Đơn công nhận Sáng kiến Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh ở trường THCS Lý Tự Trọng

Trong những năm học gần đây, việc đổi mới toàn diện giáo dục đòi hỏi hoạt động dạy học cần phát huy hơn nữa tính tích cực chủ động của học sinh, hạn chế tối đa việc học sinh tiếp thu kiến thức một các thụ động, muốn vậy cần đa dạng hóa các hình thức học tập của học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm và đặc biệt là cần khơi dậy tinh thần tự học cũng như niềm đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở học sinh.

Qua việc tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo các em có điều kiện khám phá khoa học, tích lũy kiến thức, biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó các em càng thêm say mê với các bài học trên lớp, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Xuyên suốt quá trình học tập luôn đòi hỏi người học cần phải tự học, tự nghiên cứu. Có khi là nghiên cứu vấn đề chỉ giới hạn nhỏ trong một môn học, có 1

khi là nghiên cứu các vấn đề có tính liên môn, có khi là cá nhân nghiên cứu độc lập, có khi là một nhóm nghiên cứu chung về một vấn đề . Có thể nói việc khơi dậy niềm đam mê, hình thành cho người học những kĩ năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật là những điều vô cùng cần thiết.

Làm thế nào để việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh trở thành một thói quen và cao hơn nữa là một niềm đam mê? Làm thế nào để học sinh không chỉ hứng thú với việc tham gia các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật mà còn có thể có những công trình sáng tạo, nghiên cứu thiết thực, có giá trị, ý nghĩa thực tiễn cao trong đời sống? Giải pháp nào để giải quyết tốt nhất với những vấn đề nêu trên? Đó luôn là những câu hỏi thôi thúc với mỗi nhà giáo chúng ta.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh ở trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Ninh Bình 
 Chúng tôi gồm:
 Trình độ Tỉ lệ
 Năm Chức
TT Họ và tên Nơi công tác chuyên đóng
 sinh danh
 môn góp
 Hiệu Cử nhân
 1 Đặng Kim Duyên 1966 THCS Lý Tự Trọng 50%
 trưởng khoa học
 Phó hiệu Cử nhân
 2 Nguyễn Thị Nhung 1980 THCS Lý Tự Trọng 30%
 trưởng khoa học
 Cử nhân
 3 Dương Quang Hiên 1982 THCS Lý Tự Trọng Giáo viên 20%
 khoa học
 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Khơi dậy niềm đam
 mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh ở trường THCS Lý
 Tự Trọng”.
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong hoạt động sáng 
 tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh ở trường THCS.
 Thời gian áp dụng: Năm học: 2014-2015; 2015-2016.
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 Trong những năm học gần đây, việc đổi mới toàn diện giáo dục đòi hỏi 
 hoạt động dạy học cần phát huy hơn nữa tính tích cực chủ động của học sinh, hạn 
 chế tối đa việc học sinh tiếp thu kiến thức một các thụ động, muốn vậy cần đa 
 dạng hóa các hình thức học tập của học sinh, tăng cường các hoạt động trải 
 nghiệm và đặc biệt là cần khơi dậy tinh thần tự học cũng như niềm đam mê sáng 
 tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở học sinh.
 Qua việc tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo các em có điều kiện khám phá 
 khoa học, tích lũy kiến thức, biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào việc 
 giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó các em càng thêm say mê với các bài 
 học trên lớp, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Xuyên suốt quá trình học tập luôn đòi hỏi người học cần phải tự học, tự nghiên 
 cứu. Có khi là nghiên cứu vấn đề chỉ giới hạn nhỏ trong một môn học, có 1 Bước vào mỗi năm học mới, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, ban giám hiệu 
xây dựng kế hoạch năm học trong đó đề rõ việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo, 
nghiên cứu khoa học kĩ thuật đối với học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong 
nhà trường.
 Trên cơ sở nhiệm vụ đề ra, từ đó phân công cho các bộ phận phụ trách 
chuyên môn, tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiên niên tổ chức các hoạt động 
tuyên truyền phát động, thúc đẩy giáo viên, học sinh tham gia phong trào một 
cách tích cực và chủ động.
 Chi đoàn thanh niên, liên đội chủ động lập kế hoạch, thời gian biểu cho 
hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong nhà trường sau khi được 
cấp trên phân công, giao nhiệm vụ. Đặc biệt quan tâm tới việc đôn đốc các đối 
tượng học sinh được lựa chọn tham gia các cuộc thi liên quan trực tiếp để đạt kết 
quả tốt nhất có thể.
 Phối hợp tích cực với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc 
tuyên truyền hoạt động này tới các em học sinh. Hoạt động sáng tạo, nghiên cứu 
khoa học kĩ thuật trong nhà trường được quan niệm như một hoạt động có tính 
chất phong trào, khuyến khích động viên giáo viên và học sinh tham gia.
 b. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm chủ động tổ chức hoạt động sáng tạo, 
nghiên cứu khoa học theo đơn vị lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm chủ động liên hệ với các giáo viên bộ môn kịp thời 
phát hiện hiện những học sinh học tốt, có những tố chất tốt để tham gia hoạt động 
sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật (thường là theo các nhóm) để lựa chọn và 
định hướng các em tích cực hơn tham gia vào hoạt động này.
 Một cách tương đối độc lập giáo viên bộ môn là các nhà tổ chức hoạt động 
nghiên cứu khoa học cho học sinh theo những giáo án của riêng mình trong mỗi 
bài học, giúp nâng cao nhận thức của học sinh về sự cần thiết cũng như những kĩ 
năng, phẩm chất cần có của một người nghiên cứu khoa học.
 1.2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
 * Ưu điểm
 Với các giải pháp trên, ban giám hiệu nhà trường phần nào phát huy được 
tính tích cực của các tổ chức Đoàn, Đội và sự nhiệt tình trách nhiệm của giáo 
viên chủ nhiệm lớp cùng 1 bộ phận nhỏ các em học sinh tham gia vào những 
cuộc thi liên quan.
 Giải pháp trên cũng giúp cho mỗi giáo viên bộ môn được chủ động tổ chức 
hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh với môn học của mình theo những 
cách làm riêng. Cách làm này cũng giúp cho giáo viên dạy nhiều năm
 3 Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho 
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về hoạt động sáng tạo, trải nghiệm nghiên 
cứu khoa học kĩ thuật.
 Mặc dù những năm gần đây hoạt động sáng, tạo nghiên cứu khoa học kĩ 
thuật đã có những bước phát triển mạnh mẽ tuy nhiên một số cán bộ quản lí, giáo 
viên, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của 
nghiên cứu khoa học đối với việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển 
năng lực, phẩm chất học sinh. Vì vậy, nhà trường rất coi trọng công tác tuyên 
truyền giúp cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh nắm được 
quyền, lợi ích thiết thực của hoạt động này với các em trong học tập bằng nhiều 
hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền trong các buổi họp trường, họp cha mẹ 
học sinh các kì, đặc biệt là kết hợp công tác tuyên truyền hoạt động sáng tạo, 
nghiên cứu khoa học kĩ thuật tới học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa 
gắn nội dung tuyên truyền với các chủ đề tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ 
môi trường sống lành mạnh với việc thúc giục các em học sinh tích cực dành thời 
gian nghiên cứu các giải pháp khoa học kĩ thuật, các cách làm hay góp phần cùng 
cộng đồng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng 
sạch, giảm thiểu những yếu tố gây ô nhiễm môi trường ...
 Giải pháp này đã giúp chúng tôi tuyên truyền tới học sinh bằng những cách 
rất trực quan sinh động. Các em rất nhanh chóng nhận ra sự thiết thực cũng như 
lợi ích to lớn lâu dài mà quá trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật đem lại. Với 
những điều nhận thấy, trong các em sẽ nảy sinh những động lực, niềm ham mê 
nghiên cứu, sáng chế ra những sản phẩm hữu ích cho chính mình, cho gia đình và 
người thân. Đó cũng là xuất phát điểm của sự đam mê nghiêm cứu khoa học kĩ 
thuật ở học sinh mà chúng ta hướng đến.
 Giải pháp 2: Thành lập ban chỉ đạo, tăng cường vai trò của ban cố vấn 
trong hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh.
 Ngay khi bước vào năm học mới, trong kế hoạch năm học ban giám hiệu 
nhà trường xác định hoạt động sáng tạo nghiên cứu khoa học kĩ thuật là nhiệm vụ 
quan trọng góp phần đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm 
chất học sinh, gắn kết việc học với việc thực hành giải quyết những tình huống 
thực tiễn trong đời sống. Nhà trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động sáng tạo, 
nghiên cứu khoa học kĩ thuật gồm 1 đồng chí Phó hiệu trưởng, trưởng các đoàn 
thể (Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách) và một số đồng chí có năng lực chuyên 
môn, tiêu biểu trong các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, tâm huyết và 
nhiệt tình trong hoạt động.
 5 thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi học, các buổi sinh hoạt 
lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu 
của học sinh.
 Nhà trường cần tham mưu với lãnh đạo các cấp, từng bước đầu tư hạ tầng 
cơ sở, trang thiết bị tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy học, nghiên cứu 
khoa học của giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất. Tranh thủ nguồn 
lực về tinh thần và vật chất cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật 
từ phía cha mẹ học sinh, từ các cơ quan doanh nghiệp của địa phương để đầu tư, 
khích lệ hoạt động sáng tạo nghiên cứu khoa học kĩ thuật của giáo viên và học 
sinh.
 Giải pháp 4: Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động sáng tạo, nghiên cứu 
khoa học; có chế độ, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời giáo viên và học 
sinh đạt thành tích trong hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật
 Bên cạnh những giải pháp tích cực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nghiên 
cứu khoa học đem lại hiệu quả và chất lượng giáo dục ngày càng cao, nhà trường 
tổ chức công tác tổng kết, đánh giá hoạt động từng năm học. Đây được coi là 
khâu quan trọng nhằm đánh giá những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại hạn chế 
cần rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động sáng tạo, nghiên 
cứu khoa học kĩ thuật trong nhà trường để những năm sau hoạt động này đạt hiệu 
quả cao hơn.
 Thực hiện chế độ, chính sách, khích lệ, động viên khen thưởng kịp thời đối 
với giáo viên - người hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật, và học 
sinh đạt thành tích cao trong hoạt động này. Giáo viên hướng dẫn học sinh 
nghiên cứu khoa học kỹ thuật được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng 
dẫn, được hưởng chế độ ưu tiên khi xét nâng lương trước thời hạn hoặc xét tặng 
các danh hiệu khác.
 Đối với các em học sinh, các em được tạo mọi điều kiện thuận lợi tham gia 
nhiều cuộc thi liên quan tới hành trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở quy mô 
nhỏ trong trường như: Cuộc thi “Em làm nhà khoa học nhỏ”, cuộc thi “Thiết kế 
góc học tập của em”, Cuộc thi quy mô lớn hơn như: Cuộc thi Sáng tạo dành cho 
thanh thiếu niên, nhi đồng, cuộc thi Khoa học kĩ thuật cho học sinh trung học ... 
Học sinh có ý tưởng sáng tạo, dự án khoa học đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh và 
cấp quốc gia được khen thưởng kịp thời. Giải pháp này đã trở thành động lực 
quan trọng, góp phần thúc đẩy thầy và trò cùng lao động, học tập, sáng tạo, 
nghiên cứu khoa học và dành nhiều thành tích xuất sắc.
 7

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_khoi_day_niem_dam_me_sang_tao_nghien.doc
Sáng Kiến Liên Quan