Chuyên đề Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THCS

Chúng ta đang sống trong một xã hội và thừa hưỡng những thành quả ở hầu hết các lĩnh vực mà hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mang lại. Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi lĩnh vực và bởi bất kỳ ai. Đối tượng học sinh – một thế hệ tương lai của đất nước cũng không đứng ngoài xu thế đó!

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của các em học sinh góp phần hướng dẫn các em tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và truyền lửa cho thế hệ sau, qua đó thực hiện một cách sinh động phương châm của giáo dục hiện đại: “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Hoạt động này cũng góp phần tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học; góp phần hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật khuyến khích các em quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở nhà trường với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
“Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THCS”
 Nguyễn Văn Quấn
 Giáo viên trường THCS Giá Rai B
I. Đặt vấn đề
Chúng ta đang sống trong một xã hội và thừa hưỡng những thành quả ở hầu hết các lĩnh vực mà hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mang lại. Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi lĩnh vực và bởi bất kỳ ai. Đối tượng học sinh – một thế hệ tương lai của đất nước cũng không đứng ngoài xu thế đó!
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của các em học sinh góp phần hướng dẫn các em tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và truyền lửa cho thế hệ sau, qua đó thực hiện một cách sinh động phương châm của giáo dục hiện đại: “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Hoạt động này cũng góp phần tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học; góp phần hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật khuyến khích các em quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở nhà trường với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. 
II. Giải pháp
Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của trường THCS Giá Rai mặc dù chưa thật sự quá cao. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả đạt được cũng rất đáng khích lệ. Để đạt được những thành tích trên với phương diện cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu chung của nhà trường bản thân tôi đã có những giải pháp sau:
- Một là, Cùng với kế hoạch của nhà trường bản thân tôi trong các buổi học, ở một số bài dạy cũng lồng ghép giới thiệu cho các em hiểu rõ hơn về việc nghiên cứu khoa học (Thế nào là nghiên cứu khoa học? Nghiên cứu khoa học là nghiên cứu những gì? Việc nghiên cứu thực hiện như thế nào? Vai trò của nghiên cứu khoa học mang lại là gì?...). Việc này có thể thực hiện kế thừa từ việc phát động cuộc thi của những năm trước mà đặc biệt là các em học sinh lớp 8 đã tham gia, tạo tiền đề cho việc hình thành ý tưởng của các em khi bước vào lớp 9.
- Hai là, Khơi dậy sự tò mò, thích khám phá của các em bằng việc gợi ý các vấn đề xảy ra trong cuộc sống và biện pháp có thể đưa ra để giải quyết vấn đề đó.
- Ba là, Kết hợp với GVCN và giáo viên bộ môn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ và động viên các em tích cực tham gia cũng như sẵn sàng hỗ trợ các em thực hiện quá trình nghiên cứu khi các em bắt đầu có ý tưởng.
- Bốn là, Cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên hướng dẫn các em ở từng lĩnh vực về các bước thực hiện một dự án khoa học:
Bước 1: Xác định câu hỏi nghiên cứu 
- Lựa chọn một chủ đề. Thu hẹp chủ đề bằng cách xem xét những trường hợp đặc biệt. 
- Tiến hành nghiên cứu tổng quan và viết dự thảo đề cương nghiên cứu. 
- Nêu một giả thuyết khoa học hoặc nêu mục đích nghiên cứu. 
Bước 2: Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu 
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu/thiết kế thí nghiệm. 
- Yêu cầu phê duyệt dự án (điền các mẫu phiếu và xin chữ ký phê duyệt). 
- Viết báo cáo nghiên cứu tổng quan. 
Bước 3: Thực hiện kế hoạch nghiên cứu 
- Thu thập tài liệu và thiết bị thí nghiệm; xây dựng thời gian biểu. 
- Tiến hành thí nghiệm. Ghi lại các dữ liệu định lượng và định tính. 
- Phân tích dữ liệu, áp dụng các phương pháp thống kê thích hợp. 
- Lặp lại thí nghiệm, khi cần thiết, nhằm triệt để khám phá những vấn đề. 
- Đưa ra một kết luận. 
- Viết báo cáo thí nghiệm. 
- Viết tóm tắt báo cáo. 
Bước 4: Trình bày kết quả nghiên cứu 
- Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án. 
- Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên hoặc các bạn cùng lớp. 
- Thiết kế poster để giới thiệu dự án tại cuộc thi khoa học kĩ thuật. 
	Tuy nhiên, với độ tuổi của học sinh THCS thì việc hướng dẫn các em thực hiện việc nghiên cứu khoa học cần đơn giản hoá và cần chú ý ở một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, Lựa chọn chủ đề nghiên cứu: 
Chọn một chủ đề quan tâm:
- Xuất phát từ một sở thích như âm nhạc, hội họa, thể thao,... có thể nảy sinh một cái gì đó để tìm hiểu, điều tra; cung cấp ý tưởng cho một dự án khoa học. 
- Sự quan tâm có thể bắt nguồn từ tạp chí hoặc bài báo viết về các sự kiện liên quan đến khoa học hoặc một đề tài/dự án khoa học. 
- Nhiều nguồn thông tin liên quan đến một chủ đề có thể tạo ra những thắc mắc cần được giải đáp. 
- Thông tin từ vấn đề khoa học trên mạng tạo sự chú ý và giúp cho việc hình thành ý tưởng khoa học. 
- Một vấn đề xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà bản thân các em hoặc gia đình gặp phải.
Thứ hai, Viết tóm tắt báo cáo:
Bản tóm tắt là phần cuối cùng của báo cáo dự án. Nó được viết sau khi dự án hoàn thành. Nó là một bản tóm tắt ngắn gọn của dự án để thông báo cho người đọc những gì dự án đã thực hiện được. 
Một bản tóm tắt bao gồm: 
(1) Một tuyên bố về mục tiêu hay nêu giả thuyết. 
(2) Thiết kế thí nghiệm, phác thảo mô tả các phương pháp. 
(3) Một bản tóm tắt kết quả
(4) Kết luận: Ứng dụng thực tế của nghiên cứu trong cuộc sống hằng ngày. 
Thứ 3, Chuẩn bị Poster và các hình ảnh giới thiệu dự án: 
Các hình ảnh hiển thị trên poster có ý nghĩa quan trọng thu hút sự chú ý và cung cấp thông tin cho người xem. Hình ảnh hiển thị nên kích thích người xem muốn biết thêm về dự án. Poster cần phối hợp đồng thời hình ảnh, đồ họa và bảng biểu, cùng với các dòng văn bản xúc tích. Tiêu đề thú vị cũng có thể thu hút sự chú ý của khán giả. 
Thứ 4, Thuyết trình: 
Chuẩn bị sẵn sàng để giải thích dự án của mình cho người khác, có thể là một học sinh, giáo viên, hoặc giám khảo. Mô tả từng phần của dự án: từ ý tưởng ban đầu, việc tìm kiếm tài liệu, sự hình thành của các câu hỏi hoặc vấn đề, giả thuyết, thiết kế thực nghiệm, kết quả, phân tích, kết luận và các ứng dụng tương lai. Đây là điều hết sức quan trọng để chuyển đến người nghe. 
Dưới đây là một số điểm chính để một bài thuyết trình tốt: 
- Tích cực và tự tin vào công việc của mình. 
- Luyện tập trước một tấm gương, trình bày trước các thành viên gia đình, bạn bè, lớp học, hoặc những người khác. Có thể ghi hình bài luyện tập thuyết trình. Khi xem lại đoạn video, chúng ta có thể nhận thấy thói quen hay cách trình bày mà ta muốn thay đổi. 
- Cố gắng để không đọc từ một kịch bản. 
- Đặt trọng tâm đến những gì đã làm. Các giám khảo hoặc những người khác quan tâm muốn biết những gì bạn đã làm và những gì bạn đã học được. 
- Mặc quần áo thích hợp và gọn gàng. Mang giày thoải mái. Hãy nhớ rằng, ta đang đại diện cho chính mình, gia đình của chúng ta và trường học của mình. 
- Giữ liên lạc bằng mắt với người nghe trong thời gian trình bày. 
- Sử dụng bảng/áp phích như một chỗ dựa và công cụ để giúp bạn thể hiện. 
- Trình bày công việc của mình một cách nhiệt tình. 
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách hướng dẫn và học sinh cũng cần biết tiêu chí để đánh giá một dự án nghiên cứu khoa học, làm cơ sở để chuẩn bị một cách chu đáo nhất cho dự án dự thi của mình.
Điều đặc biệt lưu ý khi hình thành sản phẩm phải thử nghiệm trên thực tế để tìm ra những những đặc điểm cần khắc phục hoặc có thể thay thế linh kiện để đáp ứng theo thực tiễn.
Phải tranh thủ được sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường về kinh phí để thực hiện tốt dự án.
III. Bài học kinh nghiệm
	- Công tác nghiên cứu khoa học có thể đạt kết quả tốt phải là cả một quá trình nghiên cứu. Đồng thời, đó là sự kết hợp của sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên hướng dẫn, giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh.
- Từng học sinh sẽ dần trưởng thành thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học về cả kiến thức và kĩ năng.
	Trên đây là một số ý kiến mang tính cá nhân với mong muốn hoạt động nghiên cứu khoa học của sẽ ngày càng hiệu quả hơn, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường. Rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp! 
	 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Văn Quấn

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_nang_cao_hieu_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_hoc_sinh.docx
Sáng Kiến Liên Quan