Đơn công nhận Sáng kiến Biện pháp nâng cao chất lượng chương đội hình đội ngũ môn Thể dục Lớp 4, Lớp 5
Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác ( đạo đức, thẩm mĩ, ) góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.
Mục đích giáo thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,
Thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ Năm điều Bác Hồ dạy” như “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào – Đoàn kết tốt kỉ luật tốt – Khiêm tốn thật thà dũng cảm” và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
Vậy để học sinh yêu thích và học tốt môn thể dục với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Trường Tiểu học Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ Ngày, Trình độ Số Chức (%) Họ và tên tháng, Nơi công tác chuyên TT danh đóng năm sinh môn góp Trường Tiểu học Đàm Hồng Tiến Thành, Giáo Đại học 1 05/08/1987 50% Phượng thành phố Đồng viên sư phạm Xoài, tỉnh Bình Phước Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng chương đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4, lớp 5”. Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau: 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đàm Thị Hồng Phượng. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2022 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4.1. Tình trạng của giải pháp đã biết. Trong những năm vừa qua hòa cùng với những bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra trên toàn cầu đòi hỏi con người luôn phải năng động để theo kịp sự phát triển đó. Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức, tầm hiểu biết và ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại thì đòi hỏi con người phải có sức khỏe để có thể thích nghi, đáp ứng được với cuộc sống. Có nhiều cách để nâng cao sức khỏe nhưng cách tốt nhất hiệu quả nhất đó là tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, liên tục, đúng phương pháp và khoa học sẽ làm cho cơ thể của chúng ta phát triển toàn diện cả về sức mạnh, sức bền, sức nhanh và sự khéo léo. Sức khoẻ là nền tảng cho mọi công việc: “ Nếu bạn có sức khỏe thì bạn có thể thực hiện được nhiều ước mơ, nếu bạn không có sức khỏe thì bạn chỉ có một ước mơ thôi”. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe mỗi con người nên ngay 3 mà đòi hỏi các em phải nhớ và biết áp dụng phần nội dung đã học. Song trong thực tế khi giáo viên kiểm tra việc thực hiện các kỹ thuật động tác của đội hình đội ngũ nhiều em vẫn còn sai, tập chưa chính xác, bên cạnh đó khi đi dự giờ và trong quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội dung giáo viên truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó nắm bắt được kỹ thuật. Vậy để học sinh hứng thú, yêu thích và học tốt phần đội hình đội ngũ, với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục, tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ nhằm tìm ra các bài tập hợp lý nhất, giúp học sinh lớp 4 học một số bài tập khi học đội hình đội ngũ cho các em. Qua quá trình giảng dạy, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp tôi đã nghiên cứu và rút ra “Biện pháp rèn luyện kỹ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4, lớp 5.” để giúp các em nắm chắc kiến thức đã học, 4.2. Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục thì đa số học sinh ham thích, ham học, thích luyện tập. Song bên cạnh đó có một số bộ phận do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong chậm, chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức trong học tập còn hạn chế. Đặc biệt là học sinh tiểu học các em con nhỏ, do vậy việc quan sát, tập luyện còn lúng túng, không nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật khi thực hiện động tác chưa chú ý, chưa nghiêm túc khi thực hiện bài tập, trong giờ học còn nô nghịch nhiều không chú ý khi giáo viên làm mẫu thị phạm động tác, học sinh còn chưa xác định được phương hướng của động tác, học sinh còn nhỏ các em mải chơi, không chú ý đến giờ học. Bên cạnh đó có giáo viên trong khi giảng dạy chưa bao quát được hết học sinh của lớp, chưa để ý tới chất lượng thực hiện bài tập của các em. Do vậy các em chưa thực hiện đúng bài tập của mình. 4.3 . Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện. 4.3.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Để thực hiện và áp dụng sáng kiến vào trong quá trình dạy học, bản thân đã thực hiện các bước và giải pháp sau: - Tập trung nghiên cứu kỉ chương trình, yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Tập trung bồi dưỡng cán sự bộ môn, sửa sai các lỗi HS thường mắc phải. 4.3.2.. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác ( đạo đức, thẩm mĩ, ) góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Mục đích giáo thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường, hình thành thói 5 * Biện pháp 1: Tập trung nghiên cứu kỉ chương trình, yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong quá trình giảng dạy tôi tập trung nghiên cứu chương trình thể dục từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt đi sâu vào chương I là chương Đội hình đội ngũ (vì chương nầy HS có nhiều lỗi mắc phải, nội dung kiến thức dược dàn trải đều khắp từ lớp 1 đến lớp 5, có liên quan đến tất cả các chương còn lại). Nếu HS nắm vững kiến thức chương nầy tốt sẽ là cơ sở để học sinh học tốt các chương khác. Như chúng ta đã biết trong chương trình môn giáo dục thể chất bậc tiểu học gồm có 4 phần cơ bản như sau: Lớp/ Tiết học TT Nội dung học 1 2 3 4 5 1 Đội hình đội ngũ x x x x X 2 Bài thể dục phát triển chung x x x x X Bài tập rèn luyện tư thế và 3 x x x x X kỹ năng vận động cơ bản 4 Trò chơi vận động x x x x X Nội dung lựa chọn x X Cộng: 35 70 70 70 70 Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải đảm bảo về chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung từng bài dạy cần phải đạt được. (xem phân phối chương trình từng lớp). * Biện pháp 2: Tập trung bồi dưỡng cán sự bộ môn, sửa sai các lỗi HS thường mắc phải: a/ Sửa sai về thuật ngữ chuyên môn ( khẩu lệnh): Phần khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh, GV cần hướng dẫn HS cách hô kéo dài dự lệnh còn động lệnh hô dứt khoát và nhấn giọng phần động lệnh. Muốn cán sự bộ môn sử dụng đúng thuật ngữ chuyên môn là phải cho HS ghi chép vào sổ tay hoặc vở và yêu cầu các em phải học thuộc lòng. Khi sử dụng thuật ngữ chuyên môn không được thừa hay thiếu, cần phải ngắn gọn, chính xác và có tính thống nhất. Ví dụ: Khi tập hợp hàng dọc cán sự bộ môn (CSBM) hô: - Cả lớp tập hợp thành 2 hàng dọc (hoặc 3, 4 ... hàng dọc). Sau đó CSBM hô tiếp: - Nhìn chuẩn thẳng ! Khi tập đi đều dùng khẩu lệnh: - Giậm chân! Giậm! - Đi đều! Bước! (động lệnh rơi vào chân phải) 7 c/ Sửa sai về tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ: - Tư thế các em đã học từ lớp 1 và trong quá trình lên lớp trên luôn đuợc nhắc lại nhưng đa số các em đều thực hành sai, GV cần thường xuyên kiểm tra, thực hành mẫu, nhắc nhở, cho một số em thi thực hành, biểu diễn theo tổ hoặc nhiều hình thức khác. d/ Sửa sai quay phải, quay trái, quay sau: - Thường thuờng chúng ta thấy các em không xác định đuợc góc quay, quay phải hay trái quá 90 độ, quay sau thường hay té ngã. Do tư thế đứng sai, thuờng vung tay ra ngoài khi thực hiện các động tác. Giáo viên sửa sai bằng cách phân tích, làm mẫu thật nhiều lần và tăng cuờng thực hành, bồi duỡng cho cán sự bộ môn, dành thời gian tập luyện và thi theo tổ, tập riêng đối với những em tiếp thu chậm, tổ chức thi biểu diễn. Trong quá trình thi biểu diễn nên xếp loại tập thể tổ kèm theo việc nhận xét, sửa sai, tuyên dương khen thưởng. 9 e/ Sửa sai khi đi đều, đi đều vòng bên phải, bên trái: - Muốn cho học sinh đi đều đúng giáo viên cần tập kỹ phần giậm chân tại chỗ rồi mới cho đi đều. Khi các em thực hiện phần giậm chân đúng nhịp, nhuần nhuyễn, đúng nhịp 2-4 (nhịp 2-4 đã đuợc học ở môn âm nhạc). Trong quá trình tập giậm chân tại chổ nên cho các em tập đếm thầm theo 1-2, 1-2 Nhịp 1 rơi vào chân trái, nhịp 2 rơi vào chân phải. Để tạo hứng thú cho các em khi tập luyện chúng ta có thể vận dụng, sử dụng các bài hát theo nhạc hành khúc nhịp 2/4 như bài: Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong hoặc bài Đội ta lớn lên cùng đất nuớc - Huớng dẫn cho học sinh giậm chân trái rơi vào nhịp mạnh, chân phải rơi vào nhịp yếu của bài hát. Ví dụ: Lời bài hát: Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng( Hành khúc Đội TNTP ) + - + - + - + P T P T P T P (P: giậm chân phải, T: giậm chân trái) - Khi các em đã giậm chân tại chổ nhuần nhuyễn, đúng nhịp lúc đó chúng ta mới chuyển sang cho các em sang đi đều sẽ rất dễ dàng hơn. - Khi đi đều nhịp 1 chân trái bước lên, nhịp 2 chân phải bước lên và cứ thế lặp đi lặp lại theo nhịp 1-2, 1-2, ... Khi học sinh đã đi đều tốt chúng ta mới dạy cho các em đi đều vòng phải vòng trái. - Trong quá trình giảng dạy chúng ta thấy khi các em đi đều thường sai nhịp chân thì chúng ta huớng dẫn cách đổi chân, khi đi sai nhịp bằng cách giậm đúp chân trái một nhịp nữa gọi là nhịp đệm. Nhịp 1 chân trái buớc lên, chân phải nhanh chóng buớc tiếp, mũi chân sát gót chân trái đồng thời chân trái buớc nhanh lên phía trên 1 bước nhỏ, tiếp theo chân phải buớc lên vào nhịp 2, buớc đệm cần thực hiện nhanh mới khớp nhịp 1-2,1-2, ...
File đính kèm:
- don_cong_nhan_sang_kien_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chuong.doc