Đề tài Soạn thảo bài tập thí nghiệm Vật lí chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 cơ bản

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản

của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của

người học”. Do đó, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh (HS) có ý nghĩa to lớn.

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm vật lí đóng vai trò quan

trọng trong việc hình thành tri thức vật lí. Một trong những nhiệm vụ quan trọng

của dạy học vật lí là bồi dưỡng cho học sinh năng lực thực nghiệm. Nhiệm vụ bồi

dưỡng này có thể được thực hiện bằng nhiều cách, qua các bài thực hành vật lí, thí

nghiệm biểu diễn của giáo viên hay hệ thống bài tập thí nghiệm (BTTN) vật lí.

Thực trạng nội dung giảng dạy và kiểm tra vật lí hiện nay vẫn còn tập trung

nhiều về các dạng bài tập tính toán định lượng. HS thường bối rối, chưa biết cách

vận dụng lí thuyết để giải thích các hiện tượng vật lí trong đời sống; chưa tự tin sử

dụng dụng cụ thí nghiệm vì chưa có kĩ năng sử dụng; lúng túng khi xử lí số liệu

trong các bài thực hành.

Chương “Động lực học chất điểm” là chương có thể khai thác tốt BTTN vật lí

để bồi dưỡng tư duy vật lí cho HS. Trên tinh thần đó, tôi thực hiện đề tài: “Soạn

thảo bài tập thí nghiệm vật lí chương “Động lực học chất điểm”, vật lí 10 cơ bản”.

Mục đích của đề tài này là soạn thảo được hệ thống BTTN vật lí để hỗ trợ giảng

dạy, nhằm phát triển năng lực học tập của HS, trong đó chú trọng năng lực thực

nghiệm. Để đạt được mục đích này, các nhiệm vụ cần nghiên cứu gồm: khái niệm,

vai trò, phân loại, các bước tiến hành, phương án xây dựng BTTN; mục tiêu của

chương; soạn thảo hệ thống BTTN và bước đầu đánh giá hiệu quả giảng dạy khi sử

dụng hệ thống BTTN này.

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3458 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Soạn thảo bài tập thí nghiệm Vật lí chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo hƣớng của hợp lực, do đó không nguy 
hiểm cho ngƣời kéo. Hợp lực đƣợc xác định theo quy tắc hình bình hành. Trong 
trƣờng hợp đặc biệt, nếu hai lực kéo dây có cùng độ lớn thì hợp lực trùng với 
đƣờng phân giác của góc tạo bởi hai lực kéo ấy. 
Bài 2: 
Gợi ý: Mỗi chân đặt trên một thuyền đều phải dùng lực giữ hai thuyền lại, điều đó 
cho thấy có lực tác dụng làm hai thuyền có xu hƣớng rời xa nhau. Lực đó do đâu 
mà có? 
Trọng lực của ngƣời đó bị tách thành hai thành phần theo phƣơng của hai chân làm 
thuyền có xu hƣớng trôi ra xa nhau. Độ mở rộng của hai chân có ảnh hƣởng đến độ 
lớn của hai lực thành phần này không? 
11 
Giải: 
Trọng lực của ngƣời đó bị tách thành hai thành phần theo phƣơng của hai chân của 
ngƣời đó. Trƣờng hợp đầu hai chân dang hẹp nên hai lực thành phần nhỏ, do đó 
ngƣời này không cần dùng nhiều sức để giữ hai thuyền không bị trôi ra xa. Trong 
trƣờng hợp hai, trọng lực của ngƣời đó tạo nên hai lực thành phần khá lớn nên hai 
thuyền có xu hƣớng bị đẩy ra xa nhiều hơn. Ngƣời trên thuyền phải dùng nhiều sức 
hơn để giữ thuyền lại. 
Bài 3: 
Gợi ý: Sử dụng định luật I Niu-tơn để giải thích. Ngƣời ngồi trên xe có quán tính, 
nên có xu hƣớng bảo toàn vận tốc cả về hƣớng và độ lớn. 
Giải: 
Trong khi xe đang chuyển động, ngƣời ngồi trên xe cũng chuyển động cùng với xe. 
Nhƣng khi xe thay đổi trạng thái chuyển động thì chỉ có thân ngƣời do tiếp xúc với 
xe nên thay đổi chuyển động cùng với xe; còn phần trên của ngƣời thì chƣa kịp 
thay đổi trạng thái vì không tiếp xúc với xe. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại thì 
ngƣời có xu hƣớng bị chúi về phía trƣớc, khi xe đột ngột tăng tốc thì ngƣời có xu 
hƣớng bị ngả về phía sau. Khi xe đột ngột rẽ sang trái thì ngƣời bị nghiêng sang 
phải, khi xe đột ngột rẽ phải thì ngƣời bị nghiêng sang trái. 
Bài 4: 
Gợi ý: Để cất cánh, máy bay phải đạt đến vận tốc đủ lớn. Dựa vào mối quan hệ 
giữa khối lƣợng và mức quán tính, máy bay có mức quán tính nhƣ thế nào? Có thể 
tăng vận tốc một cách đột ngột không? 
Giải: 
Theo định luật II Niu-tơn, vật có khối lƣợng càng lớn thì mức quán tính càng lớn. 
Máy bay có khối lƣợng lớn nên tính ì của nó lớn, nên không thể tăng tốc đột ngột. 
Đƣờng băng dài để máy bay đạt đƣợc vận tốc cần thiết để cất cánh 
Bài 5: 
Gợi ý: Dựa vào đặc điểm của hai lực cân bằng, cho biết lực do ngựa kéo xe và lực 
do xe kéo ngựa có phải là hai lực cân bằng không? Từ đó đƣa ra nhận định đúng 
hay sai về câu chuyện của chú ngựa. 
Giải: 
Lực do ngựa kéo xe và lực do xe kéo ngựa không cùng điểm đặt, nên không phải là 
hai lực cân bằng, mà nó là hai lực trực đối trong định luật III Niu-tơn. Lực làm cho 
cả xe và ngựa di tiến về phía trƣớc là lực ma sát nghỉ giữa chân ngựa và mặt đất 
khi nó ráng sức đẩy mặt đất để tiến lên. 
Bài 6: 
Gợi ý: Các vật trong phòng nhƣ bàn, tủ, ghế có khối lƣợng nhƣ thế nào so với khối 
lƣợng của một hành tinh nào đó trong vũ trụ? Vậy lực hút hấp dẫn giữa đồ vật 
trong phòng lớn hay nhỏ? 
12 
Ngoài lực hút hấp dẫn, chúng còn chịu tác dụng của lực nào nữa không? 
Giải: 
Các vật trong phòng nhƣ bàn, tủ, ghế có khối lƣợng rất nhỏ so với khối lƣợng của 
một hành tinh nào đó trong vũ trụ nên lực hút hấp dẫn giữa đồ vật trong phòng rất 
bé. 
Ngoài ra, ngoài lực hút hấp dẫn với nhau, chúng còn chịu tác dụng của các lực 
khác, chẳng hạn nhƣ trọng lực, lực nâng của mặt sàn, lực ma sát nên chúng không 
thể tự di chuyển lại gần nhau. 
Bài 7: 
Gợi ý: Lực nào đóng vai trò là lực phát động kéo đầu tàu di chuyển? Lực này phụ 
thuộc nhƣ thế nào vào khối lƣợng của đầu tàu? 
Giải: 
Lực ma sát nghỉ giữa đƣờng ray và bánh xe đóng vai trò là lực phát động kéo đầu 
tàu di chuyển. Lực này có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lƣợng. Vì vậy đầu tàu phải có 
khối lƣợng lớn để kéo đƣợc nhiều toa tàu. 
Bài 8: Đƣờng ô tô ở những chỗ quanh thƣờng phải làm nghiêng. Khi xe ô tô đi đến 
chỗ quanh, nó chịu tác dụng của trọng lực P và phản lực N của mặt đƣờng, lực này 
vuông góc với mặt đƣờng. Hợp lực của hai lực này hƣớng vào tâm làm cho ô tô 
chuyển động tròn đều một cách dễ dàng. 
Bài 9: Trong trƣờng hợp hai, lực kế chỉ 0,25 N 
Bài 10: Lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với lực ma sát trƣợt. 
Lực 11: Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trƣợt. 
Bài 12: 
Gợi ý: Điều kiện xuất hiện lực ma sát trƣợt? Các lực tác dụng lên vật? Để dễ dàng 
nhất, ta kéo vật trƣợt nhƣ thế nào? Lực kéo có phƣơng nhƣ thế nào? 
Áp dụng định luật II Niu-tơn và chiếu lên chiều chuyển động, kết luận gì về độ lớn 
của lƣc ma sát trƣợt so với lực kéo? 
Cở sở lí thuyết: 
Móc lực kế vào vật đặt trên bàn ngang rồi 
kéo theo phƣơng ngang cho vật chuyển 
động thẳng đều (a=0) 
Áp dụng định luật II Niu-tơn: 
mstkF F N P O    (12) 
Chiếu (12) lên phƣơng chuyển động, ta 
đƣợc: mst kF F 
N
P
KFmstF
13 
Do đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trƣợt tác dụng vào vật. Ta làm nhƣ thế vài 
lần, mỗi lần ghi giá trị mà lực kế chỉ. Sau đó lấy giá trị trung bình làm độ lớn của 
lực ma sát trƣợt. 
Bài 13: 
Cở sở lí thuyết: 
Móc lực kế vào thanh gỗ và kéo nó 
chuyển động thẳng đều đi lên mặt phẳng 
nghiêng. 
Áp dụng định luật II Niu-tơn: 
ênL mstF F N P O    
 (13.1) 
Chiếu (13.1) lên phƣơng chuyển động, ta 
đƣợc: 
ên sin sinL mstF F P N P      (13.1.1) 
Chiếu (13.1) lên phƣơng vuông góc với phƣơng chuyển động, ta đƣợc: 
osN Pc  (13.1.2) 
Từ (13.1.1) và (13.1.2), suy ra: ên os sinLF Pc P    (13.1.3) 
Móc lực kế vào thanh gỗ và kéo nó chuyển động thẳng đều đi xuống mặt phẳng 
nghiêng. 
Áp dụng định luật II Niu-tơn: 
ôngXu mstF F N P O    (13.2) 
Chiếu (13.1) lên phƣơng chuyển động, ta đƣợc: 
ông sin sinXu mstF F P N P      
 (13.2.1) 
Chiếu (13.1) lên phƣơng vuông góc với phƣơng 
chuyển động, ta đƣợc: 
osN Pc  (13.2.2) 
Từ (13.2.1) và (13.2.2), suy ra: 
ông os sinXuF Pc P    (13.2.3) 
Trừ vế với vế của phƣơng trình (13.1.3) cho phƣơng trình (13.2.3) 
Ta đƣợc: ên ôngsin
2
L XuF F
P


 (13.3) 
Trong công thức (13.3), FLên và FXuông đƣợc đo bằng lực kế, còn trọng lƣợng P của 
vật đƣợc đo đƣợc bằng cách dùng lực kế treo vật thẳng đứng và đọc số chỉ của lực 
kế. 
Bài 14: 
Cở sở lí thuyết: 
N
P
ôngXuF
mstF

N
P
ênLF
mstF

14 
N
P
mstF

S
h
Để giải bài 14, ta tiếp tục phát triển bài 13. 
Cộng vế với vế của phƣơng trình (13.1.3) cho phƣơng trình (13.2.3) 
Ta đƣợc: ên ôngos
2
L XuF F
c
P



 (14.1) 
Vì 2 2sin os 1c   , nên từ (13.3) và (14.1), ta có: 
2 2
ên ông ên ông
1
2 2
L Xu L XuF F F F
P P
    
    
   
Suy ra: ên ông
2 2
ên ông4P ( )
L Xu
L Xu
F F
F F



 
 (14.2) 
Các lực FLên và FXuông và P đều có thể đo đƣợc bằng lực kế. 
Bài 15: 
Gợi ý: Đặt tấm ván nằm nghiêng và cho vật trƣợt xuống. Vật chịu tác dụng bởi 
những lực nào? 
Vận dụng định luật II Niu-tơn, tìm biểu thức tính hệ số ma sát, làm sao để đo các 
đại lƣợng liên quan. 
Cở sở lí thuyết: 
Đặt tấm ván nằm nghiêng và cho 
vật trƣợt từ đỉnh tấm ván không 
vận tốc đầu 
Áp dụng định luật II Niu-tơn: 
mstP N F ma   
 (15.1) 
Chiếu (15.1) lên phƣơng song 
song với phƣơng chuyển động, 
chiều dƣơng là chiều chuyển 
động, ta đƣợc: sinP N ma   
 (15.2) 
Chiếu (15.1) lên phƣơng vuông góc với phƣơng chuyển động, ta đƣợc: 
cosN P  (15.3) 
Từ (15.2), (15.3) và P=mg, suy ra: 
sin
cos
g a
g




 (15.4) 
Dùng thƣớc đo xác định chiều dài của tấm ván, dùng đồng hồ xác định thời gian 
trƣợt của thỏi gỗ, từ đó tính đƣợc gia tốc a của thỏi gỗ qua công thức: 
2
2S
a
t
 
Dùng thƣớc đo xác định chiều cao ban đầu h của vật,từ đó tính góc nghiêng  của 
mặt phẳng nghiêng qua công thức: sin
h
S
  
Bài 16: 
15 
P

T
.ma
l
x
Cở sở lí thuyết: 
Buộc quả cân vào một đầu sợi dây và treo con lắc đó lên trần của 
toa xe. Nếu xe lửa chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a, con 
lắc sẽ lệch so với phƣơng thẳng đứng cho tới khi hợp lực của trọng 
lực P và lực căng dây T có giá trị đủ để truyền cho quả cân gia tốc 
bằng với gia tốc a của xe lửa. 
Gọi  là góc hợp bởi phƣơng của dây treo và phƣơng thẳng đứng, 
x là khoảng cách từ vật nặng đến phƣơng thẳng đứng. 
Ta có: P T ma  
 (16.1) 
Suy ra: tan tanma P mg   
Nên: 
2 2
tan
x
a g g
l x
 
 
(16.2) 
Nhƣ vậy, khi đo chiều dài l của dây treo và khoảng cách x, ta có thể xác định đƣợc 
gia tốc của xe lửa. 
Bài 17: 
Cở sở lí thuyết: 
Treo quả cân vào lực kế rồi buộc vào sợi dây và treo con lắc đó lên trần của toa xe. 
Tƣơng tự nhƣ bài 16, ta có: 2 2ma T P  
Suy ra: 
22 2 2 2
1
T P T P T
a g g
m P P
   
    
 
 (17) 
Trong công thức (17), P đƣợc đo bởi lực kế khi xe lửa đứng yên hoặc chuyển động 
thẳng đều; còn T đo bởi lực kế khi tàu chuyển động nhanh dần đều. 
Bài 18: Từ công thức (16.2): tana g  , ta tìm đƣợc gia tốc a bằng cách dùng 
thƣớc đo góc xác định góc  . 
Bài 19: 
Gợi ý: Lực nào là đống vai trò là lực hƣớng tâm giữ cho cọn tàu vũ trụ quay xung 
quanh hành tinh. 
Cở sở lí thuyết: 
Nếu con tàu vũ trụ quay quanh một hành tinh với các động cơ ngừng hoạt động, thì 
nó chỉ chịu tác dụng của lực hút của hành tinh đó. 
2hd
Mm
F G
R
 (19.1) 
Trong công thức (19.1), G là hằng số hấp dẫn, M là khối lƣợng của hành tinh, m là 
khối lƣợng của con tàu, R là khoảng cách từ con tàu đến tâm hành tinh. 
Nếu độ cao của con tàu rất nhỏ so với bán kính hành tinh, ta có thể xem R là bán 
kính hành tinh. 
16 
Giả thiết rằng hành tinh có dạng cầu, khối lƣợng M của hành tinh có thể biểu diễn 
qua bán kính R và khối lƣợng riêng D: 
34
3
M R D (19.2) 
Thay (19.2) vào (19.3), ta đƣợc: 
4
3
hdF GRmD (19.3) 
Vì con tàu chuyển động tròn đều, nên lực hấp dẫn đóng vai tròn là lực hƣớng tâm, 
ta có: ht hdF F 
Hay: 
2
2
4
htF m R
T

 = 
4
3
GRmD 
Suy ra: 
2
3
D
GT

 (19.4) 
Trong công thức (19.4), T là chu kì quay của tàu vũ trụ quanh hành tinh, đƣợc xác 
định bằng đồng hồ. 
Bài 20: 
Cở sở lí thuyết: 
Chọn một vật đã biết trọng lƣợng, treo vật vào lò xo cần xác định độ cứng. dùng 
thƣớc xác định độ dãn của lò xo. 
Tính độ cứng bằng công thức: 
P
k
l


Bài 21: 
Gợi ý: Hãy suy nghĩ về lực làm dịch chuyển mẫu gỗ theo một vòng tròn, tức là lực 
đóng vai trò lực hƣớng tâm. 
Cở sở lí thuyết: 
Để mẫu gỗ có khối lƣợng m quay cùng với đĩa theo một vòng tròn bán kính R với 
tần số f, nó chịu tác dụng của một lực hƣớng tâm: 2 2 24htF mR f mR   (21.1) 
Từ (21.1), ta thấy với một tần số f không đổi, lực hƣớng tâm quay tỉ lệ thuận với 
bán kính R. Tuy nhiên, lực ma sát nghỉ giữa đĩa quay và vật đóng vai trò là lực 
hƣớng tâm không thể lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại msF mg (21.2) 
Dùng thƣớc đo bán kính axmR mà tại đó mẫu gỗ văng ra khỏi đĩa. Từ (21.1) và 
(21.2), ta suy ra: 
2 2
ax4 mf R
g

  
Bài 22: Có nhiều phƣơng án thí nghiệm khả thi. Dƣới đây là hai phƣơng án phù 
hợp nhất với quá trình nhận thức của HS 
Cách thứ nhất: Bắn đạn theo phƣơng ngang và đo tầm ném xa L của viên đạn. 
17 
Nếu nòng súng đặt cách mặt đất một khoảng bằng h, tầm ném xa của viên đạn 
đƣợc xác định: 
0
2h
L v
g
 
Suy ra: 0
2
g
v L
h
 
Cách thứ hai: Hƣớng nòng súng lên trên theo phƣơng thẳng đứng rồi bắn và dùng 
đồng hồ bấm giây xác định thời gian t0 từ lúc đạn bay ra khỏi nòng tới khi đạn rơi 
chạm đất. 
Thời gian viên đạn bay lên: 0
v
t
g
 
Vì thời gian bay lên bằng với thời gian rơi xuống, nên tổng thời gian vật chuyển 
động là: 00 2
v
t
g
 
Suy ra: 00
2
gt
v  
18 
IV. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 
IV.1 Mục đích thực nghiệm: 
Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm là để kiểm chứng giả thuyết khoa học 
của đề tài, qua đó khẳng định tính khả thi của đề tài. 
IV.2 Đối tƣợng thực nghiệm: 
Đối tƣợng thực nghiệm và đối chứng đƣợc chọn là học sinh lớp 10C9 và 
10C10 trƣờng THPT Nam Hà, Biên Hòa, Đồng Nai. Đây là hai lớp cùng học 
chƣơng trình vật lí 10 cơ bản và có học lực tƣơng đƣơng nhau. 
Tôi đã sử dụng bài tập 1 và 2 để củng cố kiến thức về tổng hợp lực và phân 
tích lực trong tiết dạy bài học số 9: “Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng 
của chất điểm”. Bài tập 3, 4 và 5 đƣợc sử dụng để đặt vấn đề trƣớc khi HS nghiên 
cứu bài học số 10 về ba định luật Niu-tơn. Để kích thích HS nghiên cứu về lực hấp 
dẫn và định luật vạn vật hấp dẫn, tôi chọn bài tập 6 và 19. Bài tập 9 và 20 đƣợc HS 
dễ dàng tiến hành khi vận dụng kiến thức về lực đàn hồi của lò xo và định lật Húc. 
Trong tiết dạy bài học số 13: “Lực ma sát”, tôi chọn bài tập 7, 10, 11, 12. Bài tập 
13, 14, 15 đƣợc sử dụng để ôn tập trong tiết ôn tập về lực ma sát, nhằm chuẩn bị về 
kiến thức và kĩ năng cho bài thực hành. Bài học số 14: “Lực hƣớng tâm” đƣợc mở 
đầu bằng câu hỏi của bài tập 8. Bài 21 và 22 đƣợc chọn trong tiết ôn tập về chuyển 
động ném ngang. Trong tiết ôn tập cuối chƣơng, ta có thể sử dụng bài tập 16, 17, 
18. 
IV.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Bƣớc đầu, tôi chỉ đánh giá thái độ học tập của HS qua không khí lớp học 
(sôi nổi, hào hứng, hay trầm); kĩ năng làm việc nhóm của HS (xung phong phát 
biểu ý kiến, đề xuất ý kiến, thảo luận phƣơng án thí nghiệm); ý thức hoàn thành 
BTTN về nhà. 
Đối với lớp đƣợc giảng dạy BTTN vật lí, HS rất hứng thú để nghiên cứu vấn 
đề mới, tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng tiết học. HS có kĩ năng làm 
việc nhóm trong việc giải thích hiện tƣợng, quan sát thí nghiệm, xây dựng phƣơng 
án thí nghiệm, lựa chọn và lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, đo đạc các đại lƣợng, thu 
thập và xử lí số liệu. HS có ý thức làm BTTN ở nhà. 
Đối với lớp đối chứng, không khí lớp học thƣờng trầm vì HS ít có điều kiện 
thảo luận ý kiến. Các em giải đƣợc các bài toán lí thuyết đơn thuần, chỉ cần vận 
dụng lí thuyết có sẵn một cách hợp lí. HS lúng túng trong các tiết học thực hành. 
Nhƣ vậy, bƣớc đầu khẳng định tính khả thi của đề tài; phát triển đƣợc bốn 
nhóm năng lực chuyên biệt của môn vật lí, đặc biệt là năng lực phƣơng pháp (tập 
trung vào năng lực thực nghiệm). 
19 
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
V.1 Kết luận 
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài này đạt đƣợc một số kết 
quả nhƣ sau: 
- Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: các khái niệm, 
vai trò, phân loại BTTN, các bƣớc hƣớng dẫn HS giải BTTN và phƣơng án 
xây dựng BTTN; trình bày đặc điểm, mục tiêu, cấu trúc nội dung của 
chƣơng “Động lực học chất điểm”. 
- Sƣu tầm, soạn thảo và hƣớng dẫn giải đƣợc hai mƣơi hai BTTN vật lí phù 
hợp. 
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 
Kết luận, đề tài này phát triển đƣợc bốn nhóm năng lực chuyên biệt của môn 
vật lí ở cấp độ III, cụ thể: 
 Đề tài phát triển năng lực sử dụng kiến thức của HS, biểu hiện ở khả năng vận 
dụng tổng hợp toàn bộ lí thuyết chƣơng “Động lực học chất điểm” để phát hiện và 
giải thích các tình huống thực tiễn. 
 Đề tài phát triển năng lực phƣơng pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm). 
HS lựa chọn phƣơng án thí nghiệm dựa vào lí thuyết bài học và dụng cụ cho sẵn; 
tiến hành thí nghiệm, xử lí số liệu, tính sai số và ghi kết quả đo. 
 Đề tài phát triển năng lực về trao đổi thông tin của HS, thể hiện ở khả năng 
trao đổi thảo luận nhóm để lựa chọn và đánh giá đƣợc các phƣơng án thí nghiệm. 
 Đề tài phát triển năng lực cá thể: HS tự đánh giá đƣợc kiến thức và kĩ năng 
của bản thân trong quá trình phát hiện, giải thích hiện tƣợng, đề xuất phƣơng án thí 
nghiệm, thực hành thí nghiệm. 
V.2 Kiến nghị và đề xuất: 
- Xây dựng hệ thống bài kiểm tra, đánh giá HS phù hợp với yêu cầu của 
BTTN vật lí. 
- Xây dựng hệ thống BTTN vật lí đa dạng về nội dung và mức độ trong 
chƣơng trình vật lí phổ thông. 
20 
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí, 
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thƣợng Chung (2002), Bài tập thí nghiệm vật lí trung học cơ sở, 
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
3. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí, 
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, 10. 
4. Nguyễn Thị Anh Đào (2011), Soạn thảo và sử dụng hệ thống bài tập thí 
nghiệm chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 THPT, Luận văn tốt 
nghiệp thạc sĩ. 
5. Lƣơng Duyên Bình và cộng sự (2009), Vật lí 10 Sách giáo viên, Nhà xuất 
bản Giáo dục, Hà Nội. 
6. Lƣơng Duyên Bình và cộng sự (2007), SGK vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo 
dục, Hà Nội. 
7. Đinh Văn Đô (2012), Biên soạn và sƣu tầm một số bài tập định tính phần 
“cơ học” vật lý lớp 10 chƣơng trình chuẩn, 
 đăng ngày 13/03/2012. 
8. V.Langue(2006), Những bài tập hay về thí nghiệm vật lí, Nhà xuất bản Giáo 
dục, Hà Nội. 
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học 
tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội năm 2014 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
 PHẠM THỊ MAI 
21 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị: THPT Nam Hà 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Biên Hòa, ngày 19 tháng 05 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014-2015 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Soạn thảo bài tập thí nghiệm vật lí chƣơng “Động lực học 
chất điểm”, vật lí 10 cơ bản 
Họ và tên tác giả: PHẠM THỊ MAI Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị:THPT Nam Hà 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phƣơng pháp dạy học bộ môn: Vật lí  
- Phƣơng pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã đƣợc triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhƣng chƣa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã đƣợc thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã đƣợc thực hiện trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã đƣợc thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã đƣợc thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhƣng chƣa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc 
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
ngƣời khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trƣởng và Thủ trƣởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này 
đã đƣợc tổ chức thực hiện tại đơn vị, đƣợc Hội đồng chuyên môn trƣờng xem xét, đánh giá; tác 
giả không sao chép tài liệu của ngƣời khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ 
của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người 
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
22 
NGƢỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
PHẠM THỊ MAI 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_2015_ly_phamthimai_thptnamha_1055.pdf
Sáng Kiến Liên Quan