SKKN Tổ chức và phát triển các loại hình câu lạc bộ nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh trường Trung học Phổ thông Diễn Châu 3

2.1.1. Cơ sở thực tiễn

2.1.1.1. Thực trạng công tác giáo dục toàn diện ở trường THPT Diễn Châu 3 trong thời gian qua

Phát triển con người toàn diện chính là đòi hỏi phát triển năng lực người học ở mọi mặt chứ không nghiêng về một yếu tố nào. Mặc dù chủ trương giáo dục học sinh toàn diện gồm “đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp” đã được đề cập từ lâu, nhưng trên thực tế giáo dục các nhà trường chưa chú trọng nhiều đến việc phát hiện và phát triển khả năng, sở thích, năng khiếu của học sinh, trường THPT Diễn Châu 3 cũng không phải là ngoại lệ.

Trong những năm qua nhà trường có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhiều năm liền trường luôn được xếp trong tốp đầu của tỉnh về kết quả thi học sinh giỏi cũng như thi THPT Quốc gia, là địa chỉ uy tín về giáo dục của tỉnh. Tuy nhiên, vì áp lực với thành tích thi cử nên việc đa dạng hóa các hình thức dạy học để đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh chưa được đầu tư một cách thích đáng, các hoạt động giáo dục khác ngoài dạy văn hóa chưa được tổ chức thường xuyên. Ngoài ra, với tính chất của một ngôi trường ở vùng nông thôn, đa số học sinh là con nhà thuần nông nên việc đầu tư cho học tập còn hạn chế chưa nói đến các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như hình thức câu lạc bộ.

2.1.1.2. Thực trạng tổ chức câu lạc bộ trong nhà trường

Thời gian từ năm học 2018 – 2019 trở về trước: nhà trường có 03 câu lạc bộ được hình thành và hoạt động gồm có câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ sáo trúc, câu lạc bộ võ thuật. Các câu lạc bộ được thành lập tự phát do nhóm học sinh có yêu thích về các lĩnh vực trên tập hợp. Các em đã tự đề ra nội dung sinh hoạt trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số giáo viên liên quan. Chính vì vậy hoạt động của các câu lạc bộ diễn ra chưa thường xuyên, không có kế hoạch cụ thể, nội dung sinh hoạt còn hạn chế. Mặt khác số lượng tham gia các câu lạc bộ rất ít, thậm chí nhiều học sinh trong trường chưa biết đến câu lạc bộ đó.

 

docx44 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức và phát triển các loại hình câu lạc bộ nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh trường Trung học Phổ thông Diễn Châu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lạc bộ Lịch sử tái hiện tiểu phẩm “Truông Bồn khúc tráng ca”
Hình thức trao đổi, thảo luận, tọa đàm
Là cách tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng cách tổ chức, hướng dẫn học sinh cùng nhau trao đổi, thảo luận, tranh biện và chia sẻ các vấn đề xoay quanh một chủ đề giáo dục nhất định, từ đó giúp các em đạt được một nhận thức chung và có được những thái độ phù hợp với những vấn đề đó.
Hình thức hoạt động này chủ yếu phù hợp với các mô hình câu lạc bộ học tập, mục tiêu hướng tới là các thành viên có đam mê nghiên cứu khoa học, tham giá các cuộc thi, có định hướng phát triển nghề nghiệp theo con đường học thuật.
Để hoạt động này có hiệu quả Ban cố vấn cần định hướng cho Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của cuộc trao đổi, thảo luận, tọa đàm phù hợp với kiến thức chương trình môn học cũng như nguyện vọng của các thành viên.
Câu lạc bộ Lịch sử tọa đàm chủ đề “Kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi”
Hình thức tổ chức các cuộc thi
Là hình thức hoạt động phổ biến cho tất cả các loại hình câu lạc bộ, vừa tăng tính đa dạng các hoạt động, vừa tạo sức hấp dẫn của câu lạc bộ, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Đối tượng tham gia là các thành viên trong câu lạc bộ, nhưng cũng có thể là các thành viên ngoài câu lạc bộ.
Hình thức các cuộc thi tùy thuộc vào tính chất hoạt động của các câu lạc bộ. Với các câu lạc bộ học tập có thể thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật, thi tìm hiểu kiến thức theo chủ đề, thi tranh luận, hùng biện, thi viết về các chủ đề liên quan đến các môn học...Với câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể thao có thể tổ chức thi đấu, thi biểu diễn nghệ thuật (đàn, hát, múa, diễn kịch), thi vẽ tranh, vẽ quảng cáo, áp phích, thiệp...Những hình thức thi này nên tổ chức kết hợp với các hoạt động tập thể của nhà trường theo chủ điểm, hoặc gắn với các cuộc thi dành cho học sinh của các cấp trên (Hội khỏe Phù Đổng, thi KHKT...)
Bên cạnh đó, các câu lạc bộ nên tổ chức thường xuyên tổ chức các minigame trên fanpage bởi đây là hình thức nhanh nhất để thu hút sự tương tác của các thành viên cũng như quảng bá và duy trì sự hoạt động thường xuyên của câu lạc bộ một cách hiệu quả. Các minigame nên xây dựng đơn giản, dễ chơi nhưng có sức hấp dẫn lí thú, mang tính giải trí theo đặc thù cũng như mục tiêu mà mỗi câu lạc bộ hướng đến.
Câu lạc bộ Khoa học tự nhiên thi bắn tên lửa nước
Các hình thức khác
Bên cạnh những hình thức cơ bản trên, các câu lạc bộ cần tổ chức các sinh hoạt tập thể như hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch, hoạt động giao lưu giữa các câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường sự tương tác gắn bó giữa các học sinh trong cùng câu lạc bộ, giữ các câu lạc bộ, xây dựng một môi trường đoàn kết thân ái trong nhà trường cũng như với các trường bạn.
Hoạt động dã ngoại của câu lạc bộ Tiếng Anh
Kết quả thực hiện đề tài
Sau một thời gian nghiên cứu thực tế, vận dụng sáng tạo các giải pháp tổ chức và phát triển các loại hình câu lạc bộ nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, số lượng các câu lạc bộ trong nhà trường cũng như thành viên tham gia đều tăng lên đáng kể. Từ chỗ chỉ có 3 câu lạc bộ và một số hội nhóm tự phát ban đầu hiện nay nhà trường đã có 10 câu lạc bộ, trên nhiều lĩnh vực với hàng trăm học sinh trong toàn trường tham gia, có những câu lạc bộ còn thu hút được sự quan tâm cộng tác của các cựu học sinh. Các câu lạc bộ đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh theo hướng toàn diện, tạo điều kiện để học sinh giao lưu, học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển toàn diện về trí tuệ, thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống, tránh xa các tệ nạn xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và hiệu quả, góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc mà nhà trường đang thực hiện. Trên thực tế việc phát triển mô hình các câu lạc bộ không chỉ bồi dưỡng kỹ năng, giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục truyền thống và văn, thể, mỹ mà còn là cơ hội để học sinh thực hành những điều đã học, phát triển tối đa năng lực bản thân thêm tự tin với những kiến thức đã được lĩnh hội. Nhờ vậy mà chất lượng giáo dục các môn văn hoá của nhà trường vẫn được duy trì và phát triển, kết quả thi học sinh giỏi các môn văn hóa luôn ổn định trong tốp đầu của tỉnh, cụ thể : năm học 2018-2019, xếp thứ 8 với 01 giải nhất, 04 giải nhì, 11 giải ba, 05 giải khuyến khích; năm học 2019-2020 (không thi); năm học 2020-2021, xếp thứ 2 với 01 giải nhất, 15 giải nhì, 06 giải ba, 03 giải khuyến khích. 
Bảng kê số liệu các câu lạc và thành viên 
Câu lạc bộ
Số lượng thành viên
Số chuyên đề/buổi sinh hoạt
Năm học
Năm học
2018-2019
2019-2020
2020-2021
2018-2019
2019-2020
2020-2021
Tiếng Anh
30
83
468
3
5
8
Toán học
0
78
377
0
4
6
Văn học
0
25
238
0
3
6
Lịch sử
0
0
362
0
0
5
Khoa học tự nhiên
0
0
315
0
0
5
Sáo trúc – Guitar
12
25
39
5
5
9
Hội họa
0
25
48
0
5
8
Diễn xuất
0
18
69
0
3
7
Bóng đá
0
36
98
0
2
5
Võ thuật
8
22
35
15
33
46
Kết quả giáo dục hạnh kiểm 
Năm học
Sĩ số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
2019-2020
HK1
1540
1149
74.61
309
20.06
61
3.96
21
1.36
HK2
1533
1281
83.56
230
15.00
16
1.04
6
0.39
CN
1533
1271
82,91
239
15,59
19
1,24
4
0,26
2020-2021
HK1
1632
1255
76,90%
302
18,50
48
2,94
20
1,23
Kết quả giáo dục văn hóa
Năm học
Sĩ số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
2019-2020
HK1
1540
343
22.27
760
49.35
408
26.49
29
1.88
0
0.00
HK2
1533
611
39.86
721
47.03
194
12.65
7
0.46
0
0.00
CN
1533
529
34.51
780
50.88
220
14.35
4
0.26
0
0.00
2020-2021
HK1
1632
549
33.64
688
42.16
314
19.24
23
1.41
2
0.12
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sự ra đời của các câu lạc bộ đã tạo cho học sinh sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em mở mang kiến thức, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, rèn luyện thân thể. Thông qua nội dung hoạt động của các câu lạc bộ đã giáo dục các em biết đoàn kết, chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Thành công bước đầu của các câu lạc bộ chính là nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ từ Ban giám hiệu nhà trường, kế hoạch hoạt động cụ thể, nội dung đa màu sắc, và cách tổ chức hấp dẫn, mới lạ của các câu lạc bộ, sự đồng lòng nhất trí của tập thể giáo viên, sự ủng hộ từ phụ huynh và đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nhiệt tình hăng hái tham gia các hoạt động tập thể của các em học sinh. Để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, qua đó đa dạng hóa hình thức giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT các nhà trường cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
- Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, nguồn lực để tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ.
- Việc thành lập các câu lạc bộ phải đảm bảo theo đúng quy trình. Khi lựa chọn các thành viên tham gia câu lạc bộ cũng như khi tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Tham gia trên tinh thần tự nguyện; không phân biệt đối xử; đảm bảo sự công bằng; phát huy tính sáng tạo; tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh; bình đẳng giới; đảm bảo học sinh là chủ thể quyết định mọi vấn đề của câu lạc bộ.
- Đa dạng hóa các loại hình và hình thức tổ chức hoạt động câu lạc bộ để phát huy hết các năng lực, sở trường của học sinh, giúp các em phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất.
- Nhà trường cần có hoạt động đánh giá xếp loại và cấp giấy chứng nhận cho học sinh tham gia câu lạc bộ. Tổ chức tốt việc tuyên dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể tham gia tích cực, hiệu quả, các câu lạc bộ hoạt động tốt.
Đề này là kết quả được đúc rút từ kinh nghiệm quản lí nhiều năm của chúng tôi và các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp nơi chúng tôi công tác, được nghiên cứu một cách khách quan, khoa học, có cơ sở lí luận và thực tiễn đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với công tác quản lí trong nhà trường. Kết quả thực nghiệm bước đầu chứng tỏ các giải pháp đưa ra để tổ chức và phát triển các loại hình câu lạc bộ nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 là khả thi và có khả năng phát triển tiếp để mở rộng áp dụng cho các đơn vị khác.
Kiến nghị
Nhà trường:
Tạo điều kiện về không gian, thời gian và cơ sở vật chất tốt nhất để cho các câu lạc bộ hoạt động.
Thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn tổ chức, thành lập, hoạt động câu lạc bộ trong trường phổ thông cho giáo viên và học sinh.
Giảm áp lực thi cử để học sinh được học, được chơi, được phát triển nhân cách toàn diện.
Giáo viên:
Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh quen với phương pháp học mới, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
Thường xuyên nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ lên lớp,... để có những đổi mới trong các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, tạo hứng thú và thu hút đối tượng tham gia.
Học sinh:
Tích cực học tập để nâng cao trình độ kiến thức.
Lên kế hoạch học tập, phân phối thời gian hợp lý để tham gia sinh hoạt các câu bộ
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm cũng như hạn chế của cá nhân, khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp để sáng kiến thêm hoàn thiện mang lại hiệu quả nhiều hơn trong công tác quản lý hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường và của tỉnh nhà.
Chúng tôi xin cam đoan nội dung đề tài do chính các tác giả thực hiện và báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn!
	NHÓM TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sư phạm trong trường trung học, Tài liệu tập huấn.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông – hoạt động ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp (2015), Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn.
6. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Đại học sư phạm Tp.HCM.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT
Nhu cầu tham gia câu lạc bộ ............
Mục đích của khảo sát nhằm tìm hiểu nhu cầu tham gia vào hoạt động của câu lạc bộ ............... Từ đó thành lập câu lạc bộ ........... góp phần nâng cao năng lực/năng khiếu . .... của học sinh trường THPT Diễn Châu 3.
Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của các anh/chị!
Phần I. Thông tin cá nhân:
- Họ và tên : ................................................ Ngày sinh: ..........................
- Lớp : ..............
- Năng lực, sở trường: .......................................
Phần II. Nhu cầu tham gia câu lạc bộ .........
1, Anh/Chị có thích môn học ..../ lĩnh vực .... không?
	Rất thích
	Thích
	Không thích
2, Anh/Chị cho biết việc thành lập Câu lạc bộ ..... cần thiết không
	Rất cần thiết
	Cần thiết
	Không cần thiết
3, Anh/Chị có nhu cầu tham gia câu lạc bộ .................. không?
	Có
	Không
(Đánh dấu X vào ô thích hợp)
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.
Phụ lục 2
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
Số: /QĐ-THPTDC3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Diễn Châu, ngày .... tháng .... năm ....
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Câu lạc bộ .......
Và công nhận Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ ...., trường THPT Diễn Châu 3
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
- Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học .....;
- Căn cứ Đề án thành lập câu lạc bộ .....
- Xét đề nghị của 
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Câu lạc bộ ..... của trường THPT Diễn Châu 3 và chỉ định Ban chủ nhiệm gồm các ông/bà có tên sau:
1/ Ông ., sinh năm ... – Chủ nhiệm
2/ Bà ...., sinh năm .... – Phó Chủ nhiệm
3/ Ông ., sinh năm ... – Thành viên
4/....
Điều 2. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ có nhiệm vụ xây dựng Điều lệ, nội quy, kế hoạch hoạt động, định kỳ báo cáo kết quả hoạt động cho người trực tiếp phụ trách.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký
Các bộ phận liên quan, các ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
Nơi nhận:
 - Như điều 3 (th/h);
 - Lưu VT
HIỆU TRƯỞNG
Phụ lục 3
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
CÂU LẠC BỘ ........
Số: /QC-CLB...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Diễn Châu, ngày .... tháng .... năm ....
QUY CHẾ CÂU LẠC BỘ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG
Điều 1: Tên gọi, trực thuộc và nguyên tắc hoạt động
Tên gọi: Câu lạc bộ .....
Trực thuộc: Là tổ chức của học sinh có niềm yêu thích và muốn tham gia hoạt động ở lĩnh vực ..... CLB trực thuộc trường THPT Diễn Châu 3.
Bảo trợ hoạt động: CLB được bảo trợ hoạt động bởi Ban Giám hiệu, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên Nhà trường.
Nguyên tắc hoạt động: theo nguyên tắc dân chủ và trên tinh thần tự nguyện, tự giác của các thành viên. Hoạt động của CLB tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, các quy định của Nhà trường và các đơn vị bảo trợ hoạt động.
Điều 2: Mục đích hoạt động
- Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, nuôi dưỡng niềm đam mê với lĩnh vực .... cho học sinh nhà trường.
- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa thành viên trong trường.
- Góp phần quảng bá hình ảnh của học sinh, đội ngũ CBGV và Nhà trường.
Điều 3: Nội dung hoạt động
- ..........;
Chương II
THÀNH VIÊN
Điều 4: Tư cách thành viên
Học sinh hiện đang học tại trường đều có đủ tư cách được đăng ký tham gia vào CLB.
Học sinh có nguyện vọng cần viết đơn đăng ký tham gia, chấp hành đầy đủ các quy định của CLB.
Ban Chủ nhiệm(BCN) CLB sẽ xét đơn và công nhận tư cách thành viên.
Điều 5: Quyền và lợi ích của thành viên
- Được tham gia tất cả các hoạt động của CLB;
- Được xét khen thưởng khi có thành tích xuất sắc theo đề nghị của BCN CLB và BCH Đoàn trường;
- Được hưởng đầy đủ và bình đẳng các chế độ của CLB theo những quy định được CLB thống nhất;
- Được tự nguyện rút tư cách thành viên khi không còn nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt trong CLB.
Điều 6: Nghĩa cụ của thành viên
- Chấp hành đầy đủ các quy định cũng như sự phân công của BCN CLB;
- Tham gia sinh hoạt và đóng lệ phí thành viên đầy đủ, đúng thời hạn;
- Góp phần tích cực vào việc xây dựng CLB và quảng bá hình ảnh tốt đẹp của nhà trường.
Điều 7: Kết nạp và rút tên thành viên
- Học sinh có nguyện vọng tham gia cần viết đơn xin ra nhập CLB và đóng lệ phí tham gia CLB cho BCN CLB;
- Thành viên CLB khi không còn nguyện vọng tham gia cần viết đơn gửi BCN CLB xin thôi tư cách thành viên;
BCN CLB sẽ họp xét công nhận tư cách thành viên hoặc đồng ý cho thôi tư cách thành viên theo nguyên tắc quá bán (từ ½ thành viên đồng ý trở lên).
Chương III
TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH
Điều 8: Tổ chức của CLB
CLB được điều hành bởi Ban Chủ nhiệm
CLB là tổ chức trực thuộc nhà trường, do BCN lựa chọn ra để phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Điều 9: Ban Chủ nhiệm CLB
Ban Chủ nhiệm CLB gồm 05 thành viên do Đại hội CLB bầu ra theo nhiệm kỳ 1 năm, gồm: Chủ nhiệm; Phó Chủ nhiệm phụ trách tổ chức, tài chính; Phó Chủ nhiệm phụ trách chuyên môn và 02 ủy viên BCN.
Cơ cấu trong BCN CLB gồm: đại diện các khối.
BCN CLB hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, có trách nhiệm tổ chức hoạt động của CLB theo kế hoạch đề ra, vì sự phát triển của CLB và phong trào chung của nhà trường.
Chương IV
TÀI CHÍNH CỦA CÂU LẠC BỘ
Điều 10: Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của CLB dựa trên nguyên tắc tự chủ tài chính, được huy động từ các nguồn:
- Lệ phí hàng năm của các thành viên đóng góp;
- Hỗ trợ kinh phí từ Nhà trường;
- Huy động từ các nguồn hỗ trợ khác;
- Đóng góp khác của các thành viên.
Điều 11: Lệ phí và các khoản đóng góp khác
- Lệ phí thành viên của CLB là: .....đồng/năm;
- Phí tham gia CLB lần đầu là: ....đồng/người (Chỉ thu đối với thành viên xin tham gia CLB sau thời điểm kiện toàn);
- Các khoản đóng góp để tổ chức và tham gia giao lưu khác của CLB: theo mức chi thực tế phát sinh và trên tổng số người tham gia hoạt động đó.
Điều 12: Quản lý và sử dụng kinh phí
- BCN CLB chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Được báo cáo tổng kết hàng năm.
- Kinh phí từ quỹ CLB được sử dụng cho các hoạt động thường xuyên của CLB. Các hoạt động phát sinh sẽ được BCN tính toán kinh phí và thông báo tới toàn thể thành viên CLB biết để thống nhất và đóng góp.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 13: Khen thưởng
Thành viên CLB có thành tích xuất sắc trong hoạt động, góp phần vào sự phát triển của CLB, phong trào thể thao của Nhà trường sẽ được BCN CLB xét khen thưởng và đề nghị Nhà trường khen thưởng.
Điều 14: Kỷ luật
Thành viên vi phạm quy định của CLB sẽ bị BCN xem xét kỷ luật với các mức độ và hình thức cụ thể từ phạt tiền đến xóa tư cách thành viên. Các hình thức và mức độ kỷ luật cụ thể do Ban Chủ nhiệm CLB đề ra và toàn thể CLB thống nhất trên nguyên tắc biểu quyết dân chủ với sự đồng ý của từ ½ số thành viên chính thức tham gia biểu quyết trở lên.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
          Điều 15: Trách nhiệm thi hành
          Mọi thành viên của CLB có trách nhiệm thi hành nghiêm túc Điều lệ này;
          BCN CLB có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ, cập nhật các góp ý điều chỉnh để xin ý kiến Đại hội CLB chỉnh sửa Điều lệ cho phù hợp.
          Điều 16: Hiệu lực thi hành
          Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
          Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ do BCN đề nghị hoặc có ý kiến của từ ½ số thành viên chính thức trở lên, và phải được thông qua ý kiến của toàn thể thành viên chính thức của CLB với nguyên tắc dân chủ quá bán (hơn ½ số người đồng ý).
 T/M. BAN CHỦ NHIỆM
 TRƯỞNG BAN
Phụ lục 4
KẾ HOẠCH
Hoạt động Câu lạc bộ ....... Năm học ........
          - Căn cứ ....;
- Căn cứ ...
          I. Mục đích, yêu cầu.
          1.1. Mục đích:
          ..................
          1.2. Yêu cầu:
          .....................
          II. Nội dung và hình thức hoạt động của Câu lạc bộ:
          a, Nội dung:
 .......................
          b, Hình thức hoạt động của CLB.
 ........................
          V. Tổ chức thực hiện.
          CLB được tổ chức và điều hành bởi Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
          a. Giáo viên cố vấn các câu lạc bộ gồm có:
          1, ...................
2, .....................
          b. Ban chủ nhiệm CLB có nhiệm vụ:
- Trưởng ban:
........................
- Phó ban:
........................
- Thành viên:
..........................
b, Thời gian, địa điểm:
- Thời gian:
- Địa điểm:
c, Kế hoạch cụ thể
Thời gian
Nội dung hoạt động
Người phụ trách
Cố vấn
Ghi chú
Từ .... đến ....
          d, Đánh giá kết quả hoạt động CLB
          ........................
 Phê duyệt của Ban Giám hiệu T/M BAN CHỦ NHIỆM
 TRƯỞNG BAN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH 
CÂU LẠC BỘ NHẰM GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
Lĩnh vực: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 
Đồng tác giả: LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
 CAO THỊ HẢI AN
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Năm thực hiện: 2021 
Điện thoại: 0948559966, 0984067667
MỤC LỤC
Trang

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_va_phat_trien_cac_loai_hinh_cau_lac_bo_nham_gia.docx
Sáng Kiến Liên Quan