Chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh

1. Yêu cầu.

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, nhận xét, lấy điểm số cho học sinh theo tinh thần Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT

- Cán bộ, giáo viên luôn có ý thức trách nhiệm trong việc kiểm tra đánh giá học sinh, nắm vững quy chế kiểm tra đánh giá, cho điểm của Bộ GD&ĐT; theo công văn số 1122/SGDĐT-GDTrH về hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh từ năm học 2017 – 2018.

- Quá trình xây dựng đề kiểm tra phải luôn bám sát chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng. Cần có sự đầu tư về thời gian để ra đề hay và có chất lượng. Đánh giá chất lượng thực chất và phân loại được học sinh.

- Tổ chức thực hiện khâu coi kiểm tra nghiêm túc từ bài kiểm tra 15 phút trở lên.

- Tất cả các bài kiểm tra đều được xây dựng đáp án, biểu điểm chi tiết cụ thể; thực hiện chấm bài nghiêm túc, chính xác, công bằng, có nhận xét cụ thể bài làm của học sinh.

- Thực hiện trả bài đúng quy định.

- Thực hiện cập nhật điểm vào sổ ghi điểm và phần mềm quản lý học sinh đúng quy định.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá, quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.
- Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS hiện nay chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết cần tập trung thực hiện qua việc tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút trở lên). 
- Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo đào tạo. Quán triệt tinh thần đó, tôi đã thực hiện thảo luận hướng dẫn đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
​ 	II. NỘI DUNG
	1. Yêu cầu.
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, nhận xét, lấy điểm số cho học sinh theo tinh thần Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT
- Cán bộ, giáo viên luôn có ý thức trách nhiệm trong việc kiểm tra đánh giá học sinh, nắm vững quy chế kiểm tra đánh giá, cho điểm của Bộ GD&ĐT; theo công văn số 1122/SGDĐT-GDTrH về hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh từ năm học 2017 – 2018.
- Quá trình xây dựng đề kiểm tra phải luôn bám sát chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng. Cần có sự đầu tư về thời gian để ra đề hay và có chất lượng. Đánh giá chất lượng thực chất và phân loại được học sinh.
- Tổ chức thực hiện khâu coi kiểm tra nghiêm túc từ bài kiểm tra 15 phút trở lên.
- Tất cả các bài kiểm tra đều được xây dựng đáp án, biểu điểm chi tiết cụ thể; thực hiện chấm bài nghiêm túc, chính xác, công bằng, có nhận xét cụ thể bài làm của học sinh.
- Thực hiện trả bài đúng quy định. 
- Thực hiện cập nhật điểm vào sổ ghi điểm và phần mềm quản lý học sinh đúng quy định.
2. Biện pháp thực hiện
a. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh:
* Yêu cầu của đề kiểm tra (Câu hỏi kiểm tra):
- Nội dung phải đảm bảo đơn vị kiến thức (chuẩn kiến thức).
- Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở mức độ đã được qui định trong chương trình môn học.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phù hợp với thời gian kiểm tra.
- Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.
* Tiêu chí của đề (Câu hỏi):
* Các tiêu chí cần đạt:
- Nội dung không nằm ngoài chương trình
- Nội dung rải ra trong bài học, tiết học, từng chương, từng học kì
- Câu hỏi trong đề (bài) phân tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi khách quan và câu hỏi tự luận (Trắc nghiệm 40%, tự luận 60%).
+ Đổi mới kiểm tra miệng (từ 5 – 10 phút) mức độ nhận biết, thông hiểu
+ Đổi mới kiểm tra 45 phút không ít hơn 5 câu
+ Đổi mới kiểm tra 90 phút không ít hơn 10 câu
- Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu Nhận biết 20%; thông hiểu 50%; vận dụng 30%.
- Câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.
- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó.
* Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề. 
Bước 1: Xây dựng các chủ đề của bộ môn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực HS.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS.
Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của HS trong chủ đề/nội dung theo đặc thù của bộ môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của HS.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa. Sắp xếp câu hỏi của đề theo nội dung, hình thức và mức độ khó tăng dần.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm, thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Ví dụ minh họa thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra HK I - Sinh 8
Cấp độ
Tên chủ đề
(nội dung, bài, chương)
Nhận biết
( Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
Thông hiểu
( Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
Vận dụng
Cấp độ thấp
( Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
Cấp độ cao
( Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
TNKQ
(số câu/
điểm)
TL
(số câu/
điểm)
TNKQ
(số câu/
điểm)
TL
(số câu/
điểm)
TNKQ
(số câu/
điểm)
TL
(số câu/
điểm)
TNKQ
(số câu/
điểm)
TL
(số câu/
điểm)
Bài 3: Tế bào
2 câu/
(1 đ)
Tỉ lệ(%)
10%
Bài 6: Phản xạ
1 câu/
(0.5đ)
1 câu/
(2đ)
Tỉ lệ(%)
5%
20%
Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch
1 câu/
(0.5đ)
Tỉ lệ(%)
5%
Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.
1 câu/
(0.5đ)
Tỉ lệ(%)
5%
Bài 17: Tim và mạch máu.
1 câu/
(0.5đ)
2 câu/
(2đ )
Tỉ lệ(%)
5%
20%
Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
1 câu/
(0,5đ)
1 câu/
(0,5đ)
1 câu/
(2đ)
Tỉ lệ(%)
5%
5%
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm(%)
Câu/
điểm
%
Câu/
điểm
Câu/
điểm
Câu
/điểm
Câu/
điểm
Câu/
điểm
5 câu/
(2.5đ )
25%
1 câu/
(2đ)
20%
2 câu/
(1.0đ )
10%
 1câu/
(2đ )
20%
1 câu/
(0.5đ )
5%
2 câu/
(2đ )
20%
Cộng chung
Trắc nghiệm: 8.câu; 4 điểm
Tự luận: 3 câu; 6...điểm
ĐỀ THI HỌC KÌ I, 
Đề kiểm tra môn: Sinh học 8
Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Học sinh làm bài vào tờ giấy thi của mình
I. Phần trắc nghiệm:(4 điểm; mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Cấu tạo tế bào gồm?
A. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân;	B. Màng sinh chất, ribôxôm, ti thể;	 
C. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi;	 	D. Màng sinh chất, ti thể, nhân.
Câu 2: Có mấy loại nơron tạo nên một cung phản xạ?
A. 1 loại; 	 	 B. 3 loại; 	 C. 5 loại; D. 7 loại.
Câu 3: Tế bào tham gia bảo vệ cơ thể ?
A. Hồng cầu; B. Nơron; C. Bạch cầu; D. Tiểu cầu. 
Câu 4: Vì sao chúng ta phải tiêm phòng vắcxin đối với một số loại bệnh?
A. Vắcxin là một loại kháng thể nên tiêm vào để diệt mầm bệnh.	
B. Vắcxin là một loại thuốc chữa bệnh nên cơ thể khỏi bệnh.	
C. Vắcxin là chất bổ dưỡng, tiêm vào cho cơ thể sẽ khỏe mạnh kháng được bệnh.
D. Vắcxin có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nên có tác dụng phòng bệnh.
Câu 5: Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành mấy vòng tuần hoàn?
A. 2 vòng; 	 	 B. 3 vòng; 	 C. 4 vòng; D. 5 vòng.
Câu 6: Mỗi chu kì co dãn của tim gồm?
A. 0,3 giây;	 B. 0,8 giây;	 C. 0,1 giây; 	 D. 0,4 giây.
Câu 7:Trong dạ dày có enzim?
A. Pepsin;	B.Trepsin;	 C. Amylaza; D. Lipaza.
Câu 8: Loại tuyến tiêu hóa nào sau đây được tiết ra ở dạ dày?
A.Tuyến gan;	B.Tuyến ruột;	 C.Tuyến tụy; D.Tuyến vị;	
II. Phần tự luận:(6điểm)
Câu 9: (2,0 điểm): Phản xạ là gì? Cho một ví dụ về phản xạ? 
Câu 10: (2,0 điểm): Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 11: (2,0 điểm): Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày?
.....................HẾT.........................
ĐÁP ÁN -THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm - mỗi câu đúng 0.5 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
D
A
B
A
D
II. TỰ LUẬN : (6 điểm).
Câu 9: (2 điểm): 
- Khái niệm phản xạ :
 Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. (1 điểm). 
- Ví dụ: tay chạm vào vật nóng, rút tay ra.( hs có thể lấy ví dụ khác).(1 điểm). 
Câu 10: (2 điểm) 
Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi là:
- Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì co dãn tim gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung.(0,5điểm).
- Trung bình 1 phút tim hoạt động 75 chu kì, một chu kì kéo dài 0,8 giây( làm việc 0,4 giây, nghỉ 0,4 giây).(0,5điểm).
- Trong mỗi chu kì tim làm việc và nghỉ ngơi như sau:
	+ Pha nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây. (0,25điểm) 
	+ Pha thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây. (0,25điểm) 
	+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4giây. (0,25điểm) 
 Như vậy tim chỉ hoạt động một nửa thời gian và nghỉ ngơi một nửa thời gian nên tim họat động suốt đời không mệt mỏi. (0.25 điểm).
Câu 3: (2điểm).
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày gồm 2 quá trình biến đổi:
- Quá trình biến đổi về mặt lí học bao gồm:
+ Sự tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn. (0,5điểm)
+ Sự phối hợp các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị.(0,5điểm)
- Quá trình biến về mặt hóa học: (1điểm)
 	Prôtêin enzim pepsin 	 Prôtêin 
(Chuỗi dài gồm nhiều axit amin) 
(Chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin) 
 pH= 2-3
III. KẾT LUÂN 
Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp HS tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học.  Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập. Trên đây là một số ý kiến thảo luận về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, chân thành chia sẽ cùng quý đồng nghiệp để chúng ta trao đổi nhau làm tốt hơn nữa khâu kiểm tra đánh giá học sinh của mình.
Với chuyên đề khá phong phú mà thời gian đầu tư nghiên cứu có hạn, chắc chắn chuyên đề còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với tinh thần học hỏi, tôi viết chuyên đề này để các đồng nghiệp cùng trao đổi, xây dựng, góp ý để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn và có tính khả thi hơn để chúng ta cùng có thể vận dụng trong quá trình dạy hoc.
Xin chân thành cảm ơn!
 	Láng Tròn, ngày 04 tháng 11 năm 2020
 Người thực hiện
 Huỳnh Đinh Lăng

File đính kèm:

  • docchuyen_de_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_huong_phat_trien_na.doc
Sáng Kiến Liên Quan