Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp mới để khởi động bài học môn Tiếng Anh 7 thí điểm

Ngày nay, xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm.

Trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành.

Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn. Qua thực tế ở trường tôi , khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã học và việc kiểm tra bài cũ thường không dễ dàng gì.

Trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4204 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp mới để khởi động bài học môn Tiếng Anh 7 thí điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì đội của học sinh đó làm dấu “o” vào ô đó, đội kia tiếp tục nói được câu chứa từ của ô khác và đánh dấu “x” vào ô đó. Đội nào có được 3 dấu trên một hàng ngang, dọc hay chéo trước là đội chiến thắng.
* Matching:
Đây là hình thức kết nối giữa 2 cột A và B. Hình thức này có thể dùng để nhắc lại nghĩa của một số từ cần thiết, hoặc nhắc lại cấu trúc một số câu bằng cách nối một nửa câu với một nửa còn lại.
2. Giải pháp mới cải tiến 
a. Tìm hiểu về học sinh khối 7 và cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tôi thấy như sau :
Thực trạng học sinh.
Học sinh lớp 7A và 7B, trong đó bao gồm đủ các học sinh từ trung bình, khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi của lớp rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực vào các hình thức khởi động bài học. Ngược lại số học sinh yếu, kém lại rất lười học tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài học tốt. 
Trong các tiết học các em còn thụ động, hoạt động nhóm không đồng đều, tiếp thu bài còn chậm. Vì vậy để có được giờ dạy thành công ngay ở bước hoạt động đầu tiên là bước mở bài, khởi động bài học, giáo viên cần tạo ra một bầu không khí học tập thuận lợi về cả tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động bài học tiếp sau đó.
Có những bài học tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học sinh yếu, kém nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi.
Tôi làm một bước thí nghiệm khảo sát kết quả học tập đầu năm như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A, B
85
12
14,1%
29
34,1%
34
40%
10
11,8%
 - Mức độ tiếp thu bài của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động thật phù hợp. Đối với hoạt động dễ sẽ gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng cao các học sinh yếu, kém không tiếp thu kịp.
- Thực trạng cơ sở vật chất-đồ dùng dạy học. 
Đối với trường tôi về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học,trường có phòng trình chiếu riêng nên giáo viên có thể sử dụng máy chiếu và dạy giáo án điện tử.Có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc đổi mới thực hiện nhiều hình thức khởi động bài học.
Tuy nhiên đồ dùng chưa đủ phục vụ cho các tiết dạy, giáo viên phải tìm thêm các tranh ảnh và đồ dùng có liên quan khác. 
b. Các bước thực hiện phương pháp khởi động môn tiếng Anh 7 
2.1. Thời gian nghiên cứu
Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến hết HKI.
Giai đoạn 2: Từ đầu HKII đến cuối năm học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu về một số hình thức khởi động bài học môn tiếng Anh 7, nghiên cứu về thực trạng công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình thức phù hợp giúp học sinh “vào bài” đầy hứng thú và hiệu quả. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp đọc tài liệu.
Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức khởi động bài học cho các em học sinh lớp 7. Nguồn tài liệu còn ít vì là sách thí điểm mới nên giáo viên cần kết hợp cùng với các nguồn Internet khác nhau.
b. Phương pháp điều tra.
Tiến hành thực nghiệm, kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại kết quả tốt không.
c. Phương pháp đàm thoại.
Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong nhóm ngoại ngữ để tìm ra thêm các hình thức khởi động bài học hay.
Đăng kí dạy chuyên đề, dạy rút kinh nghiệm, dự giờ thường xuyên để rút kinh nghiệm từ các hình thức khởi động bài học đã dùng.
c. Giải pháp mới cải tiến .
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
Qua trao đổi với những đồng nghiệp trong trường, tất cả đều đồng ý rằng để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước đầu tiên của giờ dạy là hoạt động mở bài, khởi động bài học, giáo viên cần tạo ra được một bầu không khí thuận lợi cả về mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo. Để làm được điều này giáo viên cần lựa chọn những hình thức vào bài thích hợp để khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Các hình thức khởi động bài học thường chiếm thời gian ngắn, khoảng từ 3 đến 5 phút nhưng vô cùng quan trọng. Các hoạt động này thường nhằm các mục đích sau:
+ Ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
+ Gây hứng thú với bài học mới.
+ Chuẩn bị kiến thức cần thiết cho bài học mới. 
+ Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới.
+ Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
+ Tạo nhu cầu giao tiếp hay tạo mục đích cho hoạt động giao tiếp kế tiếp.
Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy đồng thời tùy theo đối tượng học sinh cụ thể của mình giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động vào bài cho phù hợp. Giáo viên có thể rút kinh nghiệm hay thay đổi hoạt động sau khi đã dạy qua một lớp để tạo được tính tích cực hơn cho hoạt động.
So sánh với các giải pháp cũ, tôi nhận thấy rằng các giải pháp cũ cũng có phần tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào một tiết học mới nhưng khi áp dụng một số phương pháp mới này tôi thấy hiệu quả rõ rệt hơn hẳn bằng việc các đối tượng học sinh trong lớp đều được tham gia.
3.2. Tổ chức, triển khai thực hiện.
Các hình thức khởi động bài học được minh họa, áp dụng, triển khai thực hiện cụ thể ở từng tiết học như: Getting started, a closer look 1, a closer look 2,communication, skills 1 and 2 và looking back
Sau đây là một số phương pháp mới cụ thể cho từng bài dạy: 
GIẢI PHÁP I: ROLE - PLAY
Đây là hình thức hoạt động cực kì sôi nổi, gây được sự chú ý đến từng đối tượng học sinh. Ở mỗi chủ đề bài học, giáo viên cho học sinh chuẩn bị về nhà trước một số phân vai bằng hình thức đóng kịch. Qua Từ đó giáo viên dẫn dắt vào chủ đề của tiết học đó. 
Đối với hình thức mới này, giáo viên có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh. Đối với đối tượng là học sinh yếu, trung bình, giáo viên có thể đưa kịch bản cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Còn với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể đóng vai và gọi thêm 1 số học sinh cùng tham gia hội thoại ngay trên lớp mà không cần chuẩn bị.
Qua một số tiết học áp dụng phương pháp này đã đạt được kết quả cụ thể. Học sinh rất hứng thú với việc được trải nghiệm đóng một vai nhỏ trong các tình huống bằng tiếng Anh mà giáo viên đưa ra.
ÁP DỤNG :
UNIT 1: MY HOBBIES
( Some students are talking together) 
A: What kind of things do you usually do in your free time? 
B: I am watching foreign films. How about you? 
A: I love to do anything outdoors. Do you enjoy camping? 
B: Camping for one evening is OK, but I could not do it for much longer than 1 night! 
A: Have you ever been camping in Da Nang? 
B: No, but I’ve always wanted to do that. I’ve heard it’s a beautiful place to go 
A: It is fantastic. My family and I are very fond of the place 
B: Do you have any photos of any of your campaign trips there? 
A: Sure, would you like to see them? 
B: That’d be great! 
UNIT 2: HEALTH
( A student : a doctor – some students: patients)
A: Good morning. What’s troubling you?
B: Good morning, doctor. I have a terrible headache
A: All right, young man. Tell me how it got started
B: Yesterday I had a runny nose. Now my nose is stuffed up. I have s sore throat. And I’m afraid I’ve got a fever. I feel terrible
A: Don’t worry, young man. Let me give you an examination
B: It is serious? What am I supposed to do then?
A: A good rest is all you need, and drink more water. I’ll write you a prescription.
B: Thank you very much
 UNIT 4: MUSIC AND ARTS
A: What are you listening to? Is that Beethoven or Mozart?
B: It's Beethoven. Do you like it?
A: I think Beethoven's music is incredible. I've heard that listening to it can make you more intelligent, too. Do you believe that?
B: I don't know about that, but I do think that it helps people relax.
A: What other kind of music do you listen to?
B: Actually, I mostly just listen to classical music. What's about you?
A: To be honest, I think classical music is to complicated for me.
B: What kind of music do you prefer then?
A: I like pop music. Do you?
B: Not really. I don't think pop music has much depth.
A: Stop....go to school now.
GIẢI PHÁP II: USING VIDEO CLIPS
Sử dụng các video clip khác nhau với những hình ảnh sống động và những đoạn hội thoại đầy thú vị liên quan đến chủ đề của bài học trong các tiết học, làm cho học sinh bị lôi cuốn, hứng thú ngay từ đầu. Việc sử dụng video clip có tác dụng vượt trội so với các phương pháp khác trong phần học này.
ÁP DỤNG: 
UNIT 5: VIETNAMESE FOOD AND DRINK ( có video kèm theo)
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh chú ý xem đoạn video clip về các món ăn và đồ uống, có minh họa bằng hình ảnh trên nền một bài hát nhẹ nhàng, học sinh phải viết được các món ăn và nước uống bằng tiếng Anh nhìn thấy trên màn hình .
Sau đó, gọi đại diện của 4 nhóm công bố đáp án của họ trước lớp (dưới dạng trò chơi). Tiếp theo, chiếu lại đoạn video clip, và cùng cả lớp kiểm tra lại đáp án.
Bằng cách này, học sinh không chỉ cải thiện được khả năng làm việc theo nhóm mà con giúp họ nâng cao vốn từ vựng liên quan đến bài học. Kết quả là người học sẽ trở nên năng động .
GIẢI PHÁP III: GUESSING THE TOPIC THROUGH SONGS
Trước khi vào giờ học, các giáo viên cho học sinh của mình nghe và hát những bài hát vui nhộn liên quan đến chủ đề của bài học. Những bài hát khởi động trước giờ học tiếng Anh hiện nay rất đa dạng và phong phú, các thầy cô có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng, cũng như kênh Youtube. Các Video đều có một nội dung cụ thể, dễ nghe và dễ hiểu. Từ đó, các em sẽ đoán chủ đề của bài học thông qua các bài hát.
ÁP DỤNG: 
UNIT 8 – FILMS ( SKILLS 1) ( có video đính kèm)
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ My heart will go on” yêu cầu học sinh lắng nghe và viết ra tên của bộ phim. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào tiết học.
UNIT 7. TRAFFIC (Giáo viên có thể sử dụng bài hát “ traffic lights song” cho phần warm up của các tiết học) ( có video đính kèm)
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ Traffic lights song” yêu cầu học sinh đoán nội dung của bài hát. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào tiết học.
GIẢI PHÁP IV: JIGSAW PUZZLE GAME
Trong tiếng Anh có câu "a picture is worth as a thousand words" (Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời nói) cho ta thấy được tầm quan trọng và hiệu quả truyền tải thông điệp của các bức tranh. Vậy nên, bạn hãy tận dụng triệt để điểm mạnh đó, bởi tranh ảnh sẽ làm cho bài học của bạn trở nên sinh động hơn, giúp cho học sinh tham gia bài học một cách say sưa, thích thú hơn.
Giáo viên sẽ có một bức tranh liên quan đến chủ đề bài học được che bởi 4 ô chữ. Để ghép được các bức tranh thành 1 hình hoàn chỉnh học sinh phải chọn các ô chữ trước để trả lời đúng các câu hỏi đằng sau các ô chữ đó.
ÁP DỤNG: 
UNIT 6: THE FIRST UNIVERSITY IN VIET NAM
Giáo viên đưa ra một bức tranh về Quốc Tử Giám đã được che đi và 4 câu hỏi liên quan ở mức độ từ khó đến dễ. Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. Mỗi câu trả lời đúng học sinh sẽ được lật 1 mảnh ghép của bức tranh. Nội dung 4 câu hỏi đều liên quan đến bức tranh:
ANSWER KEY:
GIẢI PHÁP V: CHINESE WHISPER GAME
Mục đích: Kiểm tra mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh
Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành một hàng dọc. Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm quay lên bảng và các em trong hàng đứng quay lưng lại với 2 em này. Giáo viên nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. 
Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình. Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại. Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại. Giáo viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.
ÁP DỤNG: 
UNIT 3- COMMUNITY SERVICE ( a closer look 2)
Giáo viên nói thì thầm các câu vào tai 2 bạn. 
- Last year, We provided evening classes for fifty children.
- They have collected hundreds of books so far.
- I collected stamps when I was a child.
- Have you done your homework yet?
- I think I have met him before.
 III . Hiệu quả sáng kiến 
1. Hiệu quả kinh tế
Khác với những ngành khác sản phẩm của họ sản xuất ra có thể được tính bằng tiền , nhưng theo cá nhân của tôi thì những thành quả của ngành giáo dục là vô bờ bến không có một giá trị vật chất nào có thể đo lường được.
2. Hiệu quả xã hội .
Sau một thời gian quan tâm, áp dụng đề tài, các tiết học sôi nổi hẳn lên, học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Số học sinh yếu, kém tỏ ra phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các hoạt động cặp- nhóm.
Bước khởi động bài học (warm-up) thực sự là một bước quan trọng để tạo cho học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm lý cho bài học mới.
Hình thức khởi động bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho học sinh hoạt động tích cực. Các hình thức thể hiện dưới dạng các trò chơi mang tính thi đua tập thể để học sinh phấn đấu thi đua với các bạn và cảm thấy phấn khởi, tích cực hoạt động để dành được phần thắng.
Chính vì vậy việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là một hoạt động giúp học sinh thêm phấn chấn tập chung nhiều hơn cho nội dung bài học. Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích cuả các em hoặc chuẩn bị một vài món quà nhỏ tượng trưng khen thưởng khi các em dành được phần thắng như: một vài viên kẹo, cái bút, cái thước, quyển vở. Đồng thời giáo viên cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần động viên, cổ vũ bạn khi bạn đạt thành tích, tránh thi đua dẫn đến ganh đua, ghen ghét, đố kị nhau.
Mặc dù mức độ tiếp thu bài của các em học sinh hai lớp 7 vẫn chưa đồng đều, nhưng ở phần khởi động bài học hầu hết các em đều tích cực tham gia.
Qua các giai đoạn thực hiện áp dụng thực tế các hình thức khởi động bài học cho học sinh lớp 7A và 7B kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt. Số học sinh khá, giỏi tăng lên, số học sinh yếu, kém giảm xuống.
Kết quả cụ thể như sau :
Giai đoạn
TSHS
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Giữa HKI
85
11
12,9%
29
34,1%
36
42,4%
9
11,6%
Cuối HKI
85
14
16,5%
32
37,6%
35
41,2%
4
4,7%
Giữa HKII
85
17
20%
35
41,2%
30
35,3%
3
3,5%
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Điều kiện áp dụng :
Những phương pháp nêu trên có thể áp dụng trong mọi điều kiện của việc giảng dạy môn tiếng Anh, kể cả những nơi chưa có trang thiết bị tối thiểu cho việc dạy và học tiếng Anh.
2. Khả năng áp dụng :
Những phương pháp trên có thể áp dụng cho tất cả các cấp học I, II, III 
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1 . Kết luận:
Học là một công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Học ngoại ngữ mà không thực hành giao tiếp thì ngày một phai mờ một ngôn ngữ mình đang học. Vì vậy tôi đưa ra một số ý kiến nhỏ trên nhằm giúp bản thân tìm ra được một phương pháp giảng dạy một tiết nghe đạt hiệu quả, giúp học sinh học tập đạt chất lượng cao.
Tóm lại, MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐỂ KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC MÔN TIẾNG ANH 7 THÍ ĐIỂM, theo tôi là một phương pháp tích cực, tối ưu và hiệu quả trông thấy đối với học sinh . Bởi lẽ, phương pháp này đã được kiểm chứng qua thực tế giảng dạy và được các thành viên trong tổ chuyên môn phân tích, đánh giá, nhất trí cao.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, thực hiện việc dạy và học môn tiếng Anh đạt hiệu quả tốt hơn trong tất cả các khối lớp. 
2. Bài học kinh nghiệm
Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp chúng quen dần với ngôn ngữ này và sử dụng trong cuộc sống.
Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung rèn luyện kĩ năng nghe nói riêng.
 Trong các tiết dạy giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học sinh hoạt động.
3. Một vài lời khuyên giúp các em học sinh phá triển kỹ năng tốt hơn
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
 	 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
12. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
13. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.
4 . Đề xuất và kiến nghị:
Trong thời đại mở cửa hội nhập cùng thế giới với muôn vàn cơ hội cũng như không ít những khó khăn thách thức, chính thế hệ trẻ là những người tiên phong gắn kết Việt Nam với bè bạn quốc tế, vì thế hơn ai hết chính họ là những người cần phải ra sức học tập nhiều hơn nữa, cống hiến hết sức mình vì một đất nước giàu mạnh, thịnh vượng,  và sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Và như vậy, con đường để đưa họ đến thành công phải chăng là học tiếng Anh thật giỏi! Với ý nghĩa đó, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
a. Đối với giáo viên, ngoài việc giảng dạy ở lớp cần phải tăng cường tham gia thăm lớp, dự giờ các đồng nghiệp.Thường xuyên tổ chức thao giảng các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp. Phải có sự đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm thẳng thắn, chân thành và chính xác về những ưu, khuyết điểm sau tiết dạy.
b. Đối với lãnh đạo trường, ngoài việc lãnh đạo toàn diện công tác nhà trường, cần quan tâm sâu sắc hơn nữa đến việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên; khuyến khích giáo viên tự làm, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt đồ dùng dạy học; luôn kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và động viên tất cả các thành viên trong Hội đồng nhà trường cùng nhau làm tốt sự nghiệp trồng người.
Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và góp ý chân thành của quý đồng nghiệp .
Tôi xin chân thành cám ơn !
 Ninh An, ngày 10 tháng 3 năm 2018
 Xác nhận của đơn vị Tác giả sáng kiến 
 Nguyễn Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyển “Introduction to linguishtics and the English language” của Nguyễn Thanh Bình
 - Quyển “Success in English teaching” Oxford
 - Quyển “Five-minute Activities – A resource book of short activities” Cambridge press.
 - Quyển “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2002.
 - Quyển “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” năm 2004.
 - Quyển “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS- Môn Tiếng Anh” của nhà xuất bản giáo dục và một số tài liệu qua các chương trình học thay sách
 - Các bài hát đã sử dụng qua các link: 
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
I
Tên sáng kiến
2
II
Nội dung sáng kiến
4
III
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
12
IV
Điều kiện và khả năng áp dụng
13
Tài liệu tham khảo
16

File đính kèm:

  • docsÁNG KIẾN CHUẨN.doc
Sáng Kiến Liên Quan