Biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở tiểu học

Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết các sử dụng ngôn ngữ tạo hình(đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục, ) thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh.

Quy trình Vẽ theo âm nhạc (hay Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc) là một trong bảy quy trình của Chương trình dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học, theo Dự án, phương pháp mới của Vương quốc Đan Mạch hiện nay,

Trong quá trình giảng dạy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh, các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên việc quản lí lớp học của giáo viên có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của học sinh không được đồng đều theo mong đợi của giáo viên.

Vậy, làm thế nào để giờ dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc đạt hiệu quả nhất, tôi đã chọn để nghiên cứu viết Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học.

Quy trình Vẽ theo âm nhạc giảng dạy trong trường Tiểu học: Đối với lớp 5 trong các tuần 6, 7, 8; đối với lớp 4 trong tuần 19, 20.

 

docx26 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 8053 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn. Học sinh tưởng tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn. Giáo viên sử dụng câu hỏi nhằm gợi ý, phát triển trí tưởng tượng của HS. 
Ví dụ 1 về cách tạo và trang trí một bìa lịch hoặc bìa sách/ truyện:
“Mùa xuân đến là mùa của những cành đào khoe sắc thắm, mùa của đàn én bay liệng trên bầu trời, mùa của những giọt sương long lanh đọng trên hoa lá. Bạn lấy camera là khung hình được trổ thành bìa lịch hay thành bìa sách/ truyện ra chụp hình trên tờ giấy vẽ theo âm nhạc và vẽ, trang trí thêm, đặt tên cho bìa lịch hay sách/ truyện, cuối cùng kể cho chúng ta nghe về nội dung mùa xuân ở đó...”
Ví dụ 2 về một câu chuyện tưởng tượng:
 “Ngày xửa ngày xưa có một con chim hiếm sống ở nước ta. Người ta nói rằng nó đã quay lại. Bạn lấy camera là khung tìm hình được trổ ra từ giấy và đi tìm con chim đó, “chụp hình” và kể cho chúng ta nghe về nguồn gốc, đặc điểm, điều kiện sống,.thức ăn, hoàn cảnh khi nó được tìm ra” 
Giáo viên chuẩn bị một khung tìm hình được trổ ra từ giấy cho từng học sinh hoặc để các em tự làm các khung tìm hình của riêng mình tùy vào sở thích và lứa tuổi của học sinh.
Với ví dụ trên, mỗi học sinh sẽ tìm cho mình con chim đặc biệt đó. Các em suy nghĩ và tự tìm ra cho mình những câu chuyện để kể. Các em sẽ lần lượt kể câu chuyện đó cho cả lớp, khi kết thúc mỗi câu chuyện, người kể sẽ chỉ định bức hình tiếp theo của bạn khác để trình bày và cứ thế tiếp tục, các em đều có cơ hội kể câu chuyện của mình.
HOẠT ĐỘNG 4: Tạo bức tranh theo tưởng tượng- bức tranh biểu cảm mới (ở lớp 4) hoặc các sản phẩm trang trí như: bưu thiếp, thiệp mời hoặc bìa sách, bìa lịch..(ở lớp 5).
* Mục tiêu hoạt động 4 giáo viên sẽ khuyến khích học sinh để đạt được:
- Xây dựng ý tưởng từ khung màu, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo tưởng tượng- bức tranh biểu cảm mới, hay bìa sách, bưu thiếp hoặc thiệp mời... 
- Gợi mở và hỗ trợ học sinh thực hiện trang trí bìa sách, thiệp và các sản phẩm ứng dụng theo ý thích
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức trang trí vào sản phẩm. 
* Cuối hoạt động này học sinh có khả năng đạt được Kết quả: 
- Có ý tưởng hay, phù hợp với chủ đề để tạo được một bức tranh theo tưởng tượng, bìa sách, bưu thiếp, thiệp mời từ khung màu đã chọn; 
- Lựa chọn được cách sắp xếp hình ảnh minh họa và chữ viết phù hợp, sáng tạo trong trang trí bìa, thiệp; 
- Thảo luận về hiệu quả của các cách trình bày khác nhau.
*Cách tiến hành: GV hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm trang trí sản phẩm của mình với các câu hỏi mang tính chất gợi mở để HS chủ động, sáng tạo theo ý thích và khả năng riêng. Học sinh tự làm các sản phẩm của riêng mình một cách sáng tạo. Các em sẽ viết các chữ cái trang trí hoặc những dòng chữ viết tay thật đẹp tùy theo khả năng của từng em vào những vị trí phù hợp ở bìa sách, bìa lịch, bưu thiếp hoặc thiệp mời. Giáo viên sẽ hỗ trợ các em trong suốt quy trình này. 
* Ở hoạt động này GV có thể hỏi HS một số câu hỏi để định hướng cho sự lựa chọn sản phẩm tạo thành của cá nhân các em, như:
- Em muốn tạo ra sản phẩm gì? 
- Trong khung hình đã chọn, em muốn giữ lại và muốn lược đi chi tiết nào? Tại sao? 
- Bố cục sản phẩm của em có theo những gì em muốn thể hiện không? Em có muốn thay đổi hay chỉnh sửa gì không? 
- Em có gặp khó khăn gì trong thể hiện chữ viết trên sản phẩm không?
HOẠT ĐỘNG 5: Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm.
* Mục tiêu khuyến khích học sinh tới: 
- Phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm; 
- Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và tự đánh giá cho HS. 
* Kết quả cuối hoạt động 5 học sinh đạt được: 
- Biết cách tổ chức trưng bày sản phẩm; 
- Có kĩ năng giải thích, nhận xét, đánh giá các sản phẩm; 
- Lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các HS khác.
* Cách tiến hành, tổ chức :
Người giáo viên cần hướng dẫn tổ chức các nhóm HS trưng bày sản phẩm. Lần lượt từng HS lên giới thiệu sản phẩm và trình bày sản phẩm. Để hoạt động này có hệ thống và các em tích cực trình bày, thảo luận thì GV có thể dùng một số câu hỏi HS:
- Em có hài lòng về tác phẩm? 
- Em có thấy ý tưởng của tác phẩm? 
- Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào? 
- Chọn bức hình mẫu mà ý tưởng và chức năng hỗ trợ lẫn nhau !
***Lưu ý: Ở cuối mỗi quy trình hay một chủ đề nào hoàn thành thì người Thầy giáo cần phải tiến hành tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh như các bước sau: 
Sự đánh giá giúp học sinh học tập tích cực và tiến bộ hơn !
Đánh giá môn Mĩ thuật dựa vào thông tư số 30/ 2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014 và TT22/ 2016 sửa đổi ở 3 mức độ: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.
* Để đánh giá và tìm hiểu được HS nắm được nội dung chủ đề ở mức độ nào, thì GV cần một số câu hỏi hỗ trợ đánh giá HS, như sau:
- Các em đã học được gì trong quy trình vừa rồi? 
- Mục tiêu của chúng ta là gì? 
- Ta có đạt mục tiêu không? 
- Chúng ta cần nghiên cứu gì tiếp theo? 
- Kết quả của quy trình này có dùng được cho quy trình tiếp theo không?
GV và HS thường xuyên trao đổi ý kiến về mục tiêu và kết quả của các hoạt động. Và việc đánh giá cần được thực hiện trong suốt quy trình. Nó có tính giáo dục hơn khi giáo viên tiến hành đánh giá liên tục bằng cách ghi chép lại sự tiến bộ của học sinh và chụp các bức ảnh trong suốt quy trình và sản phẩm triển lãm cuối cùng. 
4.3. Biện pháp thứ 3: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương.
	Để thực hiện tốt biện pháp này thì người giáo viên phải nghiên cứu xem chủ đề này được dạy trong thời gian bao lâu (mấy tiết học)? Mục tiêu của chủ đề? chủ đề dạy về cái gì? Đối tượng dạy ? Vật liệu, đồ dùng là những gì (Đài, loa, bản nhạc,...hay vật liệu nào có ở địa phương? Dựa vào sách Dạy Mĩ thuật để làm căn cứ thiết kế kế hoạch dạy học cho phù hợp điều kiện địa phương và học sinh.
Ví dụ: Thiết kế kế hoạch dạy học:
Mĩ thuật – Lớp 5
Chủ đề 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC
Thời gian: 3 tiết
Nội dung: Sử dụng sách Dạy Mĩ thuật lớp 5
I. Mục tiêu:
- Nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc; chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
- Biết, hiểu về đường nét và màu sắc trong bước tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh.
- Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hơp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình/ của nhóm mình.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ theo Âm nhạc.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV:
Sách Học Mĩ thuật lớp 5.
Âm nhạc: bản nhạc có tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm,...
Sản phẩm của học sinh: hình ảnh bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch,... đã được sáng tạo từ bài vẽ theo nhạc.
HS: 
Sách Học Mĩ thuật lớp 5.
Giấy vẽ, màu vẽ, thước kẻ, kéo, keo,...
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Tiết 1: (Trang 41- 46)
HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu (13’)
1.1.Vẽ theo nhạc:
- Chia nhóm HS: từ 6- 8 em.
- Hướng dẫn HS trải nghiệm Vẽ theo nhạc trên khổ giấy A0, ghim giấy trên bàn.
- Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự từ nhạt đến đậm.
- Cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc và vẽ.
1.2. Thường thức, cảm nhận và tưởng tượng các hình ảnh trên bức tranh vẽ theo nhạc:
- Treo các bức tranh vẽ theo nhạc của nhóm lên bảng lớp.
- Sử dụng khung giấy hình chữ nhật để lựa chọn phần màu sắc mình thích trên bức tranh Vẽ theo nhạc và tưởng tưởng ra những hình ảnh có ý nghĩa.
* Tìm ra các phần màu có hòa sắc :
- Mảng màu nào có hòa sắc nóng- lạnh? Sáng- tối? Tương phản?
* Nêu các hình ảnh:
- Em liên tưởng tới những hình ảnh gì từ những đường nét và màu sắc trong bức tranh? 
- Từ những hình ảnh đó, em liên tưởng tới câu chuyện , đề tài gì?
1.3. Tìm hiểu các sản phẩm trang trí từ bức tranh vẽ theo nhạc:
- Quan sát hình 3.3 Sách Học mĩ thuật 5 hoặc hình minh họa do GV chuẩn bị, thảo luận nhóm để tìm hiểu cách trang trí: bìa sách, bìa lịch, bưu thiếp,...
- Từ những bức tranh vẽ theo nhạc có thể tạo ra những sản phẩm gì?
- Có những hình ảnh gì trên những sản phẩm đó?
- Trên bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch, phần hình ảnh và chữ được sắp xếp như thế nào?
- Em nhận thấy nội dung chữ và hình ảnh trên các sản phẩm có liên quan với nhau không?
- Em sẽ sử dụng bức tranh vẽ theo nhạc của mình để trang trí cho bìa sách, bưu thiếp hay bìa lịch?
- GV tóm tắt: Bức tranh Vẽ theo nhạc là sản phẩm được kết hợp giữa Âm nhạc và Hội họa. Màu sắc trong bức tranh là các hòa sắc nóng hoặc lạnh, đậm- nhạt, sáng- tối và tương phản.
 Từ những bức tranh đầy màu sắc có thể tưởng tượng ra những hình ảnh phong phú và đa dạng, mang nhiều ý nghĩa.
 Từ bức tranh Vẽ theo nhạc, có thể sáng tạo ra các sản phẩm Mĩ thuật như: bìa sách, truyện, thơ, bưu thiếp, bìa lịch,...
HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện (7’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.4 sách Học Mĩ thuật lớp 5, thảo luận nhóm để tìm hiểu cách trang trí sản phẩm từ bức tranh Vẽ theo nhạc.
- Hình ảnh được đặt ở vị trí nào trong sản phẩm của bạn?
- Nội dung nào của phần chữ được viết to, nội dung nào được viết nhỏ? Các nội dung đó được sắp xếp ở vị trí nào trên bìa sách/ bưu thiếp?
- Có những kiểu chữ nào được sử dụng trong sản phẩm?
- Cho HS quan sát bài do GV chuẩn bị.
- GV tóm tắt: Nội dung phần chữ phải phù hợp với hình ảnh mà em tưởng tượng được từ bức tranh Vẽ theo nhạc. Có thể vẽ thêm các đường nét và màu sắc để làm rõ ý tưởng.
 Trên bìa sách, bưu thiếp thường có hình ảnh; chữ và các con số. Có thể đặt hình ảnh, chữ, con số theo chiều dọc/ ngang/ trên /dưới/ trái / phải hay ở giữa bìa sách, bưu thiếp,...Tên sách cỡ chữ lớn nhất, rồi tên tác giả, tên nhà xuất bản và các nội dung khác.; màu sắc của chữ phải nổi bật.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.5.sách Học MT hoặc sản phẩm vẽ của học sinh năm trước. 
HĐ 3. Thực hành (15’)
1. Hoạt động nhóm:
- Vẽ bức tranh theo Âm nhạc bằng đường nét, trên giấy A0.
- Trưng bày bức Vẽ theo Âm nhạc của các nhóm, để lớp nhận xét.
*** Giải lao: Mở nhạc hoặc lớp hát 1 bài.
Tiết 2: (Trang 46)
HĐ 3. Thực hành (25’)
2. Hoạt cá nhân:
- Lựa chọn phần hình tưởng tượng mà mình thích, từ bức tranh vẽ theo âm nhạc bằng đường nét, trên giấy A0. 
- Thêm đường nét, màu sắc để trang trí thành bìa sách/ bưu thiếp/ bìa lịch, theo ý thích.
*** Yêu cầu: giữ gìn sản phẩm cá nhân, để giờ sau tiếp tục hoàn thành ở tiết 3.
Tiết 3: (Trang 46- 47)
HĐ 3. Thực hành (20’)
 - Hoàn thành trang trí thành bìa sách/ bưu thiếp/ bìa lịch, theo ý thích.
HĐ 4.Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (15’)
*** Xem trước Chủ đề 4: “Sáng tạo với những chiếc lá”
- HS nhận nhóm.
- Nhận giấy ghim, lựa chọn màu để vẽ theo nhạc.
- Treo tranh
- Tìm các mảng màu có hòa sắc đẹp.
- Hoa, lá, cỏ cây, mặt trời,...
- Phong cảnh, tĩnh vật, hoạt động của con người,...
- quan sát, thảo luận nhóm
- bìa sách, bìa lịch, bưu thiếp,...
- tranh, chữ.
- HS trả lời.
- Đường nét, hình ảnh gợi được nội dung của chữ.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS quan sát, thảo luận nhóm.
- Bên trên/ dưới/giữa/ trái/ phải.
- HS trả lời.
- Chữ in hoa, chữ in thường, chữ trang trí,...
- HS nghẹ giảng.
 -Quan sát.
- Nhóm vẽ theo nhạc.
- Các nhóm treo, nhận xét nhóm mình, nhóm bạn.
- Lớp hát giải lao.
- HS lựa chọn và làm thực hành cá nhân.
- Bảo quản sản phẩm của cá nhân.
- HS hoàn thành thực hành cá nhân.
- Trưng bày và giới thiệu và nhận xét sản phẩm của bạn, của mình.
4.4. Biện pháp thứ tư: Giáo viên bộ môn cần nắm chắc việc đổi mới cách đánh giá HS:
* Nguyên tắc, nội dung đánh giá HS trongHĐGD Mĩ thuật:
Dựa vào thông tư số 30/ 2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014 và thông tư số 22/ 2016/ TT- BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
* Đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục MT: 
 Các hình thức và tiêu chí đánh giá:
Học sinh tự đánh giá (Đánh giá lẫn nhau giữa các cặp, nhóm, cá nhân) dựa trên:
- Sự tham gia vào hoạt động học tập.
- Thời gian hoàn thành, thứ tự hoàn thành.
- Kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kĩ năng.
- Khă năng tự học, khả năng giao tiếp, hợp tác, độc lập, sáng tạo,
2. Giáo viên đánh giá học sinh: (Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể dựa trên các tiêu chí đã xây dựng:
 - Sự tích cực chuẩn bị bài, sẵn sàng học tập, sự hợp tác.
 - Kế hoạch học tập, khả năng phát triển. Kế hoạch tiếp theo là gì?
 - Năng lực học tập: nhận thức, kĩ năng, sự linh hoat, độc lập, sáng tạo.
 - Năng lực sở thích của học sinh về ngôn ngữ tạo hình (bố cục, đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt,)
 - Năng lực xã hội: Giao tiếp, hợp tác, thích ứng.
 - Đánh giá thông qua kiểm tra vấn đáp, viết hoặc thực hành, hoạt động thực tiễn, câu lạc bộ, chuyên đề,
 3. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá: 
	 - Sự chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà của HS.
	 - Đánh giá thông qua các sản phẩm Mĩ thuật của con em ở lớp mang về.
* Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh qua các biểu hiện hoặc hành vi: 
+ Khả năng thực hiện các công việc phục vụ cho học tập 
+ Khả năng giao tiếp, hợp tác 
+ Khả năng tự học và giải quyết vấn đề
* Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh qua các biểu hiện hoặc hành vi: 
+ Chăm học, thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn, thầy giáo, cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật, tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; 
+ Tự tin, tự trọng, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. 
+ Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
5. Kết quả đạt được: 
Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào giảng dạy quy trình Vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5 của trường tôi, kết quả đạt như sau:
Năm học
Lớp
Số
học sinh
Kết quả chất lượng giáo dục môn Mĩ thuật: 
Quy trình Vẽ theo nhạc
Ghi chú
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
2016- 2017
4
104
63
61
41
39
0
5
68
46
68
22
32
0
2017- 2018
4
77
58
75
19
25
0
5
104
82
79
22
21
0
MỘT SỐ SẢN PHẨM, BÀI VẼ THEO ÂM NHẠC
CỦA HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
- LỚP 5: (Chủ đề 3: Âm nhạc và sắc màu)
Bìa sách: Toán tuổi thơ
HS: Nguyễn Thị Ánh Dương
Lớp 5B, 
Năm học 2016- 2017
Thiêp chúc mừng
HS: Trần Ngọc Mai
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Thiêp Chúc mừng năm mới
HS: Nguyễn Văn Hoàng
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Bìa lịch 2015
HS: Nguyễn Tiến Hùng
Lớp 5B
Năm học 2016- 2017
Thiêp: Tuổi học trò
HS: Phạm Thị Trà My
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Bìa sách:Chăm học chăm làm
HS: Nguyễn Thị Nhung 
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Thiệp Chúc sinh nhật
HS: Nguyễn Thùy Dương
Lớp 5A
Năm học 2017- 2018
Thiêp Chúc sinh nhật
HS: Đinh Trọng Hiếu 
Lớp 5B
Năm học 2017- 2018
Bìa Lịch
HS: Nguyễn Lan Anh
Lớp 5B
Năm học 2017- 2018
SP: Thiệp mừng 8/3
HS: Nguyễn Thị Nhung
Lớp 5C
Năm học 2017- 2018
SP: Chiếc khăn tay
HS: Nguyễn Hiền Thảo
Lớp 5B
Năm học 2017- 2018
Thiêp Chúc mừng sinh nhật
HS: Nguyễn Nguyệt Hà
Lớp 5A
Năm học 2017- 2018
- LỚP 4: (Chủ đề 7: Vũ điệu của sắc màu)
Tác phẩm: Cá trong hồ
HS: Nguyễn Quý Hiệp
Lớp 4A
Năm học 2016 – 2017
Tác phẩm: Phong cảnh Núi rừng
HS: Nguyễn Thị Kim Oanh
Lớp 4C
Năm học 2016 - 2017
Tác phẩm: Bình minh muộn
HS: Nguyễn Quý Hiệp
Lớp 4A, Năm học 2016 – 2017
Tác phẩm: Mùa thu quê em
HS: Nguyễn Đức Mười
Lớp 4C, Năm học 2016 - 2017
Tác phẩm: Sông núi quê em
HS: Nguyễn Kim Nam
Lớp 4B, Năm học 2017 – 2018
Tác phẩm: Làng quê thanh bình
HS: Nguyễn Thị Khánh Hòa
Lớp 4B, Năm học 2017 - 2018
Tác phẩm: Quê em bên sông
HS: Ngô Thị Mai Anh
Lớp 4B, Năm học 2017 – 2018
Tác phẩm: Phong cảnh miền núi
HS: Nguyễn Thị Lan Anh A
Lớp 4C, Năm học 2017 - 2018
Tác phẩm: Đàn cá tung tăng bơi lội
HS: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Lớp 4B, Năm học 2017 – 2018
Tác phẩm: Núi rừng trùng điệp
HS: Lê Hoài Thương
Lớp 4C, Năm học 2017 - 2018
Tác phẩm: Phong cảnh xóm em
HS: Nguyễn Như Ngọc
Lớp 4B, Năm học 2017 – 2018
Tác phẩm: Ao làng
HS: Nguyễn Minh Hiếu
Lớp 4B, Năm học 2017 - 2018
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: 
- Về nhân lực: 
Giáo viên giảng dạy chuyên Mĩ thuật được cập nhật kiến thức thường xuyên qua các buổi tập huấn, chuyên đề dự giờ thăm lớp giữa các trường, cấp cụm trường, cấp huyện.
Giáo viên đi dự giờ thăm lớp nhiều mới tìm ra cái hay, cái cần và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình cũng như cho đồng nghiệp để có phương pháp chuyên sâu hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Mĩ thuật nói chung và dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc nói riêng.
- Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học:
Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết tranh thủ, phối hợp chặt chẽ với sự đồng thuận và ủng hộ cao từ Ban giám hiệu nhà trường, từ giáo viên chủ nhiệm lớp và đặc biệt là với Cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác để có nguồn kinh phí dồi dào thường xuyên tu bổ trang thiết bị giảng dạy của giáo viên cũng như đồ dùng học tập của học sinh, để các em được thể hiện năng lực của mình trên mọi chất liệu hay sản phẩm sẵn có ở địa phương... 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Quy trình dạy - học Mĩ thuật: Vẽ theo âm nhạc, là một trong những môn học được sự định hướng tích hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí hoặc tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới. Đây là quy trình dạy học mới, lạ, được chương trình giáo dục phổ thông đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp 4, 5 ở Tiểu học hay có thể gọi là Quy trình dạy - học mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên Âm nhạc .
 Thông qua quy trình dạy - học mĩ thuật Vẽ theo nhạc ở Tiểu học này, học sinh sẽ học được cách: 
- Lắng nghe và vận động, di chuyển theo giai điệu của âm nhạc. 
- Chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét từ sự hứng khởi. 
- Phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo ra sản phẩm. 
- Sáng tạo những sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo giai điệu của âm nhạc. 
- Biết chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ bức tranh lớn để trang trí, giao tiếp
Để nâng cao chất lượng giảng dạy tốt Quy trình Vẽ theo Âm nhạc, thì người giáo viên cần phải hiểu mục tiêu của chủ đề dạy, nắm chắc quy trình giảng dạy, hiểu và tiến hành tốt cách hướng dẫn thực hiện quy trình dạy. Đặc biệt phải tranh thủ mối quan hệ, sự ủng hộ đồng thuận từ Ban giám hiệu, cha mẹ HS và HS, các lực lượng xã hội, để có đầy đủ đồ dùng dạy- học cũng như vật chất phục vụ cho giảng dạy.
 Cụ thể:
GV cần có sự chuẩn bị đồ dùng của GV và HS đầy đủ.
GV bộ môn cần thường xuyên cập nhật và cụ thể hóa các hoạt động dạy- học của Quy trình Vẽ theo nhạc ở mỗi chủ đề, tiết dạy; Đưa ra các câu hỏi phù hợp HS dễ trả lời, dễ cảm thụ.
GV cần xây dựng, thiết kế kế hoạch bài dạy chi tiết, xuyên suốt chủ đề, để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo Âm nhạc.
GV bộ môn thường xuyên trau dồi, tiếp cận về đổi mới cách đánh giá HS. 
Vì vậy người GV phải là người nhiệt tình và tâm huyết với nghề, có sự sáng tạo và sáng tạo không ngừng để đáp ứng với nhu cầu giáo dục nước nhà cũng như nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến thế giới.
. Kiến nghị:
- Đề nghị nhà trường có sự đầu tư về thiết bị, đồ dùng giảng dạy và loa máy, âm li, đĩa nhạc... và tài liệu về Mĩ thuật nói chung và về Vẽ theo Âm nhạc nói riêng để giáo viên mượn, đọc và sử dụng trong giảng dạy.
- Đề nghị cấp Sở GD&ĐT, cấp Phòng GD&ĐT đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phục vụ công tác dạy học Mĩ thuật theo dự án của Đan Mạch để chúng tôi thuận tiện thực thi dự án ; Cần có nhiều buổi chuyên đề hơn với các Quy trình đề chúng tôi có căn cứ giảng dạy....
Trên đây là kinh nghiệm “Biện pháp Nâng cao chất lượng dạy- học tốt Quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” của tôi sau gần 2 năm tiếp cận với Dự án giảng dạy Mĩ thuật của Đan Mạch. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.
Trân trọng cám ơn!
 Tháng 2 năm 2018

File đính kèm:

  • docxMi thuat 45 Sang kien Quy trinh Ve Theo nhac lop 45 o Tieu hoc_12312516.docx
Sáng Kiến Liên Quan