Vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập Làm Văn lớp 3

 Môn Tiếng việt là một môn học tổng hợp của các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Muốn học tốt môn Tiếng việt đòi hỏi học sinh phải thực sự nổ lự học tốt các phân môn trên.

 Nếu học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, nắm được kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng đúng các dấu câu, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp ở phân môn Tập làm văn.Viết văn trôi chảy, rành mạch thì người đọc sẽ hiểu rõ và cảm thụ được nội dung bài viết của các em. Ngược lại các em viết câu lủng củng, vốn từ nghèo nàn, làm cho người đọc khồg hiểu và không cảm thụ được nội dung bài viết. Vì thế, muốn cho học sinh kể một câu chuyện rành mạch có đầu có cuối hay viết một bức thư ngắn,.Trước hết các em trao dồi kỹ năng nói và viết. Như vậy, với lứa tuổi học sinh tiểu học thì phân môn tập làm văn rất quan trọng cho việt học môn Tiếng việt.

 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh học yếu , thường viết văn lủng củng, ý nghèo nàn, Điều này cũng là một trong những thực trạng của học sinh lớp 3 hiện nay.

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập Làm Văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nghèo nàn, Điều này cũng là một trong những thực trạng của học sinh lớp 3 hiện nay.
 2/ Thực trạng:
 Lớp 3B trường Tiểu học Trịnh Thị Liền, năm học 2014 - 2015 nhìn chung số lượng học sinh tuy là ít (30 em) nhưng các em học chưa tốt môn Tiếng Việt rất nhiều. Thứ nhất các em còn nhỏ, chủ quan trong cách nghĩ, cách làm. Các em còn thích chơi nhiều, chưa cố gắng học tập tốt.
Phần đông các em sống trong gia đình nông dân, có đời sống thấp, việc giao tiếp còn hạn chế. Mà việc học tốt môn tập làm văn thì các em cần phải phối hợp tốt các hoạt động như nói, đọc trong nhà trường và cả ngoài xã hội nữa. Việc giao tiếp của các em còn hạn chế, từ đó vốn từ Tiếng Việt của các em còn rất nghèo, viết câu lủng củng, ý không rõ ràng. Qua 3 tháng đầu năm, tôi nhận thấy học sinh lớp 3B học tập làm văn chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ điểm thấp chiếm khoảng 17,2%, chiếm khoảng 4 em. Một số em khả năng dùng từ, liên kết câu còn rời rạc 
 3/ Lí do chọn đề tài:
 Dạy học môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản về “ Nghe-nói-đọc-viết”. Đối với môn Tiếng Việt, các phân môn đều có vai trò tương tác hổ trợ lẫn nhau, học phân môn này góp phần học tốt phân môn kia và ngược lại.Trong đó, phân môn tập làm văn là môn học có tính tổng hợp cao, yêu cầu học sinh phải có vốn kiến thức về ngữ liệu văn học (vốn từ có văn hoá). Học sinh tiểu học (học sinh lớp 3) ngoài vốn kiến thức sẵn có trong cuộc sống thực tiễn (vốn từ này chưa được trau chuốt gọt giũa) và vốn từ các em được tiếp nhận qua các môn học khác, các em còn được cung cấp từ qua môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu...). Đó là vốn từ vô cùng quí giá nếu chúng ta biết khai thác, vận dụng. 
 Qua giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy, học sinh còn nhiều hạn chế trong phân môn Tập làm văn, điểm bài làm thường thấp hơn so với các phân môn khác. Nguyên nhân của nó chính là do bài Tập làm văn của các em còn rời rạc, khả năng dùng từ liên kết câu còn hạn chế. để góp phần khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi là GV chủ nhiệm lớp 3B cố gắng tập trung tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn và tổng kết thành đề tài “ Vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3”.
 4/ Giới hạn đề tài:
 1/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Trịnh Thị Liền.
 2/ Phạm vi nghiên cứu:
 - Chương trình môn Tập làm văn lớp 3.
 - Các nội dung và biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Trọng tâm là các biện pháp vận dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở những năm trước.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đối với chương trình tập làm văn lớp 3 là kế thừa và phát triển của tập làm văn lớp 2 trong đó có các bài văn viết thư được mở rộng và nâng cao hơn, tạo ra những khó khăn trong quá trình dạy của giáo viên và của học sinh.
 Nói như vậy bởi vì học sinh khi tiếp xúc với các thể loại văn viết thư, kể chuyện các em phải đọc kĩ yêu cầu đề bài và phần gợi ý để hiểu đề bài yêu cầu gì. Từ đó các em xác định được yêu cầu của đề bài.
 Ví dụ: Đề bài viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Yêu cầu học sinh đọc đề, xác định đề.
 Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn gồm mấy câu?
Viết cho ai
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Những kinh nghiệm cho thấy trong quá trình dạy học phân môn tập làm văn.
Có trong chương trình lớp 3 là hợp lí, vừa sức với đại đa số học sinh.
 Mỗi loại bài là mỗi mạch kiến thức khác nhau về khái niệm và thể loại văn kể chuyện, viết thư.
 1/ Về giáo viên: Việc dạy phân môn tập làm văn còn phụ thuộc vào SGK – SGV. Chủ yếu cung cấp đủ số lượng các bài tập trong một tiết dạy, chưa chú trọng đến việc giúp các em mở rộng vốn từ, cách đặt câu. Còn hạn chế trong quá trình tìm hiểu những cái chưa biết.
 2/ Về học sinh: Việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, còn trông chờ vào người khác, ít động não, suy nghĩ độc lập. Sử dụng câu chưa phù hợp, vốn từ nghèo, ít đọc sách, nên việc viết đoạn văn đối với các em là rất khó, bài viết khô khan.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 * Biện pháp thực hiện:
 Biện pháp1: Dạy phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu giúp HS học tốt phân môn Tập làm văn:
 Các bài Tập làm văn của từng tuần gắn liền với chủ đề, nội dung của bài Tập đọc- Luyện từ và câu được đề cập tới trong từng bài học là giúp học sinh có vốn từ, tìm được ý để tập dùng từ đặt câu, tập viết đoạn văn xoay quanh chủ đề bài học. Trên cơ sở đó, nâng cao trình độ, năng lực sử dụng Tiếng Việt. Điều cần lưu ý ở đây, đối với học sinh lớp 3, dựa vào hệ thống từ ngữ nói trên các em có thể nâng cao, phát triển khả năng từ chỗ dùng từ đặt câu cô lập, trả lời câu hỏi dựa vào câu chuyện, tách rời khả năng liên kết câu ấy thành một đoạn văn thuộc thể loại kể chuyện, viết thư, viết đơn, kể lại một buổi sinh hoạt, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật...
Khi dạy Luyện từ và câu, GV còn nặng về hoàn thành bài tập ngay tại lớp chứ chưa thật sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng diễn đạt và củng cố, khắc sâu chủ đề của bài học hôm nay để HS vận dụng vào bài văn cuối tuần.
 Bởi vậy số HS trung bình, yếu không có chút “ hành trang” để hoàn thành bài Tập làm văn ngay tại lớp hoặc nếu hoàn thành chăng cũng ở mức độ tương đối.
 Ngoài ra đối với học sinh lớp3, vốn từ của các em còn nghèo, HS sử dụng từ chưa phù hợp diễn đạt còn lủng củng, kiến thức về cuộc sống xung quanh các em còn ít ỏi nên vận dụng hiểu biết trong thực tế để viết đoạn văn còn hạn chế.
 Để HS học tốt môn Tập làm văn. Bản thân tôi đã nghiên cứu, lập kế hoạch dạy học các môn Tập đọc- Luyện từ và câu sát với nội dung, chương trình môn Tập làm văn, cụ thể như sau:
 1/ Tìm hiểu chương trình phân môn Tập làm văn- Luyện từ và câu.
 Lập bản thống kê:
Bài tập đọc kí hiệu ( - )
Bài luyện từ và câu kí hiệu ( + )
Tuần
Bài Tập đọc- Luyện từ và câu
Trùng với kiểu bài TLV
5
- Cuộc họp của chữ viết
Tổ chức một cuộc họp tổ
6
- Nhớ lại buổi đầu đi học
+ Buổi lễ mở đầu năm học
Kể lại buổi đầu đi học
8
- Các em nhỏ và cụ già
Kể về người hàng xóm mà em quý mến
9
Ôn tập
Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc của người thân đối với em
10
- Thư gửi bà
Viết một bức thư ngắn cho người thân
11
- Đất quý đất yêu
Nói về quê hương hoặc nơi em đang ở
12
- Cảnh đẹp non sông
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh đẹp nước ta
13
- Vàm Cỏ Đông
Viết một bức thư ngắn cho bạn ở tỉnh miền Nam, miền Trung, miền Bắc
14
- Một trường tiểu học ở vùng cao
Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em
16,17
- Đôi bạn
+ Kể tên sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn
- Âm thanh thành phố
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn
18
- Ôn tập
Kể về việc học tập của em trong HKI
21,22
- Người trí thức yêu nước
- Nhà bác học và bà cụ
Kể về một người lao động trí óc mà em biết
23
- Nhà ảo thuật
- Chương trình xiếc đặc sắc
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
25
- Hội vật
- Hội đua voi ở Tây Nguyên
Tả lại quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội
26
+ Tên một lễ hội, hội, hoạt động trong lễ hội và hội
Kể những điều em biết về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn
27
Ôn tập
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết
 Sở dĩ, bản thân tôi thống kê bài Tập đọc, Luyện từ và câu theo bài, chủ đề trùng với kiểu bài Tập làm văn HS đang và sẽ học là vì tôi muốn các em vận dụng vốn từ ngữ ở một mảng chủ đề nào đó, những mẫu câu mà tôi lồng ghép, tích hợp, những kiến thức trọng tâm để vận dụng vào baì Tập làm văn thật tốt.
* Chẳng hạn ở chủ đề:
“ Thành thị và nông thôn” Tuần 17
 Đề bài Tập làm văn: Viết một bức thư ngắn em biết về thành thị hoặc nông thôn.
 Rõ ràng muốn làm được bài văn này thì bắt buộc HS phải biết rõ điểm đặc trưng của nông thôn, điểm nổi bật của thành thị thông qua bài Tập đọc “ Đôi bạn” và Luyện từ và câu “ Nói về thành thị và nông thôn”
 Như vậy dựa vào bản thống kê trên trong quá trình soạn giảng, tìm từ cần giải thích hợp, đồng thời liên hệ mở rộng những nội dung chính cần cung cấp cho HS và đặc biệt trong tiết Tập làm văn, tôi soạn hệ thống câu hỏi để giúp HS vận dụng hoàn thành tốt bài Tập làm văn tại lớp.
 2/ Chọn từ và cách giảng phù hợp, những nội dung cần thiết để vận dụng vào bài Tập làm văn:
 Như phó Giáo sư Phan Thiều đã viết “ Muốn làm giàu vốn từ ngữ cho HS ta phải giải quyết hai vấn đề.
 - Chọn từ ngữ nào để dạy?
 -Dạy như thế nào để HS nắm được các từ đã học?”
 Ngoài những từ ngữ của SGK, chúng tôi chọn thêm một số từ ngữ then chốt và liên hệ mở rộng thêm một số nội dung có liên quan đến bài Tập đọc, xoáy sâu vào chủ đề đang học nhằm giải thích HS hiểu nghĩa từ, nắm được nội dung của chủ đề để vận dụng vào bài Tập làm văn:
 * Từ ngữ cần cung cấp thêm cho HS (Ngoài SGK) (+)
 * Những nội dung cần cung cấp thêm cho HS: (-)
Tuần
Từ ngữ những nội dung tôi cần cung cấp thêm cho HS để vận dụng vào bài Tập làm văn
5
+ Cuộc họp, đề nghị 
 - Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp
 + Tựu trường, náo nức, hớn hở, rụt rè 
6
- Qua bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học” Hãy kể lại buổi đầu đi học của mình
8
+ Cụ già, thương cảm
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
10
- Nội dung bức thư gồm mấy phần
- Nhận xét cách viết về một bức thư
11
+ Đất quý, đất yêu 
- Từ “ cạo sạch đất” trong bài này nói lên điều gì?
- Vì sao họ coi quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất?
12
+ Đồng Đăng, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười
+ 6 câu ca dao nói về cảnh đẹp của những miền nào? Hãy kể ra từng miền
13
+ Vàm Cỏ Đông, Nam Bộ
- Ý nghĩa của bài thơ
14
- Bạn Sùng, Tờ Dìn giới thiệu mạnh dạn, tự nhiên về trường học vủa mình như thế nào?
- Hãy nêu cách giơí thiệu của bạn ấy?
16,17
+ Thị xã, làng quê
- Những sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn và thành thị
- Các âm thanh ấy nói lên điều gì của cuộc sống thành phố
21,22
+ Trí thức, nhà Bác học, Tiến sĩ Đặng Văn Ngữ
- Kể thêm một số người trí thức
23
+ Ảo thuật, xiếc
- Kể một số hoạt động nghệ thuật
- Kể một số môn nghệ thuật mà em biết
25
+ Sới vật
+ Hội đua voi
+ Trường đua 
- Kể tên một số hội mà em biết
- Hãy phân biệt lễ, hội, lễ hội
26
+ Kể tên một số hội, lễ hội, hoạt động trong lễ hội và hội ở địa phương em. 
 Để giúp HS nắm được từ đã học, tôi đã vận dụng 6 cách cung cấp từ ngữ cho HS.
Dùng hình ảnh, tranh vẽ
Dùng động tác
Dùng vật thật, người thật
Tìm từ ngữ trái nghĩa, cùng nghĩa
Đặt câu với từ cần giảng
Dùng ví dụ hoặc nêu tình huống minh hoạ cho từ cần giảng
 Tôi thường xuyên vận dụng 6 cách giảng từ trên và coi đây là vấn đề quan trọng trong lúc dạy Tập đọc - Luyện từ và câu.
 Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Đôi bạn”
 Giáo viên giải thích từ “thành phố” “ làng quê” tôi cho HS xem 2 tranh vẽ về cảnh ở thành phố và làng quê để HS trực quan. Ngoài ra, tôi còn mở rộng lưu ý, nhấn mạnh nhiều ví dụ minh hoạ, đồng thời liên hệ thực tế về cảnh vật,...thành thị và nông thôn. Như vậy HS hiểu được hai từ đó cộng với bước đầu có vốn kiến thức về thành thị và nông thôn để vận dụng vào bài Tập làm văn: Kể những câu chuyện em biết về thành thị nông thôn.
 Biện pháp 2: Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý
 Để HS hoàn thành tốt bài Tập làm văn. Chúng tôi tham khảo các tài liệu nói về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy.
 Theo phó giáo sư Phan Thiều nhận định “GV cần thực hiện phương châm chỉ gợi dẫn HS cách làm, chứ không làm thay hoặc khoáng trắng, phó mặc cho HS” (Trích sách Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học trang 130)
 Đồng thời để vận dụng phương pháp học mới: “Phát huy tính tích cực học tập của HS”. Tôi luôn luôn tổ chức cho HS tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức. Khi thực hiện phần hướng dẫn HS làm bài Tập làm văn, chúng tôi tiến hành như sau:
 Bước1: Tôi đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu đề bài như sau:
 + Đề bài yêu cầu làm gì? (Kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn)
 + Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn gồm mấy câu? (từ 7-10 câu)
 + Viết cho ai? (cho bạn)
 Sau khi HS tìm ý xong, tôi cho HS yếu lên gạch chân ở bảng phụ.
 Nhờ cách làm này mà khắc sâu được yêu cầu trọng tâm của đề bài, giúp các em không bị lạc đề.
 Bước 2: Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để giúp HS hoàn thành bài Tập làm văn tại lớp.
 Tôi soạn hệ thống câu hỏi ghi trong bảng phụ như sau:
 - Em có những hiểu biết đó nhờ đâu?
 - Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu?
 - Điều gì khiến em thích nhất?
 - Em có suy nghĩ gì khi đến đó?
 Với cách hướng dẫn đó, tất cả HS đều hoàn thành ngay tại lớp. Ngoài ra, số HS khá giỏi chúng tôi gợi ý cho các em viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá để đoạn văn thêm sinh động, gợi cảm.
 Biện pháp3: Tổ chức trò chơi
 - Tâm lý HS Tiểu học thích “học mà chơi, chơi mà học”. Vì thế, Tôi thường xuyên tổ chức trò chơi cho các em nhằm tạo sự hứng thú trong học tập. Qua đó, củng cố, khắc sâu kiến thức bài học đồng thời giúp HS ghi nhớ một cách tích cực hơn. Tuỳ hình thức trò chơi, tôi bố trí vào một thời điểm thích hợp trong tiết học. Tuy nhiên, phần lớn các trò chơi tôi thường tổ chức ở phần củng cố.
VD: Bài: Viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu kể về thành thị hoặc nông thôn (tuần17)
Giáo viên ghi một số từ, cụm từ trên tấm bìa, xếp lộn xộn.
Ở quê em / đi lại mườn nượp / cánh đồng lúa / ở phố / chín vàng rực / người và xe.
Yêu cầu HS lên xếp tạo thành câu đúng, phù hợp.
 GV gọi 6 em chia 2 nhóm lần lượt lên xếp, mỗi em xếp 1 tấm bìa, mỗi nhóm 3 em xếp được một câu. Nhóm nào xếp đúng, nhanh, nhóm đó thắng cuộc.
Như vậy, thông qua trò chơi này, HS có thêm vốn kiến thức (Ít nhất được 2 câu
văn mẫu
để làm tư liệu) góp phần làm giàu vốn kiến thức về văn học cho HS.
- Ở quê em, cánh đồng lúa chín vàng rực.
- Ở phố, người và xe đi lại nườm nượp.
 Biện pháp 4: Chấm chữa bài
 Khi HS làm bài vào vở Tiếng việt, tôi cho một em lên bảng làm (sau màng che) để có cơ sở cả lớp cùng chữa bài. Tôi hướng dẫn HS chấm bài của bạn làm trên bảng để cả lớp rút kinh nghiệm. Khi nhận xét bài làm của bạn, HS thường nhận xét một cách chung chung mà HS nào cũng có thể nói được, đại khái như: Bài văn của bạn hay; bài văn diễn đạt trôi chảy; bài văn bạn có tính sáng tạo, diễn đạt hay, bài văn có ý... Để phát huy tính tích cực, động não hoạt động của HS, ngoài những câu hỏi gợi mở chung về yêu cầu của bài làm văn, tôi tập cho HS nhận xét bài của bạn một cách cụ thể hơn. 
 Ví dụ: Bài văn sử dụng từ hay, là hay chỗ nào? Từ nào hay?
 Bài văn hay, là hay chỗ nào? đoạn nào hay? đọc cho các bạn nghe?
 Sai về dùng từ, từ đó là từ nào? sửa lại như thế nào?
 Bài văn lủng củng, là lủng củng chỗ nào? sửa lại như thế nào?
 Sau đó, tôi gợi ý vài em đọc bài của mình để GV và cả lớp cùng nhận xét sửa sai. Số bài còn lại GV sẽ chấm và phát ra cho HS sửa ở buổi học tăng dưới sự hướng dẫn của GV.
 Khi chấm bài, tôi đã vận dụng 7 qui ước chấm bài mà tôi thường qui định ở lớp 
- Sai chính tả gạch chân cả chữ (-)
- Dùng từ sai, khoanh tròn (o)
 - Chỗ cần có dấu phẩy làm dấu sổ (/) nếu thiếu từ móc sót ( P)
 - Thiếu dấu chấm cũng làm dấu sổ (/) và đồng thời gạch chân chữ đầu câu kế tiếp vì không viết hoa.
- Chỗ cần xuống dòng thì cần hai dấu sổ(//) 
- Dùng từ chính xác, hay đóng khung.
- Câu hay!...! câu lủng củng?...?
 Vì HS đã nắm được các qui ước chấm bài của GV. Nên khi nhìn thấy các kí hiệu này, HS nhận ra ngay các lỗi sai của mình và biết cách sửa lại cho đúng.
 Biện pháp 5: Kiểm tra đánh giá
 Từ đầu năm học đến hết giai đoạn 3 có 3 bài ôn tập: tuần 9, tuần 18, tuần 27 tôi lấy điểm các tiết ôn tập đó kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Đối với bài kiểm tra này, tôi cho HS nêu yêu cầu trọng tâm của đề bài rồi tự vận dụng những hiểu biết của các tiết trước để làm bài.
 - Tuần 19: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em.
 - Tuần 18: Hãy viét một đoạn văn ngắn (từ 7 đến10 câu) kể về việc học tập của em trong HKI.
 - Tuần 27 : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) Kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
- Cả 3 đề này có thể nói là tổng hợp các kiến thức đã học trong các bài Tập đọc Luyện từ và câu nên HS hoàn thành tốt và GV dễ dàng đánh giá kết quả học tập của HS.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi thường xuyên nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng tiết dạy. Nhờ vậy, kết quả mang lại rất khả quan.
 1/ Đối với GV: Nhờ chuẩn bị chu đáo tiến trình lên lớp của tiết dạy nên tôi cảm thấy tự tin hơn, khắc phục được những hạn chế của GV khi đứng lớp và rèn cho GV kĩ năng, kĩ xảo dạy học môn Tiếng việt.
 2/ Đối với HS: Cách hướng dẫn thường xuyên của GV sẽ tạo ra con đường mòn trong bộ não các em, giúp các em hình thành được các kĩ năng đọc kĩ đề, xác định yêu cầu trọng tâm, viết đủ số câu qui định.
 Nhờ thực hiện các biện pháp nêu trên, HS có kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt những câu văn sinh động. Các em có khả năng viết đoạn văn khá hơn trước. Đối với một số em khá, giỏi, bài viết ngày càng giàu hình ảnh so sánh, nhân hoá, biết sử dụng từ láy khi viết đoạn văn. Kết quả cụ thể của 3 bài kiểm tra như sau:
Tuần
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9
4
16,6
6
25,5
9
37,5
5
20,9
19
5
20,9
8
33,3
7
29,2
4
16,6
27
7
29,2
10
41,6
7
29,2
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 1/ Đối với giáo viên:
 - Giáo viên phải thường xuyên xem bảng thống kê từng bài học theo chủ đề để chuẩn bị tốt các khâu: chọn thêm từ giải nghĩa, liên hệ mở rộng nội dung.
 - Khi soạn hệ thống câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu.
 - Giáo viên phải thường xuyên chấm bàiđể giúp các em sửa sai kịp thời.
 2/ Đối với hoc sinh:
 Cần nắm vững 7 qui ước chấm bài của GV để biết lỗi sai của mình mà tự sửa.
 Trên đây là những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu thực hiện để giúp HS lớp 3B học tốt phân môn Tập làm văn.
VIII. KẾT LUẬN:
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự phát triển đi lên của đất nước. Giáo dục là sự nghiêp “trồng người” làm sao tạo ra cho đất nước những công dân đủ Đức, đủ Tài để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thời đại. Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì CNH, HĐH cần tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.
 Dạy Tiếng việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng, vận dụng các phương pháp tích cực phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. Những phương pháp này mang lại hiệu quả thiết thực trong việc học tập làm văn, gây hứng thú học tạp cho học sinh. Dạy cho học sinh làm văn bằng những phương pháp này thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc làm văn.
 Trong thời gian thực tập tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện dạy làm văn bằng những biện pháp đã nêu trên cho học sinh, được sự cộng tác chặt chẽ.
 Trên đây chỉ là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình giảng dạy của bản thân. Với việc tham khảo tài liệu và sự nghiên cứu tìm tòi trên các phương tiện thông tin để hình thành sáng kiến kinh nghiệm trên.
 Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong 
nhận được sự góp ý của hội đồng NCKH các cấp để đề tài được hoàn hảo hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Đại Quang, ngày 20 tháng 3 năm 2015
 Người viết
 Trương Thị Lào
XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách dạy học Từ ngữ ở tiểu học trang 130 theo PGS Phan Thiều.
2/ Trích chuyên đề dổi mới phườg pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học của phòng Giáo dục Đại Lộc năm 2003.
3/ Tham khảo tài liệu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn của trường tiểu học Trịnh Thị Liền
4/ Một số báo và tạp chí:
 - Tạp chí Giáo dục
 - Báo giáo dục thời đại
5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học Chu kì III (2003 – 2007) nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
 MỤC LỤC 
STT
Nội dung
Trang
1
Tên đề tài
1
2
Đặt vấn đề
1
3
Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu
1
4
Thực trạng
1
5
Lý do chọn đề tài
1
6
Giới hạn nghiên cứu của đề tài
2
7
Cơ sở lý luận
2
8
Cơ sở thực tiễn
2
9
Nội dung nghiên cứu
3
10
5 biện pháp thực hiện
4,5,6,7,8,
11
Kết quả nghiên cứu
9
12
Bài học kinh nghiệm
9
13
Kết luận
10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan