Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc

1. Lý do chọn đề tài

 1.1. Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động như K.A.U Sinxki có nói: “ Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong đó chỉ thông qua công cụ này”. Vì thế việc phát triển Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta, là những người đã và đang hoạt động trong ngành nhà giáo. Vậy nên Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp, trước buồn – vui – yêu – ghét của con người. Cảm thụ văn học, chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ.Để học sinh có được các kĩ năng trên thông qua các giờ Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn thì chưa đủ mà học sinh cần được bồi dưỡng về cảm thụ văn trong các giờ tập đọc và trong các buổi ngoại khoá. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ.và mới thấy được nét đẹp của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.

1.2. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính chất tổng hợp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yấu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức ( thông hiểu được những nội dung mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay ( mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn này còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn), kiến thức bước đầu về văn hóa, đời sống và giáo dục thẩm mỹ. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn hóa đáng kể cho trẻ. Cũng thông qua các bài văn học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Từ đó sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến l¬ược phát triển con ngư¬ời. Như vậy, Tập đọc là một phân môn có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, vì phân môn Tập đọc cung cấp và giới thiệu cho học sinh số lượng văn bản nhiều nhất, gồm nhiều thể loại. Đồng thời, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cũng bao gồm những công việc có liên quan mật thiết đến nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, đó là: đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

 

docx43 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 13879 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Minh)
+ Học sinh xác định được: Nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ ( đoàn kết, thành công).
+ Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẽ đem đến sự thành công to lớn.
Nghệ thuật đảo ngữ
Tương tự với các dạng bài trên, đảo nữ là cách dùng chủ định một trật tự ngược của câu.
Ví dụ: Câu điệp ngữ:	
Đẹp biết bao// tổ quốc chúng ta !
	VN	 CN
Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ,. Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu. Khẳng định vẻ đẹp của tổ quốc Việt Nam ta. Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diễn đạt ý và giúp cho việc diễn đạt có giá trị biểu cảm.
2.2.8. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 
	Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, chúng ta nên xây dựng một hệ thống bài tập, nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, cụ thể là:
	Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc – hiểu.
	Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
	Dạng bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học.
	Từ đó giúp giáo viên thiết lập một quy trình dạy xen lồng việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong tiết Tập đọc.
	Hệ thống bài tập chúng ta nên xây dựng gồm có 3 nhóm, mỗi nhóm được chia thành các dạng nhỏ khác nhau. Việc sử dụng hệ thống bài tập này giúp giáo viên có thể chủ động trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.2.8.1. Bài tập rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh.
a. Kiểu 1: Nhóm bài tập giúp học sinh đọc – hiểu và cảm thụ nghĩa của từ trong câu.
Các bài tập trong nhóm này giúp học sinh phát hiện được nghĩa bóng của từ, là nghĩa phát sinh hay các tiền giả định của từ. Tất nhiên là trong một bài đọc, không thể soi hết để tìm nghĩa bóng của tất cả các từ. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến các từ chứa nghĩa bóng quan trọng và chủ yếu trong câu, trong bài mà nếu không hiểu được nghĩa các từ đó thì sẽ ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung bài và việc cảm thụ bài đọc đó. Dữ kiện của bài tập là các từ mang nghĩa hàm ngôn, lệnh của bài tập là lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, xác định mục đích của việc sử dụng từ, cụm từ.
b. Kiểu 2: Bài tập giúp học sinh xác định nghĩa của câu văn.
Dữ kiện để xây dựng nhóm bài tập này là các câu thông thường hoặc là các câu hội thoại trong bài đọc mang nhiều nghĩa, lệnh của bài tập là xác định đúng nghĩa của câu trong hoàn cảnh giao tiếp hoặc nghĩa của câu mà tác giả đưa ra như một kết luận mà không có luận cứ giúp học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu nội dung bài đọc.
Bài tập minh hoạ: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng (hoặc đúng nhất) trong bài tập sau:
 Vì sao tác giả viết: “Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.” 
Cảnh rừng xanh đẹp đẽ đến mức kì diệu.
Tác giả quá say mê với cảnh đẹp của rừng xanh.
Cả hai ý trên.
	( Kì diệu rừng xanh – Tiêng Việt 5 – Tập1)
c. Kiểu 3: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định ý chính của đoạn văn.
	 Để tìm được ý chính của đoạn văn, khổ thơ, người đọc thường phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, phán đoán, lập luận tức là phải dựa vào nghĩa của các từ ngữ, các câu trong đoạn để phân loại thành nhóm có chung chủ đề, rồi dựa vào các nhóm câu để phân tích tìm ra ý chung của các nhóm câu đó. Dùng thao tác tổng hợp, tổng hợp ý của các nhóm câu thành một ý chung nhất cho cả đoạn, để từ đó rút ra ý chung dưới dạng một câu, mà cốt lõi của nó là một phán đoán. Nhưng cũng có khi ý chính của đoạn văn, khổ thơ lại được thể hiện một cách tường minh ngay trong đoạn dưới hình thức câu chốt đoạn. 
	Dữ kiện của các bài tập này là các đoạn văn trong bài tập đọc. Lệnh của bài tập là xác định đúng đoạn văn và ý chính đoạn văn trong bài đọc.
Kiểu 4: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định đại ý của bài
 Để xác định được đại ý của bài, học sinh phải được trang bị những hiểu biết về tác giả, mục đích viết văn bản của tác giả, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sáng tác văn bản. Người đọc còn phải phát hiện xem sự kiện, nhân vật nào thể hiện lí tưởng của tác giả, trở thành công cụ để biểu đạt tư tưởng của tác giả.Yêu cầu tình cảm mà tác giả muốn thông qua tác phẩm gửi đến người đọc là gì.
	Từ nghĩa của từ, câu, ý của đoạn văn trong văn bản, học sinh tổng hợp, chắt lọc để tìm ra đại ý của bài hay việc phát biểu cảm nghĩ, nhận xét, rút ra bài học từ các tình tiết, sự kiện trong bài.Bên cạnh các câu hỏi mà sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chuyển thành các kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn (dạng trắc nghiệm), câu hỏi điền thếgiúp học sinh nắm bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Kiểu 5: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định được đích tác động của văn bản
Những câu hỏi, bài tập thể hiện cụ thể việc xác định đích tác động của bài đọc như:
Bài tập : Theo em, bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Rất yêu quê hương.
Rất tự hào về quê hương.
Rất vui vì quê hương đổi mới.
(Quang cảnh làng mạc ngày mùa-Tiếng Viêt5-Tập1)
g. Kiểu 6: Nhóm bài tập giúp học sinh hiểu về các biện pháp tu từ, cách dùng từ đặt câu, phát hiện những chi tiết hình ảnh có giá trị trong bài tập đọc.
Bài tập : Em hãy đọc kĩ các dòng thơ sau đây:
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.
a/ Các dòng thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
a. So sánh. b. Nhân hoá. c. Ví von.
b/Hãy gạch chân các từ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.
 (Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà-Tiếng Việt5-Tập1)
2.2.8.2. Bài tập rèn đọc diễn cảm cho học sinh
a.Những yêu cầu cơ bản của việc đọc diễn cảm các văn bản thuộc thể loại: thơ, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Đối với thơ: Cần chú ý đến vần, nhịp; đọc nhanh, đọc chậm; câu ngắn, câu dài; lên giọng, xuống giọng, ngân giọng
- Đối với truyện cổ tích: Chú ý phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật. Giọng đọc cần khơi gợi tính chất li kì, huyền bí
- Đối với truyện cười: Giọng đọc vui tươi, hóm hỉnh, hài hước; chú ý tạo được sự bất ngờ mang chất hài.
- Đối với truyện ngụ ngôn: Giọng đọc hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo, thể hiện tính triết lí và sự dày dạn kinh nghiệm cuộc sống.
b. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau khả năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật trong chương trình Tập đọc lớp 5.
Đánh giá theo các gợi ý sau đây: 
Em đã đọc đúng âm chuẩn chưa?
Em có đọc rõ ràng, âm lượng vừa đủ, hay to quá, nhỏ quá?
Em có đọc lưu loát không? Nếu chưa lưu loát thì gặp ngắc ngứ, ấp úng mấy lần? Lí do vì sao lại như vậy?
Em đã chú ý đến đặc trưng thể loại chưa? Nếu đọc thơ, em có chú ý dến ngữ điệu không? Nếu đọc truyện em có chú ý phân biệt giọng kể với giọng nhân vật không?...
Khi đọc, em có biểu hiện được cảm xúc, tâm trạng của tác giả, của nhân vật và của bản thân mình không?
Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, quần áo, giọng nói của em có phù hợp với nội dung bài đọc hay không?
Hướng dẫn đánh giá như sau: 
- Thực hiện tốt các yêu cầu a, b, c: Em sẽ được xếp vào loại Trung bình (điểm 5;6).
- Thực hiện tốt các yêu cầu a, b, c, d: Em sẽ được xếp vào loại Khá ( điểm 7;8).
- Thực hiện tốt các yêu cầu a, b, c, d, e: Em sẽ được xếp vào loại Giỏi (điểm 9).
- Thực hiện tốt các yêu cầu a, b, c, d, e, f: Em sẽ được xếp vào loại Xuất sắc (điểm 10)
c. Bài tập hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm dòng thơ, khổ thơ.
Bài tập : Có học sinh dùng kí hiệu / để biểu thị sự ngắt, nghỉ hơi khi đọc diễn cảm đoạn thơ sau đây:
Chắt trong / vị ngọt mùi hương
 Lặng thầm thay những / con đường ong bay
Trải bao mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ / làm say đất trời.
	( Hành trình của bầy ong – Tiếng Việt 5 – tập 1)
Theo em, cách đọc như thế đúng hay sai? ( Khoanh chữ cái trước câu trả lời )
a. Đúng b. Sai dòng thứ nhất
c. Sai dòng thứ hai, thứ tư d. Các dòng đều sai
Em hãy sửa lại cho đúng và đọc diễn cảm cho cả lớp nghe.
2.2.8.3. Bài tập rèn kĩ năng cảm thụ cho học sinh
a. Loại bài nhận biết các biện pháp tu từ đã học ở trong bài văn, bài thơ
	Loại bài tập này giúp học sinh chỉ ra những biện pháp tu từ đã sử dụng trong các câu văn, câu thơ, cho học sinh hiểu dấu hiệu của từng biện pháp tu từ để học sinh nhận ra một cách chính xác. Những biện pháp tu từ đó là: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đảo ngữ. Khi hướng dẫn học sinh nhận dạng từng biện pháp tu từ giáo viên phải minh hoạ bằng ví dụ cụ thể.
Bài tập : Ngoài từ “như”, tác giả còn dùng những từ ngữ nào để so sánh trong đoạn thơ sau đây:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
 Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
 Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
( Bầm ơi – Tiếng Việt 5 – tập 2)
b.Luyện cho học sinh sử dụng các biện pháp tu từ vào việc diễn đạt viết câu văn cho sinh động: 
Bài tập : Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc: 
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
(b) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
c. Luyện bài tập về bộc lộ cảm thụ văn chương qua đoạn văn, đoạn thơ
Bài tập: Trong bài Đất nước ( Tiếng Việt lớp 5 – tập 2) nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết: 
 Mùa thu nay khác rồi,
 Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi,
 Gió thổi rừng tre phấp phới
 Trời thu thay áo mới
 Trong biếc nói cười thiết tha.
	Hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết các động từ và tính từ in đậm ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào?
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
3.1. Mục đích thực nghiệm
	- Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của các biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc. 
	- Thông qua thực nghiệm nhằm bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lí luận để hệ thống các biện pháp đưa ra áp dụng hiệu quả hơn. Phân tích điểm tương đồng và khác biệt giữa các kết quả trên để đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp này vào thực tiễn dạy học hiện nay.
3.2. Giáo án thực nghiệm
 	 Tập đọc: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
( Tiếng Việt lớp 5 – tập 1)
I. Mục tiêu, nhiệm vụ:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: thông qua hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết đọc bài thơ trôi chảy, lưu loát, ngắt giọng đúng.
- Biết đọc bai thơ với giọng tả chậm rãi,nhẹ nhàng, tình cảm; vui, trải dài ở	 hai dòng thơ cuối.
3. Thái độ: Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài thơ.
II. Đồ dung dạy học:
- SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1.
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGk. 
-Bảng phụ để ghi những câu thơ cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
8 phút
8 phút
2 phút
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc bài “Buôn Chư Lê đón cô giáo” và trả lời câu hỏi:
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và than tình như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
-Gọi HS nhận xét
-Giaó viên nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV cho học sinh quan sat một số tranh ảnh vá nói: Trong cuộc sống chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh những ngôi nhà được xây dựng nên như thế nào rồi phải không. Và những ngôi nhà ấy có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với con người và xã hôi thì cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé. Đó là bài: “Về ngôi nhà đang xây”.
- GV ghi tiêu đề bài lên bảng.
b. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá (giỏi) đọc bài.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. 
- Giải nghĩa từ khó ( chú giải SGK).
- GV nhận xét và đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS đọc thầm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà sống động, gần gũi?
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
-Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét.
d. Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: bài này phải đọc với giọng dàn trải, tha thiết, cảm hứng ca ngợi, tự hào, ngắt nhịp theo đúng thể thơ tự do.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng trong nhóm, thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng trước lớp.
- Gọi 2 HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét và cho điểm
4. Củng cố - Dặn dò
- Liên hệ giáo dục: Qua bài thơ này tác giả muốn nói lên điều gì?
-GV kết luận lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo.
-Cả lớp hát 1 bài tập thể
- 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi:
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Cô được mọi người tiếp đón rất trang trọng, thân tình, cởi mở, mọi người coi cô như vị khách quý.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
-1 HS nhận xét.
-HS theo dõi tranh trên bảng và chú ý lắng nghe.
-1 HS đọc bài.
-4 HS độc nối tiếp 4 khổ thơ theo tứ tự.
-HS luyện đọc tiếng, từ và câu khó.
- HS theo dõi trong sách giáo khoa.
-HS tiến hành thảo luận theo nhóm.
+ Đó là: giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề huơ huơ cái bay.
+Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc; thở ra mùi vôi; ngôi nhà giống bài thơ; là bức tranh.
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây thể hiện cho thấy bộ mặt của đất nước ta đang đổi mới từng ngày.
-4 HS nhận xét, bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-2 HS nhận xét.
-Qua bài thơ tác giả muốn thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự đổi mới của đất nước ta trong thời đại ngày nay.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: “ Ngôn ngữ là cộng cụ để tư duy”. Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy cũng phát triển. Để giúp học sinh có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học được coi trọng cả về nội dung và phương pháp dạy học - đặc biệt là phân môn Tập đọc, nhất là học sinh lớp 5 khi các em chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa của bậc Tiểu học để tiến tới cánh cổng của bậc trung học cơ sở. Chính vì vậy mà phân môn Tập đọc ở Tiểu học luôn coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gì sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh dưới sự dẵn dất của thầy, cô. Những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến bao nhiêu điều kì thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn trở thành học sinh biết cảm thụ tốt các tác phẩm văn học mỗi em cần phải tự giác và phấn đấu rèn luyện về nhiều mặt.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi thấy vấn đề cảm thụ văn học của đa số học sinh chưa được tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, các em thích tư duy trực quan mà không thích tư duy trừu tượng. Song bên cạnh đó một số ít giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các bài tập đọc. Mà chỉ chú ý về rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Cho nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh. Từ đó kĩ năng viết các bài văn miêu tả chưa hay, cảm xúc còn hạn chế trong cách dùng từ đặt câu, diễn đạt ý sử dụng các nghệ thuật để câu văn sinh động, gợi cảm. Ngoài ra, sự quan tâm của gia đình chưa được nhiều, các em chưa tập trung chú ý trong học tập.
Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc cảm thụ văn học của học sinh cũng như thấy được thực trạng và nguyên nhân của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi đã đề xuất ra một số biện pháp trong bài tiểu luận này để giúp cho việc dạy và học cảm thụ văn học một cách tốt hơn. 
 Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tôi rút ra được những kết luận sau:
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là rất cần thiết và là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên
Có nhiều biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tùy theo điều kiện, năng lực của học sinh, lóp học mà giáo viên áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp để giúp học sinh cảm nhận tốt bài tập đọc
Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ phải đi theo một trình tự nhất định, không được nóng vội mà đốt cháy giai đoạn. Điều đó sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng văn bản rồi đến đọc hiểu, đọc diễn cảm. Sau khi thực hiện được những khâu này thì giáo viên mới đi vào tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài đọc. Ngoài ra, giáo viên phải đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, tưởng tượng để các em suy nghĩ và trả lời.
Sau khi tìm ra được một số biện pháp, tôi đã thiết kế một số giáo án bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Tùy vào điều kiện của từng trường học, lớp học, đối tượng học sinh giáo viên có thể tham khảo và dạy thử nghiệm nếu thấy phù hợp với điều kiện mà trường, lớp học cho phép. Tôi tin chắc rằng những biện pháp này sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học cũng như giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn.
 Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra được từ việc nghiên cứu vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự góp ý và bổ sung của giảng viên bộ môn và bạn bè để tiểu luận được hoàn chỉnh.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Kiến nghị, đề xuất
Về phía nhà trường, giáo viên
Nhà trường cần mua thêm nhiều sách, báo tham khảo liên quan đến dạy Tập đọc cho giáo viên hơn nữa
Thư viện ở các trường Tiểu học nên có tủ sách thiếu nhi và phòng đọc riêng cho học sinh trong giờ nghỉ giải lao
Muốn bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đạt hiệu quả cao trước hết người giáo viên phải bồi dưỡng và rèn luyện cho mình năng lực cảm thụ văn học, đồng thời phải biết dẫn dắt, hướng dẫn các em tự cảm thụ các tác phẩm
Để học sinh có được nhận thức đúng, tình cảm đẹp đến với mỗi bài Tập đọc, mỗi tác phẩm có một say mê, người giáo viên cần trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với thơ văn bằng phương pháp linh hoạt và phù hợp
Người giáo viên cần cho học sinh rèn luyện liên tục, có hệ thống các bài tập cảm thụ văn học sau mỗi giờ Tập đọc
Để hỗ trợ cho vấn đề cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần chú trọng truyền đạt đầy đủ các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn khác
Về phía học sinh
Phải chủ động sưu tầm sách báo để nghiên cứu phát triển khả năng cảm thụ văn chương
Khi học một bài Tập đọc cần nắm chắc nội dung, ý nghĩa của bài, khai thác hết các biện pháp nghệ thuật để phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo trong học tập cũng như nâng cao khả năng cảm thụ văn học của bản thân 
Các em nên đọc nhiều thể loại Tập đọc khác nhau như: thơ, văn xuôi để có nhiều cảm nhận phong phú, thú vị về văn chương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, Sách bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục
2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội
4. Viện khoa học giáo dục (1998), Chương trình Tiểu học năm 2000, NXB Hà Nội, 
5. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Trần Mạnh Hưởng (2000), Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sửu, Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội ( năm 2004)
8.Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội 
9. Trần Đình Sửu ( năm 1997), Lí luận Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội 
10. Internet...
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docxboi_duong_cam_thu_van_hoc_cho_hs_lop_5_mon_tap_doc_2517.docx
Sáng Kiến Liên Quan