Đơn công nhận Sáng kiến Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đức Phong
Thực trạng: Theo A.V. Pê Trốpxki (Nhà tâm lý học Nga.) Nhóm là cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở một số dấu hiệu chung, có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và mối quan hệ giao tiếp giữa họ.
Nhóm làm việc là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.
Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Hơn nữa, làm việc nhóm là môi trường tốt để mỗi giáo viên có thể phát triển kiến thức kĩ năng và kinh nghiệm là từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm.
Trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 hiện nay, vai trò của hoạt động nhóm ngày càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và nâng cao vai trò phòng chống dịch bệnh Covd - 19. Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bù Đăng Tôi ghi tên dưới đây: Ngày,tháng, Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) STT Họ và tên năm sinh. tác danh chuyên môn đóng góp Trường Đại học sư Tiểu Phó hiệu 1 Vũ Thị Thủy 20/03/1972 phạm Tiểu 100 học Đức trưởng học Phong Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đức Phong” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Đức Phong. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Chất lượng Chuyên môn.) - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 20/9/2021. - Mô tả bản chất sáng kiến: + Thực trạng: Theo A.V. Pê Trốpxki (Nhà tâm lý học Nga.) Nhóm là cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở một số dấu hiệu chung, có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và mối quan hệ giao tiếp giữa họ. Nhóm làm việc là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Hơn nữa, làm việc nhóm là môi trường tốt để mỗi giáo viên có thể phát triển kiến thức kĩ năng và kinh nghiệm là từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm. Trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 hiện nay, vai trò của hoạt động nhóm ngày càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và nâng cao vai trò phòng chống dịch bệnh Covd - 19. Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Mục đích: Năm học 2021 – 2022 chúng ta tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1và bắt đầu thực hiện đối với lớp 2. Bên cạnh đó sinh hoạt chuyên môn cũng được đổi mới theo công văn số 1315/ BGD - ĐT v/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và thực hiện dạy học theo phương án phòng chống Covi- 19. Vì thế, làm việc theo nhóm là rất cần thiết tuy nhiên 3 + Mục tiêu cần đạt là gì? ( hoặc yêu cầu cần đạt). + Cần làm các việc gì để đạt được mục tiêu ? tại sao? + Làm việc đó ở đâu? + Làm việc đó khi nào? + Việc đó ai phụ trách, ai tham gia, phối hợp với ai? + Làm việc đó như thế nào? Kế hoạch nhóm phải được cả nhóm xây dựng và thống nhất thực hiện. Khi đã thống nhất, mọi người phải quyết tâm triển khai thực hiện. Có vấn đề phát sinh cần hội ý nhóm để điều chỉnh hay xử lý ( nếu cần). + Lựa chọn chủ đề và bố trí thời gian thảo luận: Việc lựa chọn chủ đề rất quan trọng. Chủ đề quá khó hoặc quá dễ đối với giáo viên đều ảnh hưởng đến hoạt động thảo luận của nhóm. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của nhóm, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau phải đi đúng thực tế để làm vấn đề thảo luận phù hợp, cần thiết. Ví dụ: Thảo luận nhóm để tìm ra phương pháp phù hợp trong hoạt động dạy học hoặc thảo luận để tìm ra những điểm chưa phù hợp của SGK Tiếng Việt lớp 1 để cùng nhau thống nhất điều chỉnh cho phù họp với đối tượng học sinh của lớp, của trường,... Chủ đề thảo luận nhóm có thể là những chủ đề để cho các nhóm về nhà chuẩn bị. Ví dụ: Thảo luận nhóm trong việc đưa ra ý tưởng để làm đồ dùng dạy học môn khoa học lớp 5, Chủ đề thảo luận cũng có thể là những chủ đề mà các giáo viên thảo luận ngay tại chỗ. Ví dụ: Thảo luận nhóm để góp ý xây dựng tiết dạy cho giáo viên. Ngoài việc lựa chọn chủ đề thời gian thảo luận nhóm cũng rất quan trọng. Nhóm phải lựa chọn thời gian sao cho phù hợp, tương ứng với nội dung yêu cầu của vấn đề thảo luận. Giáo viên sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng, nếu có công việc cần thì giáo viên có thể chia nhóm nhỏ để họp nhằm mang lại hiệu quả cao cho công việc đồng thời phòng chống dịch bệnh Covid – 19 hiệu quả góp phần nâng cao sức khỏe cho giáo viên nói riêng, trong cộng đồng nói chung. Hoạt động nhóm cần diễn ra thường xuyên và xen kẽ với hoạt động dạy - học của GV (chẳng hạn, cuối một tiết thao giảng, sau khi kết thúc một chủ đề hay trước khi chuyển sang một chủ đề mới). Điều này, sẽ giúp giáo viên đỡ nhàm chán và giáo viên kịp thời nắm bắt công việc, từ đó định hướng điều chỉnh, bổ sung kiến thức, tài liệu tham khảo cho bản thân giáo viên. Với những chủ đề giáo viên về nhà chuẩn bị thì phải xác định thời gian cụ thể là khi nào sẽ thuyết trình, thời gian tối đa và tối thiểu dành cho mỗi chủ đề là bao nhiêu để giáo viên có thể chủ động. + Họp nhóm. Trong họp nhóm điều quan trọng không phải là thông tin, giải đáp thắc mắc từ trên xuống mà khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động của các thành viên. Thảo luận nhóm đem lại thông tin phản hồi, vì các thành viên nêu ra thắc mắc, khó khăn, triển khai thêm ý kiến. Điều này giúp cho người dạy học điều chỉnh lại cách giảng 5 + Có sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của các tổ chuyên môn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Từ khi áp dụng sáng kiến đến nay nhờ thực hiện tốt các phương pháp trên nên kết quả cho thấy các buổi làm việc của các nhóm trở nên thân thiện, cải thiện được hành vi giao tiếp của các thành viên và bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy trực tuyến. + Các nhóm đã phát huy được tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Huy động nguồn nhân lực, thu hút mọi thành viên trong nhóm tập trung vào công việc ý thức hoàn thành công việc của các thành viên cao hơn. + Nâng cao tinh thần làm việc trong nhóm, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ. Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình. + Nâng cao trình độ năng lực của từng thành viên và hoạt động của toàn tổ chức thông qua: Thảo luận nhóm, kích thích sáng tạo của mọi người. Giảm lãng phí thời gian, nâng cao hiệu quả lao động và học tập góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid- 19. + Sáng kiến này có khả năng áp dụng đại trà cho các trường Tiểu học khác trên địa bàn huyện. + Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thời gian qua. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: + Đánh giá cô Đào Thị Minh Thu - Tổ trưởng tổ 5 trường Tiểu học Đức Phong: Sáng kiến “Phương pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đức Phong” của cô Vũ Thị Thủy đã giúp giáo viên nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm. Từ khi áp dụng các thành viên trong tổ 5 chúng tôi đã có những chuyển biến rất tích cực: hoat động nhóm sôi nổi hơn, các thành viên trong nhóm đã tự giác làm việc không còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong quá trình làm việc. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên) Đào Thị Minh Thu + Đánh giá của cô Trần Thị Hằng - Tổ trưởng tổ 4 trường Tiểu học Đức Phong: Từ khi áp dụng sáng kiến “Phương pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đức Phong” của cô Vũ Thị Thủy tôi nhận thấy giáo viên trong tổ của tôi đã tích cực hơn trong các hoạt động nhóm, các thành viên luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc thảo luận nhóm trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 7 Giấy Chứng nhận sáng kiến số: 03/QĐ - SK 1.Tóm tắt nội dung sáng kiến: 9 Ví dụ: Thảo luận nhóm trong việc đưa ra ý tưởng để làm đồ dùng dạy học môn khoa học lớp 5, Chủ đề thảo luận cũng có thể là những chủ đề mà các giáo viên thảo luận ngay tại chỗ. +Họp nhóm. - Trong họp nhóm điều quan trọng không phải là thông tin, giải đáp thắc mắc từ trên xuống mà khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động của các thành viên. Để cuộc họp nhóm thành công nhóm trưởng cần chú ý một số điều sau: + Chuẩn bị buổi họp: Nội dung; địa điểm. + Khởi đầu buổi họp: + Trong buổi họp + Kết thúc buổi họp. + Những việc thành viên trong nhóm phải làm: + Đánh giá buổi họp: + Giao tiếp ứng xử trong nhóm. - Tôn trọng lẫn nhau. - Biết lắng nghe, tiếp thu. - Tạo sự đồng thuận: Để tạo sự đồng thuận mọi thành viên của nhóm cần thống nhất về việc phải hướng tới các mục tiêu nào và bàn định các biện pháp thực hiện. Mặc dù các thành viên của nhóm đã tham gia định hình các mục tiêu, nhưng sau khi thống nhất nên phổ biến trong các thành viên của nhóm. Lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Việc người quản lý luôn tìm các phương pháp và tổ chức hổ trợ thúc đẩy đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng GDPT 2018. Thúc đẩy động viên giáo viên tích cực tổ chức tốt các hình thức dạy học và tích cực, khơi dậy được lòng đam mê, sự tâm huyết với nghề của từng đồng chí giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, việc tổ chức tốt nội dung hoạt động nhóm nói riêng trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra vô cùng phức tập sẽ là một việc làm cô cùng cần thiết góp phần giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Nâng cao tinh thần làm việc trong nhóm, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ. Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình.
File đính kèm:
- don_cong_nhan_sang_kien_nang_cao_hieu_qua_lam_viec_nhom_cho.docx