các em tự tìm tòi trau dồi vốn từ Hán Việt trong đời thường.
2. Từ trong những khó khăn trong việc nắm bắt và hiểu nghĩa từ Hán Việt, tôi đã đưa ra phương hướng cụ thể giúp học sinh nắm vững vốn từ Hán Việt như sau:
	+ Nhận diện từ Hán Việt.
	+ Phương hướng nắm vững từ Hán Việt.
Chương ii: các bước thực hiện đề tài:
i/- triển khai những phương hướng cách thức.
1. Những phương hướng cụ thể.
	a) Nhận diện từ Hán Việt gồm phương án.
	+ Phương án 1: Học ít, biết nhiều, chủ trương tập trung nhận thức một lượng yếu tố Hán Việt chủ yếu. Từ trong dùng phương pháp lắp ghép để suy ra một số lượng Hán Việt lớn hơn. Vẫn đề chủ yếu là người học phải tiến tới có được một cái vốn cơ sở để có thể tự mình suy ra những nội dung ý nghĩa khi đi vào trường hợp ghép mình gặp.
	Ví dụ: ái: Yêu:
	Yếu tố ái ghép với quốc, nhân, tình để thành ái quốc, ái nhân, ái tình...
	- Chuyên chính đảo ngược là thành chính chuyên.
	+ Phương án 2: Học ít, hiểu kỹ: Chúng ta phải dạy từ Hán Việt được đặt trong văn cảnh cụ thể giúp các em hiểu nghĩa một cách chính xác từng yếu tố Hán Việt.
	Ví dụ: Phủ: Có 5 yếu tố khác nhau (đồng âm).
	Phủ 	Cúi xuống: Phủ phục
	Bác bỏ không công nhận: Phủ nhận, phủ quyết.
	Đơn vị hành chính: Bắc bộ phủ.
	Vũ khí có lưỡi sắc bén: Đao phủ
	Người già ông lão: Ngư phủ.
	b) Phương hướng dạy nắm vững vốn từ Hán Việt.
	+ Từ cảm tính đến lý tính: Phải bắt đầu từ nhận thức cảm tính sau đó được nâng dần lên nhận thức ý tính đó là những chi thức liên quan đến cơ sở hình thành nên nghĩa của từ Hán Việt (dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
	+ Chủ động tích cực thể hiện vai trò của người học trong nhận thức: Người học ngoài nghe giảng cần biết củng cố, phát huy kết quả mình đã nhận thức được, biết tự làm sổ ghi vốn từ Hán Việt, tốt nhất là sắp xếp hết các yếu tố Hán Việt theo thứ tự ABC, dưới mỗi yếu tố từ lên để một khoảng giấy trắng rộng để có thể tiếp tục ghi vào đó trong những câu văn, câu thơ tiêu biểu có sự hiện diện của từ Hán Việt đã ghi. Những câu văn, câu thơ ấy là một ví dụ minh hoạ cho nghĩa và cách dùng từ Hán Việt. Lâu dần người học sẽ được một cuốn tra cứu về từ Hán Việt co ghi từ, nghĩa và từ ví dụ minh hoạ rất cụ thể, gần gũi, dế hiểu.
Ii. Thu nhập kết quả.
	Qua kiểm tra khảo sát sau giờ học của các năm học, tôi đã có số liệu như sau: (Trong đó năm 2003 - 2004 và năm 2004 - 2005 chưa thực hiện biện pháp này)
Năm học
2003 - 2004
2004 - 2005
2005 - 2006
2006 - 2007
Tổng số học sinh được khảo sát
80
65
84
79
Tỷ lệ học sinh đạt trung bình trỏ lên
53
45
79
76
Iii/- sử lý kết quả:
	Từ kết quả đã thu được trong quá trình khảo sát, tôi đã chia tỷ lệi phần trăm trên trung bình và so sánh đối chiếu giữa các năm.
Năm học
2003 - 2004
2004 - 2005
2005 - 2006
2006 - 2007
Tổng số học sinh được khảo sát
80
65
84
79
Tỷ lệ học sinh đạt trung bình trỏ lên
66,3%
69,2%
94%
96,2%
	Khi thực hiện được tốt các phương hướng trên, tôi nhận thấy rõ học sinh hiểu đạt trung bình ngày càng tăng.
Iv/- kết luận.
1. Qua phần trình bày ở trên, ta thấy việc dạy học và học từ Hán Việt trong trường phổ thông cần phải mất nhiều thời gian và công sức, trong khi nắm được phương hướng dạy và học thì kết quả thu được là cả kho tàng vựng tiếng Việt đồ sộ, cách nói năng cách sử dụng tiếng việt ở học sinh ngày càng trong sáng hơn, phong phú hơn, sáng tạo hơn.
2. Đề xuất ý kiến.
Đây là một trong những bài dạy khó, giáo viên khó dạy, học sinh khó nhận biêt. Vậy tại sao tổ chuyên môn, nhà trường không đưa ra bàn bạc bằng chuyên đề bàn về phương hướng dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông cơ sở.
Phần III:
i/- phụ lục (Chỉ là một số yếu tố Hán Việt thông dụng)
A/	A: 	- Núi lớn: Chỗ dựa vững chắc.
	- Dựa dẫm, dựa theo, hùa theo: A dua, a tòng.
	A:	- Kém một bậc: á thánh, á khôi.
	ác:	- Xấu xa, nguy hiểm: ác ý, ác độc, ác tâm
Dữ dội, quyết liệt: ác chiến.
Ai: 	- Đau thương: Ai oán, ai ca
ái:	- Yêu: ái quốc
ám:	- Tối: u ám -> đen tối: hắc ám
	- Kín, ngầm, ám muội
B/	Bá:	- Đứng đầu liên minh các nước chư hầu ở Trung Quốc cổ đại: Bá chủ, bá vương.
	- Thủ lính, cai quản: ác bá, hà bá. 
	Bác:	- To lớn, rộng dái: Bác ái, bác học, uyên bác.
	Bách:	- Một trăm: Bách hộ
	- ép sát, dồn ép: Bức bách.
	Bạch:	- Mỗu trắng: Bạch cầu, bạch dương.
	- Sạch trơn, không có gì: Bạch đinh
	- Sáng: Bạch nhật.
	- Bày tỏ rõ ràng, nói rõ: Biện bạch, tự bạch.
	Bài:	- Sắp đặt: Bài trí, an bài.
	Bãi: 	- Đình chỉ: Bãi binh, bãi công.
	- Gạt bỏ; Bãi chức, bãi bỏ.
C/ Cách:	- Ngay ngắn, chuẩn mực: Quy cách, nhân cách.
	- Nối, kiểu hoạt động, dáng vẻ, tác phong: Cung cách, phong cách.
	- Không liền kề, không thông thông với nhau: Cách bức, cách biệt.
	- Thay đổi, biến đổi: Cách mạng, cải cách.
Cảnh:	- Sự vật phô bày: khung cảnh, ngoại cảnh.
	- Báo cho biến để đề phòng: Cảnh báo, cảnh báo, cảnh binh
	- Biên giới, biên cương: Nhập cảnh, quá quảnh.
	- Tình trạng, trạng thái: Gia cảnh, hoàn cảnh, Cảnh ngộ.
(Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ viết ra những phương hướng, cách thức làm phụ lục của phần tra cứu Hán Việt chứ không phải là một cuốn tra cứu từ Hán Việt thực sự).
Ii/- tài liệu tham khảo.
1. Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông. Đặng Đức Siêu (Chủ biên)
	NXBGD	H. 2001
2. Phương pháp dạy học tiếng Việt. Lê A (Chủ biên)
	NXBGD	H. 1997.
	3. Phương hướng dạy văn học. Phan Trọng Luân (Chủ biên)
	NXB ĐHQG Hà Nội	H. 1996
	4. Tư liệu ngữ văn 7. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên)
	5. Một số kiến thức - Kỹ năng và bài tập nâng cao kỹ năng 7.
	Nguyễn Thị Mai Hoa - Đinh Chí Sang. NXBGD	H. 2003
Mục lục
I/- Phần mở đầu.	1
	1. Lý do chọn đề tài.	1
	2. Nhiệm vụ nghiêm cứu.	1
	3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu	2
III/- Phần nội dung.	
	Chương I: Lịch sử đề tài và phương hướng giảng dạy từ Hán Việt	2
	Chương II: Các bước thực hiện.	3
III/- Phần III	8
	Phụ lục	8
	Tài liệu tham khảo.	9

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan