Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khi nói về những yếu kém của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên 6 yếu kém. Trong yếu kém về “chất lượng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo còn thấp” có nêu rõ: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của những yếu kém là “Giáo dục và Đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội”. Trong tình hình phát triển mới của đất nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo là làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Trong cương lĩnh Đại Hội Đảng toàn quốc XI đã chỉ rõ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. . Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”.

Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động rất lớn đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận dân cư đặc biệt là thế hệ trẻ, lối sống mới bộc lộ nhiều tiêu cực phần nào ảnh hưởng đền các suy nghĩ các em học sinh, làm cho tinh thần, động cơ học tập của các em giảm sút. Vấn đề đặt ra, việc giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông phải được tăng cường, phải phối kết hợp chặt chẽ các lực lượng, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh đạt kết quả cao nhất, thực hiện tốt lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, “ .Người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên”; “ Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ biết gắn liền lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Văn kiện Hội nghị BCHTW lần 2 khóa VIII) đó là trách nhiệm của mỗi nhà trường hiện nay.

 

doc27 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các dạng bài tập cơ bản.
- Nâng cao đối với các lớp A1.
2. Yêu cầu:
- Giáo viên giảng dạy phải soạn giáo án đầy đủ, phù hợp với trình độ học sinh.
- Tổ bộ môn thống nhất nội dung giảng dạy, phải có hệ thống bài tập cho học sinh rèn luyện, đối với các môn thi trắc nghiệm phải có ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh.
- Giáo viên bộ môn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra tình hình học tập của học sinh, báo cáo lại BGH.
- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, quản lí, nhắc nhở kịp thời những học sinh có ý thức học tập chưa tốt, báo cáo lại BGH để kịp thời điều chỉnh, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh để phản ánh kịp thời những vi phạm của học sinh nhất là trong học tập để có biện pháp xử lí, giáo dục.
3. Thời gian: Dự kiến thời gian thực hiện trong học kì I là 16 tuần, học kì II là 416 tuần.
III. Dự kiến thu chi:
1. Dự kiến thu: 50.000đ/HS/tháng.
2. Dự kiến chi:
- Giáo viên đứng lớp: 75%.
- Quản lí (BGH + quỹ): 15%
- Công tác thanh kiểm tra, giám sát: 5%
- Khấu hao tài sản, vệ sinh, điện, nước: 5%
* Ghi chú:
- Chế độ miễn giảm thực hiện theo quy định. Ngoài ra nhà trường miễn giảm cho những học sinh có 3 anh chị em trở lên đang học tại trường, những trường hợp học sinh không thuộc diện có sổ nghèo nhưng hoàn cảnh khó khăn ( học sinh phải có đơn và xác nhận của GVCN).
- Thu tiền theo thời gian thực học của học sinh.
- Nếu thu đủ khoản tiền dự phòng, nhà trường dự kiến chi hỗ trợ cho công tác ôn tập hè, ôn tập thi lại cho học sinh.
Kế hoạch này sẽ được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường trong tháng 9/2010. Trong học kì I nhà trường thực hiện theo kế hoạch trên về thời gian, môn học và số tiết. Trong học kì II, tùy theo tình hình và yêu cầu cụ thể, môn học, số tiết có thể thay đổi cho phù hợp.
 Duyệt của Hiệu trưởng Đại diện PH P. Hiệu trưởng
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỌC BUỔI 2 NĂM HỌC 2011-2012
Căn cứ vào kế hoạch học buổi 2 năm học 2011 – 2012.
Căn cứ vào yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Trường THCS & THPT Bàu Hàm phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai kế hoạch học buổi 2 cụ thể như sau:
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
Ghi chú
1
Nguyễn Ngọc Oánh
Hiệu trưởng
Quản lí chung
2
Nguyễn Thị Lam Hồng
P.Hiệu trưởng
Phụ trách công tác chuyên môn,
3
Lê Văn Anh
P. HT Phụ trách NG
Quản lí, kiểm tra, đôn đốc học sinh về ý thức, nề nếp học tập
4
Tổ trưởng chuyên môn
Thống nhất chương trình, theo dõi thực hiện, thống kê chất lượng.
5
Giáo viên bộ môn
Giảng dạy, theo dõi.
6
Giáo viên chủ nhiệm
Kết hợp với GVBM đôn đốc, nhắc nhở học sinh, liên hệ chặt chẽ với PHHS để thông báo kịp thời các vi phạm của học sinh, kịp thời cũng PHHS giáo dục học sinh.
Duyệt của Hiệu trưởng Bàu Hàm, ngày  tháng  năm 20
 P.Hiệu trưởng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
I. Mục đích, yêu cầu hoạt động của hội đồng chuyên môn cấp trường:
- Hội đồng chuyên môn cấp trường hoạt động nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá giáo viên trong suốt năm học về các mặt như giảng dạy, hồ sơ, giáo ánnhằm xét duyệt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường.
- Hội đồng chuyên môn cấp trường hoạt động thường xuyên, tích cực nhằm đánh giá chính xác, khách quan về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên, giúp đỡ giáo viên hoàn thiện hơn nữa về kỹ năng giảng dạy nhất là đối với giáo viên mới, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học hỏi, có cơ hội được góp ý để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
II. Thành phần, nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn cấp trường:
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
NHIỆM VỤ
GHI CHÚ
1
Nguyễn Thị Lam Hồng
P.HT
Trưởng ban, lên lịch dự giờ, kiểm tra các giáo viên khối THPT, tập hợp, thống kê kết quả.
2
Trần Văn Công
TTCM
Thành viên, lập danh sách giáo viên trong tổ được hội đồng chuyên môn đánh giá HK I.
Nhóm trưởng nhóm Toán-Tin
3
Lê Trịnh Anh Đào
TPCM
Thành viên, lập danh sách giáo viên trong tổ được hội đồng chuyên môn đánh giá HK I.
Nhóm trưởng nhón Hóa
4
Cao Đức Tuấn
TTCM
Thành viên, lập danh sách giáo viên trong tổ được hội đồng chuyên môn đánh giá HK I.
Nhóm trưởng nhóm sinh
5
Cao Thị Hoàng Hà
TTCM
Thành viên, lập danh sách giáo viên trong tổ được hội đồng chuyên môn đánh giá HK I.
Nhóm trưởng nhóm Văn-CD
6
Chu Thị Hằng
Thư ký Hội Đồng
Thành viên, lập danh sách giáo viên trong tổ được hội đồng chuyên môn đánh giá HK I.
Nhóm trưởng nhóm Sử
7
Đoàn Quốc Thắng
Tổ phó
Thành viên, lập danh sách giáo viên trong tổ được hội đồng chuyên môn đánh giá HK I.
Nhóm trưởng nhóm Anh văn
8
Đinh Thị Mai
GV
Thành viên, lên lịch dự giờ, kiểm tra các giáo viên khối THCS, tập hợp, thống kê kết quả.
9
Phạm Thị Ngoạt
GV
Thành viên.
Ngóm truởng nhóm Địa
10
Hoàng Huy Hiệp
GV
Thành viên.
11
Lê Quốc Thông
GV
Thành viên.
12
Trần Văn Thiện
GV
Thành viên.
Nhóm trưởng nhóm Lý
III. Cách thức hoạt động của hội đồng chuyên môn cấp trường:
- Cùng Hiệu trưởng thanh kiểm tra nội bộ trường học.
- Hội đồng chuyên môn cấp trường sẽ kiểm tra hồ sơ, giáo án, dự giờ giáo viên 3 tiết/HK. Trong mỗi tổ chuyên môn sẽ có ½ số giáo viên được kiểm tra, dự giờ trong HK I, còn lại thực hiện ở học kì II (danh sách do tổ trưởng chuyên môn lập, thông báo trong kế hoạch chuyên môn học kì và niêm yết ở bản tin).
- Trưởng ban lên lịch dự giờ giáo viên, thông báo cho giáo viên trước 2 ngày, mỗi tiết dự giờ phải có ít nhất 3 thành viên trong hội đồng trong đó có ít nhất 1 giáo viên cùng chuyên môn.
- Kiểm tra tính chính xác, tính bảo mật của các đề kiểm tra tập trung của các bài thi cuối kỳ mà mỗi giáo viên trong nhóm chuyên môn đã soạn thảo.
- Hội đồng chuyên môn nhà trường đánh giá danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường dựa vào 2 tiêu chí:
+ Kết quả hội giảng cấp trường, cấp tổ.
+ Kết quả kiểm tra hồ sơ, giáo án và tiết dạy của giáo viên.
+ Kết quả bài thi ăng lực.
IV. Chế độ: Khi dự giờ, các thành viên tham gia trong tiết dự giờ được tính dư giờ như tiết dạy chính khóa.
 HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM HỌC KÌ I (2011-2012)
1. Mục đích:
Ôn tập các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh yếu, kém nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, vươn lên trong học tập, hạn chế tình trang học sinh bỏ học do học yếu.
2. Thời gian: Từ 8/11/2010 (dự kiến thời gian trong 5 tuần).
3. Nội dung:
- Số môn học: 2 môn (Toán, Văn)
- Số tiết: 2 tiết/môn/tuần.
Số tiết trong 5 tuần: 2 tiết x 2 môn x 7 lớp x 5 tuần = 140 tiết.
Quản lí, kiểm tra đánh giá: 30 tiết.
Tổng cộng: 170 tiết.
- Yêu cầu đối với giáo viên:
 + Có kế hoạch phụ đạo theo định hướng của nhà trường, có giáo án, kiểm tra đánh giá.
 + Ôn tập kiến thức, kỹ năng cơ bản, tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với học sinh yếu, kém nhằm nâng cao chất lượng học tập.
 + Điểm danh cụ thể từng tiết học, thông báo kịp thời cho GVCN lớp phụ đạo, kiểm tra bài cũ.
 + GVCN lớp phụ đạo xếp sơ đồ chỗ ngồi, tổng hợp điểm danh hàng tuần từ các GVBM, thông báo cho GVCN lớp chính khóa nắm được tình hình học tập của học sinh, thông báo cho phụ huynh các trường hợp không đi học, học không nghiêm túc, cuối tuần tổng hợp báo cáo cho Đoàn, Đội để ghi nhận lỗi vi phạm, báo cáo cho HT các trường hợp học sinh cố tình vi phạm.
4. Phân công:
a. Công tác quản lí:
Thầy Nguyễn Ngọc Oánh - Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung.
Cô Nguyễn Thị Lam Hồng – P.Hiệu trưởng: Quản lí về chuyên môn.
Thầy Lê Văn Anh – P.HT CSVC&NG: Quản lí về CSVC, kết hợp với GVCN đôn đốc nhắc nhở học sinh, xử lí các trường hợp vi phạm.
b. GVCN: 
Khối 6: Cô Nguyễn Thị Minh Tâm.	Khối 7: Cô Đinh Thị Mai
Khối 8: Cô Nguyễn Thị Minh Tâm.	Khối 9: Cô Đinh Thị Mai
Khối 10: Thầy Trần Văn Công	Khối 11: Thầy Trần Văn Công
Khối 12: Cô Cao Thị Hoàng Hà.
b. Giáo viên giảng dạy:
Toán khối 10,11,12: T.Công
Toán khối 6,7,8,9: C.Mai
Văn khối 10,11,12: C.Hà
Văn khối 6,7,8,9: C.Minh Tâm.
5. Dự trù kinh phí:
a. Chi cho giảng dạy và quản lí: 
b. Nguồn kinh phí:
- Từ nguồn ngân sách (tính theo dư giờ).
- Từ nguồn hỗ trợ của quỹ hội.
(Đảm bảo 65.000 đ/ tiết dạy). 
6. Thời khóa biểu:
Thời gian
Tiết
Khối 6 (Phòng 10A1)
Khối 7 (Phòng 10A2)
Khối 8 (Phòng 10A1)
Khối 9 (Phòng 10A2)
Khối 10 (Phòng 10A3)
Khối 11 (Phòng 10A3)
Khối 12 (Phòng 10A4)
Chiều thứ 2
6
Văn (C.MTâm)
Toán (C.Mai)
Toán (T.Công)
7
Văn (C.MTâm)
Toán (C.Mai)
Toán (T.Công)
8
Toán (C.Mai)
Văn (C.MTâm)
Văn (C.Hà)
9
Toán (C.Mai)
Văn (C.MTâm)
Văn (C.Hà)
Sáng Chủ nhật
1
Văn (C.MTâm)
Toán (C.Mai)
Toán (T.Công)
Văn (C.Hà)
2
Văn (C.MTâm)
Toán (C.Mai)
Toán (T.Công)
Văn (C.Hà)
3
Toán (C.Mai)
Văn (C.MTâm)
Văn (C.Hà)
Toán (T.Công)
4
Toán (C.Mai)
Văn (C.MTâm)
Văn (C.Hà)
Toán (T.Công)
Duyệt của Hiệu trưởng Người lập
 P.Hiệu trưởng	
- Trong việc phối hợp với bộ phận chuyên môn, các tổ chuyên môn ngoài việc Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhón chuyên môn cải tiến phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin.. yêu cầu giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh thay đổi phương pháp học tập cho phù hợp với đặc thù từng bộ môn, hình thành các nhóm học tập theo hình thức tự học có hướng dẫn của thầy, mỗi nhóm có đủ 3 đối tượng.
- Phát huy tối đa hoạt động của Hội đồng chuyên môn nhà trường bước đầu đạt kết quả , đã thúc đẩy hoạt động chuyên môn đặc biệt là khâu tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp.
- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn hang tháng (2lần/tháng)
- Tổ chức kiểm tra đáng giá, thay đổi, cải tiến .đồng thời duy trì kiểm tra tập trung các bài 45’ của 8 môn.
- Chỉ đạo giáo viên ra đề, chấm bài.theo chuẩn kiến thúc-kỹ năng.
HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC ĐOÀN, ĐỘI.
	*. Nội dung:
- Phối hợp để giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách thông các hoạt động trong nhà trường.
- Tổ chức các buổi Ximena về quyền trẻ em, quyền con người, giới tính.hội thảo các chuyên đề của các tổ chuyên môn, các chuyên đề về văn hóa – xã hội.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể; phát động các phong trào thi đua: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mih; phong trào xây dựng trường học thân thiện; học sinh tích cực,
- Phối hợp với Bí thư đoàn trương, với Tổng phụ trách đội để duy trì kiểm tra đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh theo từng tuần, từng tháng.
- Chỉ đạo và phối hợp để xây dựng các Kế hoạch hoạt động vui chơi, giải trí, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa công sở, văn hóa giao thông..(Buổi 2 trong ngày)
Mỗi một nội dung đều phải có KH cụ thể: mục tiêu, nội dụng, phương pháp, phương tiên và kiểm tra đánh giá.
- Chỉ đạo tổ giám thị kết hợp với Đoàn trương, Đội TN theo dõi, kiểm tra hướng dẫn học sinh thực hiện Nội quy, Quy định của ngành và nhà trường đề ra, kịp thời uốn nắn, điều chính các hành vi sai lệch, giải pháp giáo dục “Mưa dầm thấm lâu”
 PHẦN KẾT LUẬN
I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Qua phân tích thực trạng, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về phối kết hợp giữa Hiệu trưởng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
 1/ Những mặt mạnh:
Nhìn chung, hiệu trưởng đã phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà trường đã đạt kết quả tốt có sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh nhà trường 
Hiệu trưởng đã tổ chức thành công Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm theo đúng qui trình, đã xây dựng được Hội cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp 
Hội cha mẹ học sinh cấp trường hoạt động tích cực, có hiệu quả theo đúng kế hoạch đề ra trong Hội nghị đầu năm. 
Đã xây dựng được quỹ hội, từ đó hỗ trợ tốt cho nhà trường trong hoạt động dạy và học. Quỹ hội được quản lý theo đúng qui định của nhà nước về quản lí tài chính, được công khai hàng năm, không tiêu cực trong sử dụng quỹ hội. theo đúng Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai. 
Đã xây dựng được đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có nhiều tâm huyết với nghề, thực hiện công tác phốí hợp với gia đình học sinh một cách tích cực. 
Đã xây dựng được đội nghũ giám thị, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc theo dõi các hoạt động, tu dưỡng đạo đức của học sinh trong và ngoài nhà truờng.
Đã xây dựng được các kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi trong các hoạt động giáo dục nhà trường đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đạt hiệu quả
Đã huy động có hiệu quả nhân lực, vật lực trong và ngoài nhà trường để cùng chung tay giáo dục toàn diện học sinh
Nguyên nhân của mặt mạnh:
Hiệu trưởng nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình, của Hội cha mẹ học sinh, đặt đúng vị trí của hội trong mối quan hệ với nhà trường trên tinh thần phối hợp, hợp tác hỗ trợ từ đó có những giải pháp hữu hiệu và đã đạt được những thành công nhất định.
Hiệu trưởng đã tổ chức, chỉ đạo thưc hiện công tác phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch từ đầu năm, xây dựng được các chuyên đề “nhỏ” cho từng bộ phận, có phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể.
Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với Hội cha mẹ học sinh cấp trường. Mối quan hệ phối hợp này không đơn thuần chỉ là quan hệ hành chính, mà ở đây đòi hỏi sự khéo léo trong quan hệ, đòi hỏi uy tín của hiệu trưởng và đặt biệt là kết quả của nhà trường đã đạt dược trong giảng dạy con em họ. Hiệu trưởng đã biết “Nói cho người khác nghe và biết nghe người khác nói” trong việc phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh để giáo dục đạo đức ở trong và ngoài nhà trường.
Hiểu rõ năng lực giảng dạy của mỗi giáo viên và tình hình chất lượng, nhận thức của học sinh, chấp nhận “chất lượng thật” không chạy theo thành tích; không đặt nặng chỉ tiêu để hạn chế áp lực.
Sự đồng thuận cao của các tổ chức trong và ngoài nhà trường với Hiệu trưởng đó là thể hiện uy tín, trách nhiệm của người đứng đầu và đây là yếu tố cơ bản cho việc thành công trong giáo dục toàn diện của nhà trường trong nhiều năm qua.
2/Những mặt còn hạn chế
- Hiệu trưởng chưa chú ý nhiều trong chỉ đạo xây dựng quỹ hội ở lớp. Đây chính là điểm yếu nhất trong công tác chỉ đạo phối hợp với gia đình học sinh của hiện trưởng. Từ đó chưa phát huy được tiềm lực mạnh mẽ của cha mẹ học sinh. 
- Hội hoạt động tuy có tích cực nhưng chưa điều tay, tập trung nhiều vào ông hội trưởng.
- Hiệu trưởng chưa tổ chức thường xuyên về việc sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm nhằm trang bị cho đội ngũ những kĩ năng, những kinh nghiệm trong giao tiếp, trong sử lí tình huống, đặc biệt là đối với các giáo viên chủ nhiệm còn non trẻ về tuổi đời, tuổi nghề. 
Nguyên nhân của những hạn chế
- Hiệu trưởng thường chưa chú ý đến vai trò của Hội ở cấp lớp, chỉ tập trung hoạt động ở cấp trường, chưa mạnh dạn giao cho các lớp tự chủ động để xây dựng Hội thật sự mạnh để hoạt động cho tốt. Từ đó làm cho các giáo viên chủ nhiệm xem nhẹ vai trò của mình trong mối quan hệ phối hợp ở cấp lớp. 
- Thời gian để triển khai thường xuyên các chuyên đề, các sáng kiến kinh nghiệm còn quá ít.
- Vì chưa biết tiếng nói của người địa phương (Tiến Hoa) nên giao tiếp với một số phụ huynh còn hạn chế, truyền đạt một số vấn đề thiếu cụ thể dẫn đến đôi lúc chưa có sự cộng tác nhiều của một số phụ huynh. 
II/Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn mối quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng (tôi) và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường trong thời gian qua,(Đặc biệt đối với Hội cha mẹ học sinh) có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
1/Thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường là thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng và pháp luật của nhà nước. Công việc này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự nhận thức đúng đắn, đầu tư đúng mức của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải làm đúng chức trách của mình, là người tuyên truyền, tổ chức lực lượng bên trong nhà trường và là đối tác tin cậy với cha mẹ học sinh, Hội cha mẹ học sinh. Ở vị trí đó, hiệu trưởng phải đóng vai trò điều phối công việc và các mối quan hệ, luôn luôn kiểm tra hiệu quả và sự phối hợp để kiệp thời điều chỉnh, thì sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội mới đạt kết quả cao. 
2/ Để mối quan hệ nhà trường và gia đình và các tổ chức khác được phát triển tốt hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trân tổ quốc huyện và có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban nghành đoàn thể địa phương xã nơi trường tọa lạc để tạo môi trường thuận lợi cho sự kết hợp. Ví dụ như tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện để tổ chức hội thảo ba môi trường giáo dục. Thực tế hiệu trưởng đã tham mưu tổ chức và mang lại kết quả rất tốt. Đặc biệt hiệu trưởng cần tham mưu tốt cho việc xây dựng Hội cha mẹ học sinh vững mạnh, hoạt động tích cực có hiệu quả, thường xuyên quan hệ với Hội cha mẹ học sinh để cùng thống nhất biện pháp phối hợp trong việc giáo dục học sinh, xây dựng nhà trường phát triển. 
3/ Hiệu trưởng cần chỉ đạo để tổ chức hoạt động của Hội cha mẹ học sinh ở cấp lớp thật sự có hiệu quả. Hoạt động phối hợp đạt hiệu quả cao không chỉ có hoạt động phối hợp của người hiệu trưởng với Hội cha mẹ ở cấp trường, mà quan trọng hơn là mối quan hệ của giáo viên chủ nhiệm với từng gia đình học sinh và Hội cha mẹ hoc sinh ở lớp. 
4/ Hoạt động của Hội thật sự có hiệu quả, một nguyên nhân không kém phần quan trong đó là xây dựng được một quĩ Hội phong phú, tạo sự đồng thuận và huy động được sự đóng góp của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội. Quĩ hội phải được sử dụng, quản lý công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc tài chính và chi đúng mục đích, mang lại kết quả tốt, đúng theo Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai.
 5/ Việc phối hợp giữa nhà trưòng và gia đình và các tổ chức phải được quán triệt từ chi bộ Đảng, các đoàn thể và mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Sự phối hợp này sẽ đạt hiệu quả cao khi mỗi đoàn thể, mỗi thành viên trong trường chủ động phối hợp với gia đình học sinh theo sự định hướng của hiệu trưỏng. Sự phối hợp này không chỉ đơn thuần là kết hợp giáo dục đạo đức học sinh mà nó còn là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thực hiện xã hội hoá giáo dục, vận động mọi gia đình tham gia với nhà trường làm công tác giáo dục. Vì vậy, mối quan hệ này phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể các hoạt động của nhà trường. 
6/ Để mối quan hệ phối hợp có hiệu quả, hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Khi dân chủ ở nhà trường được phát huy sẽ tạo sự đồng thuận, mối quan hệ đoàn kết và phát huy tính tích cực của đội ngũ, là kênh thông tin quan trọng và hiệu quả đến cha mẹ học sinh, tạo dược trạng thái tâm lý thoải mái khi cha mẹ học sinh đến trường, có niềm tin vào trường khi họ đã, đang và sẽ gửi con em họ vào môi trường giáo dục lành mạnh và tốt đẹp của chúng ta ngày nay.
	Người thực hiện:
	Nguyễn Ngọc Oánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1/ Luật giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009
 2/ Điều lệ trường trung hoc cơ sở, trường trung hoc phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT nagỳ 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo). 
 3/ Điều lệ Hội cha me học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ- BGĐT ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Đào tao)
 4/ Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, và các Nghj quyết Đại hội Đảng CCộng SẢn Việt Nam lần thứ XI.
 5/ Giáo trình Nghiệp vu quản lí trường phổ thông tập 1 - Trường Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo II- năm 2006
 6/ Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban Hành kèm theo Quyết định 04/2000/QĐ- BGDĐT ngày 1/3/2000 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
 7/ Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai./.

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_quan_ly_nang_cao_chat_luong_giao_duc_toan_dien_hoc_sinh_truong_thcs_thpt_bau_ham_24.doc
Sáng Kiến Liên Quan