Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 1
Thực trạng trong công tác giảng dạy kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Nhân Hoà nói riêng.
1.2.1 Ưu điểm.
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ, nghe lời thầy cô giáo. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Tất cả học sinh đều đã qua bậc học Mầm non nên cơ bản đã nhận biết và thuộc bảng chữ cái.
Là lớp đầu cấp nên phụ huynh rất quan tâm đến con, em của mình khi bước đầu chập chững vào lớp 1.
Nhà trường cung cấp đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên như Máy chiếu, Ti vi có kết nối mạng Internet .
Bên cạnh đó, giáo viên có tinh thần học hỏi, có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đặc biệt là được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường.
1.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Một số học sinh đọc bài chưa được trôi chảy, tốc độ đọc còn chậm, phát âm sai, có em đọc còn đánh vần, đọc thừa, thiếu tiếng, ngắt ý, ngắt câu sai, Học sinh còn chưa biết thay đổi giọng đọc ở từng đoạn để phù hợp nội dung dẫn đến chất lượng đọc chưa cao.
Lớp học chưa sôi nổi, một số học sinh chưa thật sự tập trung vào bài và phối hợp với các bạn hoạt động nhóm còn hạn chế.
Các khâu bước, hình thức tổ chức dạy học máy móc, chưa linh hoạt.
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục đích của biện pháp Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học, việc học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ quan trọng là rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngay từ lớp 1. Cùng với kĩ năng viết, kĩ năng đọc là sự khởi đầu cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Nếu kĩ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong môn học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Kĩ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện để nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp, sử dụng sách giáo khoa,.. từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình. Là một trong những người đặt nền móng tri thức cho các em, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ trong từng bài dạy, tiết dạy “ Dạy như thế nào để đem lại cho các em nhiều lợi ích thiết thực trong nghe,đọc, nói, viết”. Không những dạy cho các em biết nói những lời hay mà còn phải dạy cho các em đọc đúng, hiểu đúng, viết đúng. Vậy làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho các em để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, đọc tốt hơn giúp các em hiểu nội dung bài đọc hơn. Người giáo viên cần làm thế nào để mỗi tiết dạy đọc thực sự hiệu quả và chất lượng Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở của một giáo viên dạy lớp 1 như tôi. Bản thân tôi luôn muốn tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh học tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và đưa ra: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1”. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 1E trường Tiểu học Nhân Hoà. Phạm vi: Năm học: 2022 – 2023 3 1.2.2 Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Một số học sinh đọc bài chưa được trôi chảy, tốc độ đọc còn chậm, phát âm sai, có em đọc còn đánh vần, đọc thừa, thiếu tiếng, ngắt ý, ngắt câu sai, Học sinh còn chưa biết thay đổi giọng đọc ở từng đoạn để phù hợp nội dung dẫn đến chất lượng đọc chưa cao. Lớp học chưa sôi nổi, một số học sinh chưa thật sự tập trung vào bài và phối hợp với các bạn hoạt động nhóm còn hạn chế. Các khâu bước, hình thức tổ chức dạy học máy móc, chưa linh hoạt. b. Nguyên nhân. Học sinh mới chuyển cấp từ mầm non lên, chuyển từ hoạt động chơi là chính sang hoạt động học là chính nên các em còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với các hoạt động học. Một số học sinh tăng động, giảm chú ý dẫn đến trong giờ học, các em không tập trung, không có hứng thú và không muốn học. Và là học sinh lớp 1 còn nhỏ ý thức tự giác học tập chưa cao, chưa quen với các nề nếp học tập trong trường Tiểu học. Một số học sinh chưa nắm và phân biệt đúng cách đọc các thanh, vần, âm điệu, chưa nắm rõ quy tắc ngắt, nghỉ hơi, cách thể hiện giọng đọc. Một số giáo viên hướng dẫn đọc còn qua loa, chưa có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hay. 1.3.Tính cấp thiết. Để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ quan trọng là rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngay từ lớp 1. Việc rèn cho học sinh đọc trơn, đọc lưu loát văn bản là việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở để học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở các lớp trên. Muốn vậy, việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 rất quan trọng. Từ thực trạng trên đã thôi thúc tôi cố gắng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi đưa ra các biện pháp thiết thực để giúp học sinh tự tin khi đọc và góp phần nâng cao chất lượng đọc nói riêng và chất lượng môn Tiếng Việt nói chung. 5 với sở thích của các em. Ví dụ các trò thi đố, các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán. Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên đã lựa chọn trò chơi, nhất là ở hoạt động khởi động. Trò chơi ở hoạt động này là trò chơi đơn giản, diễn ra ngắn gọn nhưng tạo hứng thú cho các em trước khi bước vào bài học. Một số trò chơi thường được sử dụng đó là: “Ô cửa bí mật”, “Hộp quà”, “Hái quả” , Hoặc thi tìm tiếng, từ mới chứa vần vừa học bằng trò chơi: Bắn tên, Đố bạn, Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “Bắn tên” thi tìm nhanh - đọc đúng, nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng vào sự tiến bộ của học sinh, nhìn nhận các em theo cách nhìn tích cực. Bên cạnh đó giáo viên là người luôn nâng đỡ, khích lệ, đề cao tính sáng tạo của các em. Đôi lúc giáo viên cũng cần tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tự tin hơn trong học tập. Từ đó khơi gợi sự hứng thú học cho học sinh. Tổ chức trò chơi tạo không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Học sinh có tâm lý thoải mái thì việc học mới thực sự đem lại hiệu quả cao. 2.2. Biện pháp 2: Phân loại, rèn đọc cho từng đối tượng học sinh trong lớp. 2.2.1 Mục tiêu Phân loại học sinh theo khả năng nhận thức, từ đó có căn cứ để xây dựng kế hoạch bài dạy với nội dung dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2.2.2. Cách thực hiện Bước 1: Kiểm tra kỹ năng đọc và phân loại đối tượng học sinh. Việc phân loại đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Đây có thể coi là một biện pháp có tính khả dụng, hữu hiệu và hợp lý vì giúp cho giáo viên 7 c. Đối với học sinh thuộc đối tượng 3 Những học sinh đọc chưa đạt là những học sinh đánh vần, đọc chậm, đọc sai vần, ngọng về âm, dấu thanh,... và chưa hiểu nội dung bài. Đây là những học sinh mà giáo viên cần đặc biệt quan tâm ngoài những cách như sửa sai, sửa ngọng một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, hướng dẫn các em. Việc rèn đọc cho những học sinh này không chỉ trong một số tiết là xong mà có khi phải thực hiện trong cả một học kì hoặc cả năm học Tôi thực hiện như sau: - Xếp học sinh thuộc nhóm này ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc. Xây dựng nề nếp học tập, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. Sử dụng một số kĩ thuật phát âm đơn giản để giúp các em phát âm đúng. - Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; giáo viên (hoặc học sinh trong tổ tư vấn) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng để đọc theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm, để các em phát âm đúng. - Giúp học sinh luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn nhiều lần để các em quen với mặt chữ. Trong hoạt động này giáo viên phải giám sát để hỗ trợ kịp thời. Trong phần đọc hiểu giáo viên cũng không quá kì vọng, chỉ cần các em trả lời theo ý hiểu của các em hoặc trả lời theo sự gợi ý của giáo viên là được. - Tôi cũng sử dụng tổ tư vấn để kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng trong giờ Đọc, trong các giờ truy bài hoặc luyện đọc ngoài giờ. - Giáo viên ghi chép sự tiến bộ của học sinh thuộc đối tượng 3 này vào sổ theo dõi theo định kì hàng tuần. - Kết hợp với phụ huynh để rèn đọc thêm cho học sinh ở nhà. Tâm lý của học sinh Lớp 1 nói riêng và tất cả học sinh Tiểu học nói chung đều ham thích sự mới mẻ, nên ngoài những kiến thức bài đọc cụ thể trong sách giáo khoa giáo viên có thể sưu tầm những từ ngữ, câu thơ, quyển truyện hoặc bài báo phù hợp với lứa tuổi để cho học sinh luyện đọc. Từ đó có thể tạo hứng thú học tập cho tất cả học sinh. 9 âm lại thành các vần, để học sinh đọc đúng các vần. Nắm vững cấu tạo của từng vần và cách đánh vần. Với những vần khó đọc giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe và quan sát cách giáo viên đọc để đọc đúng, nếu học sinh vẫn không đọc được, giáo viên cho học sinh đánh vần nhiều lần từng âm, sau đó đọc lại. Ví dụ: an/ang, ăn/ăng, ăn/anh,. Với vần “an” giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần a – n – an với khẩu hình miệng mở vừa phải, với vần “ang” giáo viên cần hướng dẫn học sinh mở rộng khẩu hình miệng hơn khi đánh vần a – ng – ang. Ngoài việc hướng dẫn học sinh đánh vần đúng, giáo viên còn cho học sinh tìm thêm các tiếng, từ giống nhau ở âm đầu và dấu thanh, khác nhau vần an/ang. Giáo viên có thể đưa ra những hình ảnh hoặc từ, tiếng có chứa vần mà học sinh hay quên để gợi ý cho học sinh nhớ ra và đọc đúng vần. c. Đọc đúng các dấu thanh Ở lớp 1 học sinh thường hay mắc lỗi đọc ngọng, đọc sai, nhầm lẫn giữa các dấu thanh như: + Thanh “huyền” thành thanh “sắc” + Thanh “ngã” thành thanh “sắc” + Thanh “hỏi” thành thanh “nặng” Ví dụ: Học sinh đọc "bỡ ngỡ", thành "bớ ngớ"; “tủ” thành “tụ”. Để học sinh đọc đúng các dấu thanh giáo viên cần giúp các em phân biệt đúng các dấu thanh đó và sửa cho học sinh đọc sai bằng nhiều cách. Sử dụng các động tác đơn giản giúp học sinh phân biệt và nhớ các dấu thanh. Giáo viên đọc mẫu kết hợp với giải nghĩa từ để phân biệt cho học sinh khi đọc sai thì nghĩa của nó cũng thay đổi đi. Hướng dẫn học sinh cùng giúp nhau sửa ngọng. Không cười, trêu khi thấy bạn đọc ngọng. Một số học sinh ngọng sinh lý thì giáo viên cần kiên trì giúp các em sửa từ từ, tích cực động viên, cổ vũ để học sinh không cảm thấy tự ti, xấu hổ với bạn bè, thầy cô. 11 Mỗi câu hỏi có thể gọi 2 – 3 học sinh trả lời, qua đó không những rèn kĩ năng đọc hiểu mà còn rèn kĩ năng nói, kĩ năng diễn đạt thành câu. Sau mỗi câu trả lời học sinh được đánh giá lẫn nhau, từ đó giáo viên đánh giá chung được mức độ đọc hiểu trong lớp, có biện pháp uốn nắn kịp thời. Ngoài cách bám sát câu hỏi để rèn đọc hiểu, giáo viên còn linh hoạt sáng tạo, chọn cách luyện đọc hiểu và tạo sự lôi cuốn nhẹ nhàng. Ví dụ: Trong bài “Ngôi nhà”. Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em thích nhất cảnh vật nào ở ngôi nhà của bạn nhỏ? (Hàng xoan trước ngõ). Hay tìm những câu thơ cho biết tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà? (Em yêu nhà em hoặc Em yêu ngôi nhà.)Khi đó giúp học sinh hiểu bài hơn. Để tạo sự hứng khởi, hấp dẫn cho học sinh trong hoạt động tìm hiểu bài thì sự dẫn dắt của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Khi chuyển tiếp từ câu hỏi nọ sang câu hỏi kia, giáo viên cần có những câu chuyển mềm mại, phù hợp để liên kết liền mạch các câu hỏi một cách hợp lí. Khi học sinh trả lời, giáo viên cần khích lệ, động viên để các em tự tin, mạnh dạn thể hiện ý kiến cá nhân. Trả lời tốt các câu hỏi liên quan tới nội dung bài học giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài. Đó chính là tiền đề tốt cho việc đọc hay. b. Đọc hay: là thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đó là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngắt nghỉ, cường độ, để biểu đạt đúng những ý nghĩ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài đọc. Để giúp học sinh đọc hay, người giáo viên cần tiến hành như sau: - Thông qua nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh xác định giọng đọc phù hợp. - Chỉ ra những từ ngữ cần nhấn giọng. - Cách đọc ở một số câu đặc biệt: Câu hỏi gợi trí tò mò, hay câu nói diễn tả cảm xúc ở những trường hợp cụ thể... - Lưu ý đọc ở những câu có cách ngắt, nghỉ hơi khó. Sau khi đã làm xong những thao tác này, giáo viên có thể cho một học sinh giỏi đọc mẫu để cả lớp có định hướng đúng cho việc đọc hay. Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp luyện đọc trong nhóm. Học sinh đọc cho nhau nghe,
File đính kèm:
bao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doc_cho_hoc_sin.doc