Công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp) được hiểu như sau:

1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:

a) Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;

b) Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật.).

2. Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);

b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo, tài liệu kỹ thuật dưới bất kỳ hình thức nào có thể tiếp cận công khai trong cơ sở đó, đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
b) Đã được áp dụng, hoặc áp dụng thử tại cơ sở và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực (hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội)
- Về hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh;
- Về lợi ích xã hội: Nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
c) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp không trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội và không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến;
2. Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu.
3. Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 của quy định này không phải xét mà được công nhận sáng kiến cấp tỉnh khi có đầy đủ hồ sơ. 
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến và xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến:
1. Đối với sáng kiến cấp cơ sở:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (theo mẫu quy định tại Phụ lục);
- Các tài liệu liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bộ gốc và 04 bộ phô tô).
2. Đối với sáng kiến cấp tỉnh:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (theo mẫu quy đinh tại Phụ lục);
- Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh của thủ trưởng cơ sở nơi công nhận sáng kiến cấp cơ sở; 
- Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở do người có thẩm quyền công nhận;
- Văn bản xác nhận của thủ trưởng các cơ sở nơi sáng kiến đã được áp dụng, nội dung xác nhận về tính mới, phạm vi áp dụng của sáng kiến và lợi ích thiết thực (hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội) của sáng kiến đã áp dụng mang lại.
- Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh (đối với các sáng kiến được áp dụng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; các sáng kiến áp dụng trong các cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo công lập, ngoài công lập ở cấp tỉnh và cấp huyện);
- Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh của Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã (đối với các sáng kiến được áp dụng trong các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thành phố, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức chính trị xã hội trực thuộc cấp huyện, không bao gồm sáng kiến thuộc ngành giáo dục và đào tạo và ngành y tế); 
- Các tài liệu liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 07 bộ (01 bộ gốc và 06 bộ phô tô).
3. Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến cấp tỉnh của các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 của quy định này: 
a) Hồ sơ bao gồm: 
- Bản gốc Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (theo mẫu quy định tại Phụ lục).
- Bản sao có chứng thực Quyết định công nhận giải pháp đạt một trong các giải thưởng: sáng tạo khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật của tỉnh Nghệ An, của các Bộ, ngành Trung ương, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 
4. Hồ sơ yêu cầu xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở đối với trường hợp người đứng đầu cơ sở công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật:
a) Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận việc công nhận sáng kiến;
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến;
- Báo cáo đánh giá của cơ sở xét công nhận sáng kiến về việc đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là sáng kiến theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quy định này;
- Biên bản kết luận của Hội đồng sáng kiến.
b) Số lượng hồ sơ: gồm 02 bộ (01 bộ gốc và 01 bộ phô tô).
Điều 6. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Đối với sáng kiến cấp cơ sở:
Nơi tiếp nhận hồ sơ: nơi tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến, tại các cơ sở sau đây:
a) Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
b) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;
c) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
 2. Đối với sáng kiến cấp tỉnh: Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An.
3. Thời gian tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến: vào giờ làm việc hành chính của tất cả các ngày làm việc trong năm. 
4. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ sở có trách nhiệm xem xét đơn, hỗ trợ tác giả sáng kiến hoàn thiện đơn và thực hiện các thủ tục sau đây:
 a) Thông báo cho tác giả sáng kiến về thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 01 tháng để tác giả sửa chữa bổ sung, gửi lại;
b) Thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và lưu giữ hồ sơ đơn phù hợp với quy định;
c) Thông báo cho tác giả rõ lý do nếu từ chối chấp nhận đơn.
5. Cơ sở tiếp nhận hồ sơ vào sổ tiếp nhận hồ sơ công nhận sáng kiến và thông báo thời gian trả lời kết quả công nhận sáng kiến.	
 6. Cơ sở tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có); giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến. 
Điều 7. Xét công nhận sáng kiến
1. Việc xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy định này hoặc từ ngày hoàn thành việc áp dụng lần đầu, nếu sáng kiến được áp dụng lần đầu sau khi đơn được chấp nhận. Cơ sở xét công nhận sáng kiến đánh giá đối tượng nêu trong đơn theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 quy định này và thực hiện các thủ tục sau:
a) Quyết định công nhận sáng kiến cho tác giả sáng kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Từ chối công nhận sáng kiến trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy định này và thông báo bằng văn bản cho tác giả sáng kiến, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Thẩm quyền xét công nhận sáng kiến
a) Thẩm quyền xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở do người đứng đầu cơ sở được quy định khoản 2 Điều 2 quy định này quyết định công nhận;
b) Thẩm quyền xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận.
3. Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, nếu người đứng đầu cơ sở công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến thì việc công nhận sáng kiến phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý theo quy định sau đây:
a) Trường hợp cơ sở xét công nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, việc công nhận sáng kiến phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đó chấp thuận;
b) Trường hợp cơ sở xét công nhận sáng kiến không phải là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, việc công nhận sáng kiến phải được Sở Khoa học và Công nghệ hoặc cơ quan, tổ chức Nhà nước trực tiếp thực hiện việc đầu tư tạo ra sáng kiến chấp thuận. Trong hai cơ quan, Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan, tổ chức của Nhà nước trực tiếp thực hiện việc đầu tư tạo ra sáng kiến, cơ quan nào nhận được (hoặc nhận được sớm hơn) Hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Quy định này thì sẽ chủ trì xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến và có thể yêu cầu cơ quan còn lại phối hợp thực hiện.
c) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu xét chấp thuận sáng kiến, cơ quan xét chấp thuận sáng kiến có trách nhiệm xem xét và đánh giá việc công nhận sáng kiến theo các quy định của pháp luật về sáng kiến để quyết định việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc công nhận sáng kiến, trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do;
d) Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu, cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp đầu tư tạo ra sáng kiến có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin liên quan đến các sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật cho Sở Khoa học và Công nghệ nơi có cơ sở xét công nhận sáng kiến.
Điều 8. Hội đồng sáng kiến
1. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở: do người đứng đầu cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này quyết định thành lập để xét duyệt, công nhận sáng kiến.
2. Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ là Chủ tịch Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành xét sáng kiến. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn khoa học về mặt chuyên môn cho Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.
3. Thành phần Hội đồng sáng kiến:
a) Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở số lượng 5 – 7 thành viên;
b) Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh số lượng 9 – 11 thành viên;
c) Hội đồng khoa học chuyên ngành số lượng 5 – 7 thành viên;
d) Hội đồng sáng kiến bao gồm những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến và các thành phần khác;
đ) Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến, thì người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến không được là thành viên của Hội đồng sáng kiến.
4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng: Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt mới được coi là hợp lệ. Quyết định của Hội đồng được thông qua theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng.
5. Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến, thì người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến không được là thành viên của Hội đồng sáng kiến.
Điều 9. Tiêu chí và cách tính điểm sáng kiến
1. Sáng kiến có tính mới điểm tối đa 30 điểm. Cụ thể như sau:
a) Sáng kiến có tính mới trong phạm vi 01 cơ sở: tối đa 15 điểm;
b) Sáng kiến có tính mới trong phạm vi 02 cơ sở: tối đa 20 điểm;
c) Sáng kiến có tính mới trong phạm vi 03 cơ sở trở lên: tối đa 30 điểm.
2. Quy mô áp dụng của sáng kiến điểm tối đa 40 điểm. Cụ thể như sau:
a) Sáng kiến được áp dụng trong phạm vi 01 cơ sở: tối đa 20 điểm;
b) Sáng kiến được áp dụng trong phạm vi 02 cơ sở: tối đa 30 điểm;
c) Sáng kiến được áp dụng trong phạm vi 03 cơ sở trở lên: tối đa 40 điểm.
3. Sáng kiến được áp dụng mang lại lợi ích thiết thực điểm tối đa 30 điểm. Cụ thể như sau:
a) Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực trong 01 cơ sở: tối đa 15 điểm;
b) Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực trong 02 cơ sở: tối đa 20 điểm;
c) Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực trong 03 cơ sở trở lên: tối đa 30 điểm.
4. Điểm công nhận sáng kiến:
a) Sáng kiến cấp cơ sở phải có tổng số điểm của 3 tiêu chí đạt từ 50 điểm trở lên và không có tiêu chí nào 0 điểm;
b) Sáng kiến cấp tỉnh phải có tổng điểm của 3 tiêu chí đạt từ 70 điểm trở lên và không có tiêu chí nào 0 điểm.
Điều 10. Quyết định công nhận sáng kiến
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả họp xét của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ công bố công khai các sáng kiến, tác giả và đồng tác giả sáng kiến trên trang website của Sở Khoa học và Công nghệ, sau 15 ngày kể từ ngày công bố, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh (trường hợp trong thời gian nói trên nếu có ý kiến khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân liên quan đến kết quả xét của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức đoàn thẩm tra, xác minh và tham mưu UBND tỉnh giải pháp xử lý). 
2. Quyết định công nhận sáng kiến được cấp cho tác giả/ các đồng tác giả sáng kiến, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến). Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở có giá trị làm bằng chứng về việc sáng kiến được một cơ sở công nhận. Quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh có giá trị làm bằng chứng về việc sáng kiến được UBND tỉnh công nhận.
3. Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở công nhận sáng kiến có quyền quyết định huỷ bỏ việc công nhận sáng kiến và thông báo cho tác giả, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến không phải là tác giả sáng kiến theo quy định của khoản 5 Điều 2 của Điều lệ Sáng kiến (ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ);
b) Đối tượng được công nhận là sáng kiến không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quy định này hoặc việc áp dụng, chuyển giao đối tượng đó xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Được quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Ban hành Điều lệ Sáng kiến và Điều 10, Điều 11 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Phân công trách nhiệm
1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm triển khai các biện pháp sau đây nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều lệ sáng kiến để triển khai thực hiện tại địa phương;
b) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sáng kiến;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm phổ biến sáng kiến, khuyến khích phong trào thi đua lao động sáng tạo tại địa phương theo quy định tại Điều 14 và khoản 1, khoản 2 Điều 15 của Điều lệ sáng kiến;
d) Chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Sở, ban, ngành tổ chức tổng kết hoạt động sáng kiến của tỉnh;
đ) Xem xét, quyết định chấp thuận đối với việc công nhận sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật mà tác giả là người đứng đầu cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 của Điều lệ sáng kiến;
e) Hướng dẫn tác giả tiến hành thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các giải pháp có khả năng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
g) Tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin cho tác giả sáng kiến trong việc tạo ra, hoàn thiện sáng kiến và khai thác sáng kiến, hướng dẫn việc làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến trên cơ sở đề nghị của tác giả sáng kiến;
h) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức đoàn để thẩm tra, xác minh và đánh giá tại cơ sở đối với giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh;
i) Báo cáo định kỳ hàng năm cho Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục Sở hữu trí tuệ) và UBND tỉnh về tình hình công nhận, phổ biến và áp dụng sáng kiến trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tuyên truyền, phát động phong trào sáng kiến, tổng kết và báo cáo định kỳ hàng năm cho Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình công nhận, phổ biến, áp dụng sáng kiến, thông tin về các biện pháp khuyến khích hoạt động sáng kiến trong phạm vi quản lý của mình.
Điều 13. Nội dung chi và nguồn kinh phí chi cho hoạt động sáng kiến
1. Nội dung chi cho hoạt động sáng kiến
a) Chi công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về sáng kiến, phổ biến sáng kiến, khuyến khích phong trào thi đua lao động sáng tạo;
b) Chi phí để tạo ra sáng kiến, áp dụng sáng kiến, trả thù lao, trả thưởng cho tác giả sáng kiến và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu;
c) Chi tổ chức Lễ tổng kết hoạt động sáng kiến; Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng kiến;
d) Chi phô tô in ấn tài liệu;
đ) Chi xăng xe, công tác phí, lưu trú đi lại thẩm tra, xác minh, đánh giá tại cơ sở về các giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
e) Chi thù lao họp cho các thành viên Hội đồng sáng kiến và đại biểu mời.
2. Định mức chi cho hoạt động sáng kiến:
a) Định mức chi thù lao họp Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp tỉnh, Hội đồng khoa học chuyên ngành (do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập) áp dụng theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc ban hành định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước do tỉnh Nghệ An quản lý.
b) Định mức chi cho hoạt động sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ sở quyết định.
3. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động sáng kiến
a) Các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên được hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị trên cơ sở khả năng thu của đơn vị để chi trả;
b) Các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thường xuyên chi từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
c) Các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị, tổ chức khác của Nhà nước (không phải đơn vị sự nghiệp) chi trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm;
d) Chi phí cho hoạt động sáng kiến đối với doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
đ) Kinh phí thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều 12 và các khoản chi cho hoạt động Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, Hội đồng khoa học chuyên ngành (do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập) và các chi phí đi thẩm tra, xác minh, đánh giá tại cơ sở về các giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh được trích từ nguồn sự nghiệp Khoa học và Công nghệ hàng năm. 
Điều 14. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
1. Các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của tác giả sáng kiến, người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ sở nhận chuyển giao sáng kiến được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Đối với các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước và hành vi của cán bộ, công chức vi phạm quy định quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 
Điều 15. Tổ chức thực hiện
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Quy định này và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi đơn vị quản lý, phát huy tính tự chủ, sáng tạo, có nhiều sáng kiến được công nhận và áp dụng đem lại hiệu quả cao.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền

File đính kèm:

  • docQui_dinh_ve_SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan