Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí từ atlat địa lí Việt Nam

Địa lí là môn học cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần

thiết về trái đất và những hoạt động của con ngƣời trên bình diện quốc gia và quốc tế,

làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tình cảm tƣ tƣởng

đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp

với môi trƣờng tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nƣớc và xu thế của thời

đại.

Môn Địa lí có nhiều khả năng bồi dƣỡng cho học sinh năng lực tƣ duy ( tƣ duy

kinh tế, tƣ duy sinh thái, tƣ duy phê phán, ); trí tƣởng tƣợng và óc thẩm mĩ ; rèn

luyện cho học sinh một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các

môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dƣỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng

ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con ngƣời, yêu quê hƣơng, đất nƣớc.

Vì vậy, Địa lí học là môn không thể thiếu trong nhà trƣờng phổ thông. Tuy

nhiên, việc học Địa lí nhƣ thế nào thì mới phát huy hết tiềm năng của môn học cũng

nhƣ phát huy đƣợc tối đa năng lực của học sinh lại là một vấn đề cần bàn rất nhiều.

Gần 6 năm đi dạy, nếu nói đã có nhiều kinh nghiệm thì không phải, tuy nhiên

đó cũng là một khoảng thời gian tƣơng đối để tôi có thể đúc rút đƣợc một số kinh

nghiệm thực tế cho bản thân. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tôi mạnh dạn đề xuất

một phƣơng pháp mà theo tôi sẽ tạo động lực hơn cho học sinh khi học Địa lí, nhất là

đối với học sinh lớp 12. Đó là phƣơng pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng,

khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa Lí từ Atlat Địa lí Việt Nam”.

Trong bài viết tôi có tham khảo một số thông tin từ các nguồn sách, báo

chí mà chƣa đƣợc sự cho phép của tác giả, tôi thành thật xin lỗi.Trong quá trình làm

sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý nhiệt tình từ quý thầy, cô trong tổ bộ môn

cũng nhƣ quý thầy cô đồng nghiệp.

pdf19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa lí từ atlat địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vai trò chủ đạo trong quá trình học, đƣợc gọi là 
phƣơng pháp hiện đại. 
Vậy phải chăng 2 phƣơng pháp này khác nhau hoàn toàn nhƣ vậy? Theo tôi có 
lẽ không nên phân chia rạch ròi kiểu dạy học truyền thống hay dạy học lấy học sinh 
làm trung tâm. Và cũng không nên hiểu máy móc 2 từ “đổi mới” . Trình độ phát triển 
khoa học kĩ thuật hiện đại, bối cảnh dạy học mới, phƣơng tiện dạy học mới đòi hỏi 
phải cải tiến cho phù hợp. Loi dạy máy móc giáo điều từ thời Trung cổ dứt khoát phải 
cáo chung. Mỗi cá thể giáo viên phải “tự biết mình”, nắm vững sở trƣờng, sở đoạn 
của bản thân, nắm vững điều kiện dạy học(Trƣờng, lớp, học sinh, phƣơng tiện, địa 
phƣơng, sách giáo khoa), học tập những kinh nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp 
để lựa chọn hệ thống phƣơng pháp hiệu quả nhất trong từng tiết dạy nhằm mục đích 
cuối cùng là phát huy cao độ trí lực cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh đi tìm 
chân lí nhƣ nhà giáo dục vĩ đại Socrat đã từng phát biểu “Không ai đƣợc phép đem 
chân lí của mình mà đặt vào lòng kẻ khác”. 
II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 
1- Cơ sở lí luận: 
Khi nói về phƣơng pháp giáo dục nói chung và phƣơng pháp dạy học nói riêng, 
Anhxtanh cho rằng: “Điều tồi tệ nhất đối với môi trƣờng học là làm việc với phƣơng 
pháp cƣỡng bức, dọa nạt, quyền uy, giả tạo, cách đối xử nhƣ vậy sẽ làm hỏng tình 
cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra 
những con ngƣời chỉ biết phục tùng”. (Trích bài của Nguyễn Ngọc Thuận-Giáo dục 
Thời đại số 40/2000) cho nên trong giảng dạy, chúng ta phải làm sao cho những điều 
giảng dạy của chúng ta cho học sinh, đƣợc học sinh tiếp thu nhƣ một “món quà” có 
giá trị. Bất kể làm công việc gì, đều phaỉ có sự hứng thú với công việc đó. Nếu không 
công việc đó sẽ trở thành một gánh nặng(Phƣơng pháp viết quảng cáo hiện đại-PTS 
Hồ Sĩ Hiệp). Nhƣ vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để có một không khí học tập sôi 
nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của học sinh. Theo tôi, nếu chúng ta biết kết hợp 
đúng đắn những ƣu điểm của các phƣơng pháp khác nhau từ truyền thống cho đến 
hiện đại vào một bài dạy, thiết nghĩ kết quả ấy sẽ đạt đƣợc một hiệu quả cao. Đặc biệt 
là đối với học sinh lớp 12 Atlat là một phƣơng tiện trực quan, một kho tàng kiến thức 
không thể bỏ qua. Trƣớc đây, khi Atlat chƣa thông dụng, việc sử dụng Atlat của học 
sinh chƣa nhiều vì vậy cũng gây rất nhiều khó khăn cho học sinh khi học Địa lí. Hiện 
nay, Atlat đã trở thành phƣơng tiện thông dụng mà bất cứ học sinh nào khi học Địa lí 
đều phải có, đặc biệt hơn là trong các kì thi tốt nghiệp học sinh đều có thể mang Atlat 
vào phòng thi. Vì vậy, đây sẽ là một phƣơng tiện và phƣơng pháp rất hữu hiệu cho 
học sinh, là một “ cứu cánh” cho học sinh rất lớn trong việc bị điểm “chết” và vƣơn 
tới điểm 5. Tuy nhiên, không thể nói rằng học sinh có Atlat sẽ không bị điểm “không” 
mà vấn đề đặt ra là học sinh phải biết cách đọc và khai thác Atlat một cách nghiêm 
túc trong học tập. Vậy việc đọc, khai thác kiến thức từ Atlat nhƣ thế nào thì có hiệu 
 quả? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu cấu trúc cũng nhƣ phải hiểu 
Atlat trƣớc đã. Cụ thể nôi dung của cuốn Atlat nhƣ sau: 
-Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nƣớc ta (63 tỉnh, 
thành). 
-Phần thứ 2: Thể hiện các yếu tố chủ yếu của Địa lí tự nhiên(Địa hình, địa chất, 
khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật, động vật và các miền Địa lí tự nhiên.) 
-Phần thứ 3: Thể hiện các yếu tố về Dân cƣ(Dân số, dân tộc); các ngành kinh tế 
chủ yếu(Nông nghiệp, nông lâm thủy sản, công nghiệp,giao thông vận tải, thƣơng mại 
và du lịch) ; 7 vùng kinh tế của nƣớc ta và 3 vùng kinh tế trọng điểm). 
2- Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 
A. Để học sinh có thể sử dụng Atlat thành thạo trong việc khai thác kiến 
thức thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện những vấn đề sau: 
1-Nắm chắc các kí hiệu: chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngƣ 
nghiệp.ở trang bìa đầu của Atlat (trang 3). 
2-Thông qua các giờ dạy, cần hƣớng dẫn học sinh nắm vững các ƣớc hiệu, 
kí hiệu của bản đồ chuyên ngành. 
3-Biết khai thác bản đồ của từng ngành: 
a.Biểu đồ thể hiện giá trị tổng sản lƣợng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của 
các ngành trồng trọt. 
Thông thƣờng mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự 
tăng giảm về giá trị tổng sản lƣợng, về diện tích (đối với các ngành nông nghiệp) của 
các ngành kinh tế, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh biết cách khai thác các biểu đồ 
trong quá trình giảng bài có liên quan. 
Ví dụ: Để thể hiện diện tích và sản lƣợng các loại cây công nghiệp lâu năm, 
ngƣời ta thƣờng sử dụng biểu đồ tròn kết hợp với biểu đồ đƣờng để thể hiện.(Atlat 
trang 19) 
Hƣớng dẫn học sinh biết cách tính chiều cao của các biểu đồ cột để tìm sản 
lƣợng ngành kinh tế của các địa phƣơng, các tỉnh trên biểu đồ. Đồng thời cũng nên 
hƣớng dẫn học sinh biết: ở những biểu đồ cột của các tỉnh không liên tục (bị ngắt ờ 
giữa) trên có ghi số liệu thì học sinh không cần tính toán mà lấy luôn số liệu đó. 
 Ví dụ: Ở biểu đồ Lâm nghiệp và thủy sản trang 20, ngƣời ta ứng 1mm chiều 
cao biểu đồ tƣơng ứng với 20 tỉ đồng đối với lâm nghiệp; còn thủy sản 1mm chiều 
cao biểu đồ ứng với 5000 tấn. 
 b. Biết cách sử dụng các biểu đồ hình cột để tìm diện tích và sản lƣợng từng 
ngành ở những địa phƣơng tiêu biểu nhƣ:Atlat trang 19, trang 20. 
4.Biết rõ câu hỏi nhƣ thề nào , có thể dùng Atlat: 
 -Thông thƣờng các câu hỏi trong đề kiểm tra hoặc thi tốt nghiệp THPT đều sử 
dụng các câu hỏi để sử dụng Atlat nhƣ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang và 
kiến thức đã học hãy nêu, trình bày..Còn nếu không có vế này thì chúng ta sẽ căn 
cứ vào các yếu tố sau: 
 +Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trì nh bày về phân bố sản xuất hoặc có yêu cầu 
nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế, các trung tâm 
du lịchđều có thể dùng Atlat để trả lời. 
 +Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá 
trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các 
biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu ở SGK. 
5.Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi. 
 Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn 
đề và từ đó xác định các trang Atlat cần thiết. 
a.Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ của Atlat, nhƣ: 
-Trình bày khí hậu của miền bắc và đông bắc bắc bộ? (HS chỉ cần sử dụng bản đồ khí 
hậu ở trang 9 là đủ) 
-Trình bày sự phân bố dân cƣ nƣớc ta?(HS chỉ cần sử dụng bản đồ Dân số ở trang 15 
là đủ). 
 b.Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời nhƣ: 
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng thế mạnh của một ngành, một vùng nhƣ: 
+Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, cây lƣơng thực ở nƣớc ta, học 
sinh ngoài việc kết hợp kiến thức đã học thì phải biết kết hợp các trang Atlat để khai 
thác cho hết thông tin . Ví dụ tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, cây lƣơng thực 
trƣớc hết là điều kiện tự nhiên. Vậy học sinh cần sử dụng bản đồ khí hậu (trang 9), 
bản đồ các hệ thống sông(nƣớc) trang 10, bản đồ các nhóm và các loại đất chính trang 
11; ngoài ra học sinh có thể sử dụng bản đồ hình thể trang 7 hoặc bản đồ các miền địa 
lí tự nhiên ở trang 13,14. Hay tiếp theo là tiềm năng về kinh tế-xã hội, học sinh cần sử 
dụng bản đồ Dân số, Dân tộc trang 15,16. 
+Để đánh giá thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng, 
chúng ta cần sử dụng rất nhiều bản đồ. Ví dụ thế mạnh về vị trí địa lí thì chung ta cần 
sử dụng bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng trang 26 hoặc sử dụng bản đồ Nông 
nghiệp chung ở trang 18 để xác định vị trí của vùng. Thế mạnh về tự nhiên gồm đất 
(sử dụng bản đồ trang 11), nƣớc (sử dụng bản đồ trang 10),khoáng sản (sử dụng bản 
đồ Địa chất khoáng sản trang 8). Thế mạnh về kinh tế xã hội gồm Dân cƣ và lao động 
(sử dụng bản đồ Dân số trang 15), Cơ sở hạ tầng (sử dụng bản đồ Giao thông trang 
23), Cơ sở vật chất kĩ thuật (sử dụng bản đồ Công nghiệp chung trang21). 
 c. Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi. 
Thông thƣờng học sinh khi đọc xong câu hỏi cứ hay dở Atlat một cách tùy tiện 
mà không xác định đƣợc đâu là trang cần tìm hiểu và sa đà, viết lung tung dẫn tới lạc 
đề. Chính vì vậy việc đọc đề kĩ để loại bỏ những trang bản đồ không cần thiết là rất 
quan trọng. 
Ví dụ: Để đánh giá tiềm năng phát triển cây lƣơng thực ở nƣớc ta, học sinh có 
thể sử dụng các bản đồ: đất, hình thể, khí hậu, sông ngòi, dân cƣnhƣng không cần 
sử dụng bản đồ khoáng sản. Hoặc để đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp của 
một vùng nào đó chúng ta cũng không cần sử dụng đến bản đồ đất hay bản đồ khí 
hậu. 
 6.Học sinh phải thấy đƣợc mối quan hệ giữa bản đồ treo tƣờng và lƣợc đồ 
trong SGK với các trang bản đồ của Atlat. 
Bản đồ treo tƣờng là bản đồ để giáo viên chỉ những vị trí, nội dung địa lí học 
sinh cần tìm hiểu. Học sinh dựa vào vị trí giáo viên chỉ trên bản đồ treo tƣờng và 
nhanh chóng thấy đƣợc những nội dung địa lí cần tìm hiểu ở lƣợc đồ của SGK hoặc 
của bản đồ trong Atlat. 
Ví dụ: Gíao viên vừa chỉ bản đồ treo tƣờng vừa nêu câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa 
lí Việt Nam trang hình thể hãy xác định các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, 
Vân Phong, Cam Ranh? Các vịnh biển này thuộc các tỉnh và thành phố nào? Nhƣ vậy 
học sinh sẽ dựa vào Atlat trang hình thể để xác định vị trí và nơi phân bố của các vịnh 
biển này. 
Qua việc tổng hợp các vấn đề cần lưu ý trên, tôi đưa ra một số câu hỏi có thể 
sử dụng Atlat như: 
VD1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền Địa lí tự nhiên và kiến thức đã 
học hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc? Những đặc 
điểm đó ảnh hƣởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng nay nhƣ thế nào? 
VD2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền Địa lí tự nhiên và kiến thức đã 
học hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Đông Bắc? 
*Đối với 2 câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang hình thể(trang 7) hoặc 
trang các miền Địa lí tự nhiên để trả lời. 
 VD3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số và kiến thức đã học hãy trình bày 
sự phân bố dân cƣ nƣớc ta? 
*Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang Dân số (trang 15)để trả lời. 
 VD4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp chung và kiến thức đã học 
hãy: 
Kể tên các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nƣớc ta và vùng phân bố của chúng? 
*Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang Nông nghiệp chung (trang 
19) để trả lời. 
 VD5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông vận tải và kiến thức đã học 
hãy liệt kê các tỉnh, thành phố có Quốc lộ 1 chạy qua? Vai trò của tuyến đƣờng này 
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nƣớc ta? 
*Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang Giao thông (trang 23) để 
trả lời. 
 VD6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: 
-Kể tên các thành phố tƣơng đƣơng cấp tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải 
Nam Trung Bộ theo thứ tự từ bắc xuống nam? 
-Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của 2 vùng? 
*Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang công nghiệp chung( trang 
21) hoặc trang vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (trang 27,28) để trả 
lời. 
 B. Để học sinh có thể sử dụng Atlat để rèn luyện các kĩ năng địa lí thì giáo 
viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện những vấn đề sau: 
 Học sinh phải biết, ngoài kĩ năng đọc Atlat để khai thác kiến thức, học sinh còn 
có thể sử dụng Atlat để rèn luyện các kĩ năng nhƣ kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân 
tích biểu đồ cột, tròn, đƣờng, miền, biểu đồ kết hợp; kĩ năng vẽ biểu đồ. 
 1.Kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ cột, tròn, đƣờng, miền, 
biểu đồ kết hợp. 
 Hầu hết các trang Atlat từ phần Dân số đến các trang phần Nông nghiệp, Công 
nghiệp, Dịch vụ và các vùng kinh tế trọng điểm đều có các biểu đồ cột, tròn, đƣờng, 
miền, biểu đồ kết hợp và trong các biểu đồ đó đều thể hiện các số liệu. Cụ thể: 
*Trang Dân số(15) biểu đồ cột thể hiện Quy mô dân số nƣớc ta từ 1960-2007 
(dân thành thị, nông thôn); có Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc 
phân theo khu vực kinh tế từ 1995-2007; có tháp dân số từ 1999-2007Những biểu 
đồ này đều có thể cho học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân tích 
biểu đồ trong quá trình học mà không cần phải ghi nhớ số liệu nhiều nhƣ trong SGK. 
*Trang Kinh tế chung(17) có Biểu đồ kết hợp cột-đƣờng thể hiện GDP và tốc 
độ tăng trƣởng qua các năm từ 2000-2007; có Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP 
phân theo khu vực kinh tế từ 1990-2007 giúp học sinh ghi nhớ số liệu rất dễ dàng mà 
không cần học thuộc theo SGK. 
*Trang Nông nghiệp(19) gồm có Lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi đều có các 
biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp cột-tròn thể hiện diện tích và sản lƣợng của một số cây 
công nghiệp lâu năm, cây lúa của nƣớc ta từ 2000-2007, giúp học sinh nắm chắc bài 
Vấn đề phát triển nông nghiệp mà ít cần học thuộc theo SGK. 
*Trang Lâm nghiệp và thủy sản(20) có các biểu đồ cột chồng thể hiện diện tích 
rừng và sản lƣợng thủy sản của cả nƣớc từ năm 2000-2007, giúp học sinh phân tích 
dễ dàng phần Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản và lâm nghiệp mà 
không cần đến SGK. 
*Trang Công nghiệp chung(21) có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công 
nghiệp của cả nƣớc từ 2000-2007 và các biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất 
công nghiệp của cả nƣớc phân theo thành phần kinh tế; cơ cấu giá trị sản xuất công 
nghiệp của cả nƣớc phân theo nhóm ngành từ 2000-2007 giúp học sinh ghi nhớ cơ 
cấu ngành công nghiệp Việt Nam và phân tích sự thay đổi trong cơ cấu ngành cũng 
nhƣ thành phần . 
*Trang Các ngành công nghiệp trọng điểm(22) cũng có các biểu đồ cột, biểu đồ 
tròn giúp học sinh phân tích đƣợc tình hình phát triển của ngành công nghiệp khai 
thác than, khai thác dầu khí và sự phát triển của ngành công nghiệp điện lực cũng nhƣ 
sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm. 
*Trang Thƣơng mại(24) có các biểu đồ cột chồng, biểu đồ hình quạt, biểu đồ 
cột giúp học sinh phân tích đƣợc sự phát triển của ngành nội thƣơng và sự phát triển 
của ngành ngoại thƣơng thông qua tình hình xuất, nhập khẩu và cơ cấu hàng xuất, 
nhập khẩu từ năm 2000-2007. 
 *Trang Du lịch (25) có các biểu đồ kết hợp cột- đƣờng, biểu đồ tròn thể hiện số 
khách du lịch và doanh thu du lịch nƣớc ta từ năm 1995-2005 và cơ cấu khách du lịch 
quốc tế phân theo khu vực quốc gia, vùng lãnh thổ; giúp học sinh phân tích đƣợc tình 
hình phát triển ngành du lịch của Việt Nam. 
*Trang các vùng kinh tế trọng điểm (30) có các biểu đồ cột và tròn thể hiện 
GDP bình quân đầu ngƣời của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nƣớc cũng nhƣ GDP 
của vùng theo khu vực kinh tế; giúp học sinh phân tích đƣợc tình hình phát triển kinh 
tế cũng nhƣ cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm ở nƣớc ta. 
2.Kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ cột, tròn đƣờng, miền, biểu đồ kết hợp... 
Thông qua các biểu đồ trong Atlat nếu học sinh quên cách vẽ các dạng biểu đồ 
thì có thể sử dụng Atlat để xem lại cách vẽ biểu đồ cũng nhƣ cách chia tỉ lệ khoảng 
cách năm, chú giải, tên biểu đồ 
Ví dụ: 
*Vẽ biểu đồ cột: có một trục tung và một trục hoành(trừ trƣờng hợp có 2 đơn 
vị khác nhau thì sử dụng 2 trục tung) 
-Trên trục tung: Ghi đơn vị 
-Trên trục hoành: Ghi năm, nƣớc hoặc vùngTrên mỗi cột phải ghi số liệu. 
-Đối với biểu đồ cột thì năm đầu tiên phải cách trục tung một khoảng nhỏ. 
(Xem Atlat các trang 17, 25 kết hợp các trang 15,19,20, 21, 22) 
*Vẽ biểu đồ đƣờng: có một trục tung và một trục hoành(trừ trƣờng hợp có 2 
đơn vị khác nhau thì sử dụng 2 trục tung) 
-Trên trục tung: Ghi đơn vị (Phải chia tỉ lệ đơn vị chính xác) 
-Trên trục hoành: Ghi năm, nƣớc hoặc vùng 
(Xem Atlat các trang 17, 25) 
-Chú ý: Đối với biểu đồ đường thì năm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung. 
*Vẽ biểu đồ tròn: Chọn bán kính gốc là vị trí kim đồng hồ chỉ 12h, rồi lần lƣợt 
vẽ mở ra theo chiều thuận kim đồng hồ và theo thứ tự bài ra. 
(Xem Atlat các trang 18, 19, 21, 22,25.) 
*Biểu đồ nửa hình tròn:là dạng đặc biệt của biểu đồ hình tròn=>100% tƣơng 
ứng với nửa hình tròn và 180độ=>1% tƣơng ứng 1,8 độ. Lúc này ta chọn bán kinh gốc 
là vị trí kim giờ lúc 9h rồi lần lƣợt vẽ mở ra. Thuận chiều kim đồng hồ nếu ở nửa mặt 
phía trên. Ngƣợc chiều kim đồng hồ nếu ở nửa mặt phía dƣới. 
(Xem Atlat trang 24) 
*Biểu đồ miền: thƣờng thì biểu đồ miền có nhiều năm, mỗi năm tƣơng ứng với 
các thành phần cộng lại là 100%. Vì vậy biểu đồ miền là dạng đặc biệt của biểu đồ kết 
hợp giữa đƣờng biểu diễn và cột chồng nối tiếp dùng số liệu tƣơng đối(các cột đƣợc 
nối với nhau khi bề ngang cột thu hẹp lại chỉ còn là một đƣờng thẳng đứng). Toàn bộ 
biểu đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vuông. 
-Vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dƣới lên 
-Ranh giới phía trên của miền thứ nhất chính là ranh giới phía dƣới của miền thứ 2; 
ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đƣờng nằm ngang thể hiện 100%. 
(Xem Atlat các trang 15, 17) 
 *Biểu đồ kết hợp cột-đƣờng: Dùng biểu đồ có 2 trục tung nếu các đối tƣợng 
có đơn vị khác nhau 
-Chọn tỉ lệ sao cho các cột và đƣờng biểu diễn không tách rời xa nhau. 
-Trên trục tung: Ghi đơn vị (Phải chia tỉ lệ đơn vị chính xác) 
-Trên trục hoành: Ghi năm, nƣớc hoặc vùng 
(Xem Atlat các trang 17, 25) 
Đối với biểu đồ có một cột và một đường biểu diễn thì đường biểu diễn nằm giữa 
cột, còn nếu có 2 cột thì đường biểu diễn nằm giữa 2 cột. 
Trên đây là kết quả bài viết của tôi trong quá trình giảng dạy và sƣu tầm đƣợc. Với 2 
nội dung chính để bạn đọc có thể đọc và tham khảo. 
III- KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Nói là sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lí thƣờng xuyên sẽ mang lại hiệu quả 
cao hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng nhƣ rèn luyện các kĩ năng của học sinh quả 
đúng không sai. Tôi cũng đã thực hiện phƣơng pháp này với các lớp tôi dạy và tôi 
nhận thấy học sinh rất thích thú và cảm thấy nhẹ nhàng hơn, ít cảm thấy áp lực hơn 
đối với môn Địa lí so với trƣớc đây. Thậm chí có một số học sinh nói nhỏ với tôi 
rằng: cô ơi trƣớc đây khi cô bảo mua Atlat em không biết mình sẽ học gì, làm gì trong 
đó, em còn thấy tiếc tiền nên không mua; giờ thấy cô hƣớng dẫn học và đã quen với 
Atlat em thấy học Địa lí thật nhẹ nhàng không còn áp lực nhƣ trƣớc nữa. Qua đó tôi 
hiểu đƣợc học sinh cũng rất thích phƣơng pháp này. Vì vậy, để đạt chất lƣợng cao 
hơn thì phải kết hợp tốt với phƣơng tiện dạy học nhƣ máy chiếu, tranh ảnh.Tuy 
nhiên, với tôi và thực tế chất lƣợng học sinh của trƣờng thì kết quả thu đƣợc ở một số 
học sinh học yếu, lƣời học cũng chƣa cao nhƣ với mong muốn. Và tôi nhận thấy để 
thu hút hơn với học sinh yếu thì tôi cần phải gần gũi và quan tâm đến các em nhiều 
hơn trong các tiết học, đđặc biệt là tiết học có sử dụng Atlat. 
IV. KẾT LUẬN 
 Tuy chƣa phải là đầy đủ và là phƣơng pháp tối ƣu trong việc tạo hứng thú, giảm áp 
lực cho học sinh trong quá trình học tập, đặc biệt là trong các kì thi tốt nghiệp THPT. 
Song phƣơng pháp này lại có rất nhiều ƣu điểm trong việc gây hứng thú, giảm áp lực 
cho học sinh trong tiết học nói riêng hay kì thi tốt nghiệp nói chung. Qua mỗi phần 
trình bày và mỗi ví dụ trên, ta thấy mỗi ví dụ là tƣơng thích với mỗi bản đồ và mỗi 
vấn đề. . Trên đây chỉ là một số ví dụ mang tính minh họa cho mỗi nội dung mà thôi. 
Trong thời gian có hạn tôi chỉ đƣa ra đƣợc một số ví dụ cho một số bài. Hy vọng rằng 
tôi sẽ nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp từ phía ngƣời đọc và có thật nhiều ví dụ cụ 
thể cho tôi, để bài viết của tôi đƣợc hay hơn. 
Tôi xin chân thành thành cảm ơn! 
 V- PHẦN PHỤ LỤC 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học Địa lí ở THPT-Nhà xuất bản Gíao Dục-NĂM 
2004 
2. Atlat Địa lí Việt Nam của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo (Nhà xuất bản GDVN-
2009). 
3. Sách Hƣớng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam do GS.TS Lê 
Thông(chủ biên) 
4. Sách giáo khoa Địa lí 12. 
5. Một số tài liệu khác(báo, giáo án dạy học) 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_hoc_sinh_lop_12_su_dung_khai_thac_kien_thuc_ren_luyen_cac_ki_nang_dia_li_tu_atlat_dia_li_v.pdf
Sáng Kiến Liên Quan