Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập
1. Lý do chọn đề tài
Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích,hứng thú, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học lấy người học làm trung tâm và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá cho chính họ. Đặc biệt với cấp học Tiểu học các em luôn luôn hiếu động và hay tìm tòi những cái mới cái hay . Vì vậy chúng ta phải làm sao cho học sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về môn học là điều quan trọng đối với học sinh. Trò chơi học tập chính là một trong những chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ học tập chung đạt được mục đích đề ra làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân trong quá trình học tập. Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học tập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học.
Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học cho là rất cần thiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trò chơi xuất phát từ nội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng cố nắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng. Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Các hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng. Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễ dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ.
*Mục đích - Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành tiếng còn thiếu ở từng câu thơ. - Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau. * Chuẩn bị - Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau; chép bài thơ đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3,...) nhưng để trống các âm đầu của tiếng cuối câu thơ, - Chuẩn bị giấy, bút để làm bài. *Cách tiến hành - Cả nhóm (tuỳ số người tham gia thi) ngồi trước bảng ghi bài thơ có các chỗ trống; sẵn sàng giấy bút để làm bài. - Khi giáo viên hô "bắt đầu", tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ ghi tiếng đã điền âm đầu. - Sau 10 (hoặc 15 phút, tuỳ giáo viên quy định), tất cả dừng bút. Từng người lần lượt đọc bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu âm đầu cho cả nhóm nghe. Giáo viên cùng các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi phục đúng, được 1 điểm. (Ở bài thơ trên, đúng toàn bộ 19 tiếng, được 19 điểm). - Căn cứ vào số điểm đạt được của từng người, có thể xếp hạng Nhất, Nhì, Ba, hoặc tặng danh hiệu "Người khôi phục bài thơ giỏi nhất". 2.2. Thi đọc nhanh và đọc đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn *Mục đích - Rèn kỹ năng phát âm tiếng Việt, khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn âm đầu (phụ âm đầu), vần, thanh do ảnh hưởng cách phát âm địa phương - Góp phần trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt. *Chuẩn bị Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sâu tầm một số câu thơ, câu văn cõ những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc - viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy làm "đề bài" thi đọc trong nhóm. *Cách tiến hành - Đưa ra từng "đề bài" để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: Đọc nhanh, phát âm đúng (có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo ba loại A, B, C). - Khi đọc xong tất cả "đề bài", tính tổng số điểm của từng người (hoặc thốn kê từng loại A, B, C) để chọn ra các bạn đạt giải Nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn. 2.3. Thi điền thơ- ghép chữ * Mục đích Làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam qua trò chơi tìm tiếng điền được vào chỗ trống trong câu ca dao, viết vào ô chữ để ghép thành một cụm từ có ý nghĩa (từ các chữ cái theo cột dọc trên bảng ô chữ); trò chơi này chủ yếu dành cho HS lớp 4, lớp 5. * Chuẩn bị - Kẻ lại (hoặc photocopy) bảng ô chữ dưới đây thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham gia cuộc thi): (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) - Ghi vào một tờ giấy to (hoặc bảng đen) những câu ca dao có chỗ trống, theo thứ tự như sau: (1) Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm.............. (2) Làng ta phong cảnh hữu tình .............cư giang khúc như hình con long. (3) Nhơ ai dãi năng dầm ............. Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (4) Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp................ đầu khen ngon. (5) Ngó lên ruột ............. mái nhà Bao nhiêu ruột lại nhớ ông bà bấy nhiêu. (6) Chim ........... ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. (7) Cơm người khổ lắm mẹ ơi! Chả như cơm mẹ vừa ................vừa ăn. (8) ............... cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (9) Trên đồng cạn, dưới đồng sâu ....................cày , vợ cấy, con trâu đi bừa (10) Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ................ (11) Ai ơi bưng bát ................. đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (12) Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha................. trăm đường con hư (Theo Minh Thương - Báo Nhi đồng chăm học, số 36/2001) Chú ý: Bảng chép những câu ca dao trên cần được che lại cho đến khi bắt đầu cuộc chơi mới mở ra. - Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài. * Cách tiến hành - Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi một bảng ô chữ. - Giáo viên phát lệnh "bắt đầu" và mở bảng ghi các câu ca dao để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu sâu: Tìm chữ còn thiếu (chỗ trống ở từng câu ca dao) để ghi vào các ô trong bảng ô chữ - mỗi ô chỉ ghi 1 chữ cái. - Sau 10 phút (hoặc 15 phút), tất cả đều phải nộp lại bảng ô chữ đã điền. - Đối chiếu bảng ô chữ của từng người với phần "giải đáp" để đánh giá điểm số: Điền đúng mỗi chữ (theo thứ tự các ô chữ trong bảng, từ 1 đến 12), được 1 điểm. Ai điền đúng toàn bộ 12 chữ, được 12 điểm và là người thắng cuộc hoặc đạt giải Nhất (có thể có nhiều giải Nhất nếu nhiều người đạt kết quả đúng toàn bộ). 2.4. Tìm nhanh các từ trái nghĩa * Mục đích Luyện kỹ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Việt; củng cố kiến thức từ ngữ đã học từ lớp 2 đến lớp 5. * Chuẩn bị - Kẻ các cột chữ ghi từ trên giấy theo từng cặp (A - B) như sau: (1) A B To ngắn Béo chậm Cao nhỏ Dài gầy Nhanh thấp (2) A B ồn ào lười biếng vui vẻ chậm chạp chăm chỉ đau khổ nhanh nhẹn im lặng hạnh phúc buồn bã - Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời một bạn làm trọng tài để đánh giá kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa, được 1 điểm) * Cách tiến hành - Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những cặp từ trái nghĩa ở cột 2 cột với nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất. - Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng người. Ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc; hai người có số điểm banừg nhau thì phần thắng thuộc về người thực hiện nhanh hơn. * Giải đáp Nối các cặp từ trái nghĩa như sau là đúng: (1) to - nhỏ, béo - gày, cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm (2) ồn ào - im lặng, vui vẻ - buồn bã, chăm chỉ - lười biếng, nhanh nhẹn - chậm chạp, hạnh phúc - đau khổ. 2.5. Thi học giỏi, thuộc nhanh * Mục đích - Rèn kĩ năng đọc nhanh và thuộc các bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) - Luyện tác phong khẩn trương, sự khéo léo linh hoạt trong việc sắp xếp các băng giấy ghi đúng nội dung của bài thơ. * Chuẩn bị - Làm các bộ băng giấy (hoặc bìa cứng) ghi đầu bài và từng dòng thơ trong bài học thuộc lòng (theo sách giáo khoa Tiếng Việt đã học); bảo đảm mỗi người tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy. Chú ý: Các băng giấy có kích thước bằng nhau hay khác nhau tuỳ thuộc thể thơ của bài (thơ 4 tiếng, thơ 5 tiếng, thơ lục bát...); chữ viết trên băng giấy theo kiểu chữ in thường hoặc viết thường, trình bày rõ ràng, đẹp mắt. Nếu có điều kiện, có thể photocopy phóng to gấp đôi hay gấp rưỡi bài thơ in trong sách giáo khoa, sau đó cắt thành các băng nhỏ (mỗi băng 1 dòng thơ). - Giáo viên làm trọng tài để điều khiển và đánh giá cuộc thi. * Cách tiến hành - Giáo viên đặt trước mỗi người tham gia thi một bộ băng giấy đã chuẩn bị (cần xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp mặt có chữ xuống bàn; các vị trí đặt băng nên cách xa nhau để mọi người không bị ảnh hưởng lẫn nhau) - Giáo viên nêu yêu cầu (luật chơi): + Không lật băng trước khi có lệnh. + Không nhìn bài của bạn cùng chơi. + Nghe lệnh "bắt đầu", tất cả cùng lật băng, đọc và xếp lại đúng thứ tự các câu thơ trong bài; cần đặt (trình bày) các băng ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ như trong sách giáo khoa. Giáo viên hô lệnh "bắt đầu", mọi người cùng thực hiện yêu cầu đã nêu. Ai xếp đúng, đủ, đẹp và nhanh nhất là người thắng cuộc (Đọc giỏi, thuộc nhanh) nếu có nhiều người cùng xếp đúng bài thơ với thời gian bằng nhau, giáo viên có thể xét thêm và cách trình bày đẹp, cách chơi đúng luật... để chọn người giỏi nhất, hoặc xếp 2 - 3... người đồng giải Nhất. 3. Một số giáo án thực nghiệm Tập đọc: Bài: Truyện cổ nước mình (Tiếng Việt 4,tập 1) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được các từ khó trong bài: độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt. -Hiểu được nội dung câu chuyện: ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng các từ khó, từ dễ lẫn và đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. 3.Thái độ: - Có hứng thú học tập môn Tiếng Việt. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: -Sách giáo viên, sách giáo khoa, tranh minh họa. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 3.Củng cố, dặn dò -Cho lớp hát một bài hát tập thể -Gọi 3 HS lên bảng đọc nối tiếp đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi: HS1: Qua đoạn trích em thích nhất hình ảnh nào về Dế Mèn. Vì sao? HS2: Em hiểu như thế nào về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện? HS3: Dế Mèn đi nói như thế nòa để bọn nhện nhận ra lẽ phải? - Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Theo em Dế Mèn là người như thế nào? -Nhận xét, cho điểm học sinh. - Treo tranh minh họa và hỏi học sinh: +Bức tranh có những nhân vật nào. Những nhân vật đó em thường gặp ở đâu? +Em đã được đọc hoặc nghe những câu chuyện cổ tích nào? -Giới thiệu: Những câu chuyện cổ tích được lưu truyền từ bao đời nay có ý nghĩa như thế nào? Vì sao mỗi chúng ta đều thích đọc truyện cổ? Các em cùng học bài hôm nay. -GV ghi tên bài lên bảng. *Luyện đọc: - Yêu cầu HS mở SGK trang 19 sau đó gọi học sinh đọc nối tiếp bài trước lớp.Lưu ý cho HS đọc 2 lượt. -Gọi 2 HS khác đọc lại các câu thơ sau, chú ý ngắt nhịp các câu thơ: Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa Thương người/ rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm. Rất công bằng/rất thông minh Vừa độ lượng/lại đa tình/đa mang. -GV đọc mẫu: chú ý đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng , tình cảm, trầm lắng pha lẫn với niềm tự hào. -THI ĐỌC NHANH VÀ ĐỌC ĐÚNG CÂU CÓ ÂM ĐẦU,VẦN , THANH DỄ LẪN. -Chia lớp làm 4 nhóm và mỗi nhóm cử 1 bạn đại diện trình bày. -GV phát phiếu học tập cho các nhóm. -Mỗi nhóm sẽ tìm nhanh các câu có âm đầu , vần và thanh dễ lẫn ghi vào trong phiếu học tập. Sau đó đại diện các nhóm sẽ đọc các câu tìm được. Nhóm nào tìm được nhiêu câu nhất và đọc đúng các âm đầu, vần, thanh dễ lẫn thì nhóm đó sẽ giàng chiến thắng. -Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: -Gọi 2HS đọc từ đầu đến đa mang. -Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà? +Em hiểu câu thơ: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa. +Từ “nhận mặt” ở đây có ý nghĩa như thế nào? -Đoạn thơ này nói lên điều gì? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? -Nêu ý nghĩa của 2 truyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường? -Em biết truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó. -Gọi HS đọc 2 câu cuối bài và trả lời câu hỏi : Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? -Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì? -Bài thơ Truyện cổ nước mình muốn nói lên điều gì? -Ghi nội dung bài thơ lên bảng. *Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. -Gọi 2 HS đọc toàn bài thơ và yêu cầu cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc. -Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn thơ: Từ đầu cho đến rặng dừa nghiêng soi. -Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ. -Gọi HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ. -Tổ chức cho học sinh THI HỌC GIỎI,THUỘC NHANH. +GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử ra 3 người chơi để xếp các băng chữ ghép thành các câu thơ trong bài. + Nghe lệnh "bắt đầu", tất cả cùng lật băng( GV đã chuẩn bị gồm các chữ để ghép thành câu thơ), đọc và xếp lại đúng thứ tự các câu thơ trong bài; cần đặt (trình bày) các băng ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ như trong sách giáo khoa. +Giáo viên hô lệnh "bắt đầu", mọi người cùng thực hiện yêu cầu đã nêu. Ai xếp đúng, đủ, đẹp và nhanh nhất là người thắng cuộc (Đọc giỏi, thuộc nhanh) nếu có nhiều người cùng xếp đúng bài thơ với thời gian bằng nhau, giáo viên có thể xét thêm và cách trình bày đẹp, cách chơi đúng luật... để chọn nhóm giỏi nhất. -GV nhận xét,tổng kết. -Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa của bài thơ. -Nhận xét tiết học. -Dặn dò tiết học sau. -Hát. -3 HS lên bảng để thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc và câu trả lời của các bạn. -HS trả lời: +Bức tranh vẽ cảnh ông tiên, các em nhỏ và một vài cô gái đứng trên đài sen. Những nhân vật ấy em thường thấy trong truyện cổ tích. +Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây tre tre trăm đốt, Trầu cau, Sự tích chim cuốc. -HS nhắc lại. -HS đọc nối tiếp nhau bài thơ. +HS1: Từ đầu đến người tiên độ trì. +HS2: Tiếp cho đến rặng dừa nghiêng soi. +HS3: Tiếp cho đến ông cha của mình. +HS4: Tiếp cho đến chẳng ra việc gì. +HS5: Phần còn lại. -2 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. -HS lắng nghe. -Các nhóm học sinh thi đua với nhau. -2 HS đọc trước lớp. -HS đọc thầm và trả lời: +Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa sâu xa. +Ông cha ta đã trải qua bao cơn nắng, qua thời gian để rút ra bài học kinh nghiệm cho con cháu. +Là giúp con cháu nhận ra những truyền thống, tốt đẹp, bản sắc dân tộc, của ông cha ta từ bao đời nay. -Ca ngợi truyện cổ, đè cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành. -Bìa thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ Tấm Cám, Đẽo vày giữa đường qua chi tiết : Thị thơm thị giấu người thơm/ Đẽo cày theo ý người ta. +Tấm Cám: thể hiện sự công bằng trong cuộc sống. +Đẽo cày giữa đường: Khuyên người ta phải tự tin, không nên thấy ai nói như thế nào cũng làm theo. -Mỗi HS nói về một truyện. -2 câu thơ cuối bài là lời ông cha ta răn dạy đời sau: Hãy sống nhân hậu,độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. -Đoạn thơ cuối bài là những bài học quý của ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau. -Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ đất nước vì những câu chuyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. -HS nhắc lại. -2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ. -HS đọc thầm. -HS đọc. -Các nhóm HS thi với nhau. -HS nêu lại. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe và thực hiện. Luyện từ và câu Bài: Từ trái nghĩa (Tiếng Việt 5) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu được thế nào là từ trái nghĩa và tác dụng của từ trái nghĩa. 2.Kĩ năng: -Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa. 3.Thái độ: - Có hứng thú học tập môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bút dạ và băng giấy chuẩn bị sẵn. 2.Học sinh: -Sách giáo khoa,vở bài tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động 3.Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nhận xét 3.Ghi nhớ 4.Luyện tập 5.Củng cố, dặn dò. -Tổ chức thi TIẾP SỨC cho HS. +GV chia lớp làm 2 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 5 bạn đại diện chơi. +Khi GV hô “ bắt đầu” thì lần lượt các thành viên trong nhóm lên bảng viết các từ đồng nghĩa với từ “chết”. Trong vòng 1 phút nhóm nào viết được nhiều từ hơn thì nhóm đó sẽ giành chiến thắng. -GV nhận xét, tổng kết. - Ở tiết trước các em đã được học về từ đồng nghĩa và để biết như thế nào là từ trái nghĩa chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. -GV ghi tựa đề lên bảng. *Bài tập 1: -Yêu cầu HS đọc bài tập 1 trong phần nhận xét. -Bài này yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 3 phút và trình bày kết quả thảo luận. -GV chốt lại: Phi nghĩa là trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người lương tri ủng hộ. Chính nghĩa là đúng với đạo lí. Cuộc chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến đấu vì lẽ phải, chống lại những hành động xấuHai từ này có nghĩa trái ngược nhau nên gọi là từ trái nghĩa. -Vậy từ trái nghĩa là gì? *Bài tập 2,3: -Gọi 1 HS đọc bài tập 2,3. -Yêu cầu HS tự làm bài.Sau khi làm xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. -Gọi HS trình bày kết quả của mình. -GV nhận xét, tổng kết. -Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. -Gọi 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa. *Bài tập 1: -Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. -Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. -Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình. -GV nhận xét,tổng kết. *Bài tập 2,3: Quy trình tương tự bài tập 1. *Bài tập 4: -Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. -Yêu cầu HS tự làm bài. +GV lưu ý cho HS cũng có thể đặt một câu chưa cả cặp từ trái nghĩa như: Chúng em yêu hòa bình,ghét chiến tranh. -GV nhận xét,tổng kết. -Gọi HS dưới lớp đọc nối tiếp câu văn của mình. -Tổ chức cho HS thi TÌM NHANH CÁC TỪ TRÁI NGHĨA. +GV chia HS thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi. +Khi GV hô bắt đầu thì các nhóm sẽ dùng bút dạ để nối các cặp từ trái nghĩa với nhau. Đội nào nối nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.Thời gian cho mỗi đội là 1 phút. -GV nhận xét, tuyên dương. -GV nhận xét tiết học. -Dặn dò tiết học sau. -Các nhóm HS thi đua với nhau. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại. -1HS đọc. Cả lớp đọc theo dõi và đọc thầm. -Bài này yêu cầu chúng ta so sánh nghĩa của từ chính nghĩa và phi nghĩa. -Các nhóm HS thảo luận với nhau. Đại diện các nhóm trình bày. -HS lắng nghe. -Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. -1 HS đọc. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. -HS làm bài cá nhân.Sau đó trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình. -HS trình bày. Cả lớp theo dõ và nhận xét bài làm của bạn. -2 đến 3 HS đọc. -1 HS nhắc lại và lấy ví dụ. -1 HS đọc.Cả lớp theo dõi và đọc thầm. -HS trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Lắng nghe. -1 HS đọc.Cả lớp theo dõi, đọc thầm. -HS làm việc cá nhân.2 HS lên bảng trình bày. -HS nhận xét bài làm của bạn. -5 đến 7 HS đọc nối tiếp. -Các nhóm HS thi đua với nhau. A B To Ngắn Béo Chậm Cao Nhỏ Dài Gầy Nhanh Thấp -Cả lớp theo dõi và nhận xét. -Lắng nghe. -Lắng nghe. C: PHẦN KẾT LUẬN Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Mgorki từng nói: “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Vì vậy bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. “Học mà chơi- chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho cả giáo viên và học sinh đồng thời tạo nhiều ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả.Trò chơi học tập cho học sinh Tiểu học là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho học sinh , nó kích thích sự hứng thú học tập nhận thức, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh. Tiểu luận đã đưa ra mục đích, sự chuẩn bị, cách thức tiến hành 5 hệ thống trò chơi chính, dẫn chứng minh họa một số trò chơi biến thể cùng với cách thức sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.Tôi cũng có một số trò chơi nhằm cung cấp cho các em sự linh hoạt sáng tạo trong học tập cũng như vận dụng vào thực tiễn học mà chơi, chơi mà học của các em và thấy được vai trò của trò chơi trong dạy học hiện nay ở trường Tiểu học .Phương pháp trò chơi đang được áp dụng rất rộng rãi trong các trường học được các em tiếp thu một cách tích cực. Nó đã hợp lí về mục đích sử dụng, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức. Mỗi bài học có rất nhiều trò chơi để áp dụng vào những bài học khác nhau giúp các em thích thú hơn. Bên cạnh những thành công đạt được tiểu luận này còn một số hạn chế nhất định, kính mong cô và các bạn đóng góp ý kiến giúp tôi có thể khắc phục những hạn chế hoàn thành tốt bài tiểu luận này . Tôi xin chân thành cảm ơn ! D: PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Phương Nga,Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học,NXB Đại học Huế,2012. 2. Bùi Văn Duệ, Tâm lý học tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994. 3. Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức, 150 trò chơi thiếu nhi, NXB Giáo dục. 4. Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh, NXB Giáo dục. 5. Vũ Xuân Đỉnh, Học mà vui vui mà học, NXB ĐHSP. 6. Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh, (1986), Tâm lí trò chơi trẻ em. 7. TS.Vũ Thị Lan(2010), “Xây dựng trò chơi học tập Tiếng việt dựa theo tích truyện dân gian”, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, NXB GDVN.
File đính kèm:
- boi_duong_hung_thu_hoc_tap_mon_tieng_viet_cho_hs_tieu_hoc_thong_qua_viec_xay_dung_he_thong_tro_choi.doc